Người Việt
ở Hoa Thịnh Đốn trước những năm 1975
Trong chuyến công tác về miền Đông Bắc Hoa
Kỳ, tìm hiểu về cộng đồng người Việt ở
vùng Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi có dịp gặp gỡ bà Trương Anh Thụy, sáng lập viên nhà xuất bản Cành Nam, tại nhà riêng của bà, và ở đó gặp được một số người Việt
khác sinh sống ở đây từ trước 1975.
Câu chuyện xoay quanh biến cố 30 Tháng Tư, 1975, tâmtrạng của những người sống ở đây trước biến cố này, và sự chuẩnbị đón người tị nạn đến vùng Hoa Thịnh Đốn. Ngoài những lời tâm sự thân
tình, chúng tôi được bà Trương Anh Thụy ân cần trao cho một tập tài liệu quý giá, trong đó bà ghi lại sinh hoạt của một giới trong cộng đồng chúng ta từ trước đến giờ ít được ai biết hay nhắc đến. Bài viết này tổng hợp buổi hàn huyên nói trên và những dữ kiện rút ra từ tài liệu của bà Trương Anh Thụy.
“Hãy hình dung những ngày trước và sau 30 Tháng Tư, 1975, khối người Việt sống ở hải ngoại đã làm gì khi họ ở xa nửa vòng trái đất nhìn về quê nhà trong cơn nguy biến.” Bà Trương Anh Thụy mở đầu tập tài liệu của mình bằng câu viết này. Ít ai, trừ người trong cuộc, có thể hình dung được điều này. Lý do là vì cộng đồng gốc Việt tại Mỹ, qua hầu hết mọi bài viết, cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đều chỉ được mô tả qua sinh hoạt của những người Việt đến Mỹ tị nạn sau năm 1975.
Trên thực tế, trước đó,số người Việt ở Hoa Kỳ, tương tự trường hợp nữ sĩ Trương Anh Thụy, không phải là nhỏ. Theo tài liệu “Profile of Vietnamese American Community” của tác giả Lê Ngoan, được phổ biến năm 1994, khởi đi từ con số khiêm nhường khoảng 500 người từ trước năm 1950, số người Việt Nam sinh sống ở Hoa Kỳ, tính đến cuối năm 1974, gia tăng nhanh chóng trong suốt chiến tranh Việt Nam,lên tới 26,000 người. Người Việt ở Mỹ trước năm 1975 gồm nhiều thành phần. Theo ước lượng của bà Trương Anh Thụy thì khoảng 2/3, hay mộtsố đông trong những người này, là vợ con của người Mỹ sang phục vụ tại Việt Nam, số còn lại hoặc là sinh viên du học, hoặc là nhân viên một số cơ quan, như tổng lãnh sự, văn phòng quan sát viên Liên Hiệp Quốc, nhân viên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), ngoài ra còn có một số tu sĩ, đa số là linh mục, sinh sống tại Mỹ đã lâu. Vừa chăm chú chiên những miếng đậu hũ vàng ươm để đãi khách món bánh đúc đậu phụ chấm tương Cự Đà, món ăn thuần túy miền Bắc Việt Nam, bà Anh Thụy giải thích, địa phương này vào thời điểm đó không có chợ Việt Nam, không có nhà hàng Việt Nam, nên phụ nữ Việt nào “rồi cũng biến thành một bà nội trợ tài giỏi.” “Sống tha hương nhớ nhà, lại hãnh diện về quê hương đất nước, về văn hóa Việt, chúng tôi hay tụ họp nấu những bữa cơm Việt Nam đãi khách ngoại quốc. ‘Tài’ của chúng tôi là thường xuyên nghiên cứu, trao đổi cùng nhau những bí quyết chế biến thực phẩm Mỹ thành thức ăn Việt, biến broccoli thành cải làn, lấy cá hộp anchovy pha chế thành mắm nêm, lấy thịt dăm bông ngâm giấm tỏi làm thành nem chua...” Bà Trương Anh Thụy kể.
Câu chuyện xoay quanh biến cố 30 Tháng Tư, 1975, tâmtrạng của những người sống ở đây trước biến cố này, và sự chuẩnbị đón người tị nạn đến vùng Hoa Thịnh Đốn. Ngoài những lời tâm sự thân
tình, chúng tôi được bà Trương Anh Thụy ân cần trao cho một tập tài liệu quý giá, trong đó bà ghi lại sinh hoạt của một giới trong cộng đồng chúng ta từ trước đến giờ ít được ai biết hay nhắc đến. Bài viết này tổng hợp buổi hàn huyên nói trên và những dữ kiện rút ra từ tài liệu của bà Trương Anh Thụy.
“Hãy hình dung những ngày trước và sau 30 Tháng Tư, 1975, khối người Việt sống ở hải ngoại đã làm gì khi họ ở xa nửa vòng trái đất nhìn về quê nhà trong cơn nguy biến.” Bà Trương Anh Thụy mở đầu tập tài liệu của mình bằng câu viết này. Ít ai, trừ người trong cuộc, có thể hình dung được điều này. Lý do là vì cộng đồng gốc Việt tại Mỹ, qua hầu hết mọi bài viết, cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đều chỉ được mô tả qua sinh hoạt của những người Việt đến Mỹ tị nạn sau năm 1975.
Trên thực tế, trước đó,số người Việt ở Hoa Kỳ, tương tự trường hợp nữ sĩ Trương Anh Thụy, không phải là nhỏ. Theo tài liệu “Profile of Vietnamese American Community” của tác giả Lê Ngoan, được phổ biến năm 1994, khởi đi từ con số khiêm nhường khoảng 500 người từ trước năm 1950, số người Việt Nam sinh sống ở Hoa Kỳ, tính đến cuối năm 1974, gia tăng nhanh chóng trong suốt chiến tranh Việt Nam,lên tới 26,000 người. Người Việt ở Mỹ trước năm 1975 gồm nhiều thành phần. Theo ước lượng của bà Trương Anh Thụy thì khoảng 2/3, hay mộtsố đông trong những người này, là vợ con của người Mỹ sang phục vụ tại Việt Nam, số còn lại hoặc là sinh viên du học, hoặc là nhân viên một số cơ quan, như tổng lãnh sự, văn phòng quan sát viên Liên Hiệp Quốc, nhân viên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), ngoài ra còn có một số tu sĩ, đa số là linh mục, sinh sống tại Mỹ đã lâu. Vừa chăm chú chiên những miếng đậu hũ vàng ươm để đãi khách món bánh đúc đậu phụ chấm tương Cự Đà, món ăn thuần túy miền Bắc Việt Nam, bà Anh Thụy giải thích, địa phương này vào thời điểm đó không có chợ Việt Nam, không có nhà hàng Việt Nam, nên phụ nữ Việt nào “rồi cũng biến thành một bà nội trợ tài giỏi.” “Sống tha hương nhớ nhà, lại hãnh diện về quê hương đất nước, về văn hóa Việt, chúng tôi hay tụ họp nấu những bữa cơm Việt Nam đãi khách ngoại quốc. ‘Tài’ của chúng tôi là thường xuyên nghiên cứu, trao đổi cùng nhau những bí quyết chế biến thực phẩm Mỹ thành thức ăn Việt, biến broccoli thành cải làn, lấy cá hộp anchovy pha chế thành mắm nêm, lấy thịt dăm bông ngâm giấm tỏi làm thành nem chua...” Bà Trương Anh Thụy kể.
Tình yêu quê hương đất nước còn được biểu
hiện qua những sinh hoạt viết lách và nghệ thuật. Bà Trương Anh Thụy nhắc đến tờ
báo mỏng mang tên Vietnam Bulletin giới thiệu nhiều khía cạnhvăn hóa Việt Nam bằng
tiếng Anh, hiện được lưu giữ trân trọng ở New York Public Library.Về dịch thuật,
bà cho biết có cuốn Chinh Phụ Ngâm được Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích dịch ra tiếng Anh. Về hội họa, có tranh
Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Jacqeline Hà Văn Vương được bán đây đó, và tranh của họa
sĩ Võ Đình được triển lãm tại các phòng tranh nổi tiếng ở New York. Bà Nguyễn Anh Tuấn, khuôn
mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt ở Hoa Thịnh Đốn, qua Mỹ làm việc với đài VOA từ cuối thập niên 1960s, cũng có mặt ở nhà bà Trương Anh Thụy trong buổi hàn huyên với nhật báo Người Việt, nói đến một khía cạnh khác của sinh hoạt người Việt lúc ấy: “Mỗi lần miền Trung lũ lụt hay quê nhà bị thiên tai, thì chúng tôi, một số đồng bào sống quanh vùng Hoa Thịnh Đốn, lại tụ họp nhau làm việc thiện, tổ chức cứu trợ.” Sinh hoạt cứu trợ, theo bà Trương Anh Thụy, thường là những buổi hội chợ được tổ chức trong khuôn viên tòa Đại Sứ Việt Nam. “Để có được hội chợ, chúng tôi đi quyên rồi bán những món hàng tiểu công nghệ Việt Nam như đồ gốm, đồ đồng, khăn bàn, áo thêu, nón, guốc, cùng những món ăn thuần túy Việt Nam như chả giò thịt nướng. Bán được bao nhiêu thì gom tiền gửi về.” Những sinh hoạt này vô tình tạo được môi trường cho nhóm người thích làm việc thiện có dịp làm việc mật thiết với nhau, vô hình trung chuẩn bị cho họ có được những sinh hoạt quy mô hơđể giúp đỡ người Việt tị nạn sau này.Dòng đời không mãi êm đềm trôi.
mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt ở Hoa Thịnh Đốn, qua Mỹ làm việc với đài VOA từ cuối thập niên 1960s, cũng có mặt ở nhà bà Trương Anh Thụy trong buổi hàn huyên với nhật báo Người Việt, nói đến một khía cạnh khác của sinh hoạt người Việt lúc ấy: “Mỗi lần miền Trung lũ lụt hay quê nhà bị thiên tai, thì chúng tôi, một số đồng bào sống quanh vùng Hoa Thịnh Đốn, lại tụ họp nhau làm việc thiện, tổ chức cứu trợ.” Sinh hoạt cứu trợ, theo bà Trương Anh Thụy, thường là những buổi hội chợ được tổ chức trong khuôn viên tòa Đại Sứ Việt Nam. “Để có được hội chợ, chúng tôi đi quyên rồi bán những món hàng tiểu công nghệ Việt Nam như đồ gốm, đồ đồng, khăn bàn, áo thêu, nón, guốc, cùng những món ăn thuần túy Việt Nam như chả giò thịt nướng. Bán được bao nhiêu thì gom tiền gửi về.” Những sinh hoạt này vô tình tạo được môi trường cho nhóm người thích làm việc thiện có dịp làm việc mật thiết với nhau, vô hình trung chuẩn bị cho họ có được những sinh hoạt quy mô hơđể giúp đỡ người Việt tị nạn sau này.Dòng đời không mãi êm đềm trôi.
Đầu Tháng Ba, 1975, tình hình quê nhà xem
ra đã rất nguy kịch. Tin tức từ Việt Nam được đăng tải trên mọiphươngtiệntruyền
thông Hoa Kỳ làm người xem chóng mặt. Ngày 11 Tháng Ba, miền Nam Việt Nam mất Ban MêThuột.
Ngày 19 Tháng Ba mất Quảng Trị. Ngày 24
Tháng Ba mất Tam Kỳ,ngày 25 Tháng Ba mất Huế, ngày 30 Tháng Ba mất Đà Nẵng, và
ngày 31 Tháng Ba, quân đội Bắc Việt trực chỉ Sài Gòn.“Ngày ấy, mỗi ngày tôi phải đọc bản tin về Việt Nam, với tâm trạng đau
đớn, đau đớn không thể tả,” bà NguyễnAnhTuấn nhớ lại. Đến Tháng Tư 1975, mọi người thấy tình hình Việt Nam bi đát không phương
cứu chữa. Bà Trương Anh Thụy cho biết: “Tin tức từ Việt Nam gửi qua khó khăn, nhưng ở Mỹ, người Việt hải ngoại
xem truyền hình vẫn thấy rõ từng khu vực
quân đội Việt Nam phải triệt thoái như Cao Nguyên, Kon Tum, Pleiku, rồi Nha Trang, Huế,... Chúng tôi
nhìn thấy rõ cảnh trốn chạy kinh hoàng ở sân bay Đà Nẵng. Thấy người đeo tòn
teng trên bánh xe khiến máy bay không thể nàokéo lên nổi, cảnh người bị cán chết
trên phi đạo... Thấy cảnh Cộng Sản pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất, cảnh chiếc
máy bay chở con lai bốc cháy trên trời, cảnh hàng ngàn người chen chúc, leo hàng rào vào tòa Đại Sứ Mỹ tìm đường
đi, cảnh trực thăng chở nặng quá rớt ngoài khơi...”
Lần dở xấp tài liệu của bà Trương Anh Thụy, chúng tôi tìm thấy bản sao lá thư một gia đình từ Việt Nam gửi cho người con đang du học bên Mỹ ngày 11 Tháng Tư, 1975. Một đoạn trong thư viết:
Lần dở xấp tài liệu của bà Trương Anh Thụy, chúng tôi tìm thấy bản sao lá thư một gia đình từ Việt Nam gửi cho người con đang du học bên Mỹ ngày 11 Tháng Tư, 1975. Một đoạn trong thư viết:
“Sáng
nay nhận thơ con, cách đây một tuần ba có viết cho con rồi, nên mợ chỉ nhắn với con là mợ đã chuẩn bị chút đỉnh
rồi. Con đừng quá lo lắng cho gia đình. Ở bên này cũng chẳng biết làm sao hơn
là cầu mong cho mảnh đất còn lại này được yên ổn. Contưởng chuẩn bị ra đi dễ
dàng lắm sao? Các tòa đại sứ Úc, Mỹ, Gia
Nã Đại, họ cùng lập danh sách cho nhân viên của họ và cha mẹ vợ con những người
đó sẵn sàng, còn dân chúng thì trăm phần khó. Không hiểu bên đó con coi tivi thấy
được những gì, chứ nghe bà con kể lại
thì cuộc chạy nạn này quá thê thảm gấp trăm nghìn lần, Mậu Thân và Đại Lộ Kinh
Hoàng chết chưa thấm tháp gì. Thiên hạ chết vì súng đạn, chết đói chết khát dọc đường, chết
vì bị cưỡng hiếp trên đường, vì chết ngộp trên tàu vì giành giựt nhau, đi để
tìm sựsống... Gia đình mình vẫn bình
yên, con cứ ráng học, và cầu nguyện cho tất cả.”
Cầu nguyện
thì có thể, nhưng lúc ấy chắc chắn cậu sinh viên nào đó không thể nào còn ráng học được như lời cha dặn
dò, cũng như không còn người Việt nào ở
Mỹ lúc đó còn có thể bình thản. Bà
Trương Anh Thụy chobiết, lúc ấy, tại tòa Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, ông
Đại Sứ Nguyễn Kim Phượng đã mời kiều bào đến giải thích đôi ba lần, nhưng những
tin tức Tòa Đại Sứ cung cấp không giúp họ hiểu
gì hơn những gì họ thấy trêntivi. “Gia đình nào cũng xúm nhau trước tivi như bị thôi miên, đờ đẫn, không còn muốn làm ăn gì, không thể làm ăn gì.” Bà Trương Anh Thụy kể.
gì hơn những gì họ thấy trêntivi. “Gia đình nào cũng xúm nhau trước tivi như bị thôi miên, đờ đẫn, không còn muốn làm ăn gì, không thể làm ăn gì.” Bà Trương Anh Thụy kể.
Bỗng nhiên vào ngày 16 Tháng Tư, ông Nguyễn Ngọc Bích, lúc đó là cục trưởng Cục Thông Tin
Quốc Ngoại, xuất hiện tại Hoa Thịnh Đốn, giữa tâm trạng bấn loạn của mọi người. Mọi người xôn xao. Người lạc quan thì đoán ông là sứ giả của ông Thiệu, mang sang một tin mừng để trấn an kiều bào, nhưng các bạn của ông thì biết ngay là với bản tính lạc quan cố hữu, ông lại đang làm mộtviệc gì kỳ quái đây chứ ông không đời nào bỏ nước mà đi sớm thế.
Ngày 23 Tháng Tư có tin ông Thiệu từ chức. Ngày 26 Tháng Tư, ông Bích lấy vé máy bay trở về Việt Nam trước sự kinh ngạc của mọi người. “Ông Thiệu từ chức rồi, ông còn về làm gì?”Mọingười hỏi. “Có đi thì phải có về. Tôi làm việc cho đất nước chứ đâu phải làm việc cho một người.” Ừ thì về, biết đâu hy vọng còn cứu vãn được gì. Nhưng ở Mỹ, người ta bắt đầu nói đến một kế hoạch di tản. Khi
đã phải nói đến di tản thì chẳng còn hy vọng gì. “Mọi người đều như điên cuồng.” Bà Trương Anh Thụy kể.
“Mọi người làm tất cả những gì mà họ ‘nghe đồn rằng’ có thể làm để cứu gia đình. Ngày nào chúngtôi cũng kéo nhau lên Quốc Hội vận động. Mỗi ngày mục tiêu vận động một khác, vì cả Bộ Ngoại Giao lẫn Quốc Hội cùng đều chưa thể đưa ra được một chính sách di tản cụ thể để đón tiếp người tỵ nạn Việt Nam.” “Kiều bào có quốc tịch Mỹ thì kéo nhau đến Sở Di Trú sắp hàng dài cả
mấy góc phố xin 'đánh dây thép' miễn phí về tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn với cái danh sách dài thong kể tên những người thân muốn được Mỹ 'bốc.' Người ta làm đủ mọi cách, như một cái máy, dù chẳng biết có kết quả gì không, vì không thể không làm gì, vì hình như làm bất cứ gì cũng là một
cách để tự trấn an mình.” “Có người làm cả những việc liều lĩnh như đưa hàng chục ngàn Mỹ kim
cho mấy bạn phi công Mỹ, với dự định thuê hẳn cả chiếc máy bay, bay về Việt Nam cứu người nhà, nhưng việc mất Việt Nam nhanh quá, chiếc máy bay đó chả bao giờ có dịp cất cánh!”
“Khi biết sẽ có mấy trại tiếp cư được dựng lên để đón người tị nạn, như các trại Guam, Pendleton, Indiantown Gap, Fort Chaffee, thì nhiều kiều bào tình nguyện ra các trại này, vừa để giúp một tay với các hội từ thiện, vừa để tìm kiếm người nhà.” “Các loại điện thoại, dây thép, thư từ, lại được mọi người tới tấp gửi ra trại. Giấy bảo trợ để người nhà được nhập cư nơi mình ở lại được gửi đi như bươm bướm. Các hội từ thiện, nhà thờ, tư nhân Mỹ rộng tay đón nhận từng gia đình đến định cư tại các vùng, kể cả nơi hẻo lánh. Còn gia đình kiều bào thì khỏi nói, gần như nhà nào cũng có người nhà đến ở, phần lớn là ông bà, cha mẹ, anh chị em, chú bác cô dì, người thân trong họ hàng.Nhiều người bảo trợ cả đến bạn bè và gia đình đông đúc của bạn.”
Lúc này thì nhóm làm việcthiện vùng Hoa Thịnh Đốn chính thức cho ra đời “Hội Vietnam Refugee Fund, Inc.” làm việc hợp thức hóa, và có tổ chức và sinh hoạt quy mô, như quyên tiền củacác nhà hảo tâm Việt cũng như Mỹ, bằng cách đăng báo kêu gọi trên tờ Washington Post. Hội dùng tiền mua ngàn tấm chăn mền, chén, đũa, đặc biệt là quyên góp được rất nhiều quần áo, xoong nồi, chén đĩa cũ, còn tốt nguyên từ các nhà hảo tâm Mỹ, phân phát cho người tị nạn đến định cư ở vùng Hoa Thịnh Đốn.
“Thoạt đầu hầm nhà tôi là nơi chứa những thứ quyên được, cứ như một trại tị nạn nhỏ.” Bà Thụy kể. Nhưng sau đó, hội mượn được tầng hầm nhà thờ Westober Baptist Church ở đường Washington Blve, Arlington, Virginia, làm trung tâm phát tặng phẩm. Sau ba tháng hoạt động cật lực, ‘Hội Vietnam Refugee Fund, Inc.’ giúp được cho hơn 5,600 người.” Nhưng công việc của đồng bào hải ngoại trước 1975 đến đó chưa hết. Khi người tị nạn đến định cư ở vùng nào thì kiều bào nơi đó lại chia nhau dẫn họ đi xin trợ cấp, đi khám sức khỏe, tìm nhà, đưa người lớn đi xin việc, đi học nghề, đưa trẻ con đi xin nhập học, và đủ cả mọi việc linh tinh khác.
Sau gần 40 năm, cộng đồng người Việt ngày
nay tại Mỹ ngày càng lớn mạnh, và có nhiều
điều khiến dân bản xứ và các sắc dân khác khen ngợi. Từ con số 26,000 khiêm tốn vào năm 1974, giờ đây
trên đất Mỹ chúng ta có gần 1,700,000 người. Lịch sử cộng đồng chúng ta không thể không nhắc
đến đóng góp tinh thần và vật chất của
kiều bào hải ngoại trước 1975, trong một giai đoạn bi thương của đất nước, như
đã được nử sĩ Trương Anh Thụy bỏ công ghi chép và kể lại.
Hà Giang/Người Việt
Người chuyển bài – Hoa Pham
Hà Giang/Người Việt
Người chuyển bài – Hoa Pham
No comments:
Post a Comment