Đã hơn một tuần nay, kể từ hôm
cái gia đình người Hà Nội dọn đến ở cùng ngõ, chị Sáu Nết không lúc nào là
không hết bực mình. Cái gia đình di cư này đông lắm. Nhớn, bé, già, trẻ cả thẩy
hơn một chục đầu người. Đã thế, lại lắm trẻ con.
Ngày đêm, tiếng lũ trẻ đùa
nghịch, kêu khóc, cứ ầm ỷ vang vọng suốt từ đầu ngỏ đến cuối ngõ. Nhà chị Sáu
Nết lại ở sát vách, hai nhà cách nhau vỏn vẹn có một lớp gỗ mỏng teo, thành ra
bên này nói gì, làm gì bên kia cứ nghe cứ thấy rõ mồn một. Ban dêm những đứa
trẻ nhỏ không ngủ, thi nhau quấy khóc dữ dội, chị Sáu chả tài nào chớp mắt được
lấy một lát. Nhiều đêm, chị cứ đành nằm trong bóng tối mà nghe đủ mọi thử tiếng
con nít hờn quấy từ bên cạnh vọng sang. Trong đêm dài êm lặng, tiếng lũ trẻ lải
nhải khóc dai, tiếng người mẹ còn ngái ngủ ru ạ ời, tiếng người thức giấc cằn
nhằn, tiếng đồ đạc va chạm đổ vở, âm thanh cứ đổ dồn cả xuống giấc ngủ của chị
Sáu Nết và nỗi bực dọc của người đàn bà Miền Nam cứ thế mà kéo dài cho đến ngày
hôm sau.
Cả những buổi trưa, sự ầm ỹ của
cái gia đình miền Bác ấy cũng khổng chịu giảm sút. Đám con nít hình như không
bao giờ chịu im tiếng hoặc ngồi im một chỗ. Thằng nhớn thằng bé hò nhau đùa như
quỷ sứ. Chúng đóng cửa, mở cứa thình thình. Chúng đuổi nhau trên sàn gỗ, làm
rung chuyển cả lũ bàn ghế đồ đạc bên nhà chị Sáu.
Trẻ con thế, người lớn cũng
không hơn gì. Mụ vợ đánh mắng con cái, than phiền nhà cửa chật chột, kêu ca hết
cái này đến cái khác, chả có lúc nào ngơi miệng. Anh chồng so ra ít điều tiếng
hơn, nhưng lại khách khứa nườm nượp suốt ngày. Bọn này chưa đi đã thấy bọn khác
kéo đến. Toàn là những dân Bắc mới di cư vào Nam. Gặp nhau là họ chuyện ồn ào
lên. Hỏi thăm nhau hết người sống đến người chết, giây cà ra giây muống hết
chuyện xa đến chuyện gần. Chị Sáu ngồi một mình, lắm lúc đã phải tự hỏi không
hiểu sao cái lớp người đã điêu đứng vì di chuyển mà vào tới đây họ vẫn còn lắm
chuyện đến thế. Người ngoài Bắc, theo chị Sáu thật lắm điều lắm nhời. Động gặp
nhau, là họ nói huyên thuyên. Thôi thì đủ thứ chuyện. Chuyện bỏ làng xóm kéo
nhau về Trạm Hẹn. Chuyện đi đương từ Hà Nội vào Nam. Chuyện thuê mướn nhà cửa.
Chuyện thức ăn thức uống. Chê bai, phê bình điều này điều khác, cả đến những
tiếng chị Sáu nói hàng ngày, họ cũng kháo nhau, bắt chước rồi cười phá lên. Mụ
vợ anh hàng xóm cười to nhất. Mỗi lần ả cười sặc sụa là mỗi lần chi Sáu tức
điên lên. Một buổi, chị Sáu Nết ngồi bên này đã nghe lỏm được một mẩu chuyện
của bọn người tản cư này.
Một người nói :
-Từ ngày vào trong này, tôi buồn
quá hai bác ạ ! Lúc nào cũng thấy nhớ Hà Nội. Nhớ ghê gớm.
Tiêng mụ đàn bà trả lời :
-Vâng, chúng tôi cũng thế đấy !
Bác tính đất nước rộng lớn, nhưng có đâu được bằng Hà Nội. Trong này, tiếng thế
nhưng sô bồ đông đúc ăn ở có ra làm sao đâu. Bác xem vợ chồng chúng tôi với lũ
các cháu phải chen chúc khốn khổ thế này mà tiền sang nhà vừa hết cả vốn liếng.
Chẵn sáu chục ngàn đấy. Nhà mới chả cửa. Ngữ này mà ở ngoài Bắc thì chỉ một
trận gió cũng thổi bay đi.
Câu chuyện chỉ có thế, nhưng
cũng đủ làm chị Sáu Nết tức hộc lên. Cái cá tính địa phương đã nỗi dậy trong
lòng chị. Chị lẩm bẩm tức tối :
-Hừ ! đã biết chật thế, còn kéo
nhau vào đây làm gì chứ ? Hà Nội với chả Hà Nội. Sao cứ không ở Hà Nội nữa đi
có được không ?
Nhiều lý do khác làm tăng mối ác
cảm ngấm ngầm đã đột khởi trong lòng chị Sáu Nết như một mớ lửa đổ thêm dầu.
Mối ác cảm với lớp người phương xa cứ tăng dần mãi, ngày lại ngày. Lâu dần, bất
cứ cái gì của cái gia đình hàng xóm này cũng làm chị Sáu tức giận. Lòng chị trở
nên thiên tư khi đã chứa đựng quá nhiều thành kiến. Chị không cần biết đến
những biến chuyển ghê gớm của thời cuộc. Chị cũng không cần biết đến nguyên
nhân đã thúc đẩy hàng trăm nghìn đồng bào miền Bắc vượt sông dài bể rộng tới
đây. Chị Sáu chưa biết thế nào là cái không khí tự do và thế nào là những vĩ
tuyến tù đày. Những nhận sét của chị là ở cuộc sống hàng ngày. Từ ngày dân Bắc
lũ lượt kéo vào như nước chảy, gạo nước củi đuốc lên giá đùng đùng. Bà con chị
Sáu kêu ca rằng từ ngày dân Bắc Việt đổ vào, mần ăn đâm ra khó khăn quá xá.
Riêng chị Sáu, chị còn phải chịu
đựng cái gia đình hàng xóm này nữa. Thành kiến bén rễ, khơi rộng thêm niềm ác
cảm bền chặt.
Nhưng trên những nguyên nhân
hiện tại của sự ác cảm này, còn có một duyên cở đã sẵn có từ ngày xưa.
Ngày xưa, cách đây đã mười năm,
chị Sáu Nết đã ra ở Hà Nội.
oOo
Chuyện cũ như thế này : Mười năm
trước đây chị Sáu lấy một người Hà Nội vào làm việc ở Sài Gòn. Sau ngày cưới ít
lâu, chồng chị lại phải đổi về Bắc. Chị theo chồng ra Hà Nội. Thuở xa xôi ấy,
chi Sáu Nết là một người thiếu nữ trẻ đẹp, và lòng chị cởi mở, yêu thương, còn
chứa chan những tình cảm tốt đẹp nhất gửi cho cuộc đời. Trên tình yêu bao la
gửi vào cuộc sống đương hoa còn là mối tình đầu tiên chị đem gửi gấm cho người
chồng đất Bắc. Và qua tình yêu chồng, có cả tình yêu miền Bắc xa lạ và thành
phố Hà Nội mà chị Sáu đã chọn làm nơi quê hương thứ hai của mình. Ông già bà
già chị Sáu không ưng thuận về cuộc hôn nhân đã có bởi một tình yêu mãnh liệt
này. Lấy người công chức Hà Nội, chị Sáu đã từ hôn trong những giờ phút cuối
cùng với một người điền chủ triệu phú ở vùng Bắc Liêu. Sự từ hôn, để đi theo
tiếng gọi của trái tim từ đó đã là cái hố sâu ngăn chia chị Sáu với gia đình
chị, ngăn chia vĩnh viễn. Chị Sáu lìa bỏ quê hương theo chồng ra Bắc đã không
bao giờ được ông già bà già chị tha thứ.Gia đình không nhìn nhận chị nữa,coi
chị như một đứa con hoang đã hư hỏng đã lầm đường, và căm đoan chị không được
trở về.
Chị Sáu Nết bỏ nhà, theo chồng
ra Hà Nội, cũng không được hưởng những ngày hạnh phúc lâu dài. Tình yêu của
người đàn ông dẫu sao cũng không làm mất được nỗi nhớ thương của ngươi đàn bà
miền Nam nơi quê người sớm chiều gửi lòng về một xóm dừa, một trái sầu riêng,
những suối nắng chan hòa của Tiền Giang Lục Tỉnh. Chị Sáu lại không hợp vơi
thủy thổ ngoài Bắc. Một năm sau, chồng chị lại phải đổi từ Hà Nội lên mãi mạn
ngược. Chị Sáu rời Hà Nội lên một vùng núi rừng hoang vu, sương muối, gió bấc
lạnh buốt. Không chịu được lạnh, chị Sáu mắc bệnh ho.
Bây giờ và cho đến suốt đời, chị
Sáu nhớ mãi những ngày tháng lưu trú ở cái tỉnh lẻ miền thượng du Bắc Việt ấy.
Nó buồn và dài vô cùng. Bây giờ, đôi khi trời trở lạnh, chị Sáu thúng thắng ho,
là chị lại nhớ đến những ngày buồn thảm nơi quê chồng. Hình ảnh kỷ niệm cứ nhắc
nhớ đến những bất hạnh khác. Chồng chị lâm bệnh rồi bỏ mình luôn ở miền đó. Một
thân một mình chị khóc lóc thảm thiết. Chị trở về Hà Nội vói vành khăn tang
trên đầu, và với sự tan vỡ trong tâm hồn. Chồng chị mất đi, cái cầu bắc nối chị
với họ hàng nhà chồng cũng mất theo. Những gắn bó của người nàng dâu miền Nam
với gia đình nhà chồng vốn đã mong manh, đến đó đứt hẳn. Người đàn bà góa bụa
bối rối trước những tập quán phong tục cổ truyền miền Bắc. Đạo sống người nàng
dâu trong một gia đình cổ xưa, những ngày giỗ tết, những sự khắc nghiệt của cô
chủ nhà chồng cũng là nổi quạnh hiu của người đàn bà thiệt phận, bấy nhiêu thứ
dồn đổ xuống cuộc đời xấu số của chị Sáu, làm cho chị trở nên một người lúc nào
cũng như hờn oán với tất cả, với chung quanh.
Mùa thu đất Bắc không đẹp nữa.
Hồ Gươm, vườn Bách Thảo, danh
lam thắng cảnh miền Bắc chỉ nhắc cho chị những kỷ niệm đau đớn.
Chưa đoạn tang chồng, chị đã lên
đường về Nam. Mười năm qua đi. Nhưng ở đời người đàn bà cuộc tình duyên xấu số
đã gây ra cái tình trạng đổ vở không thể nào cứu vãn được nữa. Chị Sáu Nết trở
về chân trời cũ nhưng con đường cũ đã nhòa nhạt dấu vết từ lâu. Hoa cỏ ở đó đã
tàn hương. Gia đình chị vẫn không chịu tha thứ cho cái lỗi lầm thuở xưa. Người
con mười năm trở về, như buổi ra đi, vẫn không được đón nhận.
Còn một ít vốn liếng của chồng
để lại, chị Sáu Nết thuê một căn nhà nhỏ trong một ngỏ hẻm vùng ngoại ô Sài
Gòn.
Những ngày tẻ nhạt bắt đầu. Tâm
tính chị cũng đổi khác. Chị lầm lỳ cả ngày. Trên gương mặt lặng lờ lúc nào cũng
phảng phất một vẽ gì xa xôi u uất. Người trong ngõ qua lại trước căn nhà cửa
ngõ đóng kín, chứa đựng cái tâm sự buồn thảm của người đàn bà từ lâu không biết
vui cười nữa.
Ngày lại ngày, niềm ác cảm với
một ký ức xa khuất cử xâu nặng thêm mãi.
Nó cháy bùng lớn khi những người
hàng xóm mới đến lại là một gia đình miền Bắc di cư.
Bỗng một hôm, chị Sáu không hề
chờ đợi tới, người đàn ông sang chơi. Lúc ấy vào buổi trưa. Chị Sáu Nết đang
nằm nghỉ trền giường, có tiếng gõ cửa. Người đàn ông bước vào. Cứ trông y, chị
Sáu cũng biết ngay y là người Hà Nội. Chị nghĩ thầm thật nhanh : cũng cái dáng
điệu khiêm tốn, cũng cái lối đi đứng nhã nhặn… Trong một thoáng rất ngắn, chị
Sáu chợt nhớ đến một người Hà nội khác. Chị nhớ đến mười năm về cũ. Đến người
chồng xấu số đã mất. Kỹ niệm miền Bắc lũ lượt dồn về. Chị Sáu thấy nhoi lên
trong tim.
Thấy chị đang nằm vội vã ngồi
dậy búi lại tóc, người đàn ông ngả mũ xin lỗi :
-Tôi không biết cô Hai đang nằm
nghỉ. Tôi xin lỗi cô Hai.
Chị Sáu Nết chỉ ghế mời người
hàng xóm của chị ngồi, chị đáp ngắn :
-Dạ.
Chị không biết nói gì. Ác cảm
vẫn còn. Câu chuyện bắt đầu khô khan. Bóng tối của gian phòng phủ xuống sự yên
lặng của hai người. Gã đàn ông trong khi chờ đợi nối lại câu chuyện vừa bắt
nguồn đã đứt quãng vì sự im lặng của chị Sáu Nết cũng thừa hiểu rằng người đàn
bà miền Nam này đã bực bội nhiều lắm với cái gia đình đông con của anh. Ngay
sau khi đến ở chung ngõ, anh hỏi thăm những người gần nhà, cũng đã biết được
một phần nào cái dĩ vãng đau buồn của chị Sáu, cuộc tình duyên không may mắn
của chị cũng là những tháng ngày ngoài Bắc đau thương. Để lòng chị từ đó đã
khép kín lại với mối ác cảm thầm kín.
-Cô Hai à ! Chúng tôi mới ở Bắc
di cư vào Nam. Thành ra gia đình tôi lại có may mắn được ở gần cô Hai.
-Dạ.
-Chúng tôi đến đây vì tự do, hãy
còn lạ nước lạ cái, cũng chưa được quen biết ai.
-Dạ.
-Các cháu còn nhỏ tuổi, lại đau
yếu vì chuyến vượt biên sóng gió, chưa hợp thủy thổ, thành ra hư quấy lắm. Các
cháu làm ồn chắc phiền bận cô Hai nhiều. Mong cô Hai cũng thể tình cho người
mới đến mà thứ lỗi cho.
-Dạ.
Chị Sáu ngồi lặng lẻ, để che dấu
bối rối, chỉ biết đáp dạ. Tiếng dạ của chị vắn gọn vô nghĩa. Nhưng từ chỗ sâu
kín nhất của thâm tâm, những tình cảm tươi mát đã bắt đầu nhen lên, phơi mở dần
dần. Trên khuôn mặt lạnh lùng, thoảng lên một rung động tươi tắn. Trước sự lễ
độ của người phương xa, chị lấy lại dáng ngồi, chăm chú nghe.
Những rung cảm đầu tiên nở lên
trên một cách biệt vừa gục đỗ. Người đàn ông dần dần kể đến những chuyện vừa
sẩy ra ngoài Bắc. Những câu chuyên mang nặng sắc thái của chiến thời, chứa đựng
những đau sót, những mất mát, và đảo lộn từng cuộc đời tối xám của người dân
Miền Ngoài. Anh nói đến chuyện đi của anh. Của những người bạn đường. Những
chuyến đi về những chân trời tự do. Anh nói đến những trường hợp của lớp người
còn phải ở lại bây giờ nằm dưới bàn tay Cộng sản.
Để được sống tự do, hàng triệu
con người như anh đã vất bỏ tất cả ở bên kia để tìm về xây dựng lại tất cả ở
bên này vĩ tuyến.
Chị Sáu Nết nghe chuyện mà lòng
chị cứ lắng đọng mãi xuống. Khuôn mặt trầm lặng của chị là một niềm tư lường
ngậm ngùi. Lâu lắm, những ý nghi gửi về đất Bắc mới lại chứa dựng ít nhiều yêu
mến sót thương. Chị Sáu nhớ lần lần về một đoạn đời hoa bướm cũ, đến những dặm
dường lênh đênh nơi quê chồng, ở đó dù sao chị cũng đã sống những ngày thần
tiên nhất của một đời người. Ngày xưa, chị lìa bỏ quê hương đi theo tiếng gọi
của tình yêu, thì hôm nay, hàng vạn con người đã lìa bỏ quê hương để đi tìm
những chân trời của Tự Do. Chị Sáu Nết bắt đầu nhìn thấy qua những hình ảnh
phơi phới, bay múa, cái cao đẹp của những chuyến đi thời đại này.
Chị ngó người đàn ông nghĩ thầm
:
-Vậy mà họ vẫn vui vẫn tươi mới
kỳ chứ !
Giá chị, chị đã khóc hết nước
mắt. Chị nhìn vào những cuộc sống anh dũng này, không thấy ánh lên một điềm hờn
oán nào. Thật là những con người của xây dựng của tin tưởng. Miền Nam đất nước
hôm nay đang đón nhận hàng nghìn hàng vạn con người như vậy. Họ lìa bỏ nhà cửa
rộng rãi, ruộng vườn thênh thang để đến đất mới, sống những ngày khởi đầu chật
vật chen chúc dưới những mái lều tạm trú, chịu đựng thiếu thốn, vậy mà hai bàn
tay trắng của họ, cuộc đời họ lại giàu có lành mạnh hơn đời chị Sáu nhiều.
Trong gian khổ, cuộc di chuyển sáng chói, hướng dẫn lối đi cho cái tập thể vĩ
đại nhất là dân tộc. Có con đường nào đẹp hơn ngã đường tự do ?
Thế mà chị Sáu đã tiếp nhận họ
như thế nào ? Chị đã bực bội, chị đã khó chịu về những điều hết sức là bé nhỏ
là vụn vặt. Về một tiếng trẻ khóc. Về một đêm không ngủ được. Về một sự đắt đỏ.
Về một sự ồn ào. Chị chợt thấy rằng những thành kiến củ đã làm cho sự phản đoán
của chị sai lạc xuốt bấy lâu. Về cái gia đình mới đến. Về những người tỵ nạn.
Về toàn thể cuộc đời. Sự khép đóng nào cũng là những thứ biên giới lẻ loi cách
biệt. Biên giới đã đổ gục. Tình yêu thương chan hòa dâng lên.
Từ tình thương yêu vừa được gây
lại này, cái gia đình di cư đã được chị Sáu đón nhận.
Đưa tiễn người hàng xóm mới ra
khỏi cửa, chỉ Sáu quay trở vào, mở rộng những cửa đóng kín. Ánh sáng lùa đầy
vào gian buồng, chảy tới những miền bóng tối vừa tan loãng. Ánh sáng đựng đầy
mắt chị. Chị nghiêng đầu nghe từ bên cạnh vọng sang tiếng con nít hờn quấy. Chị
không thấy bực bội nữa. Nóng bức thế này, chúng không hờn quấy sao được. Chi
thấy vui vui. Từ hôm đó, trong cái ngõ hẹp ở miền ngoại ô thành phố, người đàn
bà miền Xam ngày ngày ra ngồi bực cửa nhìn một lũ trẻ nhỏ đùa nghịch, đã nhận
cái gia đình hàng xóm đông con kia vào cuộc sống mới của mình.
Mai Thảo
Trích “:Đêm Giã Từ Hà Nội“
No comments:
Post a Comment