Tâm Sự Của Đôi Dép
Những người bạn của tôi, đôi dép hàng hiệu, đôi dép
tình yêu, đôi dép thành công ... đã lần lượt được bán đi. Còn tôi đứng lại nơi
cửa hàng khắc khoải chờ đợi một cuộc ra đi, mòn mỏi với ước mơ đời gọi tên
mình.
Có lẽ, số phận tôi hẩm hiu. Lúc được sinh ra, không
màu sắc rực rỡ, không tem không mác. Bởi vậy tôi cứ bị cho đứng âm thầm nơi góc
kệ. Đời mà, người ta thích những gì lộng lẫy, cao sang, chẳng ai muốn đi trên
chân mình một đôi dép đơn sơ nhỏ bé.
Vì không ai lựa chọn, vì không ai ngắm nhìn, vô tình
tôi có thời gian suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống. Chỉ khi chìm vào trong thinh
lặng, tôi mới nghe rõ được nhịp đập thao thức của lòng mình.
Rồi chiều nọ, có một người đàn bà đến mua dép, dáng
thấp lùn, khuôn mặt xấu xí, không một chút duyên. Bà đứng phân vân lựa dép. Đôi
mắt lướt qua đống giày dép sang trọng, đẹp đẽ mà không thấy chút cảm xúc nào.
Sao kỳ lạ vậy? Thường con người bị mê hoặc bởi những thứ lấp lánh bề ngoài cơ
mà. Bỗng bà dừng lại nơi tôi. Một cảm giác gai gai trong người khi tôi biết
mình được chọn.
Đó là niềm vui, hay sự sợ hãi? Sợ hãi vì mình không
được những người đẹp, những người danh tiếng chọn, mà lại là một người đàn bà …
quê mùa thô kệch.
Nhưng là dép, sứ mạng của chúng tôi phải ra đi. Cũng
như con người, không bao giờ được chọn mình sinh ra như thế nào, và mình chết
ra sao. Sứ mạng của con người là sống. Sống thật hăng say. Sống thật ý nghĩa.
Vào một đêm mưa gió rất lớn, người đàn bà ấy mang
tôi chạy tất tả trên phố tìm chỗ trú. Đường phố nơi đất nước Ấn Độ này, chỉ một
vài phút sau mưa, nước đã ngập và trở nên lầy lội. Toàn thân bà ta rét run, hai
hàm răng va vào nhau. Tôi cũng bị ngập trong nước.
Cuối cùng cũng đến được nhà ga.
Khi vừa đến, thì bà phát hiện, một người đàn ông
đang trong tình trạng nguy kịch, nằm chỗ hàng ghế chờ.
Thú thật, tôi muốn bà bước qua, tìm một chỗ nghỉ
ngơi, mỏi mệt quá rồi, hơi đâu mà để ý đến chuyện khác, không liên quan đến
mình. Biết đâu dính vào lại thêm rắc rối.
Nhưng bà lại chạy đến bên người đàn ông kia, cúi
xuống và cố gắng khiên ông ta lên, nhưng do bà quá nhỏ bé, nên không thể.
Bà liền tất tả chạy đi, gõ cửa từng nhà thương, xin
giúp đỡ. Sự tha thiết van xin của bà, đều nhận lại cái lắc đầu.
Không ai chữa bệnh cho người nghèo. Nghèo khi bệnh
chỉ có chết mà thôi.
Nước mắt rơi lã chã trên khuôn mặt bà, không làm nao
lòng các bác sỹ, y tá trong đêm nghiệt ngã ấy. Làm một đôi dép như tôi, xa xót
cả cõi lòng.
Tôi thương làm sao bàn chân bà vì người khác chạy
lấp xấp trong đêm mưa. Tôi quý làm sao giọt nước mắt vì thân phận của người khác
mà tuôn rơi. Chỉ có rung động đến tận cùng với nỗi đau người khác, ta mới có
thể khóc. Bởi vậy, với tôi, nước mắt là vô giá.
Khi bà quay trở lại nhà ga, người đàn ông đó đã
chết. Chết trong … một đêm mưa thiếu vắng tình người.
Tôi bàng hoàng đau, khi đôi chân bà qụy xuống. Bà
khóc ngất vì mình vô dụng.
Tôi không ngờ rằng, tôi đang được chiêm ngắm một
tình yêu nơi một người tưởng chừng như thừa mứa trong xã hội, xấu xí và quê
mùa. Trong khi có nhiều người trang hoàng cho mình xinh tươi, làm ra vẻ quan
trọng nhưng trái tim là gỗ mục, là sỏi đá vô tri.
Bà có thể chọn lối sống an nhiên hưởng thụ, vì điều
đó chẳng có gì sai. Bà có thể bận những chiếc áo đắt tiền, hở ngực, khoe rốn
như tất cả người đàn bà khác, nhưng bà lại chọn cho mình chiếc áo một mầu đơn
sơ, thanh đạm. Cũng như bà có thể chọn những đôi dép hàng hiệu, sành điệu,
nhưng bà lại chọn tôi. Cuộc sống là những lựa chọn không ngừng mà. Từ trong
cách chọn lựa ấy, ta vẽ lên ý nghĩa của cuộc đời mình. Bà chọn con đường gian
nan nhất, con đường hy sinh.
Bà không có nhan sắc lộng lẫy của người mẫu, hoa hậu. Bà không có quyền lực để sai khiến người khác. Bà cũng không có tiền. Nhưng bà có một thứ, mà không ai có thể có được, đó là trái tim biết khóc.
Bà không có nhan sắc lộng lẫy của người mẫu, hoa hậu. Bà không có quyền lực để sai khiến người khác. Bà cũng không có tiền. Nhưng bà có một thứ, mà không ai có thể có được, đó là trái tim biết khóc.
Và mọi người trên thế giới đều biết bà là ai, bà là
: Mẹ Têrêsa Calcuta !
Mẹ không sống, để cải cách xã hội, để chỉnh đốn tôn
giáo, mẹ chỉ sống để chăm lo cho những người ô uế, những người bị khinh khi, xa
lánh, những người bị đẩy ra bên lề cuộc sống.
Mẹ không viết sách triết lý, mẹ chẳng giảng đạo,
tuyên truyền, mẹ chỉ đến ngồi và khóc cùng người nghèo.
Bàn tay mẹ trắng, gia tài lớn nhất của mẹ, là câu
viết chì, và đôi dép mòn phai. Mẹ sợ phải sống đầy đủ, nên suốt cuộc đời mẹ là
khó nghèo. Mẹ nói : Đi bộ thì muốn có xe đẹp, có xe đạp rồi thì mơ xe gắn máy,
có xe gắn máy rồi, lại ước xe hơi, bởi vậy tôi chọn … không có gì cả, ngoài tấm
lòng.
Trước mặt Thượng Đế, chúng ta chẳng ai cao lớn, cũng
chẳng ai nhỏ bé, chẳng ai xinh đẹp, cũng chẳng ai xấu xí vì chúng ta vào đời
bằng chính ân sủng của cuộc đời, được sống là một niềm hạnh phúc.
Tôi là một đôi dép may mắn được theo chân người đàn
bà xấu xí đi khắp thế giới chỉ để cứu vớt những cuộc đời.
Thầm lặng nở bên đường
Dẫu cuộc đời gió bụi
Vẫn đong đầy sắc hương
Dẫu cuộc đời gió bụi
Vẫn đong đầy sắc hương
Người chuyển
bài - HV
No comments:
Post a Comment