Hoa Tết Trong Nam Ngoài Bắc
Cuối năm, nạn trộm cắp bùng phát, chuyện này giống như một thứ truyền
thống của Việt Nam suốt ba mươi năm nay. Nếu như ở thời kinh tế bao cấp, người
ta bắt trộm gà, bắt trộm heo thì hiện tại, ngoài việc trộm tài sản, trộm hoa
mai ngày Tết cũng phát triển mạnh. Điều này cho thấy văn hóa trộm cắp đã chính
thức hợp thức hóa theo cách của nó tại Việt Nam. Và với người trồng hoa, việc
chăm bón, mong sao cho cây hoa nở đúng dịp Tết đã khó, giữ trộm càng khó hơn.
Miền Nam lo lắng vì trộm hoa quá nhiều, miền Bắc lo lắng vì hoa trổ sớm và hoa
Trung Quốc tràn lan thị trường. Cả nước lo lắng vì hoa, chuyện mới nghe rất
buồn cười.
Văn hóa ăn cắp
Theo ông Nhạn,
năm nay thời tiết tốt cho việc trồng hoa Tết hơn nhiều năm trước nên hoa mai
trổ đúng dịp Mồng Một Tết khá nhiều. Nhà vườn chưa kịp vui vì hoa Tết thì đã
nghe tin hoa ở các tỉnh tây Nam Bộ cũng trổ đúng Mồng Một hàng loạt, như vậy
rất có khả năng thị trường hoa Sài Gòn năm nay sẽ ế ẩm so với mọi năm bởi lượng
hoa từ đồng bằng Sông Cửu Long đổ về Sài Gòn nhiều hơn. Trong khi đó, kinh tế
thành phố Sài Gòn năm nay xấu hơn mọi năm, chắc chắn số lượng người chơi mai
ngày Tết sẽ giảm đáng kể.
Ông Nhạn đưa ra nhận định là văn hóa Việt Nam đã rơi vào loại văn hóa trộm cắp, ở cơ quan thì
trộm cắp của nhà nước, trộm cắp của nhân dân trên giấy tờ, ở ngoài xã hội thì
trộm cắp từng bao ciment xây dựng công trình, từng cái băng rốn trẻ em, trộm
cắp tài sản, cướp giật đầy đường, để xe chưa kịp khóa, mới quay lưng đã mất.
Nhưng đáng sợ nhất vẫn là trộm cắp hoa Tết.
Sở dĩ nói rằng trộm cắp hoa Tết đáng sợ nhất bởi
theo ông Nhạn, chơi hoa là thú chơi tao nhã, là nét văn hóa. Và điều này bắt
buộc thị trường hoa cũng là một thị trường tao nhã, có văn hóa. Chí ít người ta
cũng có văn hóa mua bán phải đạo và khi mua một chậu hoa, người ta cũng cân
nhắc về giá cả cũng như xuất xứ của chậu hoa đó cùng với ý nghĩa đi kèm.
Nhưng hiện tại, có thể nói suốt ba mươi mấy năm quen sống với chụp giựt, đội trên đạp
dưới, luồn cúi quyền thế, xu phụ bề trên và lễ lạc, quà cáp, hiếu hỷ để nịnh bợ
cấp trên… Người ta đã cuống cuồng sống trong cuộc chạy đua cơm áo gạo tiền,
chạy đua trong cái bầu trời thấp cổ bé miệng, chạy đua trong sự thù hận vu vơ
để rồi con người trở nên xa lạ với chính mình. Cách nhìn về cái đẹp hay nói
khác đi là mỹ học dân tộc bị xóa nhòa, thay vào đó là sự tham lam, ti tiện. Người ta sẵn sàng ăn cắp bất cứ thứ gì có
thể được.
Ông Nhạn khẳng định rằng nếu không có một đường
dây bài bản để tiêu thụ hoa ăn cắp cũng như vào nhà vườn khiêng từng chậu mai
nặng từ vài chục ký đến vài trăm ký thì khó mà đột nhập nhà vườn và cũng khó mà
mang hoa đi tiêu thụ được. Bởi hoa không giống như chiếc xe hay cái tivi, chỉ
cần mang ra khỏi nhà là mang đến tiệm cầm đồ hoặc nơi tiêu thụ đồ cũ. Bán hoa
phải trưng bày suốt mấy ngày trước Tết, phải phơi bày thành phẩm trộm cắp ra
trước bàng dân thiên hạ. Nếu công an làm việc tới nơi tới chốn, sẽ khó có tên
trộm nào dám ăn cắp hoa Tết, đặc biệt là hoa mai để mang đi bán.
Nỗi lo nhà vườn Nam – Bắc
Một người trồng hoa Tết khác tên Thọ, sống ở
quận Gò Vấp, chia sẻ: “Người ta mua hoa ở Quy Nhơn, rồi các vùng khác
mang về bán nữa. Nhưng mà túi tiền của người dân năm nay thì biết rồi. Người ta
gánh một gánh cải đi cả ngày kiếm được có mười mấy ngàn, chợ búa năm nay cũng ế
nữa.”
Theo ông Thọ,
năm nào trong các làng hoa Tết cũng có sự giao lưu, chuyện này giống như một
giềng mối văn hóa giữa Nam và Bắc. Thường thì từ hai mươi tháng Chạp trở đi,
hoa đào, hoa nụ tầm xuân ở miền Bắc sẽ lên xe vào miền Nam, hoa mai ở miền Nam
sẽ lên xe ra miền Bắc. Những chuyến xe hoa ngày Tết đầy ắp niềm hy vọng của chủ
vườn cũng như niềm vui xứ khác khi nó xuất hiện. Nhưng đó là chuyện đã xưa.
Hiện tại, những chuyến xe tưởng chừng như đã đi
vào truyền thống chở hoa giao lưu mùa Tết lại là cái bình phong để kẻ trộm vận chuyển và tiêu thụ. Chuyện này cũng chẳng
khác nào dân buôn gỗ lậu, dân kiểm lâm
mượn xe chở hài cốt liệt sĩ để chở gỗ trộm và động vật quí hiếm. Trong hàng
trăm chuyến xe chở hoa mai từ Nam ra Bắc, theo ông Thọ, có ít nhất cũng 10% xe
chở hoa trộm. Và đường dây trộm cắp này rất tinh vi.
Thường thì bọn trộm vào Nam giả vờ đi lao động,
đi làm thuê để theo dõi tình hình. Dịp gần Tết, chúng sẽ khoanh vùng vườn mai
nào trúng Tết, nở hoa đẹp và lâu năm. Sau đó chúng nghiên cứu lịch trình làm
việc của chủ vườn, đường đi lối lại và đưa ra phương án trộm cắp, vận chuyển về
Bắc để tiêu thụ. Miễn sao ra đến xe tải thì chậu hoa đó an toàn tuyệt đối bởi
hiện tại, việc mua bán hoa chưa được qui định phải có hợp đồng mặc dù số tiền
lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỉ đồng. Chính vì thể, khó mà kiểm
tra về nguồn gốc của một xe chở hoa chạy trên đường, bởi nó không thuộc diện
hàng quốc cấm.
Ông Thọ nói rằng đã nhiều lần ông báo lên công
an phường các đối tượng khả nghi, từng tới lui vườn mai của ông và khi bị mất
cắp thì chúng lặn luôn. Nhưng công an
chỉ ghi tên tuổi lấy lệ rồi đâu cũng lại vào đó. Mới hôm 14 tháng Chạp, mặc
dù đã đề phòng cẩn mật nhưng vườn mai nhà ông Thọ cũng bị mất hết hai gốc mai
bonsai có tuổi thọ trên ba mươi năm, qui ra tiền cả trăm triệu đồng.
Nói đến đây, ông Thọ lắc đầu ngao ngán, đưa ra
kết luận là năm nay nạn trộm cắp hoa mai ở miền Nam sẽ rầm rộ khó lường bởi hoa
đào miền Bắc đã trổ quá sớm, bọn trộm sẽ ra tay ác hơn để cung cấp cho thị
trường miền Bắc. Người nông dân miền Bắc
chưa kịp bình tĩnh vì thất thu, vì hoa mai đỏ Trung Quốc tràn lan thị trường
với giá rẻ bèo từ 140 ngàn đồng đến 170 ngàn đồng mỗi chậu, thì người làm vườn
miền Nam lại quay quắt với nạn mất cắp.
304Đen – Lượm
lặt trên trang mạng
No comments:
Post a Comment