Hôm Nay Là
Xuân
Hôm nay là xuân,
mai còn xuân
Xuân đã sang đò nhớ cố nhân.
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân…
Xuân đã sang đò nhớ cố nhân.
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm quốc như Huyền Trân ?
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân…
Nhạc Xuân.
Thơ khai bút năm Canh Thìn, 1940 của Thi sĩ Nguyễn Bính. Bài thơ ra đời đã sáu mươi chín năm, đã sống qua hơn nửa thế kỷ biển dâu và sẽ còn sống không biết bao nhiêu năm nữa.
Thi sĩ ta thường cảm khái và làm thơ về mùa thu. Cũng có thi sĩ ta làm thơ cảm khái mùa xuân. Nhưng ít và thường chỉ là thoáng qua mùa xuân, như Thi sĩ Đinh Hùng :
Em đi rừng
núi vào xuân
Áo thiên thanh dệt trắng ngần hoa bay
…..
Tiếng trống làng xa dồn mặt nước
Tháng giêng, quê bạn, hội đêm rằm.
Hương đồng tỉnh giấc, ta ngồi dậy
Nhìn ánh trăng xuân đẹp chỗ nằm…
Áo thiên thanh dệt trắng ngần hoa bay
…..
Tiếng trống làng xa dồn mặt nước
Tháng giêng, quê bạn, hội đêm rằm.
Hương đồng tỉnh giấc, ta ngồi dậy
Nhìn ánh trăng xuân đẹp chỗ nằm…
Theo tôi Thi sĩ Nguyễn Bính là nhà thơ làm nhiều thơ về mùa xuân nhất:
Đã thấy
xuân về với gió đông
Với trên mầu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong…
…..
Cao tay nâng chén rượu hồng
Mừng em em sắp lấy chồng xuân nay!
Uống đi ! Em uống cho say
Để trong mơ sống những ngày xuân qua…
…..
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng chưa vương chút bụi trần.
Xuân đến hoa mai, hoa mận nở
Gái xuân rũ lụa bên sông Vân.
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng.
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không ?
Với trên mầu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong…
…..
Cao tay nâng chén rượu hồng
Mừng em em sắp lấy chồng xuân nay!
Uống đi ! Em uống cho say
Để trong mơ sống những ngày xuân qua…
…..
Em như cô gái hãy còn xuân
Trong trắng chưa vương chút bụi trần.
Xuân đến hoa mai, hoa mận nở
Gái xuân rũ lụa bên sông Vân.
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng.
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân cô ngủ có buồn không ?
Tôi đọc Thơ Nguyễn Bính từ những năm 1940, khi tuổi đời tôi chưa đầy Một Bó. Những mùa xuân hồng qua đi, những mùa thu vàng tới.., hôm nay mái tóc không xanh nữa tôi viết những bài Xuân trong căn phòng nhỏ có khung cửa sổ rộng nhìn ra Rừng Phong lòng vòng Hoa Thịnh Đốn, Virginia Đất Tình Nhân. Tôi nhớ những đêm buồn và tuyệt vọng nằm đọc lại những trang truyệân, những trang thơ còn sót lại sau cơn binh lửa, cơn dâu biển trong căn gác nhỏ ở Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sài Gòn — Sài Gòn thành phố thân thương mà tôi đã không giữ được — trong một đêm buồn ấy tôi đọc bài thơ Nhạc Xuân của Nguyễn Bính và tôi nghĩ đến chuyện tại sao các thi sĩ ta rất ít người làm thơ về Công Chúa Huyền Trân ?
Khi cảm khái về chuyện người đàn bà Việt phải lấy chồng là người nước ngoài, phải theo chồng đi sống xa quê hương, các thi sĩ, các nhà văn ta chỉ nghĩ đến Chiêu Quân — Chiêu Quân Cống Hồ — Chuyện Chiêu Quân đi vào văn học ta, vào đời sống tình cảm của nhân dân ta đã từ lâu lắm, có thể coi Chiêu Quân là chuyện của ta. Nhưng ta có Huyền Trân — Bà Công Chuá này là Thủy tổ, Thánh tổ của những người đàn bà Việt lấy chồng ngoại nhân — tại sao ta cứ thương tiếc Chiêu Quân — dù sao Chiêu Quân cũng vẫn là đàn bà Tầu — mà ta không thương tiếc, không ca tụng Huyền Trân của ta? Hơn hẳn Chiêu Quân của Tầu, Huyền Trân của ta là Công Chúa, Huyền Trân của ta đi lấy chồng người nước ngoài và qua việc lấy chồng nàng mang về cho đất nước hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm. Trong lịch sử bốn ngàn chín mươi chín năm văn hiến của ta làm gì có người đàn bà Việt nào làm được như Huyền Trân ?
Những đêm buồn những năm 1981, 1982 tôi dịch, phóng tác một số Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhiệm. Đây là bài thơ tôi phóng tác từ bài thơ vịnh Huyềân Trân của Ngô Thì Nhiệm. Rất tiếc tôi không có nguyên bản chữ Hán:
Huyền Trân
khóc hết lệ u sầu
Trên mai thành tiếng mưa đêm thâu.
Nước nhà tình bạc thù son phấn,
Chồng ngu số vắn tủi minh châu.
Ngàn dặm giai nhân sầu kiếp trước,
Hai châu lễ vật đẹp đời sau.
Oán hờn theo ngọn triều lên xuống,
Mưa đêm than lạnh bến sông đầu !
Trên mai thành tiếng mưa đêm thâu.
Nước nhà tình bạc thù son phấn,
Chồng ngu số vắn tủi minh châu.
Ngàn dặm giai nhân sầu kiếp trước,
Hai châu lễ vật đẹp đời sau.
Oán hờn theo ngọn triều lên xuống,
Mưa đêm than lạnh bến sông đầu !
Từ 1975 đến 2009… hơn ba mươi năm sáu chìm, chín nổi, mười mấy cái lênh đênh, mái tóc tôi không còn trắng hơn được nữa, nét mặt cằn cỗi in hằn những vết roi đời, sống đời lưu vong nơi đất Mỹ, quê người Mỹ, năm năm cứ đến ngày gần Tết, khi viết bài xuân, đăng báo xuân, tôi lại nhớ và lại thấy bài thơ Nhạc Xuân của Nguyễn Bính làm tôi cảm khái:
Hôm nay là
xuân, mai còn xuân
Xuân đã sang đò nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân !
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân.
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân !
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đã vội quên tình nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân!
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa Vườn Thượng Uyển
Ai về Chiêm Quốc với Huyền Trân !
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Rượu uống say rồi nhớ cố nhân
Đã có yêu nhau là đến thế
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân !
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân
Ta viết thư này gửi cố nhân
Năm mới, tháng giêng, mồng một Tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.
Huyền Trân ơi,
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi.
Xuân đã sang đò nhớ cố nhân
Người ở bên kia sông cách trở
Có về Chiêm Quốc như Huyền Trân !
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân.
Phận gái ví theo lề ép uổng
Đã về Chiêm Quốc như Huyền Trân !
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Lăng lắc đường xa nhớ cố nhân
Nay đã vội quên tình nghĩa cũ
Mà về Chiêm Quốc như Huyền Trân!
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Một cánh đào rơi nhớ cố nhân
Cung nữ như hoa Vườn Thượng Uyển
Ai về Chiêm Quốc với Huyền Trân !
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Rượu uống say rồi nhớ cố nhân
Đã có yêu nhau là đến thế
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân !
Đừng về Chiêm Quốc nhé Huyền Trân
Ta viết thư này gửi cố nhân
Năm mới, tháng giêng, mồng một Tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.
Huyền Trân ơi,
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi
Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi.
Hình ảnh trong Thơ Xuân Nguyễn Bính là hình ảnh quê hương miền Bắc và nhân dân miền Bắc những năm thanh bình từ 1930 đến 1940. Thời ấy thực dân Pháp đang làm chủ nước ta và nhân dân ta sống dưới cái gọi là “ách đô hộ” của ngoại nhân. Nhưng thơ văn thời ấy phản ánh một đời sống thật là thơ mộng, thật chân quê và thật Việt Nam:
Có chiếc thuyền
nằm trên cát mịn
Có đàn trâu trắng lội ngang sông.
Có cô thợ ruộm về ăn Tết
Sương gió đường xa rám má hồng.
Có đàn trâu trắng lội ngang sông.
Có cô thợ ruộm về ăn Tết
Sương gió đường xa rám má hồng.
Khoảng năm 1942 Nguyễn Bính lên xe hỏa — xe hỏa, xe lửa, không phải xe hoa — vào Nam Kỳ. Những năm trước 1945, ngay cả trước 1954, Nam Kỳ là miền đất xa lạ với người dân miền Bắc. Thời xưa ấy có những người nông dân miền Bắc, sống không nổi với đồng đất quê nghèo, phải bỏ làng quán, đến những nhà gọi là Sở Mộ Phu, ký giấy đi vào Nam Kỳ làm công nhân đồn điền cao su. Đa số những người này một đi là không bao giờ trở lại. Việc mộ phu vào Nam Kỳ ở các tỉnh miền Bắc những năm 1940 là thủy tổ của Chương Trình Ra Đi Trong Trật Tự — ODP: Orderly Departure Program — những năm 1990. Với những phó thường dân miền Bắc trước 1945 chuyện bỏ quê cha, đất tổ đi vào Nam sinh sống được coi như việc đi sang một nước khác, ít nhất cũng là một cuộc phiêu lưu nhiều bất trắc. Có thể nói Nguyễn Bính đã làm cuộc di cư vào Nam sớm hơn cuộc di cư 1954 đến 12 năm. Thi sĩ vào Nam Kỳ và chúng ta có những bài thơ Xuân Tha Hương:
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Chao ôi.. Tết đến mà không được
Trông thấy quê hương thật não nùng…
….
Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở
Chị vẫn môi son, vẫn má hồng?
Áo rét ai đan mà ngóng đợi !
Còn vài hôm nữa hết mùa đông.
Cột nhà hàng xóm lên câu đối
Em đọc tương tư giữa giấy hồng…
Tôi thấy đó là những lời thơ nhớ thương quê hương tuyệt nhất, tha thiết nhất của những người xa quê.
*****
Hôm nay là xuân, mai còn xuân
Phơi phới mưa sa nhớ cố nhân…
Năm năm cứ đến những ngày gần Tết tôi lại bận bịu với việc viết những bài gọi là bài Xuân cho những số Báo Tết. Tôi làm công việc viết bài Xuân, bài Tết thường xuyên từ năm 1956. Việc làm của tôi đột ngột bị ngưng ngang trong năm 1975. Từ đó đến năm 1994 — hai mươi mùa xuân vàng võ, thảm thê tôi sống ở Sài Gòn, thành phố thương yêu của chúng ta mà chúng ta đã không giữ được — những ngày gần Tết tôi không có niềm hạnh phúc được viết bài Xuân, được nằm khểnh đọc bài viết của mình đăng sáng, đẹp trên những trang báo Xuân. Trong hai mươi năm sống tối tăm ở Sàigòn, thành phố thân thương của chúng ta bị đổi tên, tôi đã tưởng tôi sẽ chẳng còn bao giờ được viết bài Xuân nữa trong đời.
Thế rồi bánh xe lãng tử đưa tôi một chiều thu muộn năm 1994 đến Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích. Từ đấy năm năm cứ đến những ngày gần Tết tôi lại được hưởng hạnh phúc viết bài Xuân.
Năm Trâu Đánh đến cửa, buổi sáng ngồi ngắm Rừng Phong mờ sương, nghĩ chuyện Trâu để viết bài Xuân, Trâu, tôi cảm khái làm bài thơ:
Năm năm cứ
đến Ngày gần Tết
Lại viết bài Xuân đăng báo Xuân.
Chẳng thấy Xuân đâu, chưa thấy Tết
Đã rộn bài Xuân, loạn báo Xuân.
Mấy chục mùa xuân, mấy chục Tết
Năm Mèo Xuân, năm Chó cũng Xuân.
Hoài mộng quê hương thời có Tết
Ngậm ngùi tưởng nhớ viết thương Xuân.
Xuân sang chẳng lẽ làm lơ Tết,
Đời chẳng còn Xuân vẫn phải Xuân !
Thôi thì gắng viết dăm bài Tết,
Cho Tình Nhân đọc chuyện Tình Xuân.
Năm Sửu, Tháng Giêng, Mùng Một Tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa Xuân.
Em ơi… Chín vạn Bông Trời Tết
Xuân đẹp Tình Ta nở nụ Xuân !
Tết Trâu Xuân đến Em dzui Tết
Coi chừng Trâu rượt.. tụt lưng quần !
Lại viết bài Xuân đăng báo Xuân.
Chẳng thấy Xuân đâu, chưa thấy Tết
Đã rộn bài Xuân, loạn báo Xuân.
Mấy chục mùa xuân, mấy chục Tết
Năm Mèo Xuân, năm Chó cũng Xuân.
Hoài mộng quê hương thời có Tết
Ngậm ngùi tưởng nhớ viết thương Xuân.
Xuân sang chẳng lẽ làm lơ Tết,
Đời chẳng còn Xuân vẫn phải Xuân !
Thôi thì gắng viết dăm bài Tết,
Cho Tình Nhân đọc chuyện Tình Xuân.
Năm Sửu, Tháng Giêng, Mùng Một Tết
Còn nguyên vẹn cả một mùa Xuân.
Em ơi… Chín vạn Bông Trời Tết
Xuân đẹp Tình Ta nở nụ Xuân !
Tết Trâu Xuân đến Em dzui Tết
Coi chừng Trâu rượt.. tụt lưng quần !
Bại trận, không dám chết, bỏ chạy, sống nhờ, còn mặt mũi nào, lòng dạ nào vui đón Xuân? Chắc nhiều người Việt tha hương cũng nghĩ như tôi, cũng buồn như tôi, nhưng người cứ buồn thương mà Xuân vẫn cứ đến.
Hoàng Hải Thủy
No comments:
Post a Comment