Sống Và Chết Ở Sài Gòn – Phần
25
Trên Cali, dưới
lại Cali..
Ai đem nhân ngãi tôi đi đằng nào?”
Tập truyện “SAIGON-CALI, 25 năm gặp lại” của Thuyền Trưởng Văn Quang, viết ở Sài Gòn năm 2000, nhà xuất bản Tuổi Xanh ấn hành, gợi cho tôi nhớ Sài Gòn; từ nhớ thương Sài Gòn, tôi nhớ lại nhũng câu tôi gọi là “Phóng Dao” – Phóng tác Ca Dao – tôi làm những năm 198I, 1982, những năm đen hơn mõm chó, đen hơn cái Lá Đa Ca Dao, tôi sống rách hơn cái mền Sakymen ở Sài Gòn. Những năm ấy…
Ngẩn ngơ giữa một rừng cờ đỏ
Tôi sống đìu hiu bốn khoảnh tường.
Đời không hoa bướm, không tình, bạn,
Không tiếng chim buồn hót vẩn vương
Có những đêm tàn choàng tỉnh giấc,
Ai khóc sao mình gối đẫm sương…
Có những đêm tôi khóc trong khi ngủ, bồi hồi tỉnh giấc thấy mặt gối ẩm nước mắt, những ngày tháng tuyệt vọng ấy. tôi làm thơ:
Muối nào bào dạ xót sa,
Dao nào cắt trái tim ta đêm ngày?
Khóc trong giấc ngủ nào hay,
Tỉnh ra sao thấy gối này đẫm sương!
Anh nghe ở cuối canh trường
Tiếng Em khóc tự mười phương vọng về.
Còn Em, trong mộng, trong mê
Có nghe má lạnh tái tê giọt sầu?
Có nghe trên tóc phai mầu
Lệ anh ướt nửa mái đầu không Em?
Không có người đàn bà nào yêu thương tôi bỏ Sài Gòn đi sống ở nước ngoài, tôi cũng tưởng tượng là có. Có để tiếc thương, để than thở kẻ ở, người đi, não nùng sinh ly, tử biệt, để mần thơ thương nhớ. Thực ra tôi không thương nhớ người mà tôi thương nhớ Tự Do. Vì vậy những năm tháng buồn hai mươi mùa thu trước ở Sài Gòn đầy cờ đỏ, sao vàng, tôi mần thơ vung xích chó, tôi mần những bài “Phóng Dao” phóng tác Ca Dao, như:
“Trên Cali, dưới lại Cali
Ai đem nhân ngãi tôi đi đằng nào.
Đường xa tôi ngại Ngô, Lào.
Ai đem nhân ngãi tôi vào Cali…”
“Bà già đi Chợ Cầu Bông,
Bói xem vượt biển, lấy chồng, lợi chăng?
Ông thầy gieo quẻ, nói rằng:
Lợi thì còn lợi nhưng năng ở tù“.
“Ai lên Cao Thắng, Đại Đồng
Hỏi thăm cô Tú có chồng hay chưa?
Có chồng năm ngoái, năm xưa
Bẩy nhăm chồng chạy nên chưa có chồng“.
“Muốn tắm mát thì lên ngọn con sông đào,
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh
Em đi anh ở lại thành,
Muốn đi nhưng giấy thông hành chưa cho.
Nằm suông mộng biển, mơ hồ,
Tiền đò ngại tốn, con đò ngai xa.
Em đi anh ở lại nhà,
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm“.
“Anh về đất bãi đi câu
Bỏ cha, bỏ mẹ, lên tầu bỏ em“.
“Muốn mau thì chịu đò đông
Em muốn sang Mỹ lấy chồng thì chui“.
Đi không được, tôi mần phóng dao trách người đi:
“Sài Gòn cách mấy nắng mưa
Người đi nhớ đã, quên chưa Sài Gòn?
Hẹn nhau biển cạn, non mòn,
Sao Em lại bỏ Sài Gòn Em đi!
Sài Gòn có phụ Em gì,
Yêu nhau rau muống, khoai mì vẫn vui.
Ầu… ơ… Ví dầu tình bậu muốn chui,
Bậu gieo tiếng hủi cho cùi, bậu dông!”
Phóng dao Lẩy Kiều:
“Cali cách mấy nắng mưa
Có khi vòng bụng đã vừa người ôm!”
Phóng dao than thân:
“Nằm đây thép rỉ, son mòn,
Cái đi mất mát, cái còn lần khân.
Mày ai trăng mới in ngần?
Phấn thừa, hương cũ bội phần xót sa.
Em ơi… Đất rượu, trời hoa
Ở lòng em, ở lòng ta còn gì?
Để giờ lủi thủi người đi,
Mai chiều quạnh quẽ tà huy, ta buồn.
Thuyền người khuất bến giang thôn,
Biết em chớp biển, mưa ngưồn ở đâu!”
Phóng dao bi thảm, Ca dao Trung bộ có câu:
“Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em“.
Gia đình anh thanh niên trong câu ca dao này coi bộ chia rẽ: ông bố ở Bình Định, bà mẹ ở Phú Yên. Tôi phóng dao thành:
“Anh về Bình Định mất cha,
Phú Yên mất mẹ, Khánh Hòa mất em“.
Phóng dao, chỉ trong hai câu, diễn tả cảnh thê thảm đầy chết chóc của cuộc nhân dân ta chạy giặc cộng sản ở miền Trung tháng Hai, tháng Ba năm 1975.
Phóng dao cay đắng:
“Lầu nào cao bằng Lầu Ông Chánh,
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông?
Anh thương Em từ thưở mẹ bồng.
Bây giờ sang Mỹ lấy chồng bỏ Anh“.
“Ngày xưa Anh hẹn Em rằng
Đâu hơn Em lấy, đâu bằng, đợi Anh.
Em đi Anh ở lại thành,
Năm năm hồng nhạn vắng tanh chẳng về.
Anh yêu Em từ thưở mô tê,
Không hề bóc lá, không hề bẻ nha.
Bóc lá sợ Em mau già,
Bẻ nha sợ nữa ra là mía lau.
Bây giờ Em lấy chồng đâu,
Để thương, để nhớ, để sầu cho Anh“.
Có những Phóng dao sầu thương ra rít:
“Mất Em đã sáu năm trời
Khóc thì vô ích mà cười vô duyên.
Nhớ Em như bến nhớ thuyền,
Trông Em đã sáu năm liền vẫn trông.
Em đi biền biệt tin hồng,
Quên Anh hay đã có chồng mà quên?”
Quên Anh hay đã có chồng mà quên..?! Mèn ơi… Bi thảm quá đi chứ? Tự nhiên quên anh hay có chồng mà quên anh thì cũng là quên anh, nhưng anh cay cú anh phải hỏi cho ra. Không phải chỉ bi thảm suông mà là bi thảm quá chời, quá đất! Nếu tôi không viết những lời trên là Phóng Dao do tôi phóng, có thể có bạn nghĩ rằng đó là Ca Dao. Như:
“Vắng mình ta vẫn hỏi thăm
Chốn ăn thì biết, chốn nằm thì không.
Vắng mình ta nhớ, ta trông.
Quên ta hay đã có chồng mà quên?”
Ăn thì biết rằng ở Mỹ em ăn Hămbalyhe, xin lỗi, em ăn Hămbướcgơ, Hótđoóc, nhưng em nằm với ai ở Mỹ thì anh hổng piết. Vì vậy mới có théc méc đau thương: “Chốn ăn thì biết, chốn nằm thì không“. Cũng là phóng dao ghi lại một thời.
“Mình về xa tận Iu-Za
Muợn mình làm mối cho ta một người,
Một người ba chín, bốn mươi,
Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình“.
Đấy là Phóng Dao Công Tử Hà Đông Thành Hồ 1982, Phóng Dao Công Tử Hà Đông Rừng Phong 2002 đổi tí chút là:
“…Một người năm chín, sáu mươi,
Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình“,
Tôi mần những câu Phóng Dao trên trong những năm 1982, 1983. Hai mươi năm sau, hôm nay nhớ lại, viết lại, tôi không biết trong chúng có bao nhiêu phần ca dao, bao nhiêu phần tôi phóng tác, có những câu tôi biết đó là ca dao tôi chỉ đổi đi một hai tiếng – đổi càng ít tiếng mà thay đổi được nghĩa mới là khéo, mới là hay – có những câu tôi không biết rõ đó là ca dao hay là do tôi làm theo ca dao.
Nếu bạn vượt biên, tôi chắc những câu Phóng Dao này sẽ làm cho bạn cảm động:
“Em đi đừng nhắc Em nhiều,
Kẻo Em thương nhớ, chiều chiều Em đau.
Em đi đừng nhắc Em lâu,
Kẻo Em thương nhớ, Em đau chiều chiều“.
Đứt ruột, phải không bạn? Sài Gòn có gì lạ không Em? Sài Gòn có một ngàn chuyện lạ. Một trong những chuyện lạ Sài Gòn, chuyện đặc biệt Sài Gòn là chuyện Người Sài Gòn vượt biên những năm từ 1976 đến 1990. Phong trào Vượt Biên lên đến đỉnh cao trong những năm 1980-1985. Biết bao nhiêu người chết thê thảm trong biển đông? Ước lượng vu vơ, chủ quan thôi. Không bao giờ ta biết đích xác con số người Việt chết chìm dưới biển trên đường bỏ nước ra đi tránh nạn cộng sản.
Thời gian qua đi. Những vết thương lên sẹo hoặc còn đó nhưng bị quên lãng. Chỉ còn những lời Phóng Dao ghi lại chuyện một thời:
“Em đi Anh nắm cổ tay,
Anh hẹn câu này, Em chớ có quên:
Đôi ta đã có lời nguyền
Lấy ai thì lấy, đừng quên gửi đồ“.
Hoặc:
“Đôi ta đã có lời nguyền
Chớ xa xôi mặt mà quên gửi đồ“.
“Dùng dằng khi bước chân ra
Cực trăm nghìn nỗi, chui ba bốn lần”.
“Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con ra biển kiếm tầu mẹ chui”.
Nhớ thương người đi mãi rồi oán hận người đi:
“Anh dại anh chẳng chịu đi,
Em khôn Em ở Cali em về.
Cali thì mặc Cali,
Em li cho lắm thì đì em teo“.
Câu Phóng Dao trên phóng từ câu Ca Dao Dân Tộc trong “Tục Ngữ – Phong Dao” Nguyễn Văn Ngọc. Nguyên câu ca dao là:
“Chị dại chị ở trong hồ,
Em khôn em ở kinh đô em về.
Kinh đô thì mặc kinh đô,
Em đi cho lắm thì đồ em tan“.
Từ câu Ca Dao nguyên bổn lề lối dân tộc đó những năm 80 tôi buồn, ngoài câu về Cali trên đây tôi phóng tác ra một lô Phóng Dao “Anh dại, Em khôn”:
“Anh dại anh chẳng chịu đi,
Em khôn em ở Pa-ri em về.
Pa-ri thì mặc Pa-ri,
Em ri cho lắm thì đì em đoi“.
“Anh dại anh chẳng chịu đi
Em khôn em ở ĐiXi em về.
ĐiXi thì mặc ĐiXi,
Em xi cho lắm thì đì em đen“.
“Anh dại anh ở Thành Hồ,
Em khôn em ở Niu O em về.
Niu O thì mặc Niu O,
Em o cho lắm thì đồ em tan“.
Trong tất cả những câu Phóng Dao Anh dại, Em khôn, Công Tử Hà Đông đắc ý nhất là câu:
“Anh dại anh ở Thành Hồ,
Em khôn Em ở Liên Xô Em về.
Liên Xô thì mặc Liên Xô
Em đi với Cộng thì đồ Em hôi“.
Công Tử Hà Đông mang mặc cảm tự ty dân tộc nhược tiểu, bị trị, tức bị ngoại nhân đô hộ, bị khinh bỉ, bị bóc lột, chậm tiến, nghèo rách, lại thêm cay đắng vì chuyện những người đàn bà đẹp Việt Nam chê đàn ông Việt, các nàng lấy chồng Tây, Tầu, Nhật, Mỹ, lấy luôn cả Phi, Đại Hàn, mặc cảm tự ty ấy khiến Công Tử mần phóng dao cay cú:
“Em chê xe đạp anh hèn,
Xe anh có cả cái đèn đi-na-mô.
Em mê nó có ô tô,
Em ô cho lắm thì đồ em đen“.
“Thấy anh gầy ốm em chê,
Em ham nó bự, em mê nó giầu.
Chắc rằng đâu đã hơn đâu,
Cầu tre vững nhịp hơn cầu bê-toong“.
Năm 1975, nó đi bộ, nó leo, nó trèo cầu tre, cầu khỉ mà nó thắng, bọn đi trực thăng, ô tô, cầu sắt, cầu bê-toong, quăng súng bỏ chạy có khói.
Tự ái dân tộc dồn dập, Công Tử đi một đường lý sự cùn:
“Thấy anh gầy ốm em chê.
Em ham nó bự, em mê nó dài.
Chắc rằng ai đã hơn ai,
Khẳng khiu dai sức bằng hai mập lù“.
Cay cú thì hung hăng con bọ xít, phóng dao loạn cào cào cho sì bớt bất mãn thôi, thực ra trong lòng Công Tử Hà Đông, cũng như cả triệ anh Mít Con Trai Bà Cả Đọi khác, vẫn thấy mình thua kém người. Ca dao có câu;
“Chồng người đi ngược, về xuôi,
Chồng em xó bếp đầu b… dính tro”
Công Tử Hà Đông phóng dao:
“Chồng người đi Mỹ, về Tây,
Chồng em xó bếp đầu chày chấm than“.
Biết mình thua kém người nhưng vẫn làm ra vẻ bất cần kiểu “Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn“, vẫn vênh váo “Con Lạc, cháu Hồng, bốn nghìn năm văn hiến”. Ca dao có câu:
“Cơm ngày hai bữa một niêu,
Tội gì bắt ốc cho rêu bám l…”
Ra cái điều mình ăn ít, nhu cầu mình ít, mình vất vả kiếm ăn làm quái gì. Đàn bà Bắc Kỳ ngày xưa – chắc ngày nay cũng chẳng khác gì mấy – mặc váy, khi lội xuống ao mò cua, bắt ốc, xắn váy lên cho khỏi ướt, nước mấp mé đến háng nên bị rêu nó bám, có nơi gọi là vạm, vào chỗ đó. Đây là phóng dao:
“Cơm ngày hai bữa nửa niêu,
Tội gì bắt ốc cho rêu bám l..
Cơm ngày hai bữa nửa lon,
Tội gì sang Mỹ cho l… dính bơ“.
Bốn câu Phóng Dao trên có thể đổi mấy tiếng mà vẫn thanh, vẫn giữ nguyên ý nghĩa:
“Cơm ngày hai bữa nửa niêu,
Tội gì bắt ốc cho rêu lám bồn.
Cơm ngày hai bữa nửa lon,
Tội gì sang Mỹ cho bồn dính lơ“.
Và Công Tử đề cao cái gọi văn huê là tình tự dân tộc, giá trị dân tộc:
“Cam ngọt cam của người ta.
Quýt chua nhưng cả cây là của em.
Xứ người những chả cùng nem,
Món quê dưa muối có thèm môi ai?
Em đói thì em ăn khoai,
Con Việt thì đẻ, con lai thì đừng“.
Những năm 80 vất vả ở Thành Hồ, Công Tử Hà Đông nghĩ rằng người Việt ở Mỹ đẻ con Việt thuần túy tốt hơn, hay hơn là đẻ con lai, hai mươi năm sau sang Mỹ Công Tử sáng mắt, sáng lòng, thấy rằng người Việt ở Mỹ đẻ con thuần Việt hay lai Mỹ, lai Sì, lai Tẫu, lai gì cũng vậy thôi, chúng sẽ thành Mỹ hết.
Những năm 80 ở Thành Hồ, cay cú vì không được sang Mỹ, Công Tử Hà Đông làm phóng dao rè bỉu đời sống ở Mỹ:
“Lương Mỹ được mấy trăm đồng?
Dầm sương, giãi tuyết, má hồng nàng phai.
Đi lắm thì vú nàng quai.
Chẳng thà ăn sắn, ăn khoai Thành Hồ.
Nàng đói thì nàng bán đồ,
Để anh cơm nước, chăm lo cửa nhà.
Riêu cua nàng chan cơm cà,
Nàng mà đau bụng thì đà có anh.
Nàng còn xẻo đất trồng hành,
Anh trui cá lóc nấu canh tập tàng.
Cá lóc còn ở trong hang,
Cái rau tập tàng còn ở ruộng sâu.
Thương nàng anh chuốt cần câu
Ngoắc con cá lóc nấu rau tập tàng“.
“Hôm nay đám cưới người ta. Tại sao Sơn nữ Phà Ca lại buồn?” Người ta bắt tay nhau, người ta vui vẻ bàn chuyện tương lai của người ta, tại sao sống an nhàn, yên ổn ở Rừng Phong, Xứ Mỹ, Công Tử Hà Đông lại buồn? Không buồn sao được! Cả triệu linh hồn những người anh em tôi đã chết đang đi lang thang giữa những đường phố Sài Gòn trong những ngày oan khuất này, có dòng suối máu tươi từ ngọn đồi trước 1975 là Nghĩa Trang Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa chẩy ra xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, bên dòng suối máu đó là dòng suối nước mắt của các bà mẹ tôi, những bà chị tôi. Ở Washington D.C. bức tường đen ghi tên 58,000 chiến binh Mỹ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam bị rạn nứt trong đêm qua… Năm hết, Tết đến, sống buồn ở xứ người tôi buồn nhớ thành phố Sài Gòn đã mất của tôi qua mấy câu Phóng Dao tôi làm ở Sài Gòn hai mươi năm xưa…
Tôi viết bài gửi ra nước ngoài nhiều nhất trong hai năm 1982, 1983. Tôi nhớ những năm ấy tôi gửi bài viết linh tinh cho từng này người:
Cô Phương Hương, Paris, Pháp.
Trần Tam Tiệp, Paris, Pháp.
Hồ Anh, tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, Hoa Kỳ.
Nhất Giang, Cabramatta, Úc.
Viết bài gửi đi, nhiều khi tôi bâng khuâng nghĩ đến chuyện không biết thư mình có đi thoát, có đến tay người mình gửi hay không? Một trong những sung sướng của tôi là được đọc bài viết của mình in trên trang giấy, sáng sủa, sạch sẽ, gọn gàng. Trong nhiều năm ở Thành Hồ, tuy vẫn viết bài gửi đi, tôi không hưởng được cái lạc thú ấy. Có lần tôi viết dặn ông chủ nhiệm Văn Nghệ Tiền Phong:
-…Anh viết về cho tôi biết anh nhận được bao nhiêu bài của tôi, ngày nào. Anh viết “áo hoa” là tôi hiểu.
Ông chủ nhiệm Văn Nghệ Tiền Phong làm đúng lời tôi yêu cầu. Tôi nhận được thư ông từ Hoa Kỳ gửi về:
-…Tôi nhận được ngày… hai áo hoa anh gửi, ngày… hai áo hoa nữa…
Đọc thư tôi thở hắt ra. Công an ViXi nó không đọc thư này thì thôi, nó mà đọc là nó biết tỏng tòng tong cái gọi là “áo hoa” này là cái gì. Bất cứ người dân Thành Hồ nào cũng có thể gửi áo hoa sang Tây, sang Mỹ, sang Úc, sang Ăng-lê (những năm đầu 80 có phong trào người Thành Hồ gửi những sấp hàng may áo dài cho thân nhân ở nước ngoài, những sấp hàng này được vẽ hoa nên gọi tắt là áo hoa), riêng anh Con Trai Bà Cả Đọi, anh em cùng vợ với Công tử Hà Đông, thì không thể. Cái gọi mánh “áo hoa, áo hoét” trong thư này chỉ là những bài viết phản động của anh thôi.
Khi công an Việt Cộng nghi, mở cuộc theo dõi, họ rất dễ tìm ra bằng chứng về tội trạng của những người bị nghi phạm tội. Chúng tôi cứ viết, cứ gửi đi, cứ nhận thư về ngay nhà mình, một năm rồi hai năm. Cứ như vậy không thay đổi. Chuyện bại lộ và bị bắt là chuyện không thể tránh được.
Công an Việt Cộng chặn thư, mở thư xem, có thư họ lấy luôn, có thư họ chụp photocopy rồi để lại vào phong bì, gửi đến người nhận. Có những đêm nằm trằn trọc trên căn gác nhỏ Ngã Ba Ông Tạ, tôi xem lại lá thư mới nhận, lo âu khi thấy rõ vết phong bì thư bị mở ra, dán lại. Tôi sợ hãi khi thấy những triệu chứng tôi sắp bị bắt lại. Nghe nói ở đời này có những người không ngán sợ tù đày, tôi không ở trong số những người đó. Tôi sợ tù đầy. Tôi đã nằm tù một lần hai mùa lá rụng, tôi đã biết thế nào là sự bẩn thỉu, nỗi buồn chán ghê rợn của cuộc sống trong tù. Những tháng giữa năm 1977, 1978, khi bị bắt lần thứ nhất, tôi nằm 12 tháng 2 ngày một mình còng queo, vò võ, buồn và nóng ruột nhiều khi muốn phát cuồng, trong hai xà-lim – văn huê kiểu Việt Cộng là biệt giam và ca sô – số 15 khu B và số 6 khu C 1 Nhà Tạm Giam số 4 Phan Đăng Lưu, tôi bắt chước thi sĩ Trần Văn Hương làm thơ:
“Đã buồn cho nó buồn luôn
Vào tù xem mặt tù buồn ra sao
Vào tù mới rõ thấp cao
Buồn tù chẳng có buồn nào buồn hơn
Vào tù mới rõ nguồn cơn
Buồn nào thì cũng chẳng hơn buồn tù“.
Nhân nhắc đến những năm 1977, 1978, tôi nằm xà lim ở Số 4 Phan Đăng Lưu, xin nhắc lại một vài kỷ niệm:
Trước hết là anh Nguyễn Mạnh Côn, một trong những ông đàn anh văn nghệ của tôi. Anh bị bắt trong chiến dịch càn quét văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn tháng Ba năm 1976.
Một chiều thứ bẩy, tháng Chín năm 1977, tôi vào xà-lim số 15 khu B Nhà Giam số 4 Phan Đăng Lưu. Khoảng 10 giờ sáng Chủ nhật hôm sau, tôi nhìn thấy anh Nguyễn Mạnh Côn.
Anh ở phòng tập thể số I khu B ngay trước dẫy xà lim trong có tôi. Chủ nhật, cai tù mở cửa phòng giam cho tù ra sân ngồi phơi nắng chừng nửa giờ. Tù phòng này được ra nửa giờ, trở vào phòng rồi mới mở cửa phòng tù khác.
Anh Côn ngồi xa tôi chừng 15 thước. Anh bận bộ bà ba nâu. Người tù nào da dẻ cũng xanh mướt như tàu lá chuối non. Anh Côn tóc bạc, râu bạc. Buổi sáng hôm ấy tôi mới vào tù, tôi bồi hồi nhìn ông đàn anh của tôi qua ô cửa gió nhỏ bằng quyển sách trên cửa xà-lim. Hình ảnh anh Côn gầy yếu trong bộ bà ba nâu ngồi trong nắng trước cửa phòng tù số I khu B Nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu hai mươi mùa thu trước sáng nay trở về ẩn hiện trước mắt tôi…
Anh Côn mua lại căn nhà lầu của Phạm Duy trong cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận. Vì anh chưa trả hết tiền, nên Phạm Duy chưa sang tên nhà cho anh, 30 tháng Tư đến, Phạm Duy đi mất, anh chị Côn chưa chính thức làm chủ căn nhà. Tôi không biết anh chị Côn gặp khó khăn như thế nào vì căn nhà chưa sang tên này. Việt Cộng theo lời dạy của thánh tổ Lê-nin, tịch thu hết “tài sản của những kẻ bỏ trốn ra nước ngoài”.
. . .
Tôi vào tù được chừng bẩy ngày, được nói qua, nói lại với anh Côn vài câu ngắn ngủi, rồi tôi ngàn thu vĩnh biệt anh. Một tối nằm trong xà lim, tôi nghe có tiếng lịch kịch mở cửa sắt, tiếng gọi tên bên ngoài. Cánh cửa gió nhỏ ở trên xà lim lúc ấy bị đóng lại để người tù biệt giam không nhìn ra được, không biết có chuyện gì xẩy ra bên ngoài. Đây là cuộc chuyển trại. Những người tù được, hay bị chuyển đi, thường là sang Chí Hòa hoặc lên trại cải tạo, được gọi ra tập trung vào một hai phòng, chờ lên xe đi. Anh Côn đi khỏi số 4 Phan Đăng Lưu trong đêm hôm đó.
Nhiều đêm nằm trằn trọc trong xà lim đèn lờ mờ, tôi gợi ký ức nhớ lại đủ thứ chuyện. Tôi hình dung lại căn nhà của gia đình tôi ở Hà Đông. Tôi sắp xếp đồ đạc ở trong nhà: cửa sơn mầu nâu gụ, ngay bên cửa ra vào là hai cái ghế, bộ sa-lông Tàu kê ở giữa nhà, rồi sập gụ, tủ chè, hoành phi, câu đối, chiếc đồng hồ quả lắc treo cạnh cái đầu trâu rừng đắp bằng đất nung, cặp sừng là sừng thật, sản phẩm của nhà thủ công nghệ Hà Đông, cây súng săn Ca-líp Xe-giờ của thầy tôi đặt trên cái giá sừng hươu trên tủ chè…
Và tôi nhớ lại cuộc giao tình của tôi với anh Côn. Như tôi đã viết, trong số những người viết trẻ từng thân với anh Côn như Nguyễn Đình Toàn, Duyên Anh, Trần Dạ Từ, chỉ có tôi là “bạn đồng sàng, đồng bàn đọi” với anh Côn.
Anh Côn có bàn thờ Cô Ba tại gia nhưng anh thích đi hút ở tiệm hơn. Anh hút nhiều, tự làm thuốc lấy vất vả, mất thú. Ít khi anh tiếp ai ở bàn đọi của anh. Đi hút ở tiệm quá đô rồi về nhà anh vẫn đốt đèn làm vài bi để chị Côn yên trí là anh không hút ở tiệm.
Tôi được anh tiếp tại bàn đọi ở nhà mấy lần. Anh bảo tôi:
– Vợ tôi bà ấy nói tội nghiệp cậu. Tôi nói “Nó kiếm được tiền, sợ quái gì”. Vợ tôi nói: “…Nhiều hay ít thì rồi cũng vất vả như anh thôi…”
Anh Côn mất khoảng năm 1979 trên trại cải tạo Xuyên Mộc, chị Côn mất khoảng năm 1990 tại thành Hồ. Anh chị có hai con trai. Cháu lớn ở với vợ con trong căn nhà anh chị mua lại của Phạm Duy ở cư xá Chu Mạnh Trinh. Cháu thứ hai sống với vợ con ở Houston, Texas.
Anh Côn là đại biểu Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội trong Quốc hội thứ nhất của ta sau năm 1945. Anh nói:
– Năm ấy, chúng tôi làm một bản tổng kết tình hình đất nước sau chiến tranh. Bản tổng kết có kể nạn đói năm Ất Dậu làm đồng bào ta chết đầy đồng, đầy đường. Chúng tôi quyết định để là hai triệu người chết. Đâu có làm thống kê được mà biết chắc con số người chết vì không có ăn trong năm ấy là bao nhiêu. Con số hai triệu do chúng tôi đặt ra trở thành số liệu lịch sử.
Khi tôi và anh Côn chơi ở tiệm Đ.Q. hẻm trường Đại học Vạn Hạnh cạnh cầu Trương Minh Giảng, anh Triều Đẩu cũng hay lui tới đây. Anh Triều Đẩu là tác giả tiểu thuyết phóng sự “Trên Vỉa Hè Hà Nội” đăng trên Tạp chí Thế Kỷ xuất bản khoảng năm 1952, 1953 ở Hà Nội. Tôi đọc “Trên Vỉa Hè Hà Nội” của anh Triều Đẩu thấy anh viết thật hay, giọng văn có duyên, hóm hỉnh, hấp dẫn. Một phần nhờ đọc “Trên Vỉa Hè Hà Nội” mà tôi nẩy ra ý bắt chước, viết cái gọi là phóng sự tiểu thuyết tếu “Ông Tây, Bà Đầm“, “Bà Lớn“, “Yêu Tì“, đưa ra những nhân vật không giống ai và không ai giống như ký giả Cuốc Tô, bà Zô-zan Chủ tịch hội Lát-Sốt-sì-sần, Cập-pi-tên La Lô, ông Đội Đèn, chị em Ngọc Tũn ái nữ ông Lang Toe, có thế võ Kim kê áp noãn thần sầu quỷ khốc không nam cao thủ võ lâm nào chịu nổi.
Anh Triều Đẩu là công chức, anh không phải là người viết chuyên nghiệp. Anh nghiên cứu tử vi và giải số tử vi nổi tiếng. Cung cách tử vi của anh có mục gọi là “Thất sát triều đẩu” nên anh lấy bút hiệu là Triều Đẩu. Bút hiệu thật hay và đặc biệt. Bên bàn đọi, anh xem tử vi cho nhiều người. Tôi đích thân chứng kiến vài chuyện anh chỉ căn cứ vào tên mấy ngôi sao trên tờ giấy mà gọi ra đời tư người ta đúng vanh vách. Đơn cử một chuyện:
Anh bạn Đại úy hít tô phê nhờ anh Triều Đẩu xem giùm lá tử vi đã lập thành. Giải linh tinh một hồi, không có gì quan trọng, thầy nói:
– Theo lá số này, thì chị vợ của anh đã có một đời chồng.
Đại úy cười gượng:
– Thưa nhân tình, nhân bánh thì chắc có, chồng thì chưa…
Tôi nghe anh Triều Đẩu nói:
– Tôi nói là đã có một đời chồng kia. Nếu không phải thì tôi đoán sai, tôi xin lỗi.
Thầy xin lỗi và thầy không giải nữa.
Đại úy bèn nhận là vợ mình đã có một đời chồng và xin thầy giải tiếp. Sau đó, tôi được nghe một ông Đại úy khác, cũng trong hội hít tô phê, kể tại bàn đọi này:
– Vợ nó là nữ trợ tá, bị thằng Thiếu tá trưởng phòng nó chơi. Nhưng thằng trưởng phòng đã có vợ con rồi, nó lấy ít lâu nó buông, nó làm mối em cho tên này lúc ấy mới là Thiếu úy. Chuyện ấy anh em trong Nha tôi ai mà chẳng biết….
Tôi kể lại chuyện xưa tích cũ để nói về tài giải đoán tử vi của anh Triều Đẩu. Anh đã qua đời ở Thành Hồ. Tôi chỉ théc méc một điều: coi tử vi cho anh Côn và tôi, anh Triều Đẩu nói cả hai chúng tôi đều có hậu vận êm đềm, càng ngày càng có tiếng, sống lâu lên lão làng, địa vị bền vững…
Lời anh tiên đoán về hậu vận của chúng tôi chắc chắn là đúng nếu chúng ta không bại trận, nếu quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đứng vững. Nhưng chuyện xảy ra cho tôi thấy cuộc đời anh Nguyễn Mạnh Côn hoàn toàn khác với lời giải của anh Triều Đẩu. Trước năm 1975, làm sao tôi có thể tin nếu có người nói: “Anh Nguyễn Mạnh Côn, anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt sẽ chết thảm thiết trong tù, các tướng lãnh, sĩ quan của ta sẽ đi tù hết…”
Tôi không tin nếu có người nói như thế, nhưng sự thực là chẳng có ai, kể cả những ông bà thầy bói mù lẫn bói sáng nói một câu như: “Coi chừng. Đến năm 1975 tử vi của ông đi vào đại hạn đen hơn mõm chó mực. Ông bị mất chức, mất nhà, mất cả vợ, ông bị đi tù…” Có một thời, những năm đầu của thập niên 70, từ ông Tổng thống đến ông Tống thư văn, từ vị Đại tướng đến những vị Hạ sĩ, Trung sĩ của Quân Lực Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, tất cả đều mê tín tử vi, xem tử vi lu bù kèn. Tử vi hậu vận của vị nào cũng sáng hơn gương Tầu, quan văn, quan võ đều thăng quan tiến chức, tả phù, hữu bật, nhà buôn nhất bản vạn lợi, phúc lộc dồi dào. Đùng một cái, Việt Cộng nó kéo vào Sài Gòn. Banh ta lông tú lơ mo. Tử vi, tử véo của anh nào cũng có sao Quả Tạ đồng cung với sao Bị Gậy…
Anh Chu Tử Chu Văn Bình chết trên tầu Việt Nam Thương Tín khi tầu trên đường ra cửa biển, anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt chết trong nhà tù Chí Hòa, anh Nguyễn Mạnh Côn chết trong trại cải tạo Xuyên Mộc.
Tôi được nghe anh em kể anh Côn chết vì anh tuyệt thực đòi Việt Cộng phải trả tự do cho anh. Không biết vì sao anh nghĩ rằng án tù của anh chỉ là ba năm và anh đã ở tù đủ ba năm, anh đòi Việt Cộng phải trả tự do cho anh. Bọn cai tù Xuyên Mộc làm lơ, người tù chính trị Nguyễn Mạnh Côn tuyệt thực phản đối.
Cai tù Việt Cộng học cách đàn áp tù nhân của đàn anh Nga Cộng, Tầu Cộng, chúng đối phó tàn ác khủng khiếp với những người tù dám công khai chống đối bạo quyền của chúng. Chúng đàn áp thẳng tay những người tù đó để trấn áp những người tù khác. Người tù nào không chịu làm khổ sai là bị chúng nhốt phòng tối, trần truồng, không mùng mền, không chiếu, ăn cơm nhạt, không được tắm rửa… Chúng nhốt cho chết luôn. Người tù sống sót chỉ được thả ra sau cả chục lần van xin bằng miệng, bằng đơn từ. Trong hai mươi năm tôi sống ở Thành Hồ, trong số có tám năm trong tù, tôi nghe nhiều chuyện tù chính trị tuyệt thực và người tù tuyệt thực nào cũng bị cai tù cộng sản giết, cai tù cộng sản hành hạ người tù dám tuyệt thực bằng cách không cho người tù uống nước cho đến chết luôn. Người tù nào tuyên bố tuyệt thực là chúng bắt phải chết bằng cách không cho nước uống. Khi người tù hỏi nước, chúng tỉnh queo và tàn nhẫn nói: “Không chịu ăn, sao còn đòi uống? Cho chết luôn…”
Nghe nói người ta có thể nhịn ăn và lả dần cho đến chết, nhưng không sao có thể nhịn uống được. Bằng chứng là những năm Sài Gòn bát nháo từ 1965 đến 1970 có nhiều tu sĩ đến trước dinh Độc Lập để tuyệt thực, với những bình nước sâm Cao Ly thượng hảo hạng do các nữ đệ tử cúng dường. Ở trại cải tạo Xuyên Mộc, anh Côn tuyên bố tuyệt thực đòi tự do, bọn cai tù không cho anh uống nước cho đến lúc anh chết.
Từ Nhà giam số 4 Phan Đăng Lưu, tác giả “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử“, “Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn“, “Mối Tình Mầu Hoa Đào“, “Tình Cao Thượng“, “Hòa Bình… Nghĩ Gì…? Làm Gì…?” bị Việt Cộng đưa lên trại cải tạo Xuyên Mộc, Bà Rịa. Anh đến đó và nằm lại vùng rừng già ấy.
Hận thù nào rồi cũng qua đi với thời gian. Mai sau dầu có bao giờ… con cháu chúng ta đọc những trang sử ghi lại những hận thù, những đau thương của ông cha chúng trong nửa cuối thế kỷ thứ 20 đầy máu và nước mắt, chắc sẽ phải ngạc nhiên khi thấy ông cha chúng giết nhau, thù hận nhau quá đỗi. Khi sống trong tù, mắt nhìn thấy những người bạn tù chết thảm thương, tôi vẫn nghĩ các bạn tôi chết, tôi cũng có thể chết như họ. Tại sao không phải là Hoàng Hải Thủy chết cứng trên nền xi măng xà lim Nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu mà lại là Dương Hùng Cường, tại sao hôm nay lại không phải là Dương Hùng Cường ngồi viết ở Rừng Phong Virginia kể lại cái chết thê thảm trong xà-lim của Hoàng Hải Thủy?
Tôi mượn lời văn sĩ Elie Wiesel để diễn tả tâm trạng tôi khi tôi viết những trang này. Elie Wiesel người Do Thái, sinh trưởng ở Romania, hiện sống trên đất Hoa Kỳ. Ông lúc trẻ bị Đức Quốc Xã bắt vào trại tập trung cùng với gia đình ông, ông sống sót nhưng cha mẹ ông, anh chị em ông bị chết hết. Ông viết nhiều về thảm họa dân Do Thái ở Âu Châu bị Đức quốc xã giết hại trong thế chiến thứ hai. Ông được tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1986. Đây là lời Elie Wiesel:
“Tôi không có quyền tha thứ cho bọn giết người về cái tội chúng đã giết sáu triệu người Do Thái. Quyền tha thứ hay không là ở những người đã chết“.
Trước 1975 cuộc đời tôi thật hiếm những lần đi đưa đám ma bạn, nói cách khác trước 1975 các bạn tôi qua đời rất ít. Chỉ có hai anh Nguyễn Đức Quỳnh, Đinh Hùng tạ thế. Hai anh là đàn anh của tôi, không phải bạn tôi. Trước 1975 tôi có bạn là Mạc Tử, cùng làm với tôi ở tòa soạn nhật báo Sài Gòn Mới, bị động viên quân dịch, chết trên mặt trận khoảng năm 1972, tôi không phải đi đưa đám ma Mạc Tử, có Nguyễn Đình Thiều chết ở Phú Quốc khoảng năm 1974, tôi cũng không phải đi đưa đám ma Nguyễn Đình Thiều. Những năm 1960 có Quách Thoại, thi sĩ, qua đời trong bệnh viện Hồng Bàng. Thanh Tâm Tuyền có thơ về Quách Thoại, tôi nhớ hai câu:
“Chiều nằm ngủ trên thành cửa sổ
Người ngồi ôm chăn mỏng nhớ đời…”
Chỉ có mấy người đó thôi.
Sau 1975 các bạn tôi chết nhiều quá… Trọng Nguyên chết vì ung thư phổi không có tiền giải phẫu. Trọng Nguyên và tôi cùng làm trong tòa soạn nhật báo Sài Gòn Mới cho tới ngày báo bị đóng cửa đầu năm 1964. Năm 1980 tôi đi tù lần thứ nhất về, nghe tin Trọng Nguyên nằm trong bệnh viện Hồng Bàng, tôi vào thăm.
– Tao bị có nước trong phổi – Trọng Nguyên nói – Có những lúc ngón tay tao sưng như trái chuối. Buổi sáng ngủ dậy tao không sao dơ tay gỡ được cái mùng, tao thấy cái gối nặng như mấy chục ký.
Trọng Nguyên phải sang bệnh viện Bình Dân. Tôi đến thăm anh ở khu ung thư bệnh viện này. Tôi đã sống hai năm trong tù, nhà tù hôi hám, dơ bẩn nhưng vẫn không ghê rợn bằng khu ung thư bệnh viện Bình Dân. Ở đây ngoài cái dơ bẩn còn có mùi tanh tưởi của máu mủ.
Sài Gòn những năm đầu 1980 vẫn còn có một số khá đông bác sĩ, y sĩ của ta làm việc trong các bênh viện. Bệnh nhân được giải phẫu không mất tiền nhưng bệnh nhân phải có tiền chi tất cả những tốn phí cho cuộc giải phẫu. Bác sĩ cho Trọng Nguyên biết, muốn được giải phẫu anh phải có 30.000 đồng. Số tiền quá lớn với Trọng Nguyên năm ấy. Không có đủ cơm cho các con ăn, lấy đâu ra mấy chục ngàn đồng để mổ. Trọng Nguyên về nhà chịu trận, chạy chữa lăng nhăng thuốc ta, thuốc Tầu rồi chết.
Một tối có ông bạn đến thăm anh Trần Việt Sơn. Khi ông bạn ra về, xe Vespa của ông chết máy, phải gửi lại nhà. Đêm hôm ấy khu nhà anh Sơn bị cúp điện. Nhà tối om, anh Sơn đi qua chỗ dựng xe nhưng quên mất có cái Vespa để ở đấy, anh làm xe đổ vào người anh, xương hông anh bị nứt. Bác sĩ dùng một miếng kim khí kẹp chỗ xương nứt của anh. Miếng kim khí này làm độc, tôi đến thăm anh lần chót khi anh nằm hấp hối trong bệnh viện Trưng Vương. Thời gian là tháng Hai, tháng Ba năm 1984. Ít ngày sau ngày đưa đám anh ở chùa Vĩnh Nghiêm tôi bị bắt lần hai.
Minh Vồ cũng khỏe không kém gì Minh Đăng Khánh, năm 1990 khi tôi ở tù lần thứ hai trở về, Minh bị bại liệt đã được một năm. Minh Đăng Khánh bị liệt còn lết lết đi lại được, Minh Vồ nằm một chỗ, nhưng nói nheo nhẻo, hai tay cử động được. Ba năm như thế Minh Vồ mới đi.
Chúng tôi đưa Minh đến nghĩa trang trên Lái Thiêu. Tôi được chị vợ Minh giao cho việc đọc điếu văn trước quan tài Minh. Lần thứ nhất, tôi nói mấy lời trước quan tài bạn. Minh Vồ Thuyền Trưởng Hai Tầu chân chính, tôi không thể ca tụng Minh là người chồng tốt được, tôi nói Minh là người bạn tốt. Đây là câu nói cuối cùng của tôi với bạn tôi:
– Minh ơi… Người ta khi chết thì người ta đi lên, hay người ta đi xuống, chúng ta khi chết thì chúng ta đi ngang. Minh sang bên ấy trước nhé, chúng tôi sang sau…
Ai đem nhân ngãi tôi đi đằng nào?”
Tập truyện “SAIGON-CALI, 25 năm gặp lại” của Thuyền Trưởng Văn Quang, viết ở Sài Gòn năm 2000, nhà xuất bản Tuổi Xanh ấn hành, gợi cho tôi nhớ Sài Gòn; từ nhớ thương Sài Gòn, tôi nhớ lại nhũng câu tôi gọi là “Phóng Dao” – Phóng tác Ca Dao – tôi làm những năm 198I, 1982, những năm đen hơn mõm chó, đen hơn cái Lá Đa Ca Dao, tôi sống rách hơn cái mền Sakymen ở Sài Gòn. Những năm ấy…
Ngẩn ngơ giữa một rừng cờ đỏ
Tôi sống đìu hiu bốn khoảnh tường.
Đời không hoa bướm, không tình, bạn,
Không tiếng chim buồn hót vẩn vương
Có những đêm tàn choàng tỉnh giấc,
Ai khóc sao mình gối đẫm sương…
Có những đêm tôi khóc trong khi ngủ, bồi hồi tỉnh giấc thấy mặt gối ẩm nước mắt, những ngày tháng tuyệt vọng ấy. tôi làm thơ:
Muối nào bào dạ xót sa,
Dao nào cắt trái tim ta đêm ngày?
Khóc trong giấc ngủ nào hay,
Tỉnh ra sao thấy gối này đẫm sương!
Anh nghe ở cuối canh trường
Tiếng Em khóc tự mười phương vọng về.
Còn Em, trong mộng, trong mê
Có nghe má lạnh tái tê giọt sầu?
Có nghe trên tóc phai mầu
Lệ anh ướt nửa mái đầu không Em?
Không có người đàn bà nào yêu thương tôi bỏ Sài Gòn đi sống ở nước ngoài, tôi cũng tưởng tượng là có. Có để tiếc thương, để than thở kẻ ở, người đi, não nùng sinh ly, tử biệt, để mần thơ thương nhớ. Thực ra tôi không thương nhớ người mà tôi thương nhớ Tự Do. Vì vậy những năm tháng buồn hai mươi mùa thu trước ở Sài Gòn đầy cờ đỏ, sao vàng, tôi mần thơ vung xích chó, tôi mần những bài “Phóng Dao” phóng tác Ca Dao, như:
“Trên Cali, dưới lại Cali
Ai đem nhân ngãi tôi đi đằng nào.
Đường xa tôi ngại Ngô, Lào.
Ai đem nhân ngãi tôi vào Cali…”
“Bà già đi Chợ Cầu Bông,
Bói xem vượt biển, lấy chồng, lợi chăng?
Ông thầy gieo quẻ, nói rằng:
Lợi thì còn lợi nhưng năng ở tù“.
“Ai lên Cao Thắng, Đại Đồng
Hỏi thăm cô Tú có chồng hay chưa?
Có chồng năm ngoái, năm xưa
Bẩy nhăm chồng chạy nên chưa có chồng“.
“Muốn tắm mát thì lên ngọn con sông đào,
Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh
Em đi anh ở lại thành,
Muốn đi nhưng giấy thông hành chưa cho.
Nằm suông mộng biển, mơ hồ,
Tiền đò ngại tốn, con đò ngai xa.
Em đi anh ở lại nhà,
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm“.
“Anh về đất bãi đi câu
Bỏ cha, bỏ mẹ, lên tầu bỏ em“.
“Muốn mau thì chịu đò đông
Em muốn sang Mỹ lấy chồng thì chui“.
Đi không được, tôi mần phóng dao trách người đi:
“Sài Gòn cách mấy nắng mưa
Người đi nhớ đã, quên chưa Sài Gòn?
Hẹn nhau biển cạn, non mòn,
Sao Em lại bỏ Sài Gòn Em đi!
Sài Gòn có phụ Em gì,
Yêu nhau rau muống, khoai mì vẫn vui.
Ầu… ơ… Ví dầu tình bậu muốn chui,
Bậu gieo tiếng hủi cho cùi, bậu dông!”
Phóng dao Lẩy Kiều:
“Cali cách mấy nắng mưa
Có khi vòng bụng đã vừa người ôm!”
Phóng dao than thân:
“Nằm đây thép rỉ, son mòn,
Cái đi mất mát, cái còn lần khân.
Mày ai trăng mới in ngần?
Phấn thừa, hương cũ bội phần xót sa.
Em ơi… Đất rượu, trời hoa
Ở lòng em, ở lòng ta còn gì?
Để giờ lủi thủi người đi,
Mai chiều quạnh quẽ tà huy, ta buồn.
Thuyền người khuất bến giang thôn,
Biết em chớp biển, mưa ngưồn ở đâu!”
Phóng dao bi thảm, Ca dao Trung bộ có câu:
“Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em“.
Gia đình anh thanh niên trong câu ca dao này coi bộ chia rẽ: ông bố ở Bình Định, bà mẹ ở Phú Yên. Tôi phóng dao thành:
“Anh về Bình Định mất cha,
Phú Yên mất mẹ, Khánh Hòa mất em“.
Phóng dao, chỉ trong hai câu, diễn tả cảnh thê thảm đầy chết chóc của cuộc nhân dân ta chạy giặc cộng sản ở miền Trung tháng Hai, tháng Ba năm 1975.
Phóng dao cay đắng:
“Lầu nào cao bằng Lầu Ông Chánh,
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông?
Anh thương Em từ thưở mẹ bồng.
Bây giờ sang Mỹ lấy chồng bỏ Anh“.
“Ngày xưa Anh hẹn Em rằng
Đâu hơn Em lấy, đâu bằng, đợi Anh.
Em đi Anh ở lại thành,
Năm năm hồng nhạn vắng tanh chẳng về.
Anh yêu Em từ thưở mô tê,
Không hề bóc lá, không hề bẻ nha.
Bóc lá sợ Em mau già,
Bẻ nha sợ nữa ra là mía lau.
Bây giờ Em lấy chồng đâu,
Để thương, để nhớ, để sầu cho Anh“.
Có những Phóng dao sầu thương ra rít:
“Mất Em đã sáu năm trời
Khóc thì vô ích mà cười vô duyên.
Nhớ Em như bến nhớ thuyền,
Trông Em đã sáu năm liền vẫn trông.
Em đi biền biệt tin hồng,
Quên Anh hay đã có chồng mà quên?”
Quên Anh hay đã có chồng mà quên..?! Mèn ơi… Bi thảm quá đi chứ? Tự nhiên quên anh hay có chồng mà quên anh thì cũng là quên anh, nhưng anh cay cú anh phải hỏi cho ra. Không phải chỉ bi thảm suông mà là bi thảm quá chời, quá đất! Nếu tôi không viết những lời trên là Phóng Dao do tôi phóng, có thể có bạn nghĩ rằng đó là Ca Dao. Như:
“Vắng mình ta vẫn hỏi thăm
Chốn ăn thì biết, chốn nằm thì không.
Vắng mình ta nhớ, ta trông.
Quên ta hay đã có chồng mà quên?”
Ăn thì biết rằng ở Mỹ em ăn Hămbalyhe, xin lỗi, em ăn Hămbướcgơ, Hótđoóc, nhưng em nằm với ai ở Mỹ thì anh hổng piết. Vì vậy mới có théc méc đau thương: “Chốn ăn thì biết, chốn nằm thì không“. Cũng là phóng dao ghi lại một thời.
“Mình về xa tận Iu-Za
Muợn mình làm mối cho ta một người,
Một người ba chín, bốn mươi,
Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình“.
Đấy là Phóng Dao Công Tử Hà Đông Thành Hồ 1982, Phóng Dao Công Tử Hà Đông Rừng Phong 2002 đổi tí chút là:
“…Một người năm chín, sáu mươi,
Một người vừa đẹp, vừa tươi như mình“,
Tôi mần những câu Phóng Dao trên trong những năm 1982, 1983. Hai mươi năm sau, hôm nay nhớ lại, viết lại, tôi không biết trong chúng có bao nhiêu phần ca dao, bao nhiêu phần tôi phóng tác, có những câu tôi biết đó là ca dao tôi chỉ đổi đi một hai tiếng – đổi càng ít tiếng mà thay đổi được nghĩa mới là khéo, mới là hay – có những câu tôi không biết rõ đó là ca dao hay là do tôi làm theo ca dao.
Nếu bạn vượt biên, tôi chắc những câu Phóng Dao này sẽ làm cho bạn cảm động:
“Em đi đừng nhắc Em nhiều,
Kẻo Em thương nhớ, chiều chiều Em đau.
Em đi đừng nhắc Em lâu,
Kẻo Em thương nhớ, Em đau chiều chiều“.
Đứt ruột, phải không bạn? Sài Gòn có gì lạ không Em? Sài Gòn có một ngàn chuyện lạ. Một trong những chuyện lạ Sài Gòn, chuyện đặc biệt Sài Gòn là chuyện Người Sài Gòn vượt biên những năm từ 1976 đến 1990. Phong trào Vượt Biên lên đến đỉnh cao trong những năm 1980-1985. Biết bao nhiêu người chết thê thảm trong biển đông? Ước lượng vu vơ, chủ quan thôi. Không bao giờ ta biết đích xác con số người Việt chết chìm dưới biển trên đường bỏ nước ra đi tránh nạn cộng sản.
Thời gian qua đi. Những vết thương lên sẹo hoặc còn đó nhưng bị quên lãng. Chỉ còn những lời Phóng Dao ghi lại chuyện một thời:
“Em đi Anh nắm cổ tay,
Anh hẹn câu này, Em chớ có quên:
Đôi ta đã có lời nguyền
Lấy ai thì lấy, đừng quên gửi đồ“.
Hoặc:
“Đôi ta đã có lời nguyền
Chớ xa xôi mặt mà quên gửi đồ“.
“Dùng dằng khi bước chân ra
Cực trăm nghìn nỗi, chui ba bốn lần”.
“Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con ra biển kiếm tầu mẹ chui”.
Nhớ thương người đi mãi rồi oán hận người đi:
“Anh dại anh chẳng chịu đi,
Em khôn Em ở Cali em về.
Cali thì mặc Cali,
Em li cho lắm thì đì em teo“.
Câu Phóng Dao trên phóng từ câu Ca Dao Dân Tộc trong “Tục Ngữ – Phong Dao” Nguyễn Văn Ngọc. Nguyên câu ca dao là:
“Chị dại chị ở trong hồ,
Em khôn em ở kinh đô em về.
Kinh đô thì mặc kinh đô,
Em đi cho lắm thì đồ em tan“.
Từ câu Ca Dao nguyên bổn lề lối dân tộc đó những năm 80 tôi buồn, ngoài câu về Cali trên đây tôi phóng tác ra một lô Phóng Dao “Anh dại, Em khôn”:
“Anh dại anh chẳng chịu đi,
Em khôn em ở Pa-ri em về.
Pa-ri thì mặc Pa-ri,
Em ri cho lắm thì đì em đoi“.
“Anh dại anh chẳng chịu đi
Em khôn em ở ĐiXi em về.
ĐiXi thì mặc ĐiXi,
Em xi cho lắm thì đì em đen“.
“Anh dại anh ở Thành Hồ,
Em khôn em ở Niu O em về.
Niu O thì mặc Niu O,
Em o cho lắm thì đồ em tan“.
Trong tất cả những câu Phóng Dao Anh dại, Em khôn, Công Tử Hà Đông đắc ý nhất là câu:
“Anh dại anh ở Thành Hồ,
Em khôn Em ở Liên Xô Em về.
Liên Xô thì mặc Liên Xô
Em đi với Cộng thì đồ Em hôi“.
Công Tử Hà Đông mang mặc cảm tự ty dân tộc nhược tiểu, bị trị, tức bị ngoại nhân đô hộ, bị khinh bỉ, bị bóc lột, chậm tiến, nghèo rách, lại thêm cay đắng vì chuyện những người đàn bà đẹp Việt Nam chê đàn ông Việt, các nàng lấy chồng Tây, Tầu, Nhật, Mỹ, lấy luôn cả Phi, Đại Hàn, mặc cảm tự ty ấy khiến Công Tử mần phóng dao cay cú:
“Em chê xe đạp anh hèn,
Xe anh có cả cái đèn đi-na-mô.
Em mê nó có ô tô,
Em ô cho lắm thì đồ em đen“.
“Thấy anh gầy ốm em chê,
Em ham nó bự, em mê nó giầu.
Chắc rằng đâu đã hơn đâu,
Cầu tre vững nhịp hơn cầu bê-toong“.
Năm 1975, nó đi bộ, nó leo, nó trèo cầu tre, cầu khỉ mà nó thắng, bọn đi trực thăng, ô tô, cầu sắt, cầu bê-toong, quăng súng bỏ chạy có khói.
Tự ái dân tộc dồn dập, Công Tử đi một đường lý sự cùn:
“Thấy anh gầy ốm em chê.
Em ham nó bự, em mê nó dài.
Chắc rằng ai đã hơn ai,
Khẳng khiu dai sức bằng hai mập lù“.
Cay cú thì hung hăng con bọ xít, phóng dao loạn cào cào cho sì bớt bất mãn thôi, thực ra trong lòng Công Tử Hà Đông, cũng như cả triệ anh Mít Con Trai Bà Cả Đọi khác, vẫn thấy mình thua kém người. Ca dao có câu;
“Chồng người đi ngược, về xuôi,
Chồng em xó bếp đầu b… dính tro”
Công Tử Hà Đông phóng dao:
“Chồng người đi Mỹ, về Tây,
Chồng em xó bếp đầu chày chấm than“.
Biết mình thua kém người nhưng vẫn làm ra vẻ bất cần kiểu “Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn“, vẫn vênh váo “Con Lạc, cháu Hồng, bốn nghìn năm văn hiến”. Ca dao có câu:
“Cơm ngày hai bữa một niêu,
Tội gì bắt ốc cho rêu bám l…”
Ra cái điều mình ăn ít, nhu cầu mình ít, mình vất vả kiếm ăn làm quái gì. Đàn bà Bắc Kỳ ngày xưa – chắc ngày nay cũng chẳng khác gì mấy – mặc váy, khi lội xuống ao mò cua, bắt ốc, xắn váy lên cho khỏi ướt, nước mấp mé đến háng nên bị rêu nó bám, có nơi gọi là vạm, vào chỗ đó. Đây là phóng dao:
“Cơm ngày hai bữa nửa niêu,
Tội gì bắt ốc cho rêu bám l..
Cơm ngày hai bữa nửa lon,
Tội gì sang Mỹ cho l… dính bơ“.
Bốn câu Phóng Dao trên có thể đổi mấy tiếng mà vẫn thanh, vẫn giữ nguyên ý nghĩa:
“Cơm ngày hai bữa nửa niêu,
Tội gì bắt ốc cho rêu lám bồn.
Cơm ngày hai bữa nửa lon,
Tội gì sang Mỹ cho bồn dính lơ“.
Và Công Tử đề cao cái gọi văn huê là tình tự dân tộc, giá trị dân tộc:
“Cam ngọt cam của người ta.
Quýt chua nhưng cả cây là của em.
Xứ người những chả cùng nem,
Món quê dưa muối có thèm môi ai?
Em đói thì em ăn khoai,
Con Việt thì đẻ, con lai thì đừng“.
Những năm 80 vất vả ở Thành Hồ, Công Tử Hà Đông nghĩ rằng người Việt ở Mỹ đẻ con Việt thuần túy tốt hơn, hay hơn là đẻ con lai, hai mươi năm sau sang Mỹ Công Tử sáng mắt, sáng lòng, thấy rằng người Việt ở Mỹ đẻ con thuần Việt hay lai Mỹ, lai Sì, lai Tẫu, lai gì cũng vậy thôi, chúng sẽ thành Mỹ hết.
Những năm 80 ở Thành Hồ, cay cú vì không được sang Mỹ, Công Tử Hà Đông làm phóng dao rè bỉu đời sống ở Mỹ:
“Lương Mỹ được mấy trăm đồng?
Dầm sương, giãi tuyết, má hồng nàng phai.
Đi lắm thì vú nàng quai.
Chẳng thà ăn sắn, ăn khoai Thành Hồ.
Nàng đói thì nàng bán đồ,
Để anh cơm nước, chăm lo cửa nhà.
Riêu cua nàng chan cơm cà,
Nàng mà đau bụng thì đà có anh.
Nàng còn xẻo đất trồng hành,
Anh trui cá lóc nấu canh tập tàng.
Cá lóc còn ở trong hang,
Cái rau tập tàng còn ở ruộng sâu.
Thương nàng anh chuốt cần câu
Ngoắc con cá lóc nấu rau tập tàng“.
“Hôm nay đám cưới người ta. Tại sao Sơn nữ Phà Ca lại buồn?” Người ta bắt tay nhau, người ta vui vẻ bàn chuyện tương lai của người ta, tại sao sống an nhàn, yên ổn ở Rừng Phong, Xứ Mỹ, Công Tử Hà Đông lại buồn? Không buồn sao được! Cả triệu linh hồn những người anh em tôi đã chết đang đi lang thang giữa những đường phố Sài Gòn trong những ngày oan khuất này, có dòng suối máu tươi từ ngọn đồi trước 1975 là Nghĩa Trang Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa chẩy ra xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, bên dòng suối máu đó là dòng suối nước mắt của các bà mẹ tôi, những bà chị tôi. Ở Washington D.C. bức tường đen ghi tên 58,000 chiến binh Mỹ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam bị rạn nứt trong đêm qua… Năm hết, Tết đến, sống buồn ở xứ người tôi buồn nhớ thành phố Sài Gòn đã mất của tôi qua mấy câu Phóng Dao tôi làm ở Sài Gòn hai mươi năm xưa…
Tôi viết bài gửi ra nước ngoài nhiều nhất trong hai năm 1982, 1983. Tôi nhớ những năm ấy tôi gửi bài viết linh tinh cho từng này người:
Cô Phương Hương, Paris, Pháp.
Trần Tam Tiệp, Paris, Pháp.
Hồ Anh, tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, Hoa Kỳ.
Nhất Giang, Cabramatta, Úc.
Viết bài gửi đi, nhiều khi tôi bâng khuâng nghĩ đến chuyện không biết thư mình có đi thoát, có đến tay người mình gửi hay không? Một trong những sung sướng của tôi là được đọc bài viết của mình in trên trang giấy, sáng sủa, sạch sẽ, gọn gàng. Trong nhiều năm ở Thành Hồ, tuy vẫn viết bài gửi đi, tôi không hưởng được cái lạc thú ấy. Có lần tôi viết dặn ông chủ nhiệm Văn Nghệ Tiền Phong:
-…Anh viết về cho tôi biết anh nhận được bao nhiêu bài của tôi, ngày nào. Anh viết “áo hoa” là tôi hiểu.
Ông chủ nhiệm Văn Nghệ Tiền Phong làm đúng lời tôi yêu cầu. Tôi nhận được thư ông từ Hoa Kỳ gửi về:
-…Tôi nhận được ngày… hai áo hoa anh gửi, ngày… hai áo hoa nữa…
Đọc thư tôi thở hắt ra. Công an ViXi nó không đọc thư này thì thôi, nó mà đọc là nó biết tỏng tòng tong cái gọi là “áo hoa” này là cái gì. Bất cứ người dân Thành Hồ nào cũng có thể gửi áo hoa sang Tây, sang Mỹ, sang Úc, sang Ăng-lê (những năm đầu 80 có phong trào người Thành Hồ gửi những sấp hàng may áo dài cho thân nhân ở nước ngoài, những sấp hàng này được vẽ hoa nên gọi tắt là áo hoa), riêng anh Con Trai Bà Cả Đọi, anh em cùng vợ với Công tử Hà Đông, thì không thể. Cái gọi mánh “áo hoa, áo hoét” trong thư này chỉ là những bài viết phản động của anh thôi.
Khi công an Việt Cộng nghi, mở cuộc theo dõi, họ rất dễ tìm ra bằng chứng về tội trạng của những người bị nghi phạm tội. Chúng tôi cứ viết, cứ gửi đi, cứ nhận thư về ngay nhà mình, một năm rồi hai năm. Cứ như vậy không thay đổi. Chuyện bại lộ và bị bắt là chuyện không thể tránh được.
Công an Việt Cộng chặn thư, mở thư xem, có thư họ lấy luôn, có thư họ chụp photocopy rồi để lại vào phong bì, gửi đến người nhận. Có những đêm nằm trằn trọc trên căn gác nhỏ Ngã Ba Ông Tạ, tôi xem lại lá thư mới nhận, lo âu khi thấy rõ vết phong bì thư bị mở ra, dán lại. Tôi sợ hãi khi thấy những triệu chứng tôi sắp bị bắt lại. Nghe nói ở đời này có những người không ngán sợ tù đày, tôi không ở trong số những người đó. Tôi sợ tù đầy. Tôi đã nằm tù một lần hai mùa lá rụng, tôi đã biết thế nào là sự bẩn thỉu, nỗi buồn chán ghê rợn của cuộc sống trong tù. Những tháng giữa năm 1977, 1978, khi bị bắt lần thứ nhất, tôi nằm 12 tháng 2 ngày một mình còng queo, vò võ, buồn và nóng ruột nhiều khi muốn phát cuồng, trong hai xà-lim – văn huê kiểu Việt Cộng là biệt giam và ca sô – số 15 khu B và số 6 khu C 1 Nhà Tạm Giam số 4 Phan Đăng Lưu, tôi bắt chước thi sĩ Trần Văn Hương làm thơ:
“Đã buồn cho nó buồn luôn
Vào tù xem mặt tù buồn ra sao
Vào tù mới rõ thấp cao
Buồn tù chẳng có buồn nào buồn hơn
Vào tù mới rõ nguồn cơn
Buồn nào thì cũng chẳng hơn buồn tù“.
Nhân nhắc đến những năm 1977, 1978, tôi nằm xà lim ở Số 4 Phan Đăng Lưu, xin nhắc lại một vài kỷ niệm:
Trước hết là anh Nguyễn Mạnh Côn, một trong những ông đàn anh văn nghệ của tôi. Anh bị bắt trong chiến dịch càn quét văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Sài Gòn tháng Ba năm 1976.
Một chiều thứ bẩy, tháng Chín năm 1977, tôi vào xà-lim số 15 khu B Nhà Giam số 4 Phan Đăng Lưu. Khoảng 10 giờ sáng Chủ nhật hôm sau, tôi nhìn thấy anh Nguyễn Mạnh Côn.
Anh ở phòng tập thể số I khu B ngay trước dẫy xà lim trong có tôi. Chủ nhật, cai tù mở cửa phòng giam cho tù ra sân ngồi phơi nắng chừng nửa giờ. Tù phòng này được ra nửa giờ, trở vào phòng rồi mới mở cửa phòng tù khác.
Anh Côn ngồi xa tôi chừng 15 thước. Anh bận bộ bà ba nâu. Người tù nào da dẻ cũng xanh mướt như tàu lá chuối non. Anh Côn tóc bạc, râu bạc. Buổi sáng hôm ấy tôi mới vào tù, tôi bồi hồi nhìn ông đàn anh của tôi qua ô cửa gió nhỏ bằng quyển sách trên cửa xà-lim. Hình ảnh anh Côn gầy yếu trong bộ bà ba nâu ngồi trong nắng trước cửa phòng tù số I khu B Nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu hai mươi mùa thu trước sáng nay trở về ẩn hiện trước mắt tôi…
Anh Côn mua lại căn nhà lầu của Phạm Duy trong cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận. Vì anh chưa trả hết tiền, nên Phạm Duy chưa sang tên nhà cho anh, 30 tháng Tư đến, Phạm Duy đi mất, anh chị Côn chưa chính thức làm chủ căn nhà. Tôi không biết anh chị Côn gặp khó khăn như thế nào vì căn nhà chưa sang tên này. Việt Cộng theo lời dạy của thánh tổ Lê-nin, tịch thu hết “tài sản của những kẻ bỏ trốn ra nước ngoài”.
. . .
Tôi vào tù được chừng bẩy ngày, được nói qua, nói lại với anh Côn vài câu ngắn ngủi, rồi tôi ngàn thu vĩnh biệt anh. Một tối nằm trong xà lim, tôi nghe có tiếng lịch kịch mở cửa sắt, tiếng gọi tên bên ngoài. Cánh cửa gió nhỏ ở trên xà lim lúc ấy bị đóng lại để người tù biệt giam không nhìn ra được, không biết có chuyện gì xẩy ra bên ngoài. Đây là cuộc chuyển trại. Những người tù được, hay bị chuyển đi, thường là sang Chí Hòa hoặc lên trại cải tạo, được gọi ra tập trung vào một hai phòng, chờ lên xe đi. Anh Côn đi khỏi số 4 Phan Đăng Lưu trong đêm hôm đó.
Nhiều đêm nằm trằn trọc trong xà lim đèn lờ mờ, tôi gợi ký ức nhớ lại đủ thứ chuyện. Tôi hình dung lại căn nhà của gia đình tôi ở Hà Đông. Tôi sắp xếp đồ đạc ở trong nhà: cửa sơn mầu nâu gụ, ngay bên cửa ra vào là hai cái ghế, bộ sa-lông Tàu kê ở giữa nhà, rồi sập gụ, tủ chè, hoành phi, câu đối, chiếc đồng hồ quả lắc treo cạnh cái đầu trâu rừng đắp bằng đất nung, cặp sừng là sừng thật, sản phẩm của nhà thủ công nghệ Hà Đông, cây súng săn Ca-líp Xe-giờ của thầy tôi đặt trên cái giá sừng hươu trên tủ chè…
Và tôi nhớ lại cuộc giao tình của tôi với anh Côn. Như tôi đã viết, trong số những người viết trẻ từng thân với anh Côn như Nguyễn Đình Toàn, Duyên Anh, Trần Dạ Từ, chỉ có tôi là “bạn đồng sàng, đồng bàn đọi” với anh Côn.
Anh Côn có bàn thờ Cô Ba tại gia nhưng anh thích đi hút ở tiệm hơn. Anh hút nhiều, tự làm thuốc lấy vất vả, mất thú. Ít khi anh tiếp ai ở bàn đọi của anh. Đi hút ở tiệm quá đô rồi về nhà anh vẫn đốt đèn làm vài bi để chị Côn yên trí là anh không hút ở tiệm.
Tôi được anh tiếp tại bàn đọi ở nhà mấy lần. Anh bảo tôi:
– Vợ tôi bà ấy nói tội nghiệp cậu. Tôi nói “Nó kiếm được tiền, sợ quái gì”. Vợ tôi nói: “…Nhiều hay ít thì rồi cũng vất vả như anh thôi…”
Anh Côn mất khoảng năm 1979 trên trại cải tạo Xuyên Mộc, chị Côn mất khoảng năm 1990 tại thành Hồ. Anh chị có hai con trai. Cháu lớn ở với vợ con trong căn nhà anh chị mua lại của Phạm Duy ở cư xá Chu Mạnh Trinh. Cháu thứ hai sống với vợ con ở Houston, Texas.
Anh Côn là đại biểu Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội trong Quốc hội thứ nhất của ta sau năm 1945. Anh nói:
– Năm ấy, chúng tôi làm một bản tổng kết tình hình đất nước sau chiến tranh. Bản tổng kết có kể nạn đói năm Ất Dậu làm đồng bào ta chết đầy đồng, đầy đường. Chúng tôi quyết định để là hai triệu người chết. Đâu có làm thống kê được mà biết chắc con số người chết vì không có ăn trong năm ấy là bao nhiêu. Con số hai triệu do chúng tôi đặt ra trở thành số liệu lịch sử.
Khi tôi và anh Côn chơi ở tiệm Đ.Q. hẻm trường Đại học Vạn Hạnh cạnh cầu Trương Minh Giảng, anh Triều Đẩu cũng hay lui tới đây. Anh Triều Đẩu là tác giả tiểu thuyết phóng sự “Trên Vỉa Hè Hà Nội” đăng trên Tạp chí Thế Kỷ xuất bản khoảng năm 1952, 1953 ở Hà Nội. Tôi đọc “Trên Vỉa Hè Hà Nội” của anh Triều Đẩu thấy anh viết thật hay, giọng văn có duyên, hóm hỉnh, hấp dẫn. Một phần nhờ đọc “Trên Vỉa Hè Hà Nội” mà tôi nẩy ra ý bắt chước, viết cái gọi là phóng sự tiểu thuyết tếu “Ông Tây, Bà Đầm“, “Bà Lớn“, “Yêu Tì“, đưa ra những nhân vật không giống ai và không ai giống như ký giả Cuốc Tô, bà Zô-zan Chủ tịch hội Lát-Sốt-sì-sần, Cập-pi-tên La Lô, ông Đội Đèn, chị em Ngọc Tũn ái nữ ông Lang Toe, có thế võ Kim kê áp noãn thần sầu quỷ khốc không nam cao thủ võ lâm nào chịu nổi.
Anh Triều Đẩu là công chức, anh không phải là người viết chuyên nghiệp. Anh nghiên cứu tử vi và giải số tử vi nổi tiếng. Cung cách tử vi của anh có mục gọi là “Thất sát triều đẩu” nên anh lấy bút hiệu là Triều Đẩu. Bút hiệu thật hay và đặc biệt. Bên bàn đọi, anh xem tử vi cho nhiều người. Tôi đích thân chứng kiến vài chuyện anh chỉ căn cứ vào tên mấy ngôi sao trên tờ giấy mà gọi ra đời tư người ta đúng vanh vách. Đơn cử một chuyện:
Anh bạn Đại úy hít tô phê nhờ anh Triều Đẩu xem giùm lá tử vi đã lập thành. Giải linh tinh một hồi, không có gì quan trọng, thầy nói:
– Theo lá số này, thì chị vợ của anh đã có một đời chồng.
Đại úy cười gượng:
– Thưa nhân tình, nhân bánh thì chắc có, chồng thì chưa…
Tôi nghe anh Triều Đẩu nói:
– Tôi nói là đã có một đời chồng kia. Nếu không phải thì tôi đoán sai, tôi xin lỗi.
Thầy xin lỗi và thầy không giải nữa.
Đại úy bèn nhận là vợ mình đã có một đời chồng và xin thầy giải tiếp. Sau đó, tôi được nghe một ông Đại úy khác, cũng trong hội hít tô phê, kể tại bàn đọi này:
– Vợ nó là nữ trợ tá, bị thằng Thiếu tá trưởng phòng nó chơi. Nhưng thằng trưởng phòng đã có vợ con rồi, nó lấy ít lâu nó buông, nó làm mối em cho tên này lúc ấy mới là Thiếu úy. Chuyện ấy anh em trong Nha tôi ai mà chẳng biết….
Tôi kể lại chuyện xưa tích cũ để nói về tài giải đoán tử vi của anh Triều Đẩu. Anh đã qua đời ở Thành Hồ. Tôi chỉ théc méc một điều: coi tử vi cho anh Côn và tôi, anh Triều Đẩu nói cả hai chúng tôi đều có hậu vận êm đềm, càng ngày càng có tiếng, sống lâu lên lão làng, địa vị bền vững…
Lời anh tiên đoán về hậu vận của chúng tôi chắc chắn là đúng nếu chúng ta không bại trận, nếu quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đứng vững. Nhưng chuyện xảy ra cho tôi thấy cuộc đời anh Nguyễn Mạnh Côn hoàn toàn khác với lời giải của anh Triều Đẩu. Trước năm 1975, làm sao tôi có thể tin nếu có người nói: “Anh Nguyễn Mạnh Côn, anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt sẽ chết thảm thiết trong tù, các tướng lãnh, sĩ quan của ta sẽ đi tù hết…”
Tôi không tin nếu có người nói như thế, nhưng sự thực là chẳng có ai, kể cả những ông bà thầy bói mù lẫn bói sáng nói một câu như: “Coi chừng. Đến năm 1975 tử vi của ông đi vào đại hạn đen hơn mõm chó mực. Ông bị mất chức, mất nhà, mất cả vợ, ông bị đi tù…” Có một thời, những năm đầu của thập niên 70, từ ông Tổng thống đến ông Tống thư văn, từ vị Đại tướng đến những vị Hạ sĩ, Trung sĩ của Quân Lực Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, tất cả đều mê tín tử vi, xem tử vi lu bù kèn. Tử vi hậu vận của vị nào cũng sáng hơn gương Tầu, quan văn, quan võ đều thăng quan tiến chức, tả phù, hữu bật, nhà buôn nhất bản vạn lợi, phúc lộc dồi dào. Đùng một cái, Việt Cộng nó kéo vào Sài Gòn. Banh ta lông tú lơ mo. Tử vi, tử véo của anh nào cũng có sao Quả Tạ đồng cung với sao Bị Gậy…
Anh Chu Tử Chu Văn Bình chết trên tầu Việt Nam Thương Tín khi tầu trên đường ra cửa biển, anh Hiếu Chân Nguyễn Hoạt chết trong nhà tù Chí Hòa, anh Nguyễn Mạnh Côn chết trong trại cải tạo Xuyên Mộc.
Tôi được nghe anh em kể anh Côn chết vì anh tuyệt thực đòi Việt Cộng phải trả tự do cho anh. Không biết vì sao anh nghĩ rằng án tù của anh chỉ là ba năm và anh đã ở tù đủ ba năm, anh đòi Việt Cộng phải trả tự do cho anh. Bọn cai tù Xuyên Mộc làm lơ, người tù chính trị Nguyễn Mạnh Côn tuyệt thực phản đối.
Cai tù Việt Cộng học cách đàn áp tù nhân của đàn anh Nga Cộng, Tầu Cộng, chúng đối phó tàn ác khủng khiếp với những người tù dám công khai chống đối bạo quyền của chúng. Chúng đàn áp thẳng tay những người tù đó để trấn áp những người tù khác. Người tù nào không chịu làm khổ sai là bị chúng nhốt phòng tối, trần truồng, không mùng mền, không chiếu, ăn cơm nhạt, không được tắm rửa… Chúng nhốt cho chết luôn. Người tù sống sót chỉ được thả ra sau cả chục lần van xin bằng miệng, bằng đơn từ. Trong hai mươi năm tôi sống ở Thành Hồ, trong số có tám năm trong tù, tôi nghe nhiều chuyện tù chính trị tuyệt thực và người tù tuyệt thực nào cũng bị cai tù cộng sản giết, cai tù cộng sản hành hạ người tù dám tuyệt thực bằng cách không cho người tù uống nước cho đến chết luôn. Người tù nào tuyên bố tuyệt thực là chúng bắt phải chết bằng cách không cho nước uống. Khi người tù hỏi nước, chúng tỉnh queo và tàn nhẫn nói: “Không chịu ăn, sao còn đòi uống? Cho chết luôn…”
Nghe nói người ta có thể nhịn ăn và lả dần cho đến chết, nhưng không sao có thể nhịn uống được. Bằng chứng là những năm Sài Gòn bát nháo từ 1965 đến 1970 có nhiều tu sĩ đến trước dinh Độc Lập để tuyệt thực, với những bình nước sâm Cao Ly thượng hảo hạng do các nữ đệ tử cúng dường. Ở trại cải tạo Xuyên Mộc, anh Côn tuyên bố tuyệt thực đòi tự do, bọn cai tù không cho anh uống nước cho đến lúc anh chết.
Từ Nhà giam số 4 Phan Đăng Lưu, tác giả “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử“, “Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn“, “Mối Tình Mầu Hoa Đào“, “Tình Cao Thượng“, “Hòa Bình… Nghĩ Gì…? Làm Gì…?” bị Việt Cộng đưa lên trại cải tạo Xuyên Mộc, Bà Rịa. Anh đến đó và nằm lại vùng rừng già ấy.
Hận thù nào rồi cũng qua đi với thời gian. Mai sau dầu có bao giờ… con cháu chúng ta đọc những trang sử ghi lại những hận thù, những đau thương của ông cha chúng trong nửa cuối thế kỷ thứ 20 đầy máu và nước mắt, chắc sẽ phải ngạc nhiên khi thấy ông cha chúng giết nhau, thù hận nhau quá đỗi. Khi sống trong tù, mắt nhìn thấy những người bạn tù chết thảm thương, tôi vẫn nghĩ các bạn tôi chết, tôi cũng có thể chết như họ. Tại sao không phải là Hoàng Hải Thủy chết cứng trên nền xi măng xà lim Nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu mà lại là Dương Hùng Cường, tại sao hôm nay lại không phải là Dương Hùng Cường ngồi viết ở Rừng Phong Virginia kể lại cái chết thê thảm trong xà-lim của Hoàng Hải Thủy?
Tôi mượn lời văn sĩ Elie Wiesel để diễn tả tâm trạng tôi khi tôi viết những trang này. Elie Wiesel người Do Thái, sinh trưởng ở Romania, hiện sống trên đất Hoa Kỳ. Ông lúc trẻ bị Đức Quốc Xã bắt vào trại tập trung cùng với gia đình ông, ông sống sót nhưng cha mẹ ông, anh chị em ông bị chết hết. Ông viết nhiều về thảm họa dân Do Thái ở Âu Châu bị Đức quốc xã giết hại trong thế chiến thứ hai. Ông được tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1986. Đây là lời Elie Wiesel:
“Tôi không có quyền tha thứ cho bọn giết người về cái tội chúng đã giết sáu triệu người Do Thái. Quyền tha thứ hay không là ở những người đã chết“.
Trước 1975 cuộc đời tôi thật hiếm những lần đi đưa đám ma bạn, nói cách khác trước 1975 các bạn tôi qua đời rất ít. Chỉ có hai anh Nguyễn Đức Quỳnh, Đinh Hùng tạ thế. Hai anh là đàn anh của tôi, không phải bạn tôi. Trước 1975 tôi có bạn là Mạc Tử, cùng làm với tôi ở tòa soạn nhật báo Sài Gòn Mới, bị động viên quân dịch, chết trên mặt trận khoảng năm 1972, tôi không phải đi đưa đám ma Mạc Tử, có Nguyễn Đình Thiều chết ở Phú Quốc khoảng năm 1974, tôi cũng không phải đi đưa đám ma Nguyễn Đình Thiều. Những năm 1960 có Quách Thoại, thi sĩ, qua đời trong bệnh viện Hồng Bàng. Thanh Tâm Tuyền có thơ về Quách Thoại, tôi nhớ hai câu:
“Chiều nằm ngủ trên thành cửa sổ
Người ngồi ôm chăn mỏng nhớ đời…”
Chỉ có mấy người đó thôi.
Sau 1975 các bạn tôi chết nhiều quá… Trọng Nguyên chết vì ung thư phổi không có tiền giải phẫu. Trọng Nguyên và tôi cùng làm trong tòa soạn nhật báo Sài Gòn Mới cho tới ngày báo bị đóng cửa đầu năm 1964. Năm 1980 tôi đi tù lần thứ nhất về, nghe tin Trọng Nguyên nằm trong bệnh viện Hồng Bàng, tôi vào thăm.
– Tao bị có nước trong phổi – Trọng Nguyên nói – Có những lúc ngón tay tao sưng như trái chuối. Buổi sáng ngủ dậy tao không sao dơ tay gỡ được cái mùng, tao thấy cái gối nặng như mấy chục ký.
Trọng Nguyên phải sang bệnh viện Bình Dân. Tôi đến thăm anh ở khu ung thư bệnh viện này. Tôi đã sống hai năm trong tù, nhà tù hôi hám, dơ bẩn nhưng vẫn không ghê rợn bằng khu ung thư bệnh viện Bình Dân. Ở đây ngoài cái dơ bẩn còn có mùi tanh tưởi của máu mủ.
Sài Gòn những năm đầu 1980 vẫn còn có một số khá đông bác sĩ, y sĩ của ta làm việc trong các bênh viện. Bệnh nhân được giải phẫu không mất tiền nhưng bệnh nhân phải có tiền chi tất cả những tốn phí cho cuộc giải phẫu. Bác sĩ cho Trọng Nguyên biết, muốn được giải phẫu anh phải có 30.000 đồng. Số tiền quá lớn với Trọng Nguyên năm ấy. Không có đủ cơm cho các con ăn, lấy đâu ra mấy chục ngàn đồng để mổ. Trọng Nguyên về nhà chịu trận, chạy chữa lăng nhăng thuốc ta, thuốc Tầu rồi chết.
Một tối có ông bạn đến thăm anh Trần Việt Sơn. Khi ông bạn ra về, xe Vespa của ông chết máy, phải gửi lại nhà. Đêm hôm ấy khu nhà anh Sơn bị cúp điện. Nhà tối om, anh Sơn đi qua chỗ dựng xe nhưng quên mất có cái Vespa để ở đấy, anh làm xe đổ vào người anh, xương hông anh bị nứt. Bác sĩ dùng một miếng kim khí kẹp chỗ xương nứt của anh. Miếng kim khí này làm độc, tôi đến thăm anh lần chót khi anh nằm hấp hối trong bệnh viện Trưng Vương. Thời gian là tháng Hai, tháng Ba năm 1984. Ít ngày sau ngày đưa đám anh ở chùa Vĩnh Nghiêm tôi bị bắt lần hai.
Minh Vồ cũng khỏe không kém gì Minh Đăng Khánh, năm 1990 khi tôi ở tù lần thứ hai trở về, Minh bị bại liệt đã được một năm. Minh Đăng Khánh bị liệt còn lết lết đi lại được, Minh Vồ nằm một chỗ, nhưng nói nheo nhẻo, hai tay cử động được. Ba năm như thế Minh Vồ mới đi.
Chúng tôi đưa Minh đến nghĩa trang trên Lái Thiêu. Tôi được chị vợ Minh giao cho việc đọc điếu văn trước quan tài Minh. Lần thứ nhất, tôi nói mấy lời trước quan tài bạn. Minh Vồ Thuyền Trưởng Hai Tầu chân chính, tôi không thể ca tụng Minh là người chồng tốt được, tôi nói Minh là người bạn tốt. Đây là câu nói cuối cùng của tôi với bạn tôi:
– Minh ơi… Người ta khi chết thì người ta đi lên, hay người ta đi xuống, chúng ta khi chết thì chúng ta đi ngang. Minh sang bên ấy trước nhé, chúng tôi sang sau…
Hoàng Hải
Thủy
304Đen – Llttm - YD
No comments:
Post a Comment