Thêm
Một Bài Họa Bài Thơ "Đề Miếu Hưng Đạo Vương" Của Hồ Chí Minh
Trong ít ngày qua, khi kiểm điểm và sắp xếp lại sách
vở, thư từ , tài liệu để sửa soạn về cõi, khỏi làm phiền con cháu, người viết
tình cờ tìm lại được thư của một người bạn thân viết cho từ một trại tị nạn
Đông Nam Á. Người bạn đó là nhà giáo kiêm nhà báo Nguyễn Quốc Hùng, bút danh là
Thày Khóa Tư của tờ Diều Hâu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Saigon
thời trước năm 1975. Bạn tôi xuất thân từ một gia đình Nho giáo. Anh là con một
vị huấn đạo, một học quan trong chế độ xưa nên rất giỏi chữ Hán và chuyên dạy
Quốc Văn cho các trường trung học ở Miền Nam với nhiệm sở chính là Trường Trung
Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Nhưng khác với các giáo sư Quốc Văn khác, anh
không chỉ chuyên dạy Quốc Văn mà còn viết văn, viết báo, dịch truyện cổ từ chữ
Hán sang tiếng Việt như Kim Bình Mai, Hồng Lâu Mộng, chưa kể tới Từ
Điển Hán Việt...
Mặt khác, anh cũng giỏi nhạc và chơi đàn lục
huyền cầm Hạ Uy Di rất điêu luyện. Chính anh là người đã giúp cho tôi biết ít
nhiều về nhạc mới Việt Nam, đặc biệt là nhạc tiền chiến mà cho tới khi biết
anh, vì chỉ lo học hành, tôi hoàn toàn mù tịt, cũng giống như một bạn nhà giáo
khác trước học cùng lớp với tôi, Giáo Sư Sử Địa Nguyễn Khắc Ngữ, người đã đưa
tôi vào con đường nghiên cứu và xuất bản sách. Chưa hết, trong các lối văn anh
viết, bạn tôi rất giỏi về các thể văn cổ như thơ Đường, phú, văn tế, câu đối...
mà anh viết một cách trôi chảy, dễ dàng không khác gì các nhà Nho ngày xưa với
niêm, luật, đối âm, đối ý... rất chỉnh, khó có ai thời thập niên sáu mươi, bảy
mươi của thế kỷ trước và sau này có thể làm được. Chính vì vậy hồi trước năm
1975, tôi đã thu thập một số thơ văn anh để giúp anh phổ biến nhưng không
thành. Như một cơn hồng thủy, Biến Cố 30 Tháng Tư 1975 đã xóa đi tất cả.
Trong thư viết cho tôi, Thày Khóa Tư có gửi kèm
cho tôi bài viết nhan đề “Giai Thoại Thi Ca Thời Đại” và yêu cầu tôi phổ
biến. Bài viết nói về bài thơ nhan đề Đề Miếu Hưng Đạo Vương truyền
tụng là do Hồ Chí Minh làm khi ông này viếng thăm Đền Kiếp Bạc hồi đầu kháng
chiến chống Pháp.
Đền Kiếp Bạc ở Chí Linh, Hải Dương, nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Thư bạn tôi viết đã lâu, ngót bốn thập niên
trước, chữ rất mờ nhưng giá trị vẫn còn, nay tìm lại được, thể theo lời bạn,
tôi xin sao lục gửi tới các quý vị thân hữu quen biết anh, đồng thời cũng xin
gửi tới quý vị yêu lối thơ xướng họa của cổ nhân, có dịp nhớ lại sinh hoạt một
thời, nay chỉ còn là vang bóng. Bài viết nguyên văn như sau:
Thầy Khóa Tư
Thì ra, hồi Việt Minh đánh Pháp, họ Hồ đi ngang
đền thờ ¬Đức Trần Hưng Đạo, ghé lại đề thơ như sau:
Sau trước cùng chung giữ núi sông.
Bác đuổi giặc Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi xua giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
Bác đưa dân tộc qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Giùm tôi kháng chiến sớm thành công.
Thôi thì, thật thà là cha quỷ quái, Khóa tôi cứ
chuyện mình mà nói, cứ đem mình ra so sánh với họ Hồ. Khóa tôi với họ Hồ có chỗ giống nhau là trước sau cùng vượt biên, chỉ
khác nguyên nhân và mục đích là khác (về kết quả thì họ Hồ đã vượt biên thành
công, nhờ làm cu ly bồi tầu cho Pháp, còn Khóa tôi thì chưa thành công mà
thôi).
Bài họa của Khóa tôi như sau:
Đề Lăng Hồ
Cu ly bồi bếp cũng xưng hùng,
Tao thẹn cùng mày một núi sông.
Tao trốn nguy cơ bầy quỷ đỏ,
Mày xua dân tộc đống than hồng.
Tao mua hạnh phúc chừng năm lượng,
Mày bán giang san được mấy đồng?
Hòm kiếng mày nằm sung sướng nhỉ?
Coi chừng chỉ một phát thần công.
Cu ly bồi bếp cũng xưng hùng,
Tao thẹn cùng mày một núi sông.
Tao trốn nguy cơ bầy quỷ đỏ,
Mày xua dân tộc đống than hồng.
Tao mua hạnh phúc chừng năm lượng,
Mày bán giang san được mấy đồng?
Hòm kiếng mày nằm sung sướng nhỉ?
Coi chừng chỉ một phát thần công.
Thầy Khóa Tư
304Đen – llttm- BCT
No comments:
Post a Comment