Một chút chuyện Hà Nội trước 1975
Người kể
là một học sinh lớp tám vào niên khoá 74-75 tại trường trung học phổ thông tại
Hà Nội.
“Hạt gạo cắn
làm tư, một phần giữ lại, một phần nuôi quân, phần viện trợ cho các nước anh em
Lào, Cam pu chia và một phần chi viện vào Nam để nuôi đồng bào đói khổ”.
Ai đã góp phần góp sức , vào cái ăn không nói có này ? Ai đã góp công vào việc đưa cả VN : dân tộc và lãnh thổ xuống vũng bùn băng hoại , thối nát , giật lùi .... hôm nay ?
Cuộc tuyên truyền xảo trá này ra rả hết ngày sang tháng, hết tháng sang năm, ngưòi dân không có bất cứ một phương tiện nào khác để tìm hiểu sự thật. Kết qủa là sau này được kể lại như sau:
“ Bây giờ nghĩ lại, chúng em thấy không hiểu tại sao thời ấy cả miền Bắc lại ngu ngốc đến như thế. Phần chúng em còn trẻ thì không nói làm gì, khi vào lớp chỉ nghe thầy cô bảo là trong Nam vô cùng đói khổ vì bọn Mỹ xâm lược.
Người dân nhiều khi phải ăn cả lá cỏ như nạn đói ở ngoài bắc vào năm 1945. Đã thế, không có vải che thân, phải lấy những túi bóng (ý nói những túi nylong để đựng đồ đi chợ) mà quấn vào người thay quần áo.
Các em ở đây, tuy có khó khăn, có ăn ít hơn một tý, nhưng vẫn có cơm gạo, có bác và đảng chăm lo, bảo vệ cho đời sống, nên đời sống còn sung sướng và hạnh phúc gấp trăm ngàn lần đồng bào ta ở trong Nam.
Nên chúng ta phải nhất trí thi đua, phải hoàn thành chiến dịch một chén gạo cho đồng bào ruột thịt miền Nam như bác đã đề ra … Nghe thế là chúng em tin ngay, cả lớp òa lên khóc, rồi bảo nhau về nhà vận động không được thì lấy trộm gạo đem vào lớp để mà hoàn thành kế hoạch nuôi quân và cứu đói miền Nam.”
“Anh biết rồi đấy, gạo thì nhà nào có hộ khẩu thì được mua theo tiêu chuẩn người lớn, trước là bẩy ký, sau còn có năm, còn trẻ em thì 3 ký. Gạo bán theo tiêu chuẩn như thế, dĩ nhiên là phải ăn đói, nhưng chúng em vẫn cứ nghe cô thầy nói, về nhà lấy trộm gạo đem vào lớp gởi cho quĩ cứu đói miền Nam.”
Ai đã góp phần góp sức , vào cái ăn không nói có này ? Ai đã góp công vào việc đưa cả VN : dân tộc và lãnh thổ xuống vũng bùn băng hoại , thối nát , giật lùi .... hôm nay ?
Cuộc tuyên truyền xảo trá này ra rả hết ngày sang tháng, hết tháng sang năm, ngưòi dân không có bất cứ một phương tiện nào khác để tìm hiểu sự thật. Kết qủa là sau này được kể lại như sau:
“ Bây giờ nghĩ lại, chúng em thấy không hiểu tại sao thời ấy cả miền Bắc lại ngu ngốc đến như thế. Phần chúng em còn trẻ thì không nói làm gì, khi vào lớp chỉ nghe thầy cô bảo là trong Nam vô cùng đói khổ vì bọn Mỹ xâm lược.
Người dân nhiều khi phải ăn cả lá cỏ như nạn đói ở ngoài bắc vào năm 1945. Đã thế, không có vải che thân, phải lấy những túi bóng (ý nói những túi nylong để đựng đồ đi chợ) mà quấn vào người thay quần áo.
Các em ở đây, tuy có khó khăn, có ăn ít hơn một tý, nhưng vẫn có cơm gạo, có bác và đảng chăm lo, bảo vệ cho đời sống, nên đời sống còn sung sướng và hạnh phúc gấp trăm ngàn lần đồng bào ta ở trong Nam.
Nên chúng ta phải nhất trí thi đua, phải hoàn thành chiến dịch một chén gạo cho đồng bào ruột thịt miền Nam như bác đã đề ra … Nghe thế là chúng em tin ngay, cả lớp òa lên khóc, rồi bảo nhau về nhà vận động không được thì lấy trộm gạo đem vào lớp để mà hoàn thành kế hoạch nuôi quân và cứu đói miền Nam.”
“Anh biết rồi đấy, gạo thì nhà nào có hộ khẩu thì được mua theo tiêu chuẩn người lớn, trước là bẩy ký, sau còn có năm, còn trẻ em thì 3 ký. Gạo bán theo tiêu chuẩn như thế, dĩ nhiên là phải ăn đói, nhưng chúng em vẫn cứ nghe cô thầy nói, về nhà lấy trộm gạo đem vào lớp gởi cho quĩ cứu đói miền Nam.”
“Đến sau ngày giải phóng, chỉ có mấy hôm
thôi, cả trường chúng em xôn xao lên vì bản tin ở chợ Đống Đa có bán gạo từ
trong Nam mang ra.
Giời ơi, chúng em, đến giờ nghỉ, bỏ trường, chen lấn nhau vào hàng gạo để nhìn xem. Cả thầy, cả cô rồi mọi người đều kinh ngạc, mở toét cả mắt ra mà nhìn những hạt gạo dài, đầy đặn, trắng phau để trong những cái bao lớn.
Thật tình là cả đời chúng em ở Bắc chưa bao giờ nom thấy những hạt gạo trắng như thế. Có người nhanh chân mua sớm được vài ký. Nhưng ngay buổi chiều thì công an đến thu hết.
Họ bảo, gạo của Ngụy trong Nam để lại có tẩm thuốc độc, nhà nước phải đem về điều tra xử lý.
Giời ơi, chỉ có nói phét thôi anh ạ. Chúng cướp về chia nhau mà ăn đấy. Riêng bà bán gạo thì được đi cải tạo cả mấy tháng sau mới tha về.
Rồi ít lâu sau thì đến cán bộ nhớn nhỏ, chở từng xe cam nhông hàng , lấy ở miền Nam ra. Nào là tivi, tủ lạnh, máy quạt, đài, cho đến bàn ghế, giường tủ, không thiếu một thứ gì.
Ai nhìn thấy cũng lấy làm lạ, xầm xì hỏi nhau xem nó là cái gì. Mà có ai biết nó là cái gì đâu. Dễ thường cả đời chưa nhìn thấy lần nào thì làm sao mà biết nó là cái gì!
Khi đi xem về rồi mọi người đều bảo nhau. Giỏi , giỏi thật, chúng nó nói láo giỏi thật!
Vậy mà bảo rằng hạt gạo cắn làm tư và người trong ấy phải lấy túi giấy bóng mà mặc thay quần áo !!!
Bây giờ nghĩ lại, chúng em thấy không hiểu tại sao thời ấy cả miền Bắc lại ngu ngốc đến như thế.
Chuyện người trong Nam phải lấy túi bóng che thân là do tác giả “ Vang bóng một thời” Nguyễn Tuân sáng tác ra đấy.
Nhưng sau này, Nguyễn Tuân vào Nam, mắt mở toét ra mà nhìn hàng vải cao cấp dệt bằng sợi nylông ở trong Nam ,Tuân biết sự thật, nhưng không có liêm sỉ để nói lên một lời tạ lỗi.
Mà nào có riêng một Nguyễn Tuân láo lếu đâu! bọn văn nô cho Cộng phỉ thì cũng một phường ! Họ viết theo "đơn đặt hàng " kiếm cơm,kiếm rượu !!!!
Chả thế mà Nguyễn Tuân phải thì thầm thú nhận :"tớ còn sống được tới ngày hôm nay, là nhờ biết sợ đấy ".
Post lên để giới sinh sau 75 biết rõ về " quá khứ " . Vâng lịch sử VN có thời khốn khổ khốn nạn như thế đó ! Bây giờ vẫn còn , nhưng bịp kiểu khác . Bịp được thì bịp , không bịp được thì BỊT mắt BỊT miệng bằng côn đồ , bằng " rừng luật " của luật rừng !!!
Giời ơi, chúng em, đến giờ nghỉ, bỏ trường, chen lấn nhau vào hàng gạo để nhìn xem. Cả thầy, cả cô rồi mọi người đều kinh ngạc, mở toét cả mắt ra mà nhìn những hạt gạo dài, đầy đặn, trắng phau để trong những cái bao lớn.
Thật tình là cả đời chúng em ở Bắc chưa bao giờ nom thấy những hạt gạo trắng như thế. Có người nhanh chân mua sớm được vài ký. Nhưng ngay buổi chiều thì công an đến thu hết.
Họ bảo, gạo của Ngụy trong Nam để lại có tẩm thuốc độc, nhà nước phải đem về điều tra xử lý.
Giời ơi, chỉ có nói phét thôi anh ạ. Chúng cướp về chia nhau mà ăn đấy. Riêng bà bán gạo thì được đi cải tạo cả mấy tháng sau mới tha về.
Rồi ít lâu sau thì đến cán bộ nhớn nhỏ, chở từng xe cam nhông hàng , lấy ở miền Nam ra. Nào là tivi, tủ lạnh, máy quạt, đài, cho đến bàn ghế, giường tủ, không thiếu một thứ gì.
Ai nhìn thấy cũng lấy làm lạ, xầm xì hỏi nhau xem nó là cái gì. Mà có ai biết nó là cái gì đâu. Dễ thường cả đời chưa nhìn thấy lần nào thì làm sao mà biết nó là cái gì!
Khi đi xem về rồi mọi người đều bảo nhau. Giỏi , giỏi thật, chúng nó nói láo giỏi thật!
Vậy mà bảo rằng hạt gạo cắn làm tư và người trong ấy phải lấy túi giấy bóng mà mặc thay quần áo !!!
Bây giờ nghĩ lại, chúng em thấy không hiểu tại sao thời ấy cả miền Bắc lại ngu ngốc đến như thế.
Chuyện người trong Nam phải lấy túi bóng che thân là do tác giả “ Vang bóng một thời” Nguyễn Tuân sáng tác ra đấy.
Nhưng sau này, Nguyễn Tuân vào Nam, mắt mở toét ra mà nhìn hàng vải cao cấp dệt bằng sợi nylông ở trong Nam ,Tuân biết sự thật, nhưng không có liêm sỉ để nói lên một lời tạ lỗi.
Mà nào có riêng một Nguyễn Tuân láo lếu đâu! bọn văn nô cho Cộng phỉ thì cũng một phường ! Họ viết theo "đơn đặt hàng " kiếm cơm,kiếm rượu !!!!
Chả thế mà Nguyễn Tuân phải thì thầm thú nhận :"tớ còn sống được tới ngày hôm nay, là nhờ biết sợ đấy ".
Post lên để giới sinh sau 75 biết rõ về " quá khứ " . Vâng lịch sử VN có thời khốn khổ khốn nạn như thế đó ! Bây giờ vẫn còn , nhưng bịp kiểu khác . Bịp được thì bịp , không bịp được thì BỊT mắt BỊT miệng bằng côn đồ , bằng " rừng luật " của luật rừng !!!
Không đề tên tác giả
304Đen –
Llttm
No comments:
Post a Comment