Người
Cộng Sản Cô Độc – Chương Sáu
Chương
Sáu
Công tác bắt công
chức và sĩ quan của VNCH, còn ở lại miền Nam, theo lệnh đảng, đã đạt yêu cầu
nhà nước đưa ra. Bên cạnh đó, việc truy lùng, giam giữ, các thành phần trí thức
tiểu tư sản, văn nghệ sĩ, tư sản mại bản, có tiếng tăm chống đối chính quyền Cộng
sản miền Bắc trong suốt hai mươi năm chiến tranh, vẫn bí mật tiếp tục, dù cho từ
nhà tù Phạm Đăng Lưu tới khám lớn Chí Hòa không còn chỗ chứa. Bon hăng say lựa
lọc, với sự tiếp tay của đám cán bộ nằm vùng trong miền Nam, trước ngày 30
tháng 4 năm 1975, cho bắt giam bất cứ ai, được coi là nguy hiểm cho nhà nước
trên đường xây dựng một chính quyền “cộng sản chuyên chính”. Cái gọi là “Ủy ban
Quân quản” bị giải thể, toàn bộ tổ chức hành chánh miền Nam, được bố trí theo
khuôn mẫu miền Bắc. Hàng chữ Ủy ban Nhân dân Thành phố vàng hực trên nóc tòa đô
chánh cũ, bộ đội không còn thấy nhiều trên đường, lâu lâu, lác đác vài ba anh,
công an sắc phục màu da bò ngập tràn phố xá. Vợ Bon, Linh, giờ nắm chức vụ Giám
đốc Xí nghiệp dệt Vinatexco, có xe riêng đưa đón hằng ngày, dư thừa người hầu
người hạ.
Sài Gòn bắt đầu có chuyện chạy chọt, lo lót
cho thân nhân bị đi tù cải tạo, được thả ra, từ một số trại như Long Giao, Dầu
Giây, Nha Trang, Mộc Hóa, Ka Tum... Người Sài Gòn ồn ào, bàn tính chuyện làm ăn
mới, có nhiều người được thả ra thật do mấy đường dây này, phí tổn tính bằng
vàng lá,chợ vàng lậu góc Lê Thánh Tôn, chùa Chà Và rộn rịp, công an dọa nạt, thấy
vàng vô tay quen rồi cũng lặng câm, ít nhất vài hôm có xe Honda chạy, còn hơn
là dài cổ ôm cái xe đạp Trung cộng xấu xí. Dân Sài Gòn nhờ vậy mà sống trong
“tình đồng chí” với cán bộ nhà nước. Gia đình nào, có anh em chú bác, tập kết về
còn làm quan to chức lớn, đem hiến tặng tài sản, xe hơi, xe Honda, máy may, tủ
lạnh, ti vi, không kể tiền bạc vàng vòng, nhớ nói giùm một tiếng, cho con cháu,
thằng sĩ quan, thằng công chức, đang bị giam cầm trong trại cải tạo, được thả về.
Cái gì bà con tặng cho, ông tướng ông tá, ông bí thư, ông giám đốc của “chính
quyền nhân dân” nhả nhặn nhận, không nửa lời từ chối, thế nhưng, người đem quà
cho, chờ dài cả cổ, ngày này qua ngày nọ, bà cô ông chú “cách mạng” làm thinh,
để thủng thẳng, cho tụi nó “học tập tốt” một thời gian, hình như họ quên nói
chuyện này, trước khi quà cáp đem vô nhà và rồi không làm sao lấy lại, không phải
chỉ vài ông to bà lớn, mà cả cái thành phố có tên “hồ chí minh” này, bà lớn ông
to nào cũng vui vẻm hồ hỡi nhận lời giúp đở bà con cách đó.
Đợt đánh tư sản mại
bản ở tỉnh tạm xong, một số gia đình quen ông bà Đốc Nhân, tài sản bị tịch thu
gần hết, nhà nước thương tình, cho phép còn được căn nhà, lội bộ trên lề đường,
nhìn cái xe hơi, xe Honda do mồ hôi nước mắt tạo ra, bỗng phút chốc trở thành
“tài sản nhân dân”, ông Bí thư, ông Chủ tịch, thay mặt dân chạy ngang tàng qua
lại, lòng đau thảm thiết. Cũng vẫn còn may, nếu lộn xộn, chắc đã bồng bế nhau
lên Bù Đăng, Cầy Xiêng, sống đời “lao động vinh quang”, thay nhà nước mở mang
vùng kinh tế mới. Ở thời buổi này, ông bà Đốc biết là cái may không chắc sẽ đến
hai lần, lợi dụng mớ giấy tờ mà Bon đã giao lại, ông bà kêu người mối mai, bán
căn biệt thư, mua lại miếng đất nhỏ, có vài cây bưởi, cây xoài thanh, ngoài ngả
ba Giang Tân, nằm sát tỉnh lộ. Nhà bán xong, chừng vài tháng sau, có lần ra chợ
tỉnh, ghé thăm người bạn già, gần trường học, mới biết nhà của ông, hiện tên Chủ
tịch đang ở. Ông bà Đốc quyết định không cho Bon hay, coi như đã không gặp nữa,
sau ngày xuống Đồng Cò trở về Tây Ninh mười mấy năm trước đây.
Chị Trâm đứng chờ
Linh, ngay cửa văn phòng giám đốc, sau giờ nghỉ trưa, trời mưa lâm râm, không
thấy công nhân tụm năm tụm ba ngoài sân xưởng dệt như thường ngày, bạn bè than
cũ, cùng làm chung phòng giờ không còn mấy ai, người mới từ Hà Nội vô, vui vẻ
đó nhưng làm sao than thiết được, khi mà hai bên, có hai lối suy nghĩ khác xa
nhau. Anh Đức, kỹ sư trưởng phòng, cùng gia đình, rời Sài Gòn hôm 29 tháng 4,
nhà nước cộng sản tiếp thu xưởn dệt, chị hụt mất chuyến tàu, kẹt ở lại, được
ban giám đốc mới cử thay anh, ôm chức vụ đó cho đến giờ, chị mong họ mang ai đó
đến thay nhưng mấy năm qua, chẳng rục rịch gì hết. Chị cùng chồng, anh Mẫn,
giáo sư toán Võ Trường Toản, giờ còn lưu dụng, dạy trường phổ thông cấp hai Võ
Thị Sáu, vượt biên vài lần, không may bất thành, nấn ná chờ dịp khác. Làm việc
dưới quyền Linh, tương đối cũng dễ chịu hơn, cô ta nói năng có vẻ hiểu biết, uyển
chuyển, không nặc mùi “bác đảng”, đôi khi cười đùa, vui vẻ với nhân viên, công
nhân cũ mới. Là kỹ sư trưởng, chị Trâm gặp Linh gần như hằng ngày, cho nên riết
rồi cũng quen, thỉnh thoảng hai người đi ăn sáng chung, nói chuyện bên này bên
kia, chuyện bây giờ, chuyện ngày trước.
Người trưởng ban trực
ca chiều bước ra, thấy chị Trâm chào rồi hối hả bỏ đi, Linh theo sau, mời chị
vào. Hai người ngồi cùng một bên với nhau, tránh nắng trưa chiếu hực nóng, qua
khung cửa sổ phòng làm việc. Linh vui vẻ nhìn chị hỏi:
-Chị cơm nước xong chưa mà tìm em đây?
Chị Trâm cười khẩy đáp lại:
-Còn Linh thế nào, bữa nay không về sao?
-Có một vài việc cần làm, vã lại hôm nay không thấy đói chị ạ!
-Thôi, nếu có việc cần làm thì để hôm khác, chị xuống xưởng
đây, chị Trâm vừa nói vừa nhỏm dậy.
-Không sai đâu, mấy cái báo cáo thường thôi, chị ở chơi, có
gì cần em giúp không?
Chị Trâm ngồi trở lại:
-Chị có một việc muốn nhờ Linh, có thể Linh giúp được, nhưng
tùy ở Linh, nếu thấy không được thì cứ cho chị biết là không được nghe.
Linh cười:
-Cái gì mà khẩn trương dữ vậy, chị cứ nói đi, nếu em giúp được,
em sẽ giúp ngay.
Chị Trâm buồn buồn, nhờ Linh nói với chồng, can thiệp thả người
chú ruột, Trung tá VNCH, giải ngủ từ 1960, làm hiệu trưởng trường mù, hai mắt
không còn thấy đường, nghe lệnh nhà nước, nhờ con cháu, cầm gậy dắt đi trình diện,
rồi bị đưa đi cải tạo trên trại Dầu Giây, hơn bảy mươi tuổi già, bệnh loét bao
tử hành hạ mấy ngày gần đây, chắc không sống bao lâu, làm không biết bao nhiêu
lá đơn, xin ban quản lý trại, ủy ban nhân dân thành phố, Thành ủy, đủ nợ, không
thấy trả lời. Chị Trâm mắt đỏ hoe, sụt sùi:
-Tội nghiệp ông, nếu được về chết ở nhà, cũng an ủi phần nào,
chị thật tình nhờ em, chị nguyện không quên ơn của Linh đâu!
Linh nhìn chị Trâm gật đầu:
-Em hứa sẽ nói với anh Bon, xem tình huống này có cách nào
không, còn được hay không thì tùy nhà nước chị ạ!
Chị Trâm thấy người
nhẹ nhõm, ít nhất, chị cũng đã nói ra được những gì mình muốn nói, nắm lấy tay
Linh cám ơn rồi trở xuống xưởng máy, Linh đứng nhìn theo thật lâu.
Sáng chủ nhật, sau
đó vài hôm, tờ mờ sáng, sương đêm đọng chưa kịp tan trên đường, chị Trâm cùng mấy
đứa em, con ông chú mù lòa, dắt díu nhau, đón xe đò đi Long Khánh, cầm theo lá
thư của Bon, và của Thành ủy gởi cho Trưởng trại cải tạo Dầu Giây. Tới nơi, trời
chưa hẳn giữa trưa, tên trưởng trại đi ra chợ chưa về, mấy chị em ngồi chờ
trong dãy nhà thăm nuôi, ngoài vòng rào trại, cách cổng vào không mấy xa. Bên
trong im lìm, vài ba người lác đác lại qua, gầy còm bệnh hoạn, đám còn đủ sức
khỏe đã theo bộ đội ra rừng đốn cây từ sáng sớm.
Tên trưởng trại đọc
lá thư thật lâu, nhìn chị em chị Trâm, hết người này rồi người kia, chau mài
chau mặt, chậm rãi uống hết tách nước trà, hỏi chị Trâm qua loa chuyện này việc
nọ, bằng giọng miền Bắc rặc. Hắn kêu anh bộ đội gát cửa vào, nói to nhỏ mấy
câu, chờ anh bộ đội bỏ đi, bước ra ngoài hiên nhà, ngoài sân cát trời bắt đầu
chang chang nắng. Mấy chị em ngồi chết trân, nhìn ông chú bơ phờ, mang cái túi
xách cũ mèm, rách bương, bám vai anh bộ đội quờ quạng bước vào, chị em cắn môi,
nước mắt ràng rụa. Tên trưởng trại, vổ vai ông chú vài cái, không nói gì, kéo hộc
bàn, đưa cho chị Trâm tờ giấy “ra trại’. Đám em đở ba mình đứng lên, chị Trâm mở
túi xách, để gói quà mang theo, trong đó có hai hộp bánh Trung thu và vài bịch
trà sen, trên bàn tên trưởng trại, còn hai bữa nữa là Rằm tháng Tám, tết Trung
thu, cám ơn rồi hối hả giục đám em, dìu ông chú đi ra khỏi trại, chừng như sợ hắn
đổi ý, trên đường tới ngã ba đón x era Long Khánh, mấy chị em ôm cứng ông chú
khóc òa lên, mờ mờ nước mắt, trong cái nắng muộn gần cuối chiều, trại tù nhỏ dần
rồi lẻ loi giữa khu rừng dầy đặc cây già, ngập lá úa.
Buổi chiều, hai chị
em đạp xe đạp qua nhà Bon như chị Trâm đã hẹn. Linh ra tới cổng đón, chị bộ đội
phụ việc, đứng tưới cây ngoài sân, ngẩng đầu lên chào, chờ mọi người vào trog,
chậm rãi kéo cánh cửa sắt đóng lại. Chị Trâm cẩn thận, đặt thùng giấy đựng quà,
gói thật kỹ lưởng bằng giấy hoa nhập cảng, còn thơm mùi nước hoa, trên cái bàn
nhò, kê sát bộ sa –lông, nhìn vợ chồng Bon, bùi ngùi cám ơn. Bon chợt thấy mình
xúc động, cái xúc động không khác lần về Tây Ninh gặp lại ông bà Đốc Nhân, sau
mười mấy năm dài biền biệt, Bon nhìn gói quà, rồi nhìn quanh trong nhà, tất cả
những gì ông tướng VNCH ỏ lại, vẫn chừng bao nhiêu đó, vợ chồng không sắm thêm
được cái gì khác, dù có muốn cũng đành thôi, số tiền lương nhà nước trả cho,
may mắn lắm thì dư dăm ba chục bạc, anh nhiều lần để ý quanh mình, chính Linh,
vợ Bon, cũng có cùng ý nghĩ nhưng không ai nói ra, từ phượng quận tới thành phố,
từ cục sở đến thành ủy, cán bộ trông có vẻ giàu có, sắm sửa xe cộ mới tinh, ăn
chơi rộn rịp. Nhà bí thư, chủ tịch, sửa sang từng bừng, xây hồ tắm, đặt hòn non
bộ đắt tiền, có xe hơi mới, không mấy ai muốn giữ mấy chiếc xe jeep Nga sô cũ kỹ
đi rừng từ những ngày dãi dầu vượt Trường sơn, “chống Mỹ”. Vợ con nhởn nhơ phố
xá, tiệc tùng suốt đêm. Bon tự hỏi rồi tự trả lời, khi ngồi im lặng một mình
trong phòng làm việc, trong những ngày chưa “giải phóng” miền Nam, ngoài Bắc,
dù nhà nước đã ổn định từ lâu, nạn móc ngoặc, tham ô của cán bộ các cấp vẫn xãy
ra thường ngày, huống chi bây giờ, Sài Gòn của cải dư thừa, dân chúng giàu có
thì tránh sao khỏi, Bon coi đó là những sai lầm của cá nhân đảng viên, đảng
không bao giờ như vậy, đảng lúc nào cũng sáng suốt, luật lệ nhà nước sẽ xét xử
công bằng, nếu ai phạm tội. Trong những ngày mới “giải phóng”, nhà nước chưa kiện
toàn, số đảng viên tham ô, hối lộ còn ít, mấy năm qua, gần đây, đảng viên hủ
hóa càng ngày càng nhiều, không thấy mấy ai bị thanh trừng, kiểm điểm, xử tội,
hiện tượng này làm Bon thấy, tư tưởng anh ta bế tắc đâu đó, nhưng vẫn tin vào
lý thuyết Mác Lê, cái lý thuyết mà anh ta đã được rèn luyện và bồi dưỡng cho
nhiệm vụ hiện giờ. Vợ chồng miễn cưỡng nhận thùng quà, điện thoại reo, Bon chào
hai chị em rồi vội vã bỏ đi, còn lại mấy người trong nhà, chị bộ đội phụ việc đạp
xe đi đâu đó từ nãy giờ, Hà, đứa em gái con ông chú đứng lên, bước ra ngoài
nhìn cỏ cây hoa lá, chị Trâm lấy trong túi xách tay ra, một gói giấy nhỏ, nhìn
Linh có chút ngập ngừng:
-Còn chuyện này, cũng là chút quà riêng, không có mặt Bon ở
đây, nên chị mới dám nói, chị gởi cho vợ chồng em, ơn này không biết bao giờ chị
đền trả được.
Chị ngưng chút xíu, mở gói giấy ra, năm cây vàng lá vàng rực
trên tay, đưa Linh tiếp lời:
-Đây là chút lòng biết ơn của gia đình chị, chị biết Linh khó
xử nhưng vì tình chị em quen biết, xin Linh nhận giùm cho ông chú chị vui, mai
ông chết, ông cũng an tâm vì đã trả được ơn người cứu mạng.
Lih sửng sờ nhìn số vàng, quả thật trogn đời mình, cô chưa từng
được thấy, bối rối nói từng tiếng một
-Ấy chết, không được đâu chị ơi! Em không được phép nhận, anh
Bon biết thì rắc rối lắm, chừng thùng quà kia cũng là nhiều lắm rồi
Chị Trâm muốn Linh hiểu là, đám cán bộ đảng ngoài kia, còn
làm tới chuyện kinh thiên động địa nữa kìa, xá gì năm ba cây vàng, nhưng chị
đàn thôi, chị lựa lời năn nỉ:
-Thời buổi này, có thể vợ chồng em sẽ cần tới nó trong một
lúc nào đó, Linh không nhận, chị không biết về ăn nói làm sao với chú chị đây,
tội nghiệp ổng bênh quá, nghe chị không làm được việc ổng nhờ, có lẽ, ổng bệnh
nặng thêm.
Linh lặng thinh, trố mắt, chị Trâm dúi gói vàng vào tay cô
ta:
-Linh cất đi, chỉ có hai người mình biết thôi, để phòng khi
có việc cần mà xài Linh nghe.
Hà quay vào nhà, chị Trâm đứng bật nhanh dậy, sửa lại áo,
nhìn Linh van lơn, Linh theo hai chị em, đẩy xe đạp ra cổng, đi một khoảng xa,
chị Trâm quay nhìn lại, cánh cổng nhà Bon vẫn còn mở rộng.
Thuyên Huy
(Còn tiếp)