Mắt không thấy, tai không nghe
Tối hôm
qua tự dưng buồn ngủ sớm. Vốn theo triết lý “sống không khiên cưỡng” ít lâu
nay, tôi bèn dọn dẹp qua loa chỗ làm việc rồi đi vào giường. Giấc ngủ khi cơ
thể đang cần thật đã đem lại nhiều lợi ích. Khi thức dậy, nhìn đồng hồ, biết đã
ngủ dài giờ hơn thường lệ, tôi lơ mơ thêm ít phút, làm mấy động tác thư giãn
được ông cháu đang hành nghề chuyên viên vật lý trị liệu truyền cho rồi ra bàn,
bật đèn, mở máy computer.
Điện
thư đầu tiên tới trên màn hình từ người bạn Tây Bắc, là những dòng dưới đây:
“Một
người bạn là bác sĩ thiện nguyện từng theo đoàn chuyên gia mổ mắt của chương
trình Fred Hollows đến Việt Nam để mổ mắt cho người nghèo, giúp họ nhìn thấy
ánh sáng. Tính cho đến nay, chương trình Fred Hollows đã hoạt động thiện nguyện
tại Việt Nam được 25 năm, đã mổ miễn phí và giúp cho hàng chục ngàn người Việt
Nam sáng mắt.
Hôm
nay tình cờ gặp bạn, tôi tò mò hỏi xem mấy lần đi Việt Nam làm thiện nguyện có
ấn tượng chuyện gì không?
Anh
bạn cười nói: ‘Ấn tượng thì nhiều, nhất là khi lên mấy vùng cao, vùng xa, thấy
người dân khổ ghê lắm! Nhưng ấn tượng nhất là mình mổ mắt cho họ xong, mắt sáng
rồi mà vẫn như mù!’ Tôi ngạc nhiên hỏi sao kỳ vậy, thì anh bạn ngồi xuống kể:
‘Mấy lần đi Việt Nam, lần nào đoàn mổ xong cũng có một buổi liên hoan giữa nhân
viên của đoàn và bệnh nhân, để trao đổi và ăn mừng. Nói chuyện với người dân,
họ rất vui khi được mổ mắt miễn phí và thấy lại được ánh sáng, nhưng họ cứ luôn
miệng cám ơn đảng, cám ơn nhà nước! Một ông cụ còn nói nhờ ơn đảng và nhà nước
tạo điều kiện cho đoàn thiện nguyện thì đoàn mới đến được Việt Nam!’
Thực
tế là các bác sĩ của đoàn đều tình nguyện, không chỉ bỏ công sức, thời gian mà
còn bỏ tiền túi ra để đến Việt Nam mổ mắt miễn phí. Thuốc men, dụng cụ đều do
người dân Úc quyên góp hỗ trợ cho đoàn, đảng và nhà nước CSVN chẳng bỏ ra đồng
xu nào mà còn thường xuyên ăn bớt, ăn gian tiền thuốc men và làm giả danh sách
bệnh nhân để lấy tiền bỏ túi riêng nữa! Thống kê của chương trình cho thấy 25
năm qua, tình trạng sức khỏe và nhãn khoa của Việt Nam chẳng có gì khởi sắc. Vẫn ngần ấy người nghèo, vẫn ngần ấy người
mù, mổ xong vẫn ơn đảng ơn nhà nước, chỉ thấy cán bộ ra đón đoàn là ngày càng
mập ra và đi xe xịn hơn trước!”
Về
phần bạn tôi, có mấy chữ: “Đề tài đấy, viết đi!”
Sau
giấc ngủ đầy, sau cả niềm hạnh phúc dịu dàng từ mấy trang đầu tiên tối hôm qua
đọc lại của cố nhà văn Đỗ Tốn trong cuốn “Hoa Vông Vang,” tâm hồn tôi đang
khinh khoái bỗng như diều đứt dây, tối sầm, nặng trĩu mây mù.
Tôi
bỏ nước ra đi khi Việt Nam chưa bước vào thời đổi mới nương theo làn sóng
glasnost & perestroika vừa bắt đầu ở Liên Xô từ giữa thập niên 1980. Cả
thành phố Sài Gòn xưa thân yêu của tôi ngày lấm lem bụi rác, đêm tối om không
một ngọn đèn đường, người đi xe đạp trong các con hẻm phải luôn miệng “Ếp Ếp”
để quờ quạng tránh nhau. Gạo ngon nhưng sản lượng thấp vì giống má, phân bón
thiếu hụt, giành tất cả cho xuất khẩu. Dân ăn gạo hẩm trộn đầy bông cỏ, phải tự
sàng sầy.
Hằng
đêm dưới ánh đèn dầu hỏa tù mù trong căn nhà ran tiếng muỗi vo ve, tôi ngồi
còng lưng làm công việc này cho nồi cơm hôm sau của mấy mẹ con, tóc gói trong
vuông khăn vải, mũi, mồm đeo cái khẩu trang cám gạo bám vàng khè, dùng đi dùng
lại cho tới khi có được cái mới. Từ dúm mì chính, mấy hạt tiêu, lạng thịt tuần
có tuần không, ống kem đánh răng Hynos hay Perlon nhỏ xíu, móp méo, gói đường
đựng trong cái bịch nylon tái chế đen ngòm, thế nào cũng có chỗ thủng, vài
thước vải thô may quần áo năm một lần, ngắn cũn cỡn, bất cứ thứ nhu yếu phẩm nào
(là cách chế độ mới gọi hàng hóa cần thiết cho cuộc sống của người dân) cũng
đều được phân phối qua hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương căn cứ
trên sổ hộ khẩu.
Nói
tóm lại, đất nước tôi những năm tháng gọi là hòa bình thống nhất sau cột mốc thời
gian1975 và cho tới ngày tôi ra đi, là một nhà tế bần rộng khắp, người dân biến
thành những kẻ chỉ có một con đường ngửa tay ăn xin, là những con giun cố ngoi
ra khỏi đất, ngước lên trời nhưng chỉ để bị đám đồng chủng nắm quyền dày đạp.
Cho
nên, thưa quý bác sĩ với trái tim bồ tát về từ một xứ sở biết quý trọng con
người, quý bác sĩ sẽ không có cách nào hình dung ra nền văn hóa “ăn xin đi kèm
với lời cám ơn như lời kinh cầu,” là sản phẩm của cái chủ nghĩa xã hội với các
đại diện ưu tú của nó, đã thôn tính, đã nhào nặn, đã đóng đinh vào óc não,
xương tủy của những người dân khốn khổ mà thời thế du vào tay họ, để từ một
ngày tang thương ấy, cuộc sống chỉ còn là bản năng, là chấp nhận không chọn
lựa.
Trong
mắt tôi, tội ác kinh hoàng nhất của bọn cộng sản thật sự dã man và ghê tởm vạn
lần hơn những cái tội xưa nay vẫn được thấy liệt kê trong các tài liệu lịch sử
hay truyền thông: tù đày, cướp phá, đánh đập, truy bức, thủ tiêu, bỏ đói… thấm
vào đâu với những hành vi không gây đổ máu, không làm rơi lệ nhưng thực chất
tinh vi và đều khắp là khống chế tư tưởng, hủy diệt nhân phẩm, biến con người
ngang hàng với con thú bị nhốt trong chuồng, chỉ biết vâng theo mệnh lệnh kẻ
vứt cho mình miếng ăn, miếng uống tồi tàn. Đói rét hay nghèo khổ không nhục
nhưng đói rét và nghèo khổ đến mức phải quỳ xuống, phải gục đầu để được kẻ có
quyền ban phát miếng cơm, manh áo, viên thuốc, thậm chí phải vờ vĩnh, dối trá,
không còn là mình nữa để cư xử cho ra con người, nỗi đau ấy mới thật là cùng
cực của cái nhục.
Trích bài làm của một học sinh tiểu học trong nước, có mẹ mở tiệm bán
thuốc tây và phát tài nhờ bán túi cao su có mùi vị trái cây trong những ngày lễ
Valentine!)
Hãy
nhìn ra những miền địa cầu tiến bộ, có đất nước nào như Việt nam của tôi mà
lãnh đạo ở những dinh thự, những biệt phủ bạc tỷ, hưởng mọi xa hoa, phú quý đến
từ xương máu của hàng triệu sinh linh vô tội đã bị họ lừa đi vào cõi chết để
kết quả là thân nhân, bạn bè, đồng bào của họ nay không những càng đói nghèo
lam lũ hơn mà còn mất hết mọi thứ quý giá nhất của đời người.
Có
đất nước nào như Việt Nam của tôi mà chính quyền để cho dân trăm bề khốn đốn,
đến độ thế giới không thể ngồi yên nên từ khắp nơi, những con người biết xót
thương con người đã tự động tìm đến giúp cách này hay cách khác, mong cứu vớt
những phận người bất hạnh, sống mà nào có ra sống? Có đất nước nào như Việt Nam
của tôi mà chính quyền làm khó dễ, lạm dụng, mặc cả luôn lòng bác ái của các
nhà thiện nguyện đối với những người dân bị họ bỏ rơi như đọc được trong lá thư
ở đầu bài viết của vị bác sĩ tham gia chương trình cứu trợ nhân đạo Fred
Hollows? Ngán ngẩm chuyện đời, bác sĩ làm thơ:
“Làm phúc chẳng phải dễ
Nào thủ tục nọ kia
Nào bao nhiêu giấy phép
Đoàn cũng giữ theo nề.
Miễn là người bệnh tậtNào thủ tục nọ kia
Nào bao nhiêu giấy phép
Đoàn cũng giữ theo nề.
Đang trong cảnh mù lòa
Tìm thấy được ánh sang
Trong lòng như nở hoa.”
(Hoàng Xuân Thảo)
Ôi,
những bông hoa của lòng thiện, tỏa hương ngoài muôn trùng.
Các
nạn nhân mù lòa được trả lại ánh sáng khác nào được tái sinh? Những cụ già Việt
Nam thấm đẫm nền văn hóa nhớ ơn trải hàng ngàn năm của dân tộc, các cụ nhất định
không thể là kẻ vô ơn để làm buồn lòng ân nhân của mình khi không thốt lên được
một lời tạ ơn. Đối với các cụ, hoặc cuộc sống suy đồi mấy chục năm qua đã làm
các cụ quên cả cách cư xử bình thường trước kia, hoặc chế độ giả nhân nghĩa đã
dạy các cụ chỉ cám ơn bác và đảng của họ, hoặc các cụ vẫn nghĩ được rằng những
tấm lòng quảng đại thi ân bất cầu báo, có nói cũng không lời nào cho vừa?
Với
bọn tiểu nhân, không ơn đảng, ơn nhà nước thì không có lần sau. Mình đã qua
truông, người chưa qua thì sao? Trong thực tế, người dân biết rõ hơn ai hết
tình huống của họ, mỗi mỗi thứ đều phải ngửa tay xin mà không phải xin gì, xin
lúc nào hay cách nào cũng được như đã nói ở phần trên. Chính quyền trong nước
buồn vui như nắng mưa, đâu phải cứ có thiện ý là đương nhiên thiện ý được thể
hiện?
“…họ
cứ luôn miệng cám ơn đảng, cám ơn nhà nước! Một ông cụ còn nói nhờ ơn đảng và
nhà nước tạo điều kiện cho đoàn thiện nguyện thì đoàn mới đến được Việt Nam!” Ba chữ “tạo điều kiện” là ngôn ngữ
văn vẻ của trong nước, nôm na là “cho phép,” một thứ độc quyền bất nhân của kẻ
sáng mắt mà không sáng lòng.
Quả
thật là nếu không được phép của chính quyền thì đoàn cũng đành khăn gói quay về
nơi xuất phát thôi! Đây là thực trạng người dân trong nước đang phải sống với
nó từng ngày. Kiểu nói cám ơn không đúng đối tượng của các cụ nghe chừng như
ngớ ngẩn, như bạc lòng, nhưng nghe kỹ đi, các cụ nói đi nói lại luôn mồm như
vẹt kêu mà, cứ nghe thật kỹ đi sẽ “nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào?” Đã nói
những lời cám ơn mỉa mai, vô nghĩa với kẻ bất xứng rồi, lòng nào còn dám dùng
cùng một ngôn ngữ ấy để cảm ơn ân nhân đích thật của mình?
Công
việc đem ánh sáng đến cho người mù ở Việt Nam thực hiện ròng rã một phần tư thế
kỷ, mỗi đợt hoàn tất, đoàn thiện nguyện lại tổ chức tiệc chia tay:
“Để chung niềm vui lớnĐoàn mở tiệc liên hoan
Một người là đại diện
Phát biểu lời tri ân:
‘Nhờ ơn Bác và Đảng
Mắt chúng tôi lại lành!’
Đêm ấy ông thầy mổ
Thở dài và buồn so:
‘Mổ cũng như chưa mổ
Mắt sáng vẫn như mù!’
Dân tôi lạ thế đấyThở dài và buồn so:
‘Mổ cũng như chưa mổ
Mắt sáng vẫn như mù!’
Bị tẩy não cả rồi
Chẳng biết ơn ai cả
Ơn Bác, đảng mà thôi!”
(Hoàng Xuân Thảo, Tháng
Mười Hai, 2017)
Quý
bác sĩ ơi, dân mình không lạ đâu, chỉ tội tình quá thôi! Quý bác sĩ chữa cho đôi mắt họ thấy lại ánh sáng nhưng thần trí
họ vẫn đầy bóng tối tù ngục. Quý bác sĩ sáng tai nhưng về Việt Nam, ngôn ngữ
của đồng bào sao nay nghe không ra? Có mắt cũng như mù, có miệng chỉ để xàm
ngôn, đó là sự nghiệp cách mạng mùa Thu thành công của người Cộng Sản trả bằng
núi xương sông máu của bao nhiêu thế hệ chịu oan khiên trên dòng lịch sử.
Thế hệ
người già rồi sẽ nhanh chóng qua đi, thế hệ trẻ con tiếp nối, là rường cột quốc
gia, liệu có bao nhiêu đứa cũng tâm niệm
bài học cám ơn tệ hại ấy khi bước vào tương lai, ngàn lần tệ hại hơn vì
chúng thật tin điều chúng nghĩ là đúng:
Tội
ác nhơ nhuốc này phải bao nhiêu đời mới gột rửa được?
Bùi
Bích Hà
Người chuyển bài – HHM - USA
No comments:
Post a Comment