Bó Chổi Của Lòng Anh
Một lần tôi đứng trong sân ga chiều tàn đợi hàng về để chạy taxi cho bà dì. Mắt
tôi đậu lại trên bó hoa sau lưng người thanh niên đang đi tới đi lui, anh bồn
chồn mong đợi chuyến tàu muộn đang vào sân ga. Bó hoa bèo nhèo vì thời tiết
nóng quá, phần nhìn qua cũng biết bó hoa thuộc loại tiền nào của đó - cái khó
bó cái không trong tay anh, và cái kiểu cách của giới sinh viên thời ấy thật đỏm
dáng với gọng kính trắng cũ mèm trên gương mặt xanh xao.
Hình ảnh ga chiều không lay động gì trong tôi lắm, nhưng hồn chiều bâng khuâng từ hình ảnh người sinh viên với bó hoa trong tay làm tôi nhớ đến người mà tôi từng đón ở sân ga, cũng nào hoa, nào kẹo, và nỗi mong chờ... nhưng cái còn lại chỉ là một nỗi buồn mênh mông khi chiều dâng; khi nhớ đến lần đó chia tay, gió đêm không nhiều sao lá rơi bay, đường dài suốt như đêm dài thao thức, sau khi ở ga về. Đêm vùi đầu vô cốc bia hơi ngoài vỉa hè mà hí hoáy viết lên tờ giấy bạc của bao thuốc lá:
Hình ảnh ga chiều không lay động gì trong tôi lắm, nhưng hồn chiều bâng khuâng từ hình ảnh người sinh viên với bó hoa trong tay làm tôi nhớ đến người mà tôi từng đón ở sân ga, cũng nào hoa, nào kẹo, và nỗi mong chờ... nhưng cái còn lại chỉ là một nỗi buồn mênh mông khi chiều dâng; khi nhớ đến lần đó chia tay, gió đêm không nhiều sao lá rơi bay, đường dài suốt như đêm dài thao thức, sau khi ở ga về. Đêm vùi đầu vô cốc bia hơi ngoài vỉa hè mà hí hoáy viết lên tờ giấy bạc của bao thuốc lá:
sân ga chỉ có hai người
ngày xưa anh đón em cười như hoa
tuổi
thân anh bó chổi chà
giấu
sau lưng mãi mãi là yêu em...
Khi yêu ai chả
mong suốt đời mãn kiếp không rời, nhưng một hôm thức giấc bên nồi khoai lang mới
biết mình chỉ còn lại sự cô đơn làm bạn vì người ta đã đi lấy chồng cơm trắng,
để từ đó nỗi buồn cứ len lỏi trong tim... Và dường như sự nhớ đến những người
đi đầu không ngoảnh lại, tay không hành lý mà mang hết gia tài của đàng trai ấy,
sự nhớ ấy không bao giờ mang lại may mắn cho con trai. Tôi lơ mơ nhớ người đến
nỗi quên cảnh giác với công an kinh tế, quản lý thị trường nên bị tó mất chuyến
hàng.
Tôi không biết phải ăn làm sao, nói làm sao với bà dì. Dì là người buôn lậu thuốc lá Vĩnh Hảo từ miệt ngoài vào, nhưng không dữ dằn như mấy bà con buôn thứ thiệt, dì chỉ thở dài cho mình khi lực bất tòng tâm, nhưng vẫn thương bọn trẻ lạc loài chúng tôi. Chồng dì đi tù cải tạo nên dì mới phải bươn bả ra ga, ra đường kiếm kế nuôi con; trong khi cha anh chúng tôi cũng như chồng dì. Trong sâu xa của những người đồng cảnh ngộ có một sự thông cảm khó giải thích nên lời nhưng ai cũng hiểu và trân trọng. Tôi tự lừa mình là dì Nhâm cùng lắm cũng chỉ thở dài chứ không đến nỗi quát cho mình một trận về cái tội lơ đãng. Nhưng thật nghĩ không ra cách đối phó với đồng bọn đang trông chờ chút tiền tôi sẽ đem về, (đến phiên đi công tác-chở hàng cho dì Nhâm thì phải đi thôi), chút tiền chạy taxi cho dì không lớn nhưng lại là sự sống qua ngày của nhiều miệng ăn trong cái phòng bé như lỗ mũi mà đến năm, bảy đứa ở! Ăn làm sao, nói làm sao với bạn bè khi mình thiếu trách nhiệm trong công tác!
Tôi đổ lỗi cho người sinh viên kia làm tôi lơ đãng, rồi tôi giận tên mắc dịch đợi gái làm tôi bâng khuâng lây. Nhưng khi người ta xuống tàu thì hắn lẻn đi chỗ khác, âm thầm lặng lẽ xách đem quăng cái bó chổi của lòng hắn vì người ta đã lên xe cub với người khác!
Tôi không biết phải ăn làm sao, nói làm sao với bà dì. Dì là người buôn lậu thuốc lá Vĩnh Hảo từ miệt ngoài vào, nhưng không dữ dằn như mấy bà con buôn thứ thiệt, dì chỉ thở dài cho mình khi lực bất tòng tâm, nhưng vẫn thương bọn trẻ lạc loài chúng tôi. Chồng dì đi tù cải tạo nên dì mới phải bươn bả ra ga, ra đường kiếm kế nuôi con; trong khi cha anh chúng tôi cũng như chồng dì. Trong sâu xa của những người đồng cảnh ngộ có một sự thông cảm khó giải thích nên lời nhưng ai cũng hiểu và trân trọng. Tôi tự lừa mình là dì Nhâm cùng lắm cũng chỉ thở dài chứ không đến nỗi quát cho mình một trận về cái tội lơ đãng. Nhưng thật nghĩ không ra cách đối phó với đồng bọn đang trông chờ chút tiền tôi sẽ đem về, (đến phiên đi công tác-chở hàng cho dì Nhâm thì phải đi thôi), chút tiền chạy taxi cho dì không lớn nhưng lại là sự sống qua ngày của nhiều miệng ăn trong cái phòng bé như lỗ mũi mà đến năm, bảy đứa ở! Ăn làm sao, nói làm sao với bạn bè khi mình thiếu trách nhiệm trong công tác!
Tôi đổ lỗi cho người sinh viên kia làm tôi lơ đãng, rồi tôi giận tên mắc dịch đợi gái làm tôi bâng khuâng lây. Nhưng khi người ta xuống tàu thì hắn lẻn đi chỗ khác, âm thầm lặng lẽ xách đem quăng cái bó chổi của lòng hắn vì người ta đã lên xe cub với người khác!
Cái thằng lểu thểu đạp xe về làm tôi nhớ rưng rưng đến một thời dĩ vãng đã xa. Nhìn cái lưng còm cõi của hắn như con rắn trên yên xe đạp mà sầu vô lượng cho thời đại chúng tôi. Không biết hắn có nhỏ lệ mà thương một kiếp ly tan như nhạc sến chảy nước đang hâm hấp cái quán cóc trong ga thời bấy giờ. Tôi chỉ biết kệ cha thằng xui lây tới mình. Thời buổi lương tâm không bằng lương thực nên thương người rước họa; nhỡ hỏi han hắn một câu thì hắn lại níu áo mình, rồi khóc oà lên thì chết! Dù lòng riêng lại ước: giá có tiền trong túi thì tôi đã mời hắn đi uống cà phê để an ủi một nạn nhân của phái đẹp như mình cũng nên lắm chứ, nhưng thôi đành...
Đêm về gác lạnh trên chúng cư Nguyễn Thiện Thuật, sau khi nghe bạn bè chửi cho một trận tan nát về cái tội lơ tơ mơ, chuyện cơm gạo (thời đi học) không thể dính líu đến thơ ca, nhạc thuật gì được. Nhưng lỡ rồi nên đêm nằm vỗ gối/ ruột đau như cắt/ nước mắt đầm đìa... đọc bài hịch nhưng chả thấy tinh thần dân tộc đâu hết, chỉ thấy người thanh niên ngoài sân ga Hòa Hưng, có lẽ đêm nay (giờ này) hắn đang say túy lúy càn khôn ở một góc xó nào đó. Bó chổi của lòng hắn đã khứa vào tim đêm những vết thù trên lưng ngựa hoang, ác cho thời đói khổ lại không nhiều ngựa mập mà toàn ngựa đẹp mới chết cha những chàng kỵ sĩ.
Rồi sâu vào lòng đêm lại ẩn hiện trong mơ dáng ngọ về, dù ngọ đi đã mấy độ hoa vàng, rêu phong tường cũ, lối sỏi mùa sang... Hình như trong cơn mơ đêm xưa trên chúng cư ấy, tôi có thề với mình là không bao giờ tặng hoa ai nữa. Hoa mua đã khốn khổ lắm rồi mà người ta không nhận thì đi tìm đất nẻ cũng không ra để chui trốn xấu hổ. Trong khi không yêu nhau được thì đừng để hận lòng cho thanh an đôi bề có duyên không phận. Nên tôi chẳng giận hờn dù hứa với lòng sẽ không tặng hoa ai nữa. Và sự trí trá bọc đường bằng lý luận tinh khôn: hoa lòng chưa nở lấy gì trao, cũng thọ không lâu vì đến hôm cao nhơn tất hữu cao nhơn trị; bị người ta đọc được ý hèn của mình nên tự ái thành hoa; có biết đâu hoa lòng đã nở, và tai họa ập xuống vì trót trao vô tay má xắp nhỏ nên lận đận, lao đao đến nửa đời người còn chơi vơi trong mơ... hôm nay sinh nhật nửa đời/ năm mươi năm ấy lòng chơi vơi buồn/ cớ chi phải rõ ngọn nguồn/ nâng ly ta cạn nỗi buồn chơi vơi... nỗi buồn không mất đi mà chơi vơi đến tận cùng... để một hôm nào đó, hoa vẫn nở trên bàn ăn, trong phòng ngủ dài theo năm tháng; dài theo lịch sử một gia đình cho đến hôm tôi đứng tần ngần trước hoa màu nhớ, lòng thanh an cầu phúc cho người sân ga: ở một nơi nào đó trên hành tinh này, trong gia đình di dân gốc Việt cũng như tôi, hạnh phúc vơi đầy có hơn không bó chổi của lòng tôi xưa cũ... Nhưng cái lơ tơ mơ sau nửa đời người đã biết khôn ra là chọn hoa nhà cho yên bề gia thất. Bỏ mặc lòng riêng đang nghĩ về những bó hoa, bình hoa mua bằng đồng đô la đã không còn ý nghĩa như hoa mua bằng những đồng tiền ít ỏi xa xưa. Hoa cười tươi một thuở đã tàn theo năm tháng tự bao giờ. Bây giờ tặng bà xã bó hoa ngày tình nhân chỉ được câu cám ơn bằng tiếng Anh nhỏ xíu, lí rí xã giao trong miệng rồi thôi! Sau đó, bó hoa cắm vội vào bình pha lê/ nhìn như hai tiếng... chán vô cùng nản khi ngày Valentine lại về từ chưa quên được màu hoa bầm tím như máu con tim, nước đục như sữa con so, cánh hoa lả tả trên mặt bàn, lá khô quắt như trời hạn trông mưa, làm nuốt không nổi chén cơm chiều từ độ ánh trăng tan...
Tôi đứng trong chợ hoa-tần ngần suy xét những vì sao không còn hứng thú mua hoa. Không mua hoa nữa là sai nhưng chân cứ bước ra về, như một con trâu già ương bướng. Vòng tròn tay lái như cuộc lữ tha hồ lý giải; không có đúng hay sai trong hôn nhân mà chỉ có sự nguội lạnh làm chết mòn rung động. Sự biện bạch không còn giá trị với sạn não, nhưng lòng ích kỷ che mờ sự hào hiệp của tuổi trẻ đã tan biến về đâu... trách người giã biệt thường mưa nắng, thì kẻ xanh rêu cũng có gió thuận mưa hòa gì đâu, làm rách việc. Dẫn đến thái độ quăng cục lơ của người trăm năm cho anh chồng cao thủ bi da - ngày càng khó chấp nhận nên cao cơ không cần lơ; trong khi đối tác cũng chẳng chịu thua sớm cho cao cờ như ngày xưa nữa. Kẻ cắp với bà già làm sao đội trời chung! Chỉ tội những nạn nhân không biết bom cảm tử nổ trong nồi canh lúc nào; hôm nào ly quá chén nổ tung garage để căn nhà vĩnh viễn là nỗi đau còn lại!
Dù sao, ngày lễ tình nhân mà không có bông hoa nào trong nhà thì còn đâu ranh giới thiên đàng - địa ngục; con người không còn biết đâu là cửa nhà để về mà đâu đâu cũng toàn là Quỷ môn quan. Người ta cần một nơi để về, nhưng đi về đâu hỡi em, khi lòng không chút nắng, giấc mơ đời xa vắng... dòng nhạc muộn phiền điều khiển vô-lăng đến những nơi không nên đến; về nơi không nên về như sự cáo chung của hôn nhân. Đời sống chỉ còn là trách nhiệm và trách nhiệm; thậm chí trách nhiệm không cần thiết, nhưng buông bỏ thì người ta bám vào đâu để giữ sĩ diện... Dù sao trong đời sống xung quanh cũng hãy còn những người bạn trẻ háo hức với ngày lễ tình nhân để nguôi ngoai đá lạnh trong tâm hồn những người còn thở lâm sàng nhưng tim đã khô máu với đời sống này; những người đã thấy được ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau nhưng chẳng làm gì vì trót hoang tưởng: mai ta chết dưới cội đào, khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu...
Phan
304Đen – Lượm lặt trên trang mạng
No comments:
Post a Comment