TÌNH YÊU TRONG THƠ BÍCH HẢI
Đọc trang mạng " Những người bạn Sư Phạm Sài
Gòn" bắt gặp buổi ra mắt tập thơ "Ánh mặt trời có thật" , tác
giả Bích Hải, một bạn thơ quen thuộc trên net khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu đôi
dòng về những nét chính trong tập thơ qua những bài đăng trên blog.
Nội cái tựa tập thơ cũng nói lên phần nào những suy nghĩ và sự thể hiện của tác
giả trong cuộc sống. Phạm Hòa đã giới thiệu với bạn đọc như sau: "Tập thơ
gồm 46 bài được viết theo nhiều thể loại: lục bát, thất ngôn,thơ mới với những
tình cảm nhẹ nhàng bâng khuâng.Những bài thơ hầu hết chỉ có một chữ duy nhất
thèm, mộng , thực,yêu, ghét, nhớ..." Sự tò mò gợi thêm cảm hứng để tôi tìm
hiểu nét riêng đặc biệt " Tình yêu trong thơ Bích Hải".
Tìm hiểu về tình yêu thì thật khó vì nó bao gồm nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh
và còn tùy thuộc quan niệm mỗi người nữa.Tôi không đi vào định nghĩa khô khan
mà chỉ nói đến những gì cụ thể được thể hiện qua suy nghĩ và cách diễn đạt của
tác giả. Xin nói thêm, tác giả còn có bút hiệu khác là "Gió Biển",
bút hiệu nầy gợi cho ta nghĩ tới, có lẽ tác giả từng sống ở vùng biển Phan
Thiết, Nha Trang, Cam Ranh... hay một nơi nào thuộc vùng biển của nước Việt
Nam.
Trước hết
hãy nghe Xuân Diệu định nghĩa thế nào là "yêu" bằng những cảm xúc sau
đây:
Vì mấy khi yêu mà chắc được
yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
(Yêu/
Xuân Diệu)Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Bích Hải bắt đầu đề cập đến tình yêu bằng nỗi nhớ, nhớ và yêu hòa lẫn
vào nhau, trong nhớ có chứa yêu và trong yêu có nhớ. BH nhớ thương mẹ,
những gì mẹ thể hiện trong cử chỉ ghi dấu tình yêu của mẹ đối với con cái sao
thiêng liêng và cao cả mà tác giả không bao giờ quên được:
Nhớ vòng tay Mẹ một đời yêu thương
Đời vui tươi thắm phố phường
Giữa lòng phố xá vấn vương nụ cười
Bên cạnh
tình nhớ đối với mẹ, BH còn có tình nhớ với người yêu. Cảnh vật chung
quanh đã tác động đến tình cảm tác giả , những cây cao bên đường lặng gió
đứng yên càng làm cho tác giả cảm thấy cô đơn khiến lòng bâng
khuâng nhớ người yêu khôn xiết, nhớ những cái nắm tay êm dịu truyền
cảm, nhớ nụ hôn ngọt ngào khép kín đam mê như chờ đợi đợt sóng tình dâng lên
trong khung trời chiều hư ảo, mộng mị. Cái mộng mị đê mê làm mất
lối về khì hoàng hôn xuống nhanh, trời tối hẳn mà ai có hay! Bóng đêm mờ ảo, đồng
tình chia sẻ với đam mê ngất ngây::
Nhớ bàn tay nắm dịu dàng hôm nao
Nhớ chiều buông gió rì rào
Nhớ vành môi khép khát khao đợi chờ
Đan se nghìn sợi nhung tơ
Mây chiều hư ảo bến bờ đam mê
Nhớ thương lạc mất lối về
Nhớ từ kiếp trước hẹn thề bên nhau.
(Nhớ/Gió Biển)
Hàng cây
lặng đứng bên đường, hay những buổi chiều thu gió nhẹ vi vu khiến tác giả nhớ
người yêu. Ở một nơi khác ta thấy lòng BH như trải dài trong cái mênh mông của
cơn mưa chiều nơi miền hoang vắng của cõi vô minh. Mưa rơi từ trong tiềm thức
vọng lại lời ru yêu đương ngọt ngào. Mưa gió làm lạnh buốt con tim, đưa hồn
chơi vơi, lạc lõng, xót thương cho chiếc lá rụng bên thềm phải lìa cành như lìa
khỏi cội nguồn hay vĩnh viễn lìa trần gian. Thương cho chiếc lá rụng cũng là
thương cho chính thân mình vậy.Trong đêm mưa gió, lòng khắc khoải nhớ người yêu
tưởng như được cùng người yêu ru giấc mộng đời:
Mưa rơi từ cõi vô thườngTừ tâm vọng tiếng yêu thương thuở nào
Mưa ru tròn giấc chiêm bao
Lời anh ru khúc ca dao mộng đời
Gió mùa buốt giá chơi vơi
Xót lòng chiếc lá rụng rơi bên thềm
Mưa còn trăn trở tiếng đêm
Lòng nhung nhớ giấc êm đềm bên anh
(Mưa /Gió
Biển)
Có mấy từ
ngữ được sử dụng thật linh động, mang đậm triết lý đạo và đời của nhà
Phật . "Cõi vô thường" là cõi tạm , không vĩnh viễn, được mất khó
lường, thấy đó rồi mất đó chỉ trong phút chốc thấy mình trắng tay. Cuộc đời
luôn biến đổi, mọi sự trên thế gian không tồn tại lâu dài.
"Khúc ca dao" là khúc hát bình dân, lời nói bình dị dễ hiểu nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, có giá trị trong cuộc sống hay kinh nghiệm ở đời.
"Chơi vơi" là một mình ở một nơi không bám víu vào đâu.Ví dụ: Ngàn dậm chơi vơi ( khúc ca Nam bình). Ở đây chỉ tâm trạng cô đơn, trống vắng như đang lơ lững trên mây .
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương chia tay người yêu lần cuối bằng cái nắm tay vĩnh biệt đầy nước mắt. Cũng là chia ly đau khổ, nhớ thương nhưng sao nó dâng lên như sóng dậy trong lòng giữa khung cảnh đíu hiu sâu thẳm của lòng , không thốt nên lời, không biết tâm sự cùng ai! Nhà thơ họ Vũ đã suất sắc với bút pháp tuyệt vời bằng bốn câu thơ:
Lênh đênh thương nhớ giạt trời Âu
Thôi rồi tay nắm tay lần cuối
Chia nẽo giang hồ vĩnh biệt nhau.
Việt Nam
trong năm có hai mùa mưa nắng. Mưa hay nắng cũng gây cho thi nhân nhiều cảm
hứng để sáng tác nhiều bài thơ tuyệt vời. Với nhà thơ Nguyên Sa , Sài Gòn thủ
đô miền Nam là nơi ông sống và làm việc trong hơn nửa cuộc đời. Có những buổi
dạo chơi ngoài phố Bonard Lê Lợi, ông nghe lòng mát rượi vì nhớ em đã từng mặc
áo lụa Hà Đông đi dạo mát cùng anh. Ông yêu màu áo ấy vô cùng nhưng
cũng chính là yêu người mặc áo ấy. Tác giả dùng phép ẩn dụ thật khéo léo làm
tăng thêm sự cảm nhận nơi người đọc:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Có phải phố phường đang đổi thay
Mùa vui đưa tiễn bóng đêm dài
Nắng mới cho ngày thêm rực rỡ
Dịu dàng tay nắm lấy bàn tay.
(Nắng/Bích
Hải)
Tiến xa hơn một chút, tác giả ước mơ có được vòng tay âu yếm của người yêu giữa nắng chiều, ghì chặt nỗi nhớ và ước rằng mưa đừng rơi để tác giả gửi theo gió những lời yêu đương nồng ấm. Ước đêm thâu mơ màng, ánh đèn mờ ảo để anh ru em vào giấc mộng, mắt nhìn đắm đuối, môi hồng ngất ngây:
Ước vòng tay giữ nắng chiều
Ôm ghì nỗi nhớ chắt chiu nửa đời
Ước mưa héo hắt ngừng rơi
Gió về bên ấy trao lời nhớ nhung
Ước đêm thâu giấc mơ cùng
Ru nhau ấm áp tình chung hương nồng
Ước kề bên thỏa ngóng trông
Mắt nhìn đắm đuối môi hồng ngất ngây.
Tiến xa hơn một chút, tác giả ước mơ có được vòng tay âu yếm của người yêu giữa nắng chiều, ghì chặt nỗi nhớ và ước rằng mưa đừng rơi để tác giả gửi theo gió những lời yêu đương nồng ấm. Ước đêm thâu mơ màng, ánh đèn mờ ảo để anh ru em vào giấc mộng, mắt nhìn đắm đuối, môi hồng ngất ngây:
Ước vòng tay giữ nắng chiều
Ôm ghì nỗi nhớ chắt chiu nửa đời
Ước mưa héo hắt ngừng rơi
Gió về bên ấy trao lời nhớ nhung
Ước đêm thâu giấc mơ cùng
Ru nhau ấm áp tình chung hương nồng
Ước kề bên thỏa ngóng trông
Mắt nhìn đắm đuối môi hồng ngất ngây.
Thèm tay anh nắm tay em dịu dàng
Hôn môi ngấu nghiến miên man
Vòng tay ôm giữa nắng vàng mùa xuân
Hân hoan góc phố reo mừng
Nghiêng đầu em nép sau lưng nụ cười
Thèm tia nắng ấm xuân tươi
Sánh đôi đi giữa dòng đời đông vui.
(Thèm/Bích Hải)
Câu sau đây được diễn tả thật khéo léo bằng biện pháp tu từ: nhân cách hóa; biểu thị tình cảm con người qua hình ảnh của vật. "Hân hoan góc phố reo mừng" , từ ngữ "góc phố" tượng trưng cho "trẻ con trong xóm" tác giả đã nhân cách hóa "góc phố" như một con người biết reo vui hòa nhịp với cảnh trí trước mắt khiến người đọc cảm thấy tò mò thích thú.
Cũng là hình ảnh của khát vọng yêu đương nhưng thi sĩ Vũ Hoàng Chương diễn tả một cách khác: tìm cảm giác yêu đương trong men rượu và cũng để lãng quên đời trên sàn nhảy của vũ trường: hai tay ôm hờ người đẹp, có lúc siết mạnh, bước tới bước lui nghiêng ngã dưới ánh đèn màu nhạt nhòa:
Ánh đèn tha thướt
Lưng mềm não nuột dáng tơ
Hàng chân lả lướt
Đê mê hồn gởi cánh tay hờ
Âm ba gờn gợn nhỏ
Ánh sáng phai nhạt dần
Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân
Lui đôi vai, tiến đôi chân
Riết đôi tay ngã đôi chân
Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió
Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ
Hãy thêm say còn đó rượu chờ ta.
Nỗi nhớ,
đợi chờ, tình yêu và hạnh phúc là nguồn cảm hứng của BH trong những dòng thơ
trữ tình trải dài trong suốt mạch thơ. Đó là tình yêu của tuổi trẻ tràn đầy sức
sống, và bầu nhiệt huyết để xây dựng tương lai. Trong văn chương cổ điển Việt
nam, chúng ta cũng gặp những đoạn thơ nói về tình yêu nhưng hơi khác tình yêu
trong thơ BH, ở tình trạng và bối cảnh. Đó là sự nhớ nhung và tình yêu tha
thiết của người chinh phu khi chồng đi chinh chiến miền xa. Nội dung Chinh Phụ
Ngâm, phản ảnh thái độ chán ghét chiến tranh phi nghĩa của thời phong kiến đồng
thời nêu lên khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.Thâm thía với nỗi cô đơn ,
người chinh phụ thấy đời son trẻ của mình đang đi qua và niềm hạnh phúc cũng
trở nên xa vời. Mong tin chồng đi chinh chiến miền xa chưa thấy về , người
chinh phụ chờ tin vui trong tuyệt vọng và sợ hãi, chỉ còn biết gởi nhớ thương
theo cơn gió thổi:
Lòng nầy gởi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gởi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Lòng nầy gởi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gởi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
BH xa
cách người yêu , nàng nhớ tiếc mùa trăng non sao chóng qua vì mùa trăng nầy đã
ghi dấu kỷ niệm, mảnh trăng treo lơ lững vô tình chiếu rọi bóng dáng của nàng
và người yêu xuyên qua mành cửa
Em tiếc mùa trăng non chóng qua
Xuyên mành chiếu rọi cuộc tình ta
Em tiếc bờ vai nghiêng gối lã
Ru tình muôn thuở chửa phôi pha.
Trăng sáng lung linh
, thương nhớ người tình, giờ xa cách nơi đâu? Cũng cảnh ấy mà thi sĩ Trương Cửu
Linh (張九齡 678-740) đời Thịnh Đường
đã diễn tả nỗi nhớ thương về người yêu xa cách ngoài nghìn dặm thật tha thiết,
cảm động. Lên lầu vọng nguyệt , thấy trăng như nhô lên từ biển khơi, nhớ người
yêu suốt đêm không ngủ. Tắt đèn , khoát áo vào thấy sương rơi ngoài hiên thấm
ướt áo, càng nhớ người yêu. Không cách nào tới với nhau được nên đành
quay vào ngủ để mong gặp người yêu trong mộng:
望月懷遠
海上生明月,
海上生明月,
天涯共此時
情人怨遙夜,
情人怨遙夜,
竟夕起相思
滅燭憐光滿,
滅燭憐光滿,
披衣覺露滋
不堪盈手贈,
不堪盈手贈,
還寢夢佳期
( 張九齡 )
Phiên âm Hán Việt:
Vọng nguyệt hoài viễn
Hải thượng sinh minh nguyệt
Thiên nhai cộng thử thì
Tình nhân oán dao dạ
Cánh tịch khởi tương tư
Diệt chúc liên quang mãn
Phi y giác lộ ti
Bất kham doanh thủ tặng
Hoàn tẩm mộng giai kỳ.
Vọng nguyệt hoài viễn
Hải thượng sinh minh nguyệt
Thiên nhai cộng thử thì
Tình nhân oán dao dạ
Cánh tịch khởi tương tư
Diệt chúc liên quang mãn
Phi y giác lộ ti
Bất kham doanh thủ tặng
Hoàn tẩm mộng giai kỳ.
(Trương
Cửu Linh)
Dịch Nghĩa:
Dịch Nghĩa:
Trăng sáng nhô lên trên mặt biển.
Cùng lúc này soi chung tận
chân trời.
Người có tình buồn oán hận
đêm làm xa cách người yêu.
Suốt đêm nổi dậy thương
nhớ.
Tắt nến , yêu ánh trăng
ngập tràn.
Khoác áo vào thấy sương móc
rơi nhiều thẩm ướt.
Khó lòng lấy tay vốc ánh
trăng để tặng người yêu.
Nên đành vào ngủ may
được gặp nhau trong mơ.
Bản dịch của Nguyễn Hữu Bổng :
Ngắm trăng nhớ người xa
Vầng trăng mọc ở biển khơi,
Cùng chung một lúc góc trời soi chung.
Đêm xa ai đó sầu mong,
Thâu canh ai nhớ, mơ mòng nhớ ai?
Tắt đèn yêu bóng nga soi,
Khoác lên chiếc áo đượm mùi sương pha.
Khôn đem ánh sáng cho mà,
Ngủ đi trong mộng họa là gặp nhau.
Qua phân tích và tìm hiểu nội dung những bài thơ trích từ tập thơ "Ánh mặt trời là có thật", ta thấy tác giả diễn tả ý tưởng thật mạch lạc, xúc tích, hàm chứa tính hiện thực về tình yêu và khát vọng được yêu của tuổi trẻ để tiến tới tương lai, xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Từ ngữ bình dị , không dùng từ ngữ cầu kỳ làm dáng mà bằng ngôn ngữ nghệ thuật sinh động, hoa mỹ, tự nhiên. Đặc biệt phép đảo ngữ thường sử dụng làm cho vần thơ trở nên uyển chuyển, sinh động: "Giữa lòng phố xá vấn vương nụ cười", "Xôn xao bờ cát tình trao nụ tình", " Nắng hồng đôi má tim rung động" v.v. Ngoài ra biên pháp tu từ cũng được sử dụng: ẩn dụ , nhân cách hóa, hoán dụ...để sự vật trở nên gần gũi với con người, hiểu được những suy nghĩ và tình cảm của con người ( nhân cách hóa) như trong câu "Hân hoan góc phố reo mừng"(chú ý "góc phố"),hoặc ẩn dụ làm tăng sức gợi hình gợi cảm như: "Cỏ đan lối mộng cũng là thiên thu"(chú ý "lối mộng"), , "Mùa vui đưa tiễn bóng đêm dài"( chú ý "bóng đêm dài") v.v. Lại thêm cách dùng từ ngữ mạnh mẽ vừa say đắm ngọt ngào, gây chú ý và cảm nhận nơi người đọc, nhưng không dung tục, tha hóa: "Nhớ vành môi khép khát khao đợi chờ", "Môi hôn ngấu nghiến miên man"(chú ý "ngấu nghiến")...
Bản dịch của Nguyễn Hữu Bổng :
Ngắm trăng nhớ người xa
Vầng trăng mọc ở biển khơi,
Cùng chung một lúc góc trời soi chung.
Đêm xa ai đó sầu mong,
Thâu canh ai nhớ, mơ mòng nhớ ai?
Tắt đèn yêu bóng nga soi,
Khoác lên chiếc áo đượm mùi sương pha.
Khôn đem ánh sáng cho mà,
Ngủ đi trong mộng họa là gặp nhau.
Qua phân tích và tìm hiểu nội dung những bài thơ trích từ tập thơ "Ánh mặt trời là có thật", ta thấy tác giả diễn tả ý tưởng thật mạch lạc, xúc tích, hàm chứa tính hiện thực về tình yêu và khát vọng được yêu của tuổi trẻ để tiến tới tương lai, xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Từ ngữ bình dị , không dùng từ ngữ cầu kỳ làm dáng mà bằng ngôn ngữ nghệ thuật sinh động, hoa mỹ, tự nhiên. Đặc biệt phép đảo ngữ thường sử dụng làm cho vần thơ trở nên uyển chuyển, sinh động: "Giữa lòng phố xá vấn vương nụ cười", "Xôn xao bờ cát tình trao nụ tình", " Nắng hồng đôi má tim rung động" v.v. Ngoài ra biên pháp tu từ cũng được sử dụng: ẩn dụ , nhân cách hóa, hoán dụ...để sự vật trở nên gần gũi với con người, hiểu được những suy nghĩ và tình cảm của con người ( nhân cách hóa) như trong câu "Hân hoan góc phố reo mừng"(chú ý "góc phố"),hoặc ẩn dụ làm tăng sức gợi hình gợi cảm như: "Cỏ đan lối mộng cũng là thiên thu"(chú ý "lối mộng"), , "Mùa vui đưa tiễn bóng đêm dài"( chú ý "bóng đêm dài") v.v. Lại thêm cách dùng từ ngữ mạnh mẽ vừa say đắm ngọt ngào, gây chú ý và cảm nhận nơi người đọc, nhưng không dung tục, tha hóa: "Nhớ vành môi khép khát khao đợi chờ", "Môi hôn ngấu nghiến miên man"(chú ý "ngấu nghiến")...
Đọc xong
những vần thơ của BH tôi thấy vui tươi yêu đời, cảm thông được ý và lời của bài
thơ, tuy nhiên có một vài câu chưa vừa ý lắm , chẳng hạn "Nghiêng đầu em
nép sau lưng nụ cười", nghĩa chưa rõ nếu phân tích kỹ, hoặc câu: "Cầm
tay siết chặt thiên thu". Thiên thu có nhĩa là nghìn năm. Vậy cầm tay siết
chặt lâu như vậy sao? Tôi hiểu ý tác giả: cầm tay siết chặt để kết mối duyên
tình trăm năm. Nhưng mấy ai chịu khó suy nghĩ như thế!
Dầu có chút sơ suất nhưng tác giả vẫn đạt được yêu cầu căn bản là biết sử dụng một cách khéo léo : âm, điệu ,vần, hình ảnh,tạo thành "hơi thơ" làm nền tảng cho nghệ thuật sáng tác thơ ca.Tác giả đã thành công ở điểm nầy. Một tập thơ đáng đọc và phổ biến rông rãi.
Dầu có chút sơ suất nhưng tác giả vẫn đạt được yêu cầu căn bản là biết sử dụng một cách khéo léo : âm, điệu ,vần, hình ảnh,tạo thành "hơi thơ" làm nền tảng cho nghệ thuật sáng tác thơ ca.Tác giả đã thành công ở điểm nầy. Một tập thơ đáng đọc và phổ biến rông rãi.
Nguyễn Cang
No comments:
Post a Comment