Những Tháng Năm Cuồng Nộ
Trích
đoạn Chính Quyền Về Tay Cách Mạng
Đó là một buổi sáng mùa thu. Cái trống làng không phải vang lên một cách rộn
rã để báo tin ngày khai trường mà thùng thùng từng hồi giục giã như đê vỡ. Mọi
người ngơ ngác kéo nhau ra đình.
Một tấm vải màu đỏ ở giữa có ngôi sao vàng được treo trước chánh điện. Không phải ông tổng Bá hay ông lý trưởng khăn áo trịnh trọng như trong các lễ sắc thần mà là ông bầu Kiên mặc đồ tây đứng trước điện dõng dạc tuyên bố: Chính quyền đã về tay Cách mạng!
Mọi người lại ngơ ngác không hiểu chính quyền nó là cái ra làm sao thì ông bầu Kiên, ngoắc ông lý trưởng đang đứng sợ hãi dưới thềm bảo phải đem nộp gấp con dấu cùng sổ đinh và sổ điền. Khi ông lý vội vàng về nhà thì ông kêu lại dặn thêm phải nộp hết số tiền quỹ.
Vậy là xong! Cái chính quyền vừa bị cướp chỉ là con dấu và mấy cuốn sổ. Không hào hiệp như chú Lía lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Cũng không tàn bạo như thằng Năm Quầng nung chì đòi đổ vào miệng lão Phẩm thợ bạc để khảo vàng. Nhiều người bảo cướp chính quyền sao mà dễ như trên tuồng hát. Nhưng ông phó Ba ra vẻ bí mật bảo không dễ đâu!
Ông nói, cái lão Chánh nhạc được một cái cặp tiền nhiều thế kia sao không mua cái chức lý trưởng hay cái tước cửu phẩm mà cứ giữ mãi cái chức chánh nhạc với đám cò nhị ỉ eo, rồi thuê đào mua kép lập gánh hát? Còn thằng Khứ hò hát nghe như cóc nghiến răng mà cũng bày đặt đi theo gánh hát là tại làm sao? Là hoạt động ngầm cho Cách mạng đó ! Gánh hát đi tới đâu là cờ xí truyền đơn đi tới đó. Thứ gì mà vận chuyển không được kể cả súng đạn!
Mọi người bấy giờ mới ngớ ra. Ai cũng khen ông bầu Kiên là mưu trí dám cả gan qua mặt cả tụi Pháp lẫn tụi Nhật ! Tuy ông bầu Kiên không ra lênh, nhưng để mừng Tổ quốc được độc lập, nhà nào cũng cố may cho bằng được một lá cờ. Vải vàng thì xin ở chùa, nhưng kiếm cho ra vải đỏ thực không dễ. Nhiều nhà đành lấy cái khậu đỏ che trước bàn thờ chia nhau mà may.
Cả làng chỉ có mỗi một cái máy may cọc cạch nên phải chạy gần như suốt cả đêm. Khó nhất là cắt ngôi sao! Cánh dài, cánh cụt, cánh mập, cánh ốm! Rối tung cả lên, nhưng cũng phải có mà treo ở bàn thờ Tổ quốc, lúc này còn thiêng hơn cả bàn thờ ông bà ông vải. Đến ảnh cụ Hồ thì đành chịu. Cả làng chỉ có mỗi ông bầu Kiên là có một ảnh khắc gỗ như trong kinh Phật, nên chẳng biết có giống cụ hay không !
Xong việc may cờ, cả làng sôi lên vì những cuộc biểu tình. Đàn ông thì mang theo cuốc rựa, đàn bà thì cầm dao phay, trẻ con thì mõ tre. Mỗi khi hoan hô hay đả đảo đều vung lên loạn xạ như sắp băm vằm ai đó. Bọn trẻ con hùa theo đánh nhịp lốc cốc, lốc cốc. Đoàn người đi diễu quanh làng, chân dẫm lạch bạch tung bụi lên mù mịt.
Ông Khứ lúc này không còn là một tên lính chạy hiệu mà oai phong lẫm liệt như một vị tướng. Lúc đi đầu, lúc đoạn hậu, ông khoa chân múa tay như nhà vừa mất trộm. Khi đi ngang qua nhà ông bầu Kiên, ông lại thúc đoàn người gầm to hơn, mõ đánh nhiều hơn, chân giẫm mạnh hơn trong khi ông chỉ huy Cách mạng đứng trên thềm nhìn ra vừa vẫy tay vừa mỉm cười.
Ông tổng Bá thì ngược lại. Mỗi khi đoàn biểu tình đi ngang qua nhà, ông đều lẩn ra sau. Ông sợ cái đám biểu tình do ông Khứ dẫn đầu còn hơn sợ cái đám ăn mày chúa. Với lũ ăn mày, chỉ cần đem một ít gạo tiền là chúng đi qua làng khác, còn cái đám biểu tình này thì biết tống tiễn bằng cách gì ? Ông lo lắm nhất là nghe hô “đả đảo”, cứ nghe như chửi thẳng vào mặt ông !
Vì vậy, khi nghe phát động Tuần Lễ Vàng, ông liền lột sạch đồ trang sức của vợ con, sung sướng được đem hiến cho Cách mạng. Ông bầu Kiên khi nhận 12 chiếc kiềng, 15 chiếc cong và 20 chiếc nhẫn trước mặt dân làng, đã tung hô ông tổng Bá là nhà Đại Yêu Nước. Để chứng tỏ rằng mình xứng đáng với cái tước hiệu mới mẻ đó, ông tổng Bá liền hiến thêm mấy sào đất để xây trụ sở Uỷ Ban.
Như vẫn chưa vừa, ông liền kêu thợ tới bắc cầu nối An Định với Trung Luơng. Cây cầu gỗ đâm thẳng vào căn lều của cô cháu tôi. Nhờ vậy mùa lụt tôi đi học mà không phải qua đò. Khi khánh thành ông hào phóng cho ngã một con bò, hai con heo để khao đãi các bác thợ và cả làng. Ông lại được ông bầu Kiên và ông Khứ phong cho chức Trưởng ban Vệ sinh kiêm Trưởng ban Đời Sống Mới.
Liền một lúc được đến mấy chức, ông lại càng hăng hái hơn nữa, yêu nước hơn nữa ! Các cụ già như ông cử Vân, ông đồ Ngân không còn ngồi trầm ngâm bên tách trà bàn sấm Trạng Trình, các bà lão không còn thong dong dắt cháu đi lễ chùa, những đứa bé không còn lêu lổng lang thang.
Tất cả được ông huy động vào việc phát quang bờ tre, dọn sạch phân trâu bò, quét khắp đường làng ngõ xóm, sạch đến nỗi không còn tìm thấy một chiếc lá tre nào vương vãi. Chẳng mấy chốc làng An Định được khen là làng kiểu mẫu. Ông lại được hoan hô và bây giờ ông rất thích được đoàn biểu tình đi ngang qua nhà hô khẩu hiệu.
Mặc dù Bảo Đại đã không còn ngồi trên ngai vàng và kinh thành Huế đã không còn ai hướng về bái vọng nữa, nhưng người ta cho rằng cái gốc rễ của phong kiến đã ăn sâu vào tận các đình làng. Cho nên muốn tận diệt phong kiến là phải phá đình. Và người nện cái nhát búa dũng mãnh đầu tiên vào đình làng An Định chẳng ai khác ngoài ông Khứ.
Trong khi nhiều người sợ thánh thần vật chết thì ông bảo, thần thánh mẹ gì, chỉ mấy miếng gỗ và mây cục đất sét, vậy mà hết đời này đến đời khác cứ sì sụp cúng bái. Coi này, ông thét lên. Ai chết cho biết ! Mấy cái bài vị nẩy tung lên, ba vị thần chẳng biết thần gì rơi xuống đất vỡ toang. Ông hô, tiến lên anh em! Thế là búa và xà beng của đám dân quân thi nhau nện ầm ầm.
Gạch vỡ, ngói rơi và cái đình tốn bao công của trong suốt muời năm mới xây xong, chỉ có mấy ngày là đã thành một đống cây gỗ gạch đá ngổn ngang. Hai cái trụ biểu vì quá cao to nên để lại, nhưng hai con sư tử trước đây oai linh là thế, giờ chỉ như hai con chó đứng nhìn nhau mà không tiếng sủa nên chẳng còn làm cho đứa bé nào sợ nữa.
Nhìn các bài vị và sắc thần đang cháy, những câu hoành câu đối vứt bừa bãi ngổn ngang, ông đồ Ngân ứa nước mắt than: Đình là nơi thờ cúng các vị tiền hiền mấy trăm năm trước có công lập làng được vua phong tặng chứ có phải thờ con vua cháu chúa gì đâu mà bảo là phong kiến! Còn chữ của ông cử Vân cho đẹp thế kia có tội tình gì mà vứt bỏ đi, thế này là mạt vận rồi !
Ông Khứ liền quát: Phong kiến chẳng mạt. Cho chừa cái thói ỷ có năm ba chữ, bắt dân khúm núm hầu hạ, lúc nào cũng gãi đầu gãi tai như khỉ ! Ông đồ Ngân lắc đầu chắp hai tay vái, không rõ là vái ông Khứ đang thét ra lửa hay vái cái oan hồn tội nghiệp của ngôi đình !
Sau cái trận phá đình, các chức dịch cũ trong làng nàó chánh tổng, lý trưởng, hương bộ, hương kiểm … cảm thấy rét run trước sức mạnh ghê gớm của Cách Mạng. Ai cũng giẫy nẩy từ chối cái tiếng thầy tổng, thầy lý, thầy hương … mà trước kia họ sẵn sàng bán cả ruộng vườn, bợ đỡ xun xoe để mua cho bằng được.
Ông tổng Bá mặc dù đã được phong đến mấy chức mới rất hợp thời, nhưng xem ra cái chức chánh tổng cũ hãy còn là một cái gốc phong kiến quá to, chẳng biết sẽ bị ông Khứ đốn ngã lúc nào. Để tỏ ra tiến bộ và một lòng đi theo Cách mạng, ông cố sức tận tụy hơn với hai cái chức Trưởng ban nhỏ bé của mình. Ông liền đi từng nhà, xem xét từng chỗ ăn chỗ ngủ, chuồng heo chuồng bò và rồi để đi tới chỗ tuyệt đối, không thể nào vệ sinh hơn được nữa, không nơi nào đời sống mới hơn được nữa, ông đã đưa ra một sáng kiến mà ông Khứ dù đã bắt đầu hạnh họe cũng phải nhảy cẫng lên vì khoái chí.
Đó là, từ nay mọi người phải ăn cơm trong mùng và chính ông sẽ mua mùng trắng phát không cho mọi nhà ! Đúng là thôn kiểu mẫu nên mới có một người kiểu mẫu như thế.
Cái ngày chăng mùng để ăn cơm là một ngày đáng nhớ của thôn An Định. Mọi người được lệnh phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc tươm tất để cho cán bộ các làng kéo tới học tập. Khi mâm cơm dọn ra, già trẻ lớn bé đều ngồi xếp bằng một cách trịnh trọng, người ông hay người cha lấy quạt mo xua lũ ruồi đi xa rồi mới thả mùng.
Bữa cơm bắt đầu. Tất cả ngồi ăn chậm rãi, nhỏ nhẹ đến nỗi không dám nhai, ngay cả nuốt cũng phải từ từ. Trẻ con dĩ nhiên là không được khóc. Các cán bộ đứng ở bên ngoài liên tục ghi ghi chép chép. Có người hỏi : ăn có ngon không ? Đáp: có. Lại hỏi: Thích không ? Đáp: thích. Trong khi đó lũ ruồi nhặng nổi tiếng lì lợm vẫn cứ bay quanh, chúng kêu to hơn, kéo đến nhiều hơn nhưng đành hậm hực chịu thua cái sáng kiến của ông Trưởng ban vệ sinh kiêm Trưởng ban Đời Sống Mới.
Một tấm vải màu đỏ ở giữa có ngôi sao vàng được treo trước chánh điện. Không phải ông tổng Bá hay ông lý trưởng khăn áo trịnh trọng như trong các lễ sắc thần mà là ông bầu Kiên mặc đồ tây đứng trước điện dõng dạc tuyên bố: Chính quyền đã về tay Cách mạng!
Mọi người lại ngơ ngác không hiểu chính quyền nó là cái ra làm sao thì ông bầu Kiên, ngoắc ông lý trưởng đang đứng sợ hãi dưới thềm bảo phải đem nộp gấp con dấu cùng sổ đinh và sổ điền. Khi ông lý vội vàng về nhà thì ông kêu lại dặn thêm phải nộp hết số tiền quỹ.
Vậy là xong! Cái chính quyền vừa bị cướp chỉ là con dấu và mấy cuốn sổ. Không hào hiệp như chú Lía lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Cũng không tàn bạo như thằng Năm Quầng nung chì đòi đổ vào miệng lão Phẩm thợ bạc để khảo vàng. Nhiều người bảo cướp chính quyền sao mà dễ như trên tuồng hát. Nhưng ông phó Ba ra vẻ bí mật bảo không dễ đâu!
Ông nói, cái lão Chánh nhạc được một cái cặp tiền nhiều thế kia sao không mua cái chức lý trưởng hay cái tước cửu phẩm mà cứ giữ mãi cái chức chánh nhạc với đám cò nhị ỉ eo, rồi thuê đào mua kép lập gánh hát? Còn thằng Khứ hò hát nghe như cóc nghiến răng mà cũng bày đặt đi theo gánh hát là tại làm sao? Là hoạt động ngầm cho Cách mạng đó ! Gánh hát đi tới đâu là cờ xí truyền đơn đi tới đó. Thứ gì mà vận chuyển không được kể cả súng đạn!
Mọi người bấy giờ mới ngớ ra. Ai cũng khen ông bầu Kiên là mưu trí dám cả gan qua mặt cả tụi Pháp lẫn tụi Nhật ! Tuy ông bầu Kiên không ra lênh, nhưng để mừng Tổ quốc được độc lập, nhà nào cũng cố may cho bằng được một lá cờ. Vải vàng thì xin ở chùa, nhưng kiếm cho ra vải đỏ thực không dễ. Nhiều nhà đành lấy cái khậu đỏ che trước bàn thờ chia nhau mà may.
Cả làng chỉ có mỗi một cái máy may cọc cạch nên phải chạy gần như suốt cả đêm. Khó nhất là cắt ngôi sao! Cánh dài, cánh cụt, cánh mập, cánh ốm! Rối tung cả lên, nhưng cũng phải có mà treo ở bàn thờ Tổ quốc, lúc này còn thiêng hơn cả bàn thờ ông bà ông vải. Đến ảnh cụ Hồ thì đành chịu. Cả làng chỉ có mỗi ông bầu Kiên là có một ảnh khắc gỗ như trong kinh Phật, nên chẳng biết có giống cụ hay không !
Xong việc may cờ, cả làng sôi lên vì những cuộc biểu tình. Đàn ông thì mang theo cuốc rựa, đàn bà thì cầm dao phay, trẻ con thì mõ tre. Mỗi khi hoan hô hay đả đảo đều vung lên loạn xạ như sắp băm vằm ai đó. Bọn trẻ con hùa theo đánh nhịp lốc cốc, lốc cốc. Đoàn người đi diễu quanh làng, chân dẫm lạch bạch tung bụi lên mù mịt.
Ông Khứ lúc này không còn là một tên lính chạy hiệu mà oai phong lẫm liệt như một vị tướng. Lúc đi đầu, lúc đoạn hậu, ông khoa chân múa tay như nhà vừa mất trộm. Khi đi ngang qua nhà ông bầu Kiên, ông lại thúc đoàn người gầm to hơn, mõ đánh nhiều hơn, chân giẫm mạnh hơn trong khi ông chỉ huy Cách mạng đứng trên thềm nhìn ra vừa vẫy tay vừa mỉm cười.
Ông tổng Bá thì ngược lại. Mỗi khi đoàn biểu tình đi ngang qua nhà, ông đều lẩn ra sau. Ông sợ cái đám biểu tình do ông Khứ dẫn đầu còn hơn sợ cái đám ăn mày chúa. Với lũ ăn mày, chỉ cần đem một ít gạo tiền là chúng đi qua làng khác, còn cái đám biểu tình này thì biết tống tiễn bằng cách gì ? Ông lo lắm nhất là nghe hô “đả đảo”, cứ nghe như chửi thẳng vào mặt ông !
Vì vậy, khi nghe phát động Tuần Lễ Vàng, ông liền lột sạch đồ trang sức của vợ con, sung sướng được đem hiến cho Cách mạng. Ông bầu Kiên khi nhận 12 chiếc kiềng, 15 chiếc cong và 20 chiếc nhẫn trước mặt dân làng, đã tung hô ông tổng Bá là nhà Đại Yêu Nước. Để chứng tỏ rằng mình xứng đáng với cái tước hiệu mới mẻ đó, ông tổng Bá liền hiến thêm mấy sào đất để xây trụ sở Uỷ Ban.
Như vẫn chưa vừa, ông liền kêu thợ tới bắc cầu nối An Định với Trung Luơng. Cây cầu gỗ đâm thẳng vào căn lều của cô cháu tôi. Nhờ vậy mùa lụt tôi đi học mà không phải qua đò. Khi khánh thành ông hào phóng cho ngã một con bò, hai con heo để khao đãi các bác thợ và cả làng. Ông lại được ông bầu Kiên và ông Khứ phong cho chức Trưởng ban Vệ sinh kiêm Trưởng ban Đời Sống Mới.
Liền một lúc được đến mấy chức, ông lại càng hăng hái hơn nữa, yêu nước hơn nữa ! Các cụ già như ông cử Vân, ông đồ Ngân không còn ngồi trầm ngâm bên tách trà bàn sấm Trạng Trình, các bà lão không còn thong dong dắt cháu đi lễ chùa, những đứa bé không còn lêu lổng lang thang.
Tất cả được ông huy động vào việc phát quang bờ tre, dọn sạch phân trâu bò, quét khắp đường làng ngõ xóm, sạch đến nỗi không còn tìm thấy một chiếc lá tre nào vương vãi. Chẳng mấy chốc làng An Định được khen là làng kiểu mẫu. Ông lại được hoan hô và bây giờ ông rất thích được đoàn biểu tình đi ngang qua nhà hô khẩu hiệu.
Mặc dù Bảo Đại đã không còn ngồi trên ngai vàng và kinh thành Huế đã không còn ai hướng về bái vọng nữa, nhưng người ta cho rằng cái gốc rễ của phong kiến đã ăn sâu vào tận các đình làng. Cho nên muốn tận diệt phong kiến là phải phá đình. Và người nện cái nhát búa dũng mãnh đầu tiên vào đình làng An Định chẳng ai khác ngoài ông Khứ.
Trong khi nhiều người sợ thánh thần vật chết thì ông bảo, thần thánh mẹ gì, chỉ mấy miếng gỗ và mây cục đất sét, vậy mà hết đời này đến đời khác cứ sì sụp cúng bái. Coi này, ông thét lên. Ai chết cho biết ! Mấy cái bài vị nẩy tung lên, ba vị thần chẳng biết thần gì rơi xuống đất vỡ toang. Ông hô, tiến lên anh em! Thế là búa và xà beng của đám dân quân thi nhau nện ầm ầm.
Gạch vỡ, ngói rơi và cái đình tốn bao công của trong suốt muời năm mới xây xong, chỉ có mấy ngày là đã thành một đống cây gỗ gạch đá ngổn ngang. Hai cái trụ biểu vì quá cao to nên để lại, nhưng hai con sư tử trước đây oai linh là thế, giờ chỉ như hai con chó đứng nhìn nhau mà không tiếng sủa nên chẳng còn làm cho đứa bé nào sợ nữa.
Nhìn các bài vị và sắc thần đang cháy, những câu hoành câu đối vứt bừa bãi ngổn ngang, ông đồ Ngân ứa nước mắt than: Đình là nơi thờ cúng các vị tiền hiền mấy trăm năm trước có công lập làng được vua phong tặng chứ có phải thờ con vua cháu chúa gì đâu mà bảo là phong kiến! Còn chữ của ông cử Vân cho đẹp thế kia có tội tình gì mà vứt bỏ đi, thế này là mạt vận rồi !
Ông Khứ liền quát: Phong kiến chẳng mạt. Cho chừa cái thói ỷ có năm ba chữ, bắt dân khúm núm hầu hạ, lúc nào cũng gãi đầu gãi tai như khỉ ! Ông đồ Ngân lắc đầu chắp hai tay vái, không rõ là vái ông Khứ đang thét ra lửa hay vái cái oan hồn tội nghiệp của ngôi đình !
Sau cái trận phá đình, các chức dịch cũ trong làng nàó chánh tổng, lý trưởng, hương bộ, hương kiểm … cảm thấy rét run trước sức mạnh ghê gớm của Cách Mạng. Ai cũng giẫy nẩy từ chối cái tiếng thầy tổng, thầy lý, thầy hương … mà trước kia họ sẵn sàng bán cả ruộng vườn, bợ đỡ xun xoe để mua cho bằng được.
Ông tổng Bá mặc dù đã được phong đến mấy chức mới rất hợp thời, nhưng xem ra cái chức chánh tổng cũ hãy còn là một cái gốc phong kiến quá to, chẳng biết sẽ bị ông Khứ đốn ngã lúc nào. Để tỏ ra tiến bộ và một lòng đi theo Cách mạng, ông cố sức tận tụy hơn với hai cái chức Trưởng ban nhỏ bé của mình. Ông liền đi từng nhà, xem xét từng chỗ ăn chỗ ngủ, chuồng heo chuồng bò và rồi để đi tới chỗ tuyệt đối, không thể nào vệ sinh hơn được nữa, không nơi nào đời sống mới hơn được nữa, ông đã đưa ra một sáng kiến mà ông Khứ dù đã bắt đầu hạnh họe cũng phải nhảy cẫng lên vì khoái chí.
Đó là, từ nay mọi người phải ăn cơm trong mùng và chính ông sẽ mua mùng trắng phát không cho mọi nhà ! Đúng là thôn kiểu mẫu nên mới có một người kiểu mẫu như thế.
Cái ngày chăng mùng để ăn cơm là một ngày đáng nhớ của thôn An Định. Mọi người được lệnh phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc tươm tất để cho cán bộ các làng kéo tới học tập. Khi mâm cơm dọn ra, già trẻ lớn bé đều ngồi xếp bằng một cách trịnh trọng, người ông hay người cha lấy quạt mo xua lũ ruồi đi xa rồi mới thả mùng.
Bữa cơm bắt đầu. Tất cả ngồi ăn chậm rãi, nhỏ nhẹ đến nỗi không dám nhai, ngay cả nuốt cũng phải từ từ. Trẻ con dĩ nhiên là không được khóc. Các cán bộ đứng ở bên ngoài liên tục ghi ghi chép chép. Có người hỏi : ăn có ngon không ? Đáp: có. Lại hỏi: Thích không ? Đáp: thích. Trong khi đó lũ ruồi nhặng nổi tiếng lì lợm vẫn cứ bay quanh, chúng kêu to hơn, kéo đến nhiều hơn nhưng đành hậm hực chịu thua cái sáng kiến của ông Trưởng ban vệ sinh kiêm Trưởng ban Đời Sống Mới.
Chẳng biết các nơi khác có chịu học tập hay không, chứ dân làng An Định oán
ông tổng Bá không để đâu cho hết. Cái tuồng mới ấy ai cũng tưởng chỉ diễn vài
hôm để cán bộ trong làng coi chơi, không ngờ hết đoàn này đến đoàn khác kéo tới
và mọi người cứ phải bỏ cả công việc để chui vào mùng ăn biểu diễn.
Ông phó Ba là kẻ đầu tiên lên tiếng mỉa mai. Ông nói, ăn cơm trong mùng giống như thỏ ăn cỏ trong chuồng. Tiếp đó bà phó lý cũng nói, ngủ mùng thì được chứ ăn cơm trong mùng mà lại để cho người khác đứng coi thì nuốt làm sao trôi ! Thì mặc kệ bà, ông Khứ nói, được khen là hợp vệ sinh thì thích hay không thích cũng phải chui vào mùng mà ăn. Mùng phát không mà còn kêu ca nỗi gì. Các nơi khác phải tự mua mùng chứ đâu có quá sướng như cái làng này.
Ông Khứ và ông tổng Bá trong những ngày đầu đi kiểm tra rất gắt. Nhà nào không chịu chui vào mùng ăn cơm là tối đó bị đem ra phê bình kiểm điểm. Nhưng khi các đoàn cán bộ đã nhàm chán và mỏi mệt thì dân làng lại thoải mái ăn cơm trong bếp để cho lũ ruồi nhặng cũng được vui vẻ dự phần. Dù vậy, dân An Định vẫn được tiếng là đã thực hiện đời sống mới. Một cái cổng mới LÀNG KIỂU MẪU AN ĐỊNH được dựng lên đầy kiêu hãnh và thách thức.
Khuất Đẩu
Ông phó Ba là kẻ đầu tiên lên tiếng mỉa mai. Ông nói, ăn cơm trong mùng giống như thỏ ăn cỏ trong chuồng. Tiếp đó bà phó lý cũng nói, ngủ mùng thì được chứ ăn cơm trong mùng mà lại để cho người khác đứng coi thì nuốt làm sao trôi ! Thì mặc kệ bà, ông Khứ nói, được khen là hợp vệ sinh thì thích hay không thích cũng phải chui vào mùng mà ăn. Mùng phát không mà còn kêu ca nỗi gì. Các nơi khác phải tự mua mùng chứ đâu có quá sướng như cái làng này.
Ông Khứ và ông tổng Bá trong những ngày đầu đi kiểm tra rất gắt. Nhà nào không chịu chui vào mùng ăn cơm là tối đó bị đem ra phê bình kiểm điểm. Nhưng khi các đoàn cán bộ đã nhàm chán và mỏi mệt thì dân làng lại thoải mái ăn cơm trong bếp để cho lũ ruồi nhặng cũng được vui vẻ dự phần. Dù vậy, dân An Định vẫn được tiếng là đã thực hiện đời sống mới. Một cái cổng mới LÀNG KIỂU MẪU AN ĐỊNH được dựng lên đầy kiêu hãnh và thách thức.
Khuất Đẩu
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment