Xóm
Đạo Tha La
Thương
giống nòi, đau đất nước lầm than..”
( Vũ Anh
Khanh )
Từ khi còn trẻ, tôi bị ám ảnh không ít về bài
thơ “Hận Tha La” và mấy bài hát viết về Xóm Đạo nầy, một Xóm Đạo mà tôi, cũng
như nhiều người chưa một lần đến đó.
Xóm Đạo
đó phải là rất dễ thương, như Vũ Anh Khanh diễn tả trong Bài Thơ vậy không?. Ở
Miền Nam thân yêu nầy, trái ngọt cây lành đâu chẳng có. Cũng không ít lần, các
Mẹ, các Dì, các Chị đem đến biếu tặng những người lính xông pha trận mạc
như chúng tôi, đánh đuổi giặc cọng, đem thanh bình an vui đến
cho họ.
Cái trách nhiệm của một công dân đối với Đất Nước là
điều người dân Tha La Xóm Đạo đã làm, khiến tôi phải ngưỡng mộ họ:
… “Quì cạnh
Chúa, đám chiên lành run rẩy
Lạy Đức Thánh Cha,
Lạy Đức Thánh Mẹ,
Lạy Đức Thánh Thần.
Chúng con xin về cõi tục
làm dân”….
Chỉ làm
dân, nhưng là người dân yêu nước. Đơn giản chỉ có vậy, như chúng tôi đang
hành quân, tìm giặc, đánh đuổi chúng, đem lại an vui cho người dân vậy. Giữa
chúng tôi và người dân Tha La Xóm Đạo có một sự đồng cảm, yêu Quê Hương mình,
chiến đấu cho Quê Hương mình. Và… tôi hẹn với lòng sẽ làm một viễn khách “…về
thăm một dạo, giữa mùa nắng vàng hanh”, để xem “Nắng hạ vàng,
ngàn hoa gạo rưng rưng” và“..nghe mùa đổi gió, nhớ quanh quanh”.
Cuối
tháng 3 năm 1973, Hiệp Định Paris chưa ráo mực, Việt cọng đã vi phạm giành dân
lấn đất khắp nơi, trên toàn Lãnh Thổ Miền Nam Việt Nam. Điển hình là khu vực
Xóm Đạo Tha La, Quận Trảng Bàng.
Quận
Trảng Bàng nằm về hướng Tây Bắc Sài Gòn vào khoảng 40 kilômét. Xóm Đạo Tha La,
thuộc Xã An Hòa, cách Chi Khu Trảng Bàng chừng 4 kilômét về hướng Tây.
Từ mật
khu Ba Thu, Việt cọng vượt sông Vàm Cỏ, tiến vào bao vây Xóm Đạo Tha La, chiếm
cứ Nhà Thờ, giết Cha Xứ và một số giáo dân. Bọn chúng trù tính, sẽ dùng Tha La
làm bàn đạp, tung quân đánh vào Chi Khu Trảng Bàng, cắt đứt Quốc Lộ 1, nối liền
Sài Gòn với Tỉnh Tây Ninh.
Tiểu Khu
Trưởng Hậu Nghĩa, Đại Tá Mã Sanh Nhơn, đã đưa một Tiểu Đoàn Địa Phương
Quân đến tăng cường, giải tỏa áp lực địch nhưng bất thành. Địch mỗi ngày mỗi
tung hoành, gây nhiều thiệt hại về nhân mạng, tài sản cho họ Đạo nói riêng và
cho quần chúng trong khu vực nói chung.
Trước
tình hình mỗi ngày mỗi leo thang của Việt cọng, trước ngoan cố không tuân phục
lệnh ngưng bắn của bọn chúng, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, đã phải điều động Liên
Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, đến thanh toán dứt điểm
đám cọng quân này.
Trung Tá
Nguyễn Văn Lân, Sĩ Quan Phụ Tá Chỉ Huy Trưởng, chỉ huy ba Đại Đội: Đại Đội Thám
Sát của Đại Úy Lưu Huyên, Đại Đội 2 của Trung Úy Nguyễn Ngọc Ánh và Đại Đội 4
của tôi, đã khẩn cấp lên đường, trực chỉ Quận Trảng Bàng.
Tại Trung
tâm Hành Quân Chi Khu Quận Trảng Bàng. Trung Tá Ngô, Quận Trưởng đã thuyết
trình đầy đủ, chi tiết về tình hình địch, bạn trong phạm vi trách nhiệm của
Quận, và đặc biệt riêng tại địa phận Xóm Đạo Tha La.
Địch áp
dụng đóng chốt trong nhà dân. Đánh chốt đã là căng, lại là chốt trong Nhà Thờ,
trong nhà dân, lại căng hơn. Rồi cũng nhổ chốt được, dễ thôi. Tôi tin tưởng ở
tôi, ở cấp Chỉ Huy và Binh Sĩ của tôi.
Trung Tá
Lân, đã họp chúng tôi để bàn thảo kế hoạch, phân chia nhiệm vụ và vùng trách
nhiệm cho ba Đại Đội. Và tất nhiên, để đối phó với kiền chốt của giặc cọng,
Trung Tá Lân cũng đã chỉ thị cho chúng tôi phải triệt để áp dụng
chiến thuật du kích đánh đêm sở trường. Và đúng giờ “G” trong đêm nay xuất
phát.
Đại Đội
Thám Sát sẽ từ hướng Chợ Trảng Bàng, di chuyển theo hướng Tây, cặp theo Hương
Lộ để truy diệt các chốt địch ở Chợ Xã An Hòa, ở Ấp Lò Rèn, sau đó sẽ
tiếp tục thanh toán các chốt của Việt cọng ở mặt sau Nhà Thờ,
rồi bố trí quân phòng thủ, án ngữ, bọc hậu tại hướng Tây Nam sông Vàm Cỏ, để
chận đứng đường tăng viện hay tháo chạy của giặc cọng, đồng thời phối hợp cùng
Đại Đội 4 để tấn công giải tỏa Nhà Thờ Tha La.
Đại Đội 2
là lực lượng trừ bị, sẽ đóng quân rải theo Quốc Lộ 1 và phòng thủ cho Bộ
Chỉ Huy Hành Quân. Đại Đội 4 do tôi chỉ huy, sẽ di chuyển về hướng đi Tây Ninh
khoảng 3 kilômét, gần Xã Gia Bình, từ vị trí này Đại Đội 4 sẽ tiến quân từ Bắc
xuống Nam, theo con đường đất, chạy trên một đám ruộng khô, rộng hơn một mẫu,
để tiến vào địa phận Tha La.
Vượt khỏi đám ruộng khô, gặp một ngã ba đường mòn
nằm ở mé trái, chạy dọc theo đường mòn có một số nhà dân ở
rải rác, thông với nhau bằng nhiều đường mòn nhỏ, dẫn từ nhà nầy qua nhà khác.
Qua ngã
ba, con đường đất nở rộng hơn, xe hơi có thể di chuyển dễ dàng. Đường được trải
bằng một lớp đất đỏ pha với sỏi cát, những bụi tre tầm vông được trồng san sát
nhau hai bên đường. Con đường nầy là lối đi vào Xóm Đạo Tha La, khoảng cách độ
chừng trên 3 cây số. Dân chúng trong vùng vẫn sinh hoạt bình thường, có lẽ địch
chưa chiếm đến nơi đây. Đại Đội dừng lại đóng quân, chờ đêm xuống sẽ hành động
theo đúng kế hoạch.
Sau
khi Binh Sĩ bố trí phòng thủ xong, tôi vào thăm một nhà dân, nằm thụt sâu bên
trong ngã ba đường. Ngôi nhà tuy cũ, nhưng kiểu nhà xưa kiên cố, cột gỗ,
mái ngói. Bây giờ không biết sao, nhưng có lẽ trước đây, khi chưa có
giặc, gia đình nầy cũng thuộc vào thành phần khá giả. Trong chuyện trò trao
đổi, mới biết đây là nhà họ “Ngô Đình…”. Tò mò, tôi hỏi:
– “Bác có bà con gì với Tổng Thống Ngô Đình Diệm quê ở ngoài Huế không?”
Nhà Thờ Tha La
Ông già
cười:
– “Không có. Tổng Thống là người có Đạo còn Tôi người Lương”.
Bất chợt, tôi nhìn vào gian giữa nhà. Trên Bàn Thờ đang thắp đèn và đốt nhang.
Ông cụ có con trai trưởng đã đi lính Cọng Hòa, người con gái út tên Sơn,
đang là Giáo Viên của Trường Tiểu Học Trảng Bàng, vẫn đi dạy hàng ngày. Cô thứ
hai, đã lập gia đình có 4 người con, ở ngôi nhà bên cạnh. Chồng Chị, Anh Ba
Tài, có chiếc xe Daihatsu chở khách, chạy đường Trảng Bàng – Tây Ninh.
Ông cụ còn cho biết, sau khi đánh chiếm địa phận và Nhà Thờ Tha La, bọn
Việt cọng thường hoạt động về đêm, chúng phối hợp cùng bọn du kích địa phương
để chống trả lại quân ta. Tiểu Khu, Chi Khu đã đưa quân vào đánh mấy lần, nhưng
không diệt được. Nếu không có chiến tranh, xóm nhà nầy yên vui, thanh bình lắm.
Sáng hôm
sau, tôi họp các Trung Đội Trưởng, tổng kết lại tình hình một đêm qua và đưa ra
kế hoạch sắp tới. Tôi ra lệnh mỗi Trung Đội, cho tung một hai lính giả trang
thường dân, đi vào khu vực nhà dân trong Xóm Đạo, tìm hiểu, quan sát những con
đường xóm, nhà dân, vườn tược v.v… Sau trưa, chúng tôi lại họp, bàn định phương
thức hành động, ưu tiên phải tiêu diệt các tổ trinh sát Việt cọng, bọn dân quân
du kích, nằm bên ngoài Nhà Thờ, trong địa phận Giáo Xứ.
Đêm đó,
Đại Đội kín đáo tiến sâu vào Xóm Đạo Tha La thêm một cây số, mở rộng vòng đai
đóng quân phòng thủ, rồi cho lệnh các Trung Đội tổ chức phục kích trên các
đường mòn, các điểm tình nghi, bắt sống tù binh, để khai thác tin tức, nắm vững
địch tình.
Kết quả 2
tên Việt cọng đã bị bắt sống. Chúng từ hướng Nhà Thờ đi ra,
Trung Sĩ Bự và Hạ sĩ Ân thuộc Trung Đội 3 của Chuẩn Úy Tuyền, đã nhảy ra, và
bằng với một thế võ Vovinam đã quật ngã, bắt trói chúng một cách mau lẹ. Khai
thác tại chỗ, bọn chúng cho biết hiện có một Đại Đội đang chiếm giữ Xóm Đạo Tha
La, chúng bố trí hai Trung Đội ở hai gian nhà ở sân sau Nhà Thờ, một Trung Đội
lưu động, còn một Trung Đội thì phòng thủ ngay trong Nhà Thờ, chúng đặt một cây
Trung Liên nồi, hướng về con đường đất, không có bọn nào ẩn núp
trong nhà dân, ngoài trừ đám du kích địa phương.
Con đường
xâm nhập của chúng ở phía sông Vàm Cỏ, từ mật khu Ba Thu. Con đường nầy nếu kéo
ra thì dài lắm. Mật khu Ba Thu tiếp nối với vùng Mõ Vẹt, bên kia biên giới Việt
Miên. Về phía Đông, chúng có thể tiến về vùng Lương Hòa, Tỉnh Long An. Trong
trận đánh Tết Mậu Thân, từ mật khu Ba Thu, Việt cọng xâm nhập Phú Lâm, phía Nam
Saigon.
Nắm vững
các thông tin do địch cung cấp, ngay trong đêm, tôi điều động Thiếu Úy Lại Đình
Hợi, Trung Đội Trưởng Trung Đội 1, Chuẩn Úy Nguyễn Ngọc Lân, Trung Đội Trưởng
Trung Đội 2 và Chuẩn Úy Thanh, Trung Đội Trưởng Trung Đội 4, đưa quân đến bố
trí trên những con đường Xóm, hướng ra bờ ruộng phía sông Vàm Cỏ, trong các Xóm
Ấp để phục kích tiêu diệt đám cọng quân còn lại.
Địch
trúng kế chúng tôi. Chúng lọt ngay vào các vị trí phục kích, 4 tên du kích bị
bắn hạ, thêm 2 tên bị thương, số còn lại khoảng bốn năm tên, bán sống bán chết,
chạy thục mạng, ngược ra hướng Rạch Vàm Trảng.
Về hướng
tiến quân Đại Đội Thám Sát, sau khi thanh toán các chốt chặn của Việt cọng nằm
về hướng Tây Bắc Chợ An Hòa, Đại Đội tiêp tục tấn công vào Ấp Lò Rèn, trong lần
đọ trận này Đại Úy Đại Đội Trưởng Lưu Huyên, Thiếu Úy Hoàng, Trưởng Toán Thám
Sát và 6 Binh sĩ đã bị trọng thương bởi đạn B.40, về phía bọn
địch, chúng để lại 10 xác chết tại hiện trường, tịch thu được 5
súng AK, 2 cây B.40 và 1 trung liên nồi.
Trung Tá
Lân đã điều Đại Đội 2 lên thay Đại Đội Thám Sát, Đại Đội 2 đã rải quân phòng
thủ ở mặt hông sau của Nhà Thờ Tha La. Tại đây Đại Đội 2 cũng áp dụng chiến
thuật phục kích đêm, hạ sát tại chỗ 2 tên cán binh cọng sản, bắt sống được 2
tên, số còn lại cũng đã tháo chạy về hướng Sông Vàm Cỏ Đông.
Chặt đứt
xong xuôi các dây mơ rễ má. Bây giờ là đến số phận những tên “sanh bắc tử nam”
đang chiếm cứ trong Nhà Thờ. Hai Đại Đội cùng hợp đồng tác chiến. Đại Đội 2 là
lực lượng yểm trợ và tiếp ứng, rải quân bao quanh mặt sau địa phận Nhà Thờ. Đại
Đội 4 là lực lượng tấn công, sẽ lợi dụng đêm tối, đưa các Toán Thám Sát, men
theo các lùm cây, bụi tre, tiến sát đến chân tường Nhà Thờ, ẩn núp quan sát,
chờ lệnh. Các Trung Đội chia làm hai cánh, từ từ tiến lên trong các khu vườn
nhà dân, để đến nằm án ngữ ở con đường ngay trước mặt Nhà Thờ. Đúng 2 giờ sáng,
các Trung Đội bắt đầu khai hỏa, Việt cọng từ trong Nhà Thờ, từ hai gian nhà sau
nổ súng bắn trả. Các Toán Thám sát phát hiện vị trí địch, đã bò đến tung lựu
đạn triệt hạ. Sau hơn nửa giờ giao tranh. hơn một chục tên trong Nhà Thờ và hai
gian nhà sau không còn cựa quậy, 8 tên bị thương xin đầu hàng, một số rút lui
về phía nhà dân, sau lưng Nhà Thờ, nhưng cũng đã bị Đại Đội 2 án ngữ ở đó hạ
sát và bắt sống.
Chúng tôi
đem lại thanh bình cho Xóm Đạo. Tôi nhớ lại bài thơ của Vũ Anh Khanh:
“Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm Xóm Đạo
Có trái ngọt cây lành.
Tha La dâng ngàn hoa gạo,
Và suối mát rừng xanh …”
Giờ đây,
hết giặc, Khách không về thăm mà lại ra đi. Ngày chia tay, vị Linh Mục và Giáo
dân Tha La Xóm Đạo đã phối hợp cùng Trường Tiểu Học Trảng Bàng, với Cô Giáo
Tươi và Cô Giáo Sơn, con Ông Cụ nhà họ Ngô Đình phụ trách tổ chức ủy lạo, tặng
qùa cùng văn nghệ ca múa, do chính hai Cô và các học trò đồng trình diễn.
Một năm
sau, trên chiến trường Miền Đông Nam Phần, tại rừng Tân Uyên, vào một buổi
chiều mưa, dừng quân bên bờ Sông Bé, cạnh con đường mòn dẫn vào Chiến Khu D,
tôi bỗng nhớ về Cô Giáo Tươi của Trường Tiểu Học Trảng Bàng ngày ấy. Trong
ba lô, tôi vẫn còn giữ kín những lá thư Cô đã viết cho tôi.
Bao tháng
năm lăn lộn trên chiến trường, thư đã cũ, giấy đã ngã sang màu vàng. Tôi bâng
khuâng hồi nhớ những ngày ở Tha La Xóm Đạo, tôi lấy thư ra xem và rồi mấy câu
thơ tôi từng yêu thích mấy năm trước lại hiện về:
“Đường mòn trơn ướt đất hành quân.
Nhưng không ướt những
trang thư,
Của người em gởi
người anh chiến sĩ.
Trong đêm dải chiến địa,
Buồn trong những chiều mưa.
Những chiều mưa đau tủi
giận hờn….”
Đau tủi,
giận hờn….?
Tươi ơi
! Cho tôi gởi một lời tạ lỗi và xin hãy quên tôi !!
Trích Tàn Cơn Binh Lửa (13)
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment