CẢM NHẬN KHI ĐỌC BÀI THƠ
"LỜI THỀ TRÊN PHIẾN ĐÁ" CỦA TRẦN LÊ PHỰƠNG LOAN
LỜI THỀ TRÊN PHIẾN ĐÁ
Khi những hạt nắng cuối cùng bốc hơi theo hạ
Em cố hái sợi chiều
đan áo ấm cho anh
Thu thức giấc ôm mình trở dạ
Heo may lọt lòng
thẽ thọt ru tình
trên chiếc lá hãy còn xanh
Anh kết lời thề trên phiến đá
hẹn thu sang
sẽ dìu em đi trên những cung đường phủ đầy hoa cỏ lau hồng
trong sắc dã quỳ vàng rực giữa mênh mông
trong mùi hương ngai ngái
dưới cái lạnh đầu đông
Em giấu hạ vào trong ngực áo
cất những hạt nắng vàng để sưởi ấm tình anh
trong những ngày đông lạnh
trong những ngày ta vắng nhau
Em chiết ánh hoàng hôn lấp lánh sắc màu
để nhuộm tím hương tình
để chờ ngày sum họp
Khi những cánh dã quỳ cong cớn níu gọi mùa trôi
là lúc thu đã chín
là lúc những chiếc lá cuối cùng trở về nguồn cội
là khi những cánh thiên di xé gió
bay về phương Nam
ấm áp xa xôi…
Chỉ có anh
để lời thề cạn khô trên phiến đá
đơn côi…
Trần Lê Phượng Loan
Bài thơ "Lời Thề trên Phiến
Đá" là một bài thơ hay. Thơ làm theo thể tự do, vần gieo cuối câu. Nội
dung không mới nhưng cách trình bày thì mới. Lấy bối cảnh bốn mùa xuân hạ thu
đông, để gởi gắm tâm sự buồn nhớ mênh mông, nghe cũng là lạ. Ngoài ra tác giả
còn mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ thi ca khá táo bạo nhưng không dung tục, quá đà, vừa đủ chất lãng mạn, không thừa không
thiếu. Thuật ngữ trong bài mang âm hưởng thi ca của các nhà thơ nổi tiếng: Bùi
Giáng, Tuệ Sỹ, Trịnh Công Sơn... nên thơ hay khó diễn tả bằng lời chỉ cảm nhận
thôi!
Thơ văn của các vị
nầy được xếp vào trường phái siêu thưc. Trường phái nầy như một luồng gió mới
thổi vào thơ văn truyền thống Việt Nạm, nó tồn tại và phát triển mạnh như dòng
thơ mới trước đây. Những tác phẩm được ưa chuộng đã chứng tỏ tinh thần yêu thơ
theo cách nầy. Người ta thường nói nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nhiều sáng tác rất
hay, rất ăn khách nhờ sử dụng "sáng tạo" ngôn ngữ thi ca để ru hồn
người, quên đi những đau khổ do chiến tranh gây ra trước 75, gợi hứng cho những tâm hồn lãng mạn khi nghe những ca khúc trữ tình của TCS: Tuổi đá buồn, Một cõi đi về, Hạ trắng,Tôi
ru em ngũ, Phôi pha v.v.
Tôi không biết tác
giả TLPL có đọc nhiều, nghe nhiều những bài thơ, những tình khúc của những nhạc
sĩ, thi sĩ kể trên không mà trong bài nầy tác giả sử dụng ngôn từ cũng mang âm
hưởng mới, nhưng lại khác hẳn với các bậc tiền bối, nghĩa là thơ mang nét riêng
TLPL. Sự cách tân nầy đã đem lại cho độc giả nhiều thích thú khi đọc những dòng
thơ mới nầy.
Đọc lại 7 câu đầu:
Khi những hạt nắng
cuối cùng bốc hơi theo hạ
Em cố hái sợi chiều
đan áo ấm cho anh
Thu thức giấc ôm
mình trở dạ
Heo may lọt lòng
thẽ thọt ru tình
trên chiếc lá hãy
còn xanh.
Ta thấy tác giả sử dụng từ ngữ rất mới:
-Em cố hái sợi chiều.
"hái" là
động từ chỉ hành động nắm bắt những tia nắng chiều vào tay, dĩ nhiên ở đây dùng
nhân cách hoá, coi sợi chiều là vật hữu thể.
-Thu thức giấc ôm
mình trở dạ.
Câu nầy có 7 chữ mà
6 chữ xếp vào từ ngữ đặc biệt. Tác giả nhân cách hóa mùa thu như một người đàn bà tới kỳ sinh nở, ám chí mùa thu kéo tới
bất ngờ, có mưa bay, gió cuốn (lúc giao mùa).
-Heo may lọt lòng.
Ở trên thì mùa thu
trở dạ, ở dưới, heo may lọt lòng! Từ nào nghe cũng lạ cũng mới.
Vị ngữ: Thỏ thẻ ru
tình,
Bổ nghĩa cho chủ ngữ
mùa thu ở trên.
Và còn nữa những từ
ngữ mới nằm rải rác trong những đoạn thơ còn lại, cho nên có thể nói tác giả đã
sáng tạo nhiều từ ngữ mới lạ trong thi ca. Thực ra những từ ngữ nầy nếu đứng một
mình thì không có gì lạ hết! Cái lạ là khéo sử dụng đặt đúng vị trí trong ý và
lời thơ, làm tăng thêm cảm xúc nơi người đọc nghĩa là thơ có hồn.
Lời thơ như ngấm
vào những trái tim đơn côi, lạc lõng. Chính
cách sử dụng thi ngữ nầy đã tạo ra những nét mới, phá vỡ ý thức tồn tại
vật chất, để đi vào cõi siêu thực, với bao cảm xúc êm đềm làm thăng hoa tình
yêu nỗi nhớ, là nét riêng đặc biệt, một
ưu điểm của tác giả TLPL. Lấy bối cảnh 4 mùa để lồng tình cảm. Mùa hạ em hái sợi
chiều đan áo ấm cho anh, rồi em lại giấu mùa hạ vào ngực áo (để sưởi ấm lòng
anh) trong khi chờ gặp lại vào mùa thu tới vì em tin chắc những lời thề anh viết
trên đá là có thật. Anh và em sẽ nắm tay nhau đi trên con đường đầy hoa mộng có
cỏ lau , bông dã quỳ vàng rực rỡ trải
dài mênh mông:
"Khi những
cánh dã quỳ cong cớn níu gọi mùa trôi
là lúc thu đã chín
là lúc những chiếc
lá cuối cùng trở về nguồn cội
là khi những cánh
thiên di xé gió
bay về phương Nam
ấm áp xa xôi…
Chỉ có anh
để lời thề cạn khô
trên phiến đá
đơn côi…"
Trong đoạn nầy ta lại bắt gặp một số từ ngữ mới "cánh dã quỳ cong cớn níu gọi".
Tĩnh từ ghép "cong cớn" chỉ điệu bộ người con gái chua ngoa, đỏng đảnh,
khi nói thì vênh mặt cong môi lên. Hình ảnh nầy được so sánh với những cánh hoa
dã quỳ nở bung, biện pháp tu từ được sử dụng thật khéo léo gây chú ý cho người
đọc. Động từ "níu" nghe rất hay, gợi hình ảnh, nguyên gốc có nghĩa là
nắm giữ một vật gì, hoặc kéo vật đó xuống. Hình ảnh những bông dã quỳ bung những cánh cong cớn ngã nghiêng như những
cánh tay đang níu kéo mùa hạ trở lại cũng chính là lúc mùa thu đã chín. Đoạn tả
cảnh kết hợp nhân cách hoá thật đặc sắc. Tiếp theo là "những chiếc lá cuối
cùng trở về nguồn cội", cách diễn tả nầy nghe cũng mới lạ tai, thú vị,
thay vì nói " những chiếc lá vàng rụng đầy gốc". Hình ảnh "chiếc
lá cuối cùng" cho ta biết mùa thu đã chấm dứt! cũng là lúc "những
cánh chim thiên di xé gió bay về phương Nam". Một lần nữa động từ "xé
gió" được sử dụng thật hay, hiệu quả! Tại sao lại xé gió? Động từ chỉ hành
động con chim bay vút vào không gian một cách vội vã kẻo mùa đông tới sớm sẽ
không kịp bay về phương Nam tránh lạnh. Hình ảnh nầy củng cố thêm ý tưởng: mùa
thu đã chấm dứt thật rồi ! Tác giả dùng một vài hình ảnh tựơng trưng để thắt chặt
lý luận làm tiền đề cho đoạn kết tiếp theo. Xin các bạn hãy dừng lại, đọc chậm
rãi đoạn thơ nầy để nắm bắt được ý tưởng của tác giả.
Nhưng hỡi ơi! khi
mùa thu thay lá, trơ cành xác xơ thì
bóng dáng anh cũng biến mất nơi nào, chỉ còn lại phiến đá buồn, khô cằn, có ghi
lời thề của chàng mà thôi!
Khi nói
"lời thề ghi trên đá", tôi nghĩ ngay tới một cuộc hẹn hò rất vui vẻ,
hào hứng và quan trọng của hai người trẻ đang yêu nhau. Cuộc tình tự không thể
trao đổi hết ý bằng thư từ mà phải gặp mặt vì thơ không nói hết . Có thể đây là
cuộc hẹn quyết định cuộc đời của người con gái khi tình yêu đã lên hương tới
mức. Nay đã tới hồi quyết định, nàng muốn nói ước mơ sum hợp với người yêu.
Người con gái đã chuẩn bị đan áo ấm cho chàng mặc, giấu cả khung trời mùa hạ
vào ngực áo để sưởi ấm tình anh! Tình yêu tuy lãng mạn nhưng chân thật, dễ
thương:
"Em
giấu hạ vào trong ngực áo
cất những
hạt nắng vàng để sưởi ấm tình anh
trong
những ngày đông lạnh
trong
những ngày ta vắng nhau".
Nàng vui
tươi trẻ trung như mới yêu lần đầu. Nàng nôn nao "đợi chờ ngày sum
họp". Cụm từ nầy nói lên ước nguyện sau cùng là tiến tới hôn nhân chấm dứt
những tháng ngày chờ đợi lo âu. Động từ ghép "sum họp" đồng nghĩa với
kết hợp hôn nhân. Vậy mà chàng không tới! Chuyện gì xảy ra tác giả không nói,
để tự độc giả suy nghĩ tim câu trả lời. Tôi nghĩ đây là dụng ý của tác giả muốn
lôi kéo bạn đọc theo dõi như chính mình là nhân vật trong truyện, một nghệ
thuật sáng tác trong thi ca. Nhiều câu hỏi được đặt ra: biết đâu cuộc lỡ hẹn
nầy sẽ đưa tới hậu quả khôn lường khiến người con trai phải ân hận về sau nhất
là biến cố 75 đã cắt đứt tình yêu của bao cặp tình nhân đang yêu nhau tha thiết
phải lìa xa một cách tức tưởi nghẹn ngào, làm dang dở mối duyên tình mà có khi
xảy ra quá bất ngờ không trở tay kịp để suốt đời không gặp lại nhau, cũng không
còn biết tin tức. Tự nhiên tôi thấy lòng mình dâng lên niềm cảm xúc: chua xót,
tội nghiệp cho người con gái trong truyện (dù thật hay hư cấu). Tôi như đang
thấy nàng nhìn trân trân phiến đá với những dòng chữ viết của người yêu mà tức
tưởi, trách móc :" Tại sao anh không đến? Tại sao anh lỗi hẹn?". Nàng
ngồi mãi trên phiến đá đợi chờ ...tuyệt vọng, cho tới khi hoàng hôn xuống thấp,
bóng tối vây quanh . Ngoài kia biển vẫn gào thét đánh từng đợt sóng to vào bờ.
Người con gái đứng lên uể oải lê bước chân nặng nề đi về phía con lộ cái. Trời
chưa tối hẳn mà những luồng gió lạnh từ biển tràn về thật nhanh, nghe buốt tim
gan . Cái đau trong lòng thêm cái lạnh bên ngoài làm cho nàng run lên từng
chập. Về đâu biết về đâu ? Thân gái dặm trường biết nương tựa vào ai? Rồi đây
nàng sẽ sống ra sao hay phải bơ vơ giữa chợ đời đầy nghiệt ngã gian nan, chàng
có biết chăng? Nỗi lòng nầy lại trùng ý với nhạc sĩ Lam Phương khi ông diễn tả
bằng những dòng nhạc đầy cảm xúc, nghe tê tái trong lòng:
"Về
đâu anh ơi lúc tình còn sâu lúc hương trần đời vẫn chờ nhau giữa đêm thâu
Về đâu khi
anh vẫn là nguồn sống, khi ánh xuân nồng vừa nhẹ vương lên má hồng...
Hẹn nhau
qua hết một mùa phượng rơi nhưng hoa chưa tàn mà lòng ai đã đổi thay.
Thế thôi
vui chi sống trong tình đầu, nhạc "chiều hành quân" nay biết gởi về
đâu?"
Buồn ! Tác
giả dùng biện pháp tu từ rất khéo. Câu chót: "Lời thề cạn khô trên phiến
đá" chứa tĩnh từ ghép "cạn khô" thật đắc vị, chỉ sự chấm dứt câu
chuyện tình đầy bất trắc, đau thương. Cái đặc sắc ở đây là tác giả không nói rõ
ra mà dùng ẩn ngữ để độc giả tự tìm câu trả lời. Tôi cho rằng đây là bài thơ
hay của Trần Lê Phượng Loan.
Nguyễn Cang (22/2/2019)
No comments:
Post a Comment