Nhận
xét về thơ Bút Tre
Nguyễn
Khánh Văn
Thơ Bút Tre trong nước đã được phổ biến rộng rãi vì ngắn gọn, dễ nhớ vì tính
chất đặc biệt, hóm hỉnh của nó. Có người cho rằng Bút Tre làm thơ dốt, không có
vần điệu, không niêm luật, bí chữ, tùy tiện nên không thể gọi đó là thơ, hoặc
vì Bút Tre lập dị, muốn làm thơ khác người nên cố gieo vần, đặt chữ cho khác
lạ, oái oăm như vậy.
Vậy Bút Tre có phải là kẻ dốt nát, bần cố nông không biết làm thơ, không biết
đặt chữ, gieo vần, chưa viết thông tiếng Việt hay không?- Thưa không! Cứ theo
như tiểu sử của Bút Tre, thì tên thật của ông là Đặng Văn Đăng, sinh năm 1911
tại xã Đồng Lương, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Tho, trước 1945, ông dạy học ở
Tuyên Quang có viết văn làm thơ. Ông viết truyện dài đăng từng kỳ tên là Lục Y
Lang (Chàng Áo Xanh) trong nhật báo Đông Pháp, vào đảng CS năm 1946, làm báo,
phụ trách nhà in, rồi Phó Trưởng Ty Tuyên Truyền, Văn Nghệ tỉnh Phú Thọ. Năm
1956, là bí thư cho Thứ Trưởng Ngoại Giao CS Ung Văn Khiêm, bí thư thứ hai ở
tòa Đại Sứ CSVN ở Lỗ Ma Ni, cuối cùng trở lại Phú Thọ làm trưởng ty Văn Hóa.
Bút Tre cũng là tác giả 6 tập thơ, phần lớn ca tụng quê hương của ông và nặng
về công tác tuyên truyền, nhưng cũng không phải là thơ quá tệ. (Có người cho
rằng ông có bằng tú tài triết học Pháp, nhưng tôi không tin vì vào thời đó, nếu
ông có mảnh bằng này ông đã không thể nào ngồi dạy học ở cái xứ Tuyên Quang khỉ
ho, cò gáy).
Theo những khả năng ông có, và với những chức vụ như thế thì Bút Tre cũng không
đến nỗi dốt nát, ngu si để làm ra những câu thơ ngốc nghếch, ngờ nghệch, buồn
cười như thế. Chính nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã nhắc nhở giới “lãnh đạo văn
nghệ”(!) Vĩnh Phú và Hội Nhà Văn cần phải nghiên cứu nghiêm túc về hiện tượng
thơ Bút Tre, vì tác giả của nó, một người có học vấn, không thể vô tình khi hạ
bút viết những câu thơ tưởng như ngô ngê, ngớ ngẩn kia.”
Không vô tình, thì chỉ có thể là cố ý.! Chúng ta chỉ có thể có một câu trả lời,
Bút Tre là chàng thâm nho, thấy thế sự đảo điên, chốn văn chương trở thành bát
nháo, trong khi “bác” Hồ làm thơ, bộ trưởng Xuân Thủy làm thơ, trưởng ban Tuyên
Vận Trung Ương Đảng làm thơ thì ông cũng làm ra những thứ thơ như thế như để
trêu ngươi, để đùa cợt. Chúng ta trong ông có hai con người, một của đảng viên
Đặng Văn Đăng và một của linh hồn Bút Tre nôm na mách qué. Người đọc không
thuộc thơ ca tụng nhà nước của trưởng ty văn hóa Đặng Văn Đăng (người có thơ ca
tụng “Bác” nhiều nhất sau thi nô Tố Hữu), nhưng rất thuộc thơ cười của Bút Tre.
Bút Tre đã dí dỏm cho rằng loại thơ đứng đắn là thơ nghiêm, và loài thơ tếu này
là thơ nghỉ.
Chưa nghe ai nghiên cứu và nhắc tới câu hỏi của Nguyễn Tuân. Trước đây nhà văn
Kim Ngọc đã khen ngợi Bút Tre ”dẫn xướng sự đổi mới”, lập tức bị bọn “lãnh đạo
văn hóa” bâu vào phê bình, kiểm điểm. Bây giờ người ta lại không hết lời ca
tụng ông, Quốc Hội CSVN trao huân chương cho ông. Tên Bút Tre có trong Tự Điển
Văn Hóa (NXBVăn Hóa năm 1993, trang 49), - được coi là “tấm lòng thơ của một
cán bộ văn hóa”(Lê Huy Ngọ), - “xứng đáng với danh hiệu “ nhà thơ dân gian”
(Nguyễn Hữu Nhân), -“ông là nhà văn hóa mà dòng đời của ông đắm mình trong dòng
văn hóa dân gian (Ngô Quang Nam).
Thậm chí đến buồn cười là hai chữ ”Giáp ta” trong câu thơ...” thắng trận Điện
Biên trở về..” được nhà nghiên cứu văn học” Ngô Quang Nam viết rằng “nhưng duy
nhất có anh Giáp của chúng ta có được hai từ rất đắt, nó quí giá như tấm huân
chương của Văn hóa dân gian trao cho Đại Tướng vậy:
“Giáp Ta”! (Lối Thơ Bút Tre -NXB Văn Hóa 2001). Thật là hết chỗ nói ! Người làm
văn hóa nghĩ sao một nhà thơ có chữ nghĩa như Bút Tre, nổi máu tếu, cắt tên Võ
Nguyên Giáp ra làm hai, nửa trên câu lục, nửa dúi xuống câu bát mà lại được
khen nức nở như thế ?
Các bạn có muốn bắt chước lối thơ Bút Tre tặng thơ để kỷ niệm những ngày thất
sủng, “Giáp ta” phải đặc trách kế hoạch hạn chế sinh đẻ không ? Thì đây:
“Hoan Hô Đại Tướng Võ Nguyên,
Giáp ta triệt sản chị em... quần hồng.”
Tuy vậy, sau này các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam cũng nên nghiên cứu về
hiện tượng này (thơ Bút Tre) để coi đây là một trào lưu hay là một lối thơ đặc
biệt. Tôi nói chung là “văn học Việt nam”, vì tôi hoàn toàn phản đối những nhà
làm văn hóa CSVN hiện nay, khi ghi viết tự điển văn học Việt Nam hay nói về văn
học Việt Nam mà không nhắc nhở gì đến một nền văn học tự do và phồn thịnh của
Miền Nam từ năm 1945-1975. Sự phân chia về chính trị chỉ có nhất thời, mà văn
hóa là muôn đời. Làm văn học hay viết sử mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chế độ,
thiên lệch, phá bỏ các công trình văn hóa không theo khuynh hướng chính trị của
mình thì chỉ mang lại một thứ văn hóa nô dịch, cục bộ bị hậu thế lên án.
Những
câu sau cùng của Bút Tre
Một
trong những câu sau cùng Bút Tre nhắn lại cho hậu thế là:
Mai sau kẻ đoái, người hoài, mặc
Hạnh phúc hôm nay mát dạ người.
Sau này dân gian truyền miệng nên đã biến tấu không theo lục bát nữa,
đôi khi chỉ là những câu nói có vần có điệu, nghe xuôi tai là được
nhiên cũng không kém phần dzui nhộn.
Vì thế có khi bút tre còn được xem như là thơ con cóc, con nhái, con ếch, ...
Người bảo thanh, kẻ chê tục; xin cứ trích đăng các đoạn sưu tầm được .
Chống chỉ những người không thích đùa và
trẻ em dưới 13 tuổi :
Con chó ngồi nghịch cái que
Sau đây tiết mục Bút Tre bắt đầu.
Quê hương tôi đẹp tuyệt vời
Ở dưới có nước trên trời có mây.
Xin mời các bạn về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang.
Con đò dịch đít sang ngang
Xa xa có một cái làng thò ra.
Đằng kia là một vườn na
Đằng này thì có mấy bà chổng mông.
Cây lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười.
Quê tôi thế đấy bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân.
Con gái giờ chẳng mặc quần…
Mà mặc váy ngắn hở chân hở đùi
Ngày hội mới thật là vui…
Hoan hô đại tướng Vő Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
Hoan hô anh Tạ Đình Đề
Trước đi theo địch nay về với ta
Hoan hô anh Lê Quảng Ba
Trước đi theo phỉ nay ra hàng mình
Hoan hô đồng chí Trường Chinh
Trước thân Trung Quốc nay hình như thôi
Hoan hô chị Nguyễn Thị Bình
Được mời ngồi với bác Chinh bác Đồng
Hoan hô bác Vő Chí Công
Cho làm khoán hộ ruộng đồng tốt tươi
Hoan hô bộ trưởng Đỗ Mười
Tác phong chậm chễ mọi người vẫn khen.
Hoan hô đồng chí Trần Hoàn
Lên làm Bộ trưởng chiếu toàn phim hay.
Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc, phân xanh đầy đồng.
Hoan hô cục trưởng Hà Đăng
Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa
Hoan hô anh La Văn Cầu
Cánh tay bị đứt nhưng đầu vẫn nguyên.
Chị em nô nức đặt vòng
hoa mộ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn.
Đường vào lăng bác âm u
Chị em lao động ngửa mũ ra chào.
Anh đi công tác Pờ Lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê
Họp xong anh ghé Buôn Mê
Thuột xong một cái rồi về với em.
Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm
Anh đi công tác bản Muờng
Tè xong một cái lên đường về quê.
Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù
Tụi bay có mắt như mù
Mười cây chết cả gật gù nỗi chi.
Trung thu là tết thiếu nhi
Mà sao người lớn lại đi là nhiều
Đi nhiều rồi lại làm liều
làm liều rồi lại có nhiều thiếu nhi.
Bà con toàn thể xã ta
Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
Dái dê to mập dài ghê
Năm sau ta cứ dái dê ta trồng.
Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to.
Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn
Ði về mới biết chẳng hơn đồ nhà
Ðồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật hơn là Ðồ Sơn.
Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi rồi mới thấy chẳng hơn gà nhà
Gà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà cà chậm hơn là Cà Mau.
Không vô không biết bút tre
Vô rồi mới biết muốn tè ra ngay
Chưa ăn chưa biết cu đơ
Ăn rùi mới biết nó đờ cu ra
Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đi rồi mới thấy toàn mông với giò.
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới thấy toàn giò với mông.
Chưa đi chưa biết Sài gòn
Đi rồi mới biết chẳng còn một xu
Về nhà mới biết là ngu
Mồm tiêu thì ít thằng cu tiêu nhiều.
Số tôi số chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, ti vi đời đầu
Đời đầu nên chẳng có râu
Xoa mông vỗ đít mà mầu chẳng lên
Ti vi hàng xóm nhà bên
Chưa sờ đến núm đã lên ầm ầm
Ước gì trời nổi cơn giông
Để tôi sang đó ôm nhầm ti vi.
Xưa kia gương vỡ lại lành
Thi đi thi lại cũng thành kỹ sư.
Bần tăng chẳng xin cơm chay
Chỉ xin thí chủ “ba ngày ba đêm”.
Chị em phụ nữ chơi cầu
Lông bay vùn vụt qua đầu thanh niên.
Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc tồ tồ cả đêm.
Lâu rồi mình chẵng yêu ai
Lâu rồi cũng chẳng có ai yêu mình.
Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm
Hội trường yên ắng ngủ say
Thuyết trình vừa dứt, vỗ tay ra về.
Học không yêu yếu dần rồi chết
Yêu không học không ngóc được lên
Thứ hai em phải đi làm
Thứ ba em cũng phải làm phải đi
Thứ tư làm việc nên đi
Thứ năm cũng phải vội đi để làm
Thứ sáu em cũng phải tham
Thứ bảy bận quá về làm phải đi
Chủ nhật thủng thẳng nghĩ suy
Ở nhà buồn quá có khi đi làm.
Người đi một nửa hồn tôi mất!!
Một nửa hồn kia... đứng chửi thề…
Một người đi với 1 người
Một người đi tới 1 người đi lui
Hai người đi tới đi lui
Một người đi tới người kia lại lùi.(nhảy đầm)
Học trò ngày nay quậy tới trời
10 thằng đi học 9 thằng chơi
3 thằng đến lớp 2 thằng ngủ
Còn lại thằng kia cùng gật gù
Hôm qua anh đến nhà em
Ra về mới nhớ để quên 5000
Anh quay trở lại vội vàng
Em còn ngồi đó, 5000... mất tiêu
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải hít vào thở ra
Xa xa như nước Cu-Ba
Người ta còn phải hít ra thở vào
Gần gần như cái nước Lào
Người ta cũng phải hít vào thở ra
Nói chung trong cõi người ta
Bắt buộc là phải thở ra hít vào ...
Môi hở, răng hô
Liệu cơm gắp hết
Có chí thì ghê
Thuận vợ, thuận chồng, con đông mệt nghỉ
Kiến tha lâu mỏi cẳng
Học đi đôi với hành - Hành đi đôi với tỏi
Thơ tay anh viết thật bay
Bướm em trông đợi cả ngày cả đêm.
Hoan hô chị em đá cầu
Trinh rơi cái tơm xuống đầu các anh.
Trẻ nào chẳng ị... vào bô
Sau đây là điệu sì-lô (slow) bắt đầu.
Nguời nào mà chẳng có lông
Sau đây bài “Lá diêu bông” hát bè.
Chim khôn chim đậu cành cao
Bướm khôn bướm đậu ngay vào... đầu chim
***
Phụ đính
Bút Tre theo dân gian
Khi phong trào thơ Bút Tre vừa nở rộ,
hầu như không ai biết rõ lai lịch ông Đặng Văn Đăng. Vì vậy, óc tưởng tượng của
quần chúng có cơ hội được bộc phát. Trên đất nước ta thuở ấy, ở những lúc trà
dư tửu hậu, những cái miệng (có lẽ là phản động) cứ bát nháo tranh luận về tiểu
sử Bút Trẹ Trong số các bản tiểu sử do nhân dân đặt ra, nhân vật Bút Tre sau
đây là thú vị hơn cả:
Bút Tre vốn xuất thân là người miền Nam tập kết ra Bắc sau khi hiệp định Geneve
chia đôi đất nước được ký kết. Ông sinh quán tại Bến Tre nên lấy tên hiệu là
Bút Tre.
Khi ra miền Bắc, ông được phong làm trưởng ty văn hóa Yên Báy (Yên Báy chứ
không phải Phú Tho như trong chính bản.). Lúc bấy giờ, ông tự in một tập thơ
gồm những bài thơ ngắn, mỗi bài chỉ có hai câu để đánh dấu những thời điểm đáng
nhớ trong cuộc kháng chiến. Qua tập thơ, người đọc lấy làm một sự nể phục nhà
thơ qua các chiến dịch ông từng tham gia. Có khi là chiến dịch Pleiku dài dằng
dặc, có khi là Ban Mê Thuột bụi mù trời. Cũng có lần ông phải đi rất xa như
chuyến đi đến bản Mường Tè của người thiểu số, và lần đi bằng thuyền lá ra đến
mãi đảo Côn Lôn. Những chiến dịch này được ông diễn tả bằng những câu sau:
Anh đi chiến dịch Pờ Lê
Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra
và
Anh đi chiến dịch Ban Mê
Thuột xong vài bữa rồi về với em
và
Anh đi chiến dịch bản Mường
Tè xong rồi lại tìm đường về xuôi
Đi chiến dịch, quanh năm suốt tháng, nghĩ cũng thấy tội cho người yêu ở nhà. Vì
vậy, lần đi Côn Lôn, ông nhắn nhủ nàng hãy cố gắng tìm vui nơi tình làng nghĩa
xóm trong những ngày đợi ông về:
Anh đi chiến dịch đảo Côn
Lôn em ở lại xóm thôn vui vầy
Một thời gian sau, nhờ tài làm thơ, Bút Tre được chuyển từ đơn vị chiến đấu
sang đội ngũ văn nghệ. Có một đêm khuya, nhà thơ đang nằm trong hầm của tổ văn
nghệ thì bỗng có một chị nữ dân công khênh thùng đạn đến tiếp tế vì tưởng đó là
hầm của bộ đội chiến đấu. Nói theo tiếng Bắc thì chị vào nhầm chỗ, còn theo
tiếng Nam thì chị vào lộn. Bởi thế nhà thơ có câu:
Yêu thay chị nữ dân công
Nửa đêm khuya khoắt đem lộn vào đây
Lúc bấy giờ, dưới ánh đèn dầu hiu hắt, trông chị nữ dân công mồ hôi mồ kê nhễ nhại
trên đôi má đỏ hồng vì lao động vất vả, nhà thơ cảm thấy thương quá. Suy đi
nghĩ lại, nhà thơ quyết định tặng chị quả chuối duy nhất của mình để bồi dưỡng
cho chị:
Mời em ăn một quả chuồi
Để em nhớ mãi cái buổi hôm nay
Có lẽ là chị khó thể quên được cái buổi hôm ấy.
Khi ở đất Bắc, Bút Tre tiếp tục mang khả năng mình phục vụ cho đảng. Nhân ngày
bầu cử quốc hội, nhà thơ hý hoáy bút giấy tán tụng rằng:
Mừng ngày bầu cử tự do
Những ai xứng đáng thì cho vào hòm
Đọc hai câu thơ nêu trên, nhiều người quả quyết rằng vì xa quê đã lâu, nên nhà
thơ đã quên mất nghĩa của chữ "hòm" ở trong Nam.
Đôi khi nhà thơ nổi hứng làm thơ ca tụng lãnh đạo, như những câu sau viết về
ông cụ Hồ:
Bác Hồ quả thật có kinh
Nghiệm trong sử sách có mình bác thôi
Rồi đến ông Trường Chinh:
Giỏi a đồng chí Trưỡng Chinh
Làm việc thì ít xuất... ngoại thì nhiều
Trong thời kỳ tầu bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, thấy báo Nhân Dân ca ngợi chị em du
kích dùng súng trường bắn rơi đến mấy chiếc B52, nhà thơ cảm phục quá bèn hạ
bút:
Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình
(bí chú: cửa nhà mình)
Đại loại, thơ in trong Tập Bút Tre là những bài độc đáo như thế. Tuy nhiên, khi
tập thơ đến tay bộ trưởng văn hóa Tố Hữu thì định mạng đã an bài đối với Bút
Tre. Vốn là người hay ganh ghét tài năng kẻ khác, ông Tố Hữu bèn cất chức
trưởng ty của Bút Tre và giao nhà thơ một chức vụ ngồi chơi xơi nước kém bổng
lộc ở viện Bảo Tàng.
Ảnh hưởng của thơ Bút Tre
Có thể nói thơ của ông Bút Tre Đặng Văn Đăng là nguyên nhân khiến dòng thơ Bút
Tre được phát sinh nhưng người khai sáng và phát triển dòng thơ này không phải
là Bút Tre mà chính là nhân dân. Ngày ông Đăng còn sống, sau khi một một số câu
thơ Bút Tre dân gian được phổ biến trong quần chúng, một nhà báo tại VN tên Ngô
Quảng Nam đến phỏng vấn ông với dụng ý minh oan cho ông trước đảng và nhà nước.
Khi nghe nhắc đến các câu thơ đang được truyền khẩu, ông Đăng lộ vẻ buồn bã bảo
"Oan tớ hơn oan Thị Kính".
Cho đến hôm nay, trường phái Thơ Bút Tre đã lan rộng ra cả nước. Có thể nói hầu
như bất kỳ một người làm thơ nào, dù tài tử hay chuyên nghiệp như nhà thơ
Nguyễn Duy, cũng đã hơn một lần bước vào cõi thơ Bút Tre sáng tác dăm ba câu,
trước để mua vui, sau là châm biếm giới cầm quyền.
Trong vài năm qua, thỉnh thoảng, chúng ta lại nghe hoặc đọc được đôi ba câu
thật hóm hỉnh như:
Cùng vào lăng bác đi cầu
Nguyện cho thân quyến vừa giầu vừa sang
hoặc
Bốn ông chung một đĩa lòng
Lợn ngồi chễm chê. bên thùng bia hơi
hoặc như lời các cô cậu sinh viên ngồi chit-chat với nhau qua điện toán:
Email anh viết thật bay
Bướm em mong đợi cả ngày lẫn đêm
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy
vọng
Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
Căm giặc cộng (BÁN) non sông Hồng Lạc"
Không
đề tên tác giả
Người
chuyển bài – HV - USA
No comments:
Post a Comment