Mời đọc hai chương
khác của cuốn “Mao Trạch Đông Ngàn Năm công Tội” nói về tội ác của Mao và đảng
CS Trung cộng
Tác gia Tân Tử Lăng
nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học
Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia
các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại
tá”.
Chương 13: Phải kết họp giữa Các
Mác và Tần Thủy Hoàng
Năm
1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao
trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên. Sản lượng
thép Trung Quốc năm 1957 là 5,35 triệu tấn, tăng gấp 2 lần là 10,7 triệu tấn.
Giữa tháng 8-1958 khi Hội nghị Bắc Đới Hà ra quyết định cuối cùng về vấn đề
này, cả nước mới sản xuất được 4,5 triệu tẩn thép, hoàn toàn không thể sản xuất
thêm 6,2 triệu tấn thép trong 4 tháng rưỡi còn lại. Mao quá tin vào ý chí lãnh
tụ của mình, hình như chỉ cần ông ta quyết tâm vung tay lên, là nhân dân cả nước
sẵn sàng đi vào nơi nước sôi lửa bỏng, chẳng có việc gì là không làm nổi. Tại hội
nghị trên, Mao nói: “Phải chuyên chế. Không thể chỉ nói đến dân chủ. Phải kết hợp
giữa Các Mác và Tần Thuỷ Hoàng. Hoàn thành 11 triệu tấn thép là việc lớn liên
quan đến lợi ích của toàn dân, phải cố sống chết làm cho bằng được. Phải ra sức
thu gom sắt phế liệu, có thể tháo dỡ các đường sắt tạm thời không có giá trị
kinh tế như đường sắt Ninh Ba, đường sắt Giao Đông”.
Lẽ nào Mao
Trạch Đông hoang đường đến mức ra lệnh dỡ đường sắt làm phế liệu đúc thép, để
gom đủ số lượng hoàn thành nhiệm vụ “tăng gấp 2 lần”? Nhưng biên bản hội nghị
ghi rành rành như vậy đấy. Thực tế là Mao ngầm nói với cán bộ lãnh đạo trung
ương và các tỉnh rằng phải thực hiện chính sách bàn tay sắt, mệnh lệnh, cưỡng
bức, phải hoàn thành nhiệm vụ bầng bất cứ giá nào kể cả đưa các thanh ray đường
sắt vào lò nấu thép.
Hội nghị
bí thư phụ trách công nghiệp các tỉnh và thành phố họp tại Bắc Đới Hà 7 ngày
cuối tháng 8-1958, Bộ trưởng luyện kim Vương Hạc Thọ giao chỉ tiêu cho các
tỉnh, tổng cộng cả nước trong 4 tháng cuối năm 1958 phải sản xuất 11,5 triệu
tấn gang, 7 triệu tấn thép. Tối 9-4, Ban Bí thư triệu tập hội nghị điện thoại
các bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc; động viên “Đại tiến vọt” về gang thép.
Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình tránh mặt, giao cho Bành Chân và Đàm Chấn Lâm chủ
trì cuộc họp này. Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Hà Nam hăng hái nhất, “Nhân dân nhật
báo” đưa tin Hà Nam trước 10-9 mỗi ngày sản xuất 780 tấn gang, nhưng đến 15-9
đã xây dựng được 45.000 lò luyện gang, huy động 3,6 triệu nông dân và 407.000
xe vận tải các loại, một ngày sản xuất 18.693 tấn gang!
Thủ tướng
Chu Ân Lai không tin vào thông tin trên. Ông cử Cố Minh, thư ký phụ trách công
nghiệp xuống tìm hiểu tình hình. Cố Minh từng lưu học ở Nhật Bản, là người am
hiểu sản xuất gang thép. Ông xuống xã Tân Hương nơi báo cáo đã sản xuất mỗi
ngày 102 tấn gang, quan sát hiện trường sản xuất gặp gỡ cán bộ quần chúng, rồi
mang theo sản phẩm mẫu về báo cáo Chu:
- Thưa Thủ
tướng, toàn là chuyện dối trá. Ở Công ty gang thép Yên Sơn, muốn có một tấn
gang, phải dùng ba bốn tấn quặng sắt, hai ba tấn than cốc, cộng thêm vật liệu
phụ trợ khác, tổng cộng hơn 10 tấn. Một ngày làm ra 102 tấn thép phải vận
chuyển trên 1.000 tấn nguyên vật liệu, xã Tân Hương làm gì có khả năng ấy. Xin
Thủ tướng xem, sản phẩm tốt nhất là miếng gang xốp này đây.
Ông Chu
cầm mẫu sản phẩm lên xem, im lặng rất lâu.
Chu Ân Lai
biết rõ chuyện sản xuất gang thép ở Hà Nam là dối trá, nhưng lúc đó chưa thể
nói gì. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Giao thông Cao Dương được lệnh dẫn một tổ
công tác xuống tìm hiểu tình hình luyện gang thép ở Hà Nam. Ông phát hiện sản
lượng dối trá, chất lượng kém, liền gửi thư lên Trung ương, nêu ý kiến riêng về
cách làm phản khoa học này.
Mao đọc
báo cáo trên, đùng đùng nổi giận, coi Cao Dương là phần tử cơ hội hữu khuynh,
bắt đem theo cả vợ con đi lưu đày ở Quí Châu. Thế là Mao bịt mồm tất cả cán bộ
các cấp. Hồi đó cán bộ các cấp có một câu “tự giải thoát”: “phải tính giá thành
chính trị, đừng tính giá thành kinh tế”. “Giá thành chính trị” là thể diện của
Mao, “giá thành kinh tế” là thiệt hại tài sản của nhân dân. Vì thể diện của
lãnh tụ vĩ đại, Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã “phát cuồng”. Cuối
tháng 7-1958, lực lượng lao động trong ngành gang thép là vài chục vạn người,
cuối tháng 8 tăng lên vài triệu, cuối tháng 9 lên 50 triệu, đến cuối năm lên
đến 90 triệu, cộng thêm lực lượng chi viện trực tiếp và gián tiếp, số lao động
đổ vào ngành gang thép lên đến trên 100 triệu người.
Ngày
22-12-1958, Tân Hoa Xã công bố cả năm đã sản xuất 11,08 triệu tấn thép, 13,69
triệu tấn gang, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ tăng gấp đôi sản lượng thép.
Những điều
không công bố: trong đó bao gồm 3,08 triệu tấn thép và 4,16 triệu tấn gang phế
phẩm, hoàn toàn không thể gia công sử dụng. Giá thị trường một tấn gang lúc đó
là 150 NDT, gang làm ra theo phương pháp thủ công giá thành 315 NDT. Nhà nước
phải trợ giá 5 tỉ NDT.
Thiệt hại
kinh tế trong ba năm “Đại tiến vọt” là 120 tỉ NDT, tương đương khoản tiền vốn
dùng cho 2 kế hoạch 5 năm của Trung Quốc hồi đó.
Năm 1958,
Mao còn đề xướng thành lập các nhà ăn tập thể, coi đó là biện pháp có hiệu quả
để các công xã nhân dân thực hiện tổ chức quân sự hoá, hành động chiến đấu hoá,
sinh hoạt tập thể hoá, là vấn đề then chốt để bồi dưỡng tinh thần tập thể và tư
tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nông dân. Các nhà ăn tập thể ồ ạt ra đời, đến cuối
năm 1959, nông thôn cả nước đã lập được 3,9l triệu nhà ăn tập thể, có hơn 400
triệu người tham gia, chiếm 72,6% số người trong các công xã, riêng Hà Nam lên
tới 99%. Cơ sở để Mao đưa ra chủ trương trên là lương thực quá nhiều, không
biết dùng vào việc gì nữa. Mao tuyên bố lương thực của Trung Quốc đủ dùng cho
tất cả mọi người trên trái đất.
Báo cáo
của Đảng đoàn Bộ Nông nghiệp gửi Bộ Chính trị ngày 25-8 viết: tổng sản lượng
lương thực cả năm 1958 đạt trên 400 triệu tấn, gấp hơn 2 lần năm 1957. Tháng
10, tại Hội nghị hợp tác nông nghiệp các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc, Đàm Chấn Lâm
nhấn mạnh 400 triệu tấn và khẳng định, có khả năng đạt 500 triệu tấn. Về sau
mới biết sản lượng lương thực năm 1958 chỉ có 200 triệu tấn.
Lúc đầu
nhà ăn tập thể quả cũng “tưng bừng” một thời, khẩu hiệu chung là “ăn thật no”
và “không phải trả tiền”, nhiều nơi đề ra “ăn no, ăn ngon, ăn sạch”, “mỗi bữa 4
món thức ăn”, thậm chí có nơi tuyên bố phấn đấu một tháng 90 bữa ăn, không bữa
nào món ăn trùng lặp, ngang tiêu chuẩn bếp ăn của vua chúa Trung Quốc, có nơi coi
nhà ăn tập thể là khởi điểm để “tiến lên chủ nghĩa cộng sản trong vòng ba năm”.
Nhưng
chẳng mấy chốc lương thực thực phẩm cạn dần, từ thả sức ăn ngày ba bữa cơm
chuyển sang ăn cháo, rồi cháo loãng, rau dại. Lãnh đạo địa phương không dám
giải tán nhà ăn tập thể vi sợ làm sai chỉ thị của lãnh tụ vĩ đại, bị kết tội
hữu khuynh, “đi con đường tư bản chủ nghĩa”. Nông dân không thể bỏ nhà ăn tập
thể vì toàn bộ khẩu phần lương thực của họ do nhà ăn quản lý rồi, đành mỗi ngày
hai lần đến nhận khẩu phần cháo loãng. Nhà kinh tế học Tiết Mộ Kiều, Cục trưởng
Thống kê hồi đó cho biết lãng phí lương thực trong các nhà ăn tập thể lên tới
17,5 triệu tấn, tương đương 11% số lương thực cung ứng cho nông thôn. Ngoài ra,
khoảng 10% lương thực bị hư hỏng ngoài đồng do không kịp thu hoạch, bởi phần
lớn lao động khỏe mạnh đã bị huy động đi làm gang thép. Huyện Tỉnh Nghiên (Tứ
Xuyên) vào lúc thiếu lương thực nghiêm trọng nhất năm 1959, bình quân mỗi người
một ngày được phân phối không đến 100 gam lương thực, cứ 8 người có một người
chết đói. Nửa đầu năm 1959, đi thăm một số tỉnh, nguyên soái Chu Đức không tán
thành nhà ăn tập thể. Ông nói cần chia lương thực cho các hộ nông dân, cần giữ
lại một chút chế độ tư hữu cho nông dân làm nghề phụ, chăn nuôi. Ông nói với Bí
thư Tỉnh uỷ Quảng Đông Đào Chú: “Hai việc lớn nhất năm 1958 là ồ ạt làm gang
thép và công xã hoá đã gây thiệt hại rất lớn cho nhà nước và cá nhân”. Ý kiến
của Chu Đức được lưu truyền rất nhanh trong cả nước. Mùa hè năm đó, Bí thư Tỉnh
uỷ An Huy Trương Khái Phong ra lệnh giải tán toàn bộ hơn 4.000 nhà ăn tập thể ở
huyện Vô Vi. Sự kiện này khiến Mao đùng đùng nổi giận. Trong bút phê báo cáo về
vụ này. Mao viết: “Trương Khải Phong đứng trên lập trường giai cấp tư sản, mưu
toan phá hoại nền chuyên chính vô sản, chia rẽ Đảng cộng sản”. Ý kiến trên còn
ngầm phê phán Chu Đức. Hai ngày sau tại cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị. Mao
“lo ngại Chu Tổng tư lệnh gây rối loạn”.
Nhưng Mao
cũng đã sớm nhận ra nhà án tập thể đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng. Tháng
2-1959, ông cử thư ký riêng kiêm Phó văn phòng Trung ương Điền Gia Anh dẫn một
tổ công tác xuống Tứ Xuyên điều tra. Điền Gia Anh đã báo cáo với Mao thực trạng
ông ta nghe mắt thấy ở nông thôn trong chuyến đi này.
Tình hình
các tỉnh dần dần trở nên nghiêm trọng. Do thiếu lương thực, lao động quá sức,
từ nửa cuối năm 1959, vùng nông thôn đã xuất hiện tình trạng bệnh phù thũng và
chết đói, nhiều người bỏ nhà ra đi. Tỉnh uỷ Hà Bắc báo cáo toàn tỉnh có 44
huyện, 235 công xã đã phát hiện gần 6 vạn người mắc bệnh phù thũng, trên 450 người
đã chết. Nhưng Mao vẫn đặt thể diện, uy tín của mình lên trên những hoạn nạn
sống chết của mấy trăm triệu nông dân, ngoan cố tiếp tục tổ chức các nhà ăn tập
thể. Mao giấu báo cáo của Tỉnh uỷ Hà Bắc, nhưng lại cho phân phát trong cả
nước, báo cáo của Bí thư Tỉnh uỷ Quí châu Chu Lâm miêu tả “80% số nhà ăn tập
thể ở tỉnh này là vững chắc” Lựa theo khẩu vị của Mao, Chu Lâm nhấn mạnh “nhà
ăn tập thể là trận địa xã hội chủ nghĩa phải giữ vững, để mất trận địa này,
không thể củng cố công xã nhân dân, cũng không thể giữ vững phong trào Đại tiến
vọt”. Mao yêu cầu các nơi làm theo Quý Châu.
Trước tình
hình nghiêm trọng này, tư tưởng chỉ đạo của Mao là “giữ vững thành thị, hy sinh
nông thôn”. Mao hiểu rõ chủ nghĩa xã hội không tưởng của ông ta đã gây hậu quả
cực kỳ nghiêm trọng, nếu thực sự cầu thị đánh giá “3 ngọn cờ hồng” (đường lối
chung, đại tiến vọt, công xã nhân dân) thì ông ta phải từ chức, để tạ lỗi với
toàn đảng, toàn dân.
Mao suy
nghi rất sâu xa. Phải phát minh lý luận, tổ chức đội ngũ, để bào chữa cho sai
lầm của mình. Ai bào chữa cho sai lầm của Mao, người đó là chiến hữu thân
thiết; ai chuẩn bị uốn nắn đường lối sai lầm “tả khuynh”, người đó là kẻ thù
không đội trời chung của ông ta. Từ đó, đã khởi đầu những năm tháng nhiều biến
động trong Đảng cộng sản Trung Quốc.
Chương 39: Mao chết, Giang tù
0 giờ 10 phút ngày 9-9-1976, Mao Trạch Đông qua đời.
Tang lễ
được tổ chức siêu trọng thể. Trong 7 ngày quốc tang, 30 vạn quần chúng đến viếng.
Ngày 18-9, một triệu người dự lễ truy điệu trên quảng trường Thiên An Môn.
Tình cảm
của đông đảo quần chúng dự lễ tang thật phức tạp. Một số người vẫn rất mê tín
Mao, cảnh họ chùi nước mắt là chân thành. Đại đa số kính sợ hơn mến yêu, song
kính sợ không phải để chúc phúc, mà để tránh tai hoạ. Lớp thanh niên học sinh,
những tiểu tướng Hồng vệ binh sùng bái Mao nhất trong thời kỳ đầu Đại cách mạng
văn hoá từng lục soát đánh đấm từ Nam lên Bắc, đập phá, giết chóc từ Đông sang
Tây, giúp Mao đánh đổ hàng loạt kẻ thù chính trị, được hứa hẹn làm người kế tục
cách mạng, cuối cùng bị đưa về vùng núi và nông thôn đề bần nông và trung nông
dưới “giáo dục lại”. Những thanh niên này lòng đầy phẫn uất bị lợi dụng, bị lừa
bịp, sự kiện Thiên An Môn 5-4 chứng minh họ đã thức tỉnh. Lễ truy điệu kết
thúc, trên đường về, phần lớn mọi người cảm thấy lòng nhẹ nhõm, như vừa tham
gia diễu hành mừng quốc khánh, khác hắn tình cảm lúc Chu Ân Lai từ trần.
Đông đảo
cán bộ trung cao cấp theo Mao cả đời bắt đầu thức tỉnh. Đổng Thiết Thành, Chính
uỷ một đơn vị thuộc Học viện quân sự, cấp bậc tương đương Quân đoàn trưởng, nói
với người viết cuốn sách này:
- Các đồng
chí trong Đảng mong Mao Chủ tịch đi sớm một chút, ông không chết, đất nước không
có hy vọng. Nếu lũ bốn tên lên cầm quyền, chúng tôi sẵn sàng lên núi tiến hành
chiến tranh du kích.
Một ông
già ngoài 60 tuổi “ba đời bần nồng” ở huyện Hợp Giang nghe tin Mao chết đã bình
thản nói: “Mao Trạch Đông lẽ ra phải chết từ lâu rồi”.
Sắp xếp
chuyển giao quyền lực kiểu gia đình trị khiến Mao để lòi chiếc đuôi dài phong
kiến, những lý luận của Mao như phòng, chống xét lại, ngăn chặn chủ nghĩa tư
bản phục hồi, tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản… đều trở thành
dối trá, bịp bợm. Những vòng hào quang sáng chói trên đầu Mao như mặt trời đỏ
nhất, người mác xít vĩ đại nhất, đại cứu tinh của nhân dân, lãnh tụ vĩ đại bỗng
trở nên ảm đạm. Ban lãnh đạo hùng mạnh với đội ngũ nhân tài kinh tế hình thành
từ Đại hội 8 bỗng hỏng cả, các thành viên Bộ Chính trị và Ban bí thư đều biến
thành xét lại trên 70% uý viên Trung ương bị đánh đổ. Chỉ có vợ và cháu Mao mới
là nhà cách mạng vô sản đủ tư cách kế tục Mao. Đó là mục đích 10 năm Đại cách
mạng văn hoá đấu đi đất lại cần đạt được. Sau khi thấy rõ tất cả, mọi người
thất vọng, lắc đầu. Toàn đảng, toàn quân, toàn dân không thể chấp nhận kết cục
đó.
Lễ truy
điệu vừa kết thúc, cuộc đấu tranh quyền lực gay gắt đã bắt đầu.
Về người
kế tục, Mao để lại ba danh sách. Danh sách đầu tiên xác định rõ Giang Thanh là
Chủ tịch Đảng. Hai danh sách sau, đưa Mao Viễn Tân lên vị trí số 1, Giang Thanh
xuống vị trí số 3. Rốt cuộc ai đứng đầu? Nội bộ phe Giang Thanh tranh chấp.
Việc này đòi hỏi Phó Chủ tịch thứ nhất Hoa Quốc Phong triệu tập Hội nghị Bộ
chính trị xác định, Giang Thanh không thể lên ngôi Nữ hoàng ngay sau khi “Tiên
vương” băng hà. Hoa Quốc Phong vẫn chủ trì công tác trung ương. Được phái
nguyên lão đứng đầu là Diệp Kiếm Anh ủng hộ, tối 6-10-1976, Hoa Quốc Phong và
Uông Đông Hưng đứng ra bí mật bắt Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân
Kiều, Diêu Văn Nguyên, Mao Viễn Tân, triệt để đập tan âm mưu của Mao Trạch Đông
phục hồi chủ nghĩa phong kiến, thực hiện gia đình trị. “Lũ bốn tên” bị bắt đánh
dấu Đại cách mạng văn hoá hoàn toàn thất bại, cũng đánh dấu chấm dứt thời đại
Mao Trạch Đông.
Hội nghị
Trung ương 3 khoá 10 họp từ 16 đến 21-7-1977 ra nghị quyết tước đảng tịch và
mọi chức vụ trong và ngoài đảng của Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang
Thanh, Diêu Văn Nguyên.
Ngày
17-3-1980, Ban Bí thư thảo luận vấn đề xét xử tập đoàn Lâm Bưu và tập đoàn
Giang Thanh, xác định 16 tội phạm chủ yếu, trong đó 6 người đã chết (Lâm Bưu,
Khang Sinh, Tạ Phú Trị, Diệp Quần, Lâm Lập Quả, Chu Vũ Trì) chỉ khởi tố, không
xét xử. Mười tội phạm chủ yếu đưa ra xét xử là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều,
Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, Trần Bá Đạt, Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến,
Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác, Giang Đằng Giao.
Hội nghị
quyết định thành lập Ban chỉ đạo xét xử hai vụ án này, do Bành Chân làm Chủ
nhiệm.
Cuối tháng
3-1980, trong cuộc họp Ban Bí thư, Bành Chân nêu vấn đề: Lâm Bưu, “lũ bốn tên”
phạm tội và Đảng mắc sai lầm là hai việc tính chất hoàn toàn khác nhau, không
thể xét xử sai lầm của Đảng. Như vậy có nghĩa là do nhu cầu chính trị, ngọn cờ
Mao Trạch Đông không thể đổ, không thể bỏ, nhưng lại phải để hàng chục triệu
người bị bức hại và nhân dân Trung Quốc trút bỏ được những oán hận suốt 10 năm
trời, quét sạch uy tín của Mao, để từ nay nó không còn khả nàng cản trở công
cuộc cải cách mở cứa và tác động đến đường lối, chính sách của Đảng nữa. Để đạt
mục đích này, biện pháp hay nhất là xét xử Giang Thanh, để Giang nhận tội thay
Mao. Ba giờ chiều 20-11-1980, tại số 7 đường Chính Nghĩa, Bắc Kinh, phiên toà
đặc biệt Toà án nhân dân tối cao bắt đầu xét xử vụ án tập đoàn phản cách mạng Lâm
Bưu, Giang Thanh. Trong 880 người ngồi trên ghế dự thính, có các bà Vương Quang
Mỹ - phu nhân Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Phố An Tu - phu nhân Nguyên soái Bành Đức
Hoài, Tiết Minh - phu nhân nguyên soái Hạ Long, Hách Trì Bình - phu nhân đại
tướng La Thụy Khanh. Quyết định khởi tố dài hơn 2 vạn chữ do Chánh án và Phó
Chánh án luân phiên đọc nêu lên 48 tội của hai tập đoàn Lâm Bưu, Giang Thanh.
Sau đó, toà án tách ra, thẩm vấn riêng từng tập đoàn một.
Trong
phiên thẩm vấn sáng 3-12, Giang Thanh nói ra một số việc khiến công chúng sửng
sốt, trong đó quan trọng nhất là: “Tôi là con chó của Chủ tịch, Chủ tịch bảo
cắn ai, tôi cắn người đó”. Giang còn nói:
- Việc gì
các vị cũng đổ lên đầu tôi. Trời đất ơi, hình như tôi là người khổng lồ ba đầu
sáu tay đã làm nên kỳ tích. Tôi chỉ là một người lãnh đạo của Đảng, tôi đứng về
phía Mao Trạch Đông! Bắt tôi, xét xử tôi, là phỉ báng Chủ tịch Mao Trạch Đông!
Chỉ vài
lời đó đã đập tan câu chuyện thần thoại về “chỉ có Hậu, Phi làm hại nước, còn
Hoàng thượng vẫn anh minh”, nói rõ lịch sử chân thực của Đại cách mạng văn hoá.
Khi vạch
tội Giang Thanh có dã tâm chống Đảng, cướp quyền, công kích Hoa Quốc Phong,
người được chỉ định kế tục Mao, Giang Thanh lớn tiếng, thu hút sự chú ý về phía
mình:
- Tôi muốn
cho các vị biết một việc, câu “đồng chí làm việc tôi yên tâm” Mao Chủ tịch viết
cho Hoa Quốc Phong tối hôm đó không phải là toàn bộ nội dung Mao viết cho Hoa,
ít nhất còn thiếu 6 chữ “có vấn đề, hỏi Giang Thanh”.
Mấy câu
trên của Giang khiến phiên toà đại loạn. Giang cười nhạt:
- Ta bất
chấp phép nước, đạo trời ư?
Trong
những hồi chuông dồn dập. Giang một lần nữa bị lôi ra khỏi phòng xử án, nhưng
trên những hàng ghế dự thính, mọi người vỗ tay rầm rộ, đây là những lời khen
chân tình, bởi Giang Thanh đã vạch ra một sự thật quan trọng nhất: Người kế tục
mà Mao chỉ định là Giang, chứ không phải Hoa Quốc Phong: Hoa chỉ là viên cận
thần có việc cần thỉnh thị Nữ hoàng.
Hoa làm
việc Mao yên tâm, nhưng không phải Hoa muốn làm gì thì làm, mà phải thỉnh thị
Giang, làm theo chỉ thị của Giang.
“Quyết
định khởi tố” đưa ra bản “Kỷ yếu cuộc toạ đàm về công tác văn nghệ trong quân
đội do đồng chí Lâm Bưu uỷ thác đồng chí Giang Thanh triệu tập” làm bằng chứng
câu kết giữa Lâm Bưu và Giang Thanh, có vẻ như Mao hoàn toàn không biết việc
này. Sự thật là Mao đã ba lần duyệt văn bản trên, tự tay sửa 11 chỗ, lại thêm 6
chữ “đồng chí Lâm Bưu uỷ thác cho thêm sức nặng.
“Quyết
định khởi tố” vạch tội Giang Thanh câu kết với Khang Sinh hãm hại các uỷ viên
Trung ương khoá 8. Thật ra đó là chủ trương của Mao, Giang Thanh chỉ là người
chấp hành. Nói Giang đánh đổ 123 uỷ viên Trung ương trái với ý muốn của Mao,
liệu có thể như thế được không?
Mao Trạch
Đông những năm cuối đời tâm địa tối tăm, giả dối, xảo trá, vừa không từ bất cứ
việc làm xấu xa lào, lại muốn để lại tiếng thơm muôn thuở. Các Hoàng đế phong
kiến muốn truyền ngôi, cuộc đấu tranh phế lập thường dẫn đến xung đột đổ máu,
nhưng nó chỉ giới hạn trong phạm vi cung đình, chẳng liên quan gì đến trăm họ.
Để phế truất Lưu Thiếu Kỳ, lập Giang Thanh hoặc Mao Viễn Tân, Mao đã làm cho sự
việc còn phức tạp hơn thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông ta muốn thực hiện đế chế
dưới danh nghĩa cách mạng, quả thật không nói ra được, mà nói ra cũng danh
không chính, ngôn không thuận. Do đó, ông ta dùng hàng tràng lý luận cách mạng,
“bố trí chiến lược vĩ đại” lần này đến lần khác, các phong trào chính trị triền
miên, các âm mưu quỷ kế nối tiếp, giấu kín ý đồ thật sự của mình, làm cho toàn
đảng, toàn quân, toàn dân xoay như chóng chóng chạy theo ông ta, để đạt mục
đích đen tối của mình. Đến nay, chúng ta cần thực sự cầu thị thừa nhận hai tập
đoàn chống đảng Lâm Bưu, Giang Thanh đều ra đời và phát triển trong lồng ấp của
Mao, nhất là tập đoàn Giang, một bà nàng và mấy anh học trò, không có Mao Trạch
Đông đứng sau nâng đỡ làm sao có khả năng phá hoại toàn đảng, gây rối loạn
trong cả nước? Trước công đường, Giang Thanh nói:
- Các vị
nói tập đoàn Lâm Bưu, Giang Thanh là không đúng. Lâm Bưu là một tập đoàn do Lâm
Bưu đứng đầu. Trần Bá Đạt, tôi Khang Sinh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên,
Vương Hồng Văn là một tập đoàn; đứng đầu tập đoàn này không phải tôi, mà là Mao
Chủ tịch.
Ngồi trên
đỉnh kim tự tháp tác oai tác quái, bức hại cán bộ lãnh đạo các cấp, lừa bịp
toàn đảng, toàn quân, toàn dân, không chỉ là tứ nhân bang” (lũ bốn tên), mà là
“ngũ nhân bang”, do Mao Trạch Đông làm bang chủ.
Qua 2
tháng 5 ngày thẩm lý, ngày 25-1-1981, Toà án tối cao Trung Quốc tuyên án: Giang
Thanh và Trương Xuân Kiều tử hình, hoãn chấp hành án 2 năm, tước đoạt quyền lợi
chính trị suốt đời, Vương Hồng Văn tù chung thân, tước đoạt quyền lợi chính trị
suốt đời, 7 người khác bị kết án từ 16 đến 20 năm tù, tước đoạt quyền lợi chính
trị từ 5 đến 6 năm. Từ đó, Giang bắt đầu cuộc sống ngục tù dài dằng dặc.
Buồng giam
Giang Thanh trong nhà tù Tần Thành chính là nơi từng giam giữ Bành Chân. Sắp
đến hạn thi hành án, Giang được giảm án xuống tù chung thân. Tháng 11-1989,
lãnh đạo Trung Quốc cho phép Giang hưởng chế độ giam lỏng. Văn phòng Trung ương
tìm cho bà ta một ngôi nhà nhỏ 2 tầng ở gần Tửu Tiên Kiều, có một hộ lý ở cùng.
Ngày
13-5-1991, Giang Thanh viết lên trang đầu tờ “Nhân dân nhật báo”: “Một ngày
đáng kỷ niệm trong lịch sử” Trước đó 25 năm, ngày 13-5-1966, theo đề nghị của
Mao, Giang được cử làm người lãnh đạo Tổ cách mạng văn hoá Trung ương, đầy uy
lực bước lên vũ đài lịch sử, quyền thế, vinh hiển, hưởng thụ, phong quang vô
hạn. Nay bị bắt đã 15 năm, sức khỏe ngày càng giảm, những người ủng hộ trước
đây không có chút tin vui nào, bản thân cũng chưa thảy dấu hiệu nào có thể trở
lại vũ đài chính trị. Sự khác biệt giữa xưa và nay khiến Giang tức giận, đau
thương, tuyệt vọng. 3 giờ 30 phút sáng 14-5, hộ lý phát hiện Giang Thanh đã
treo cổ tự sát trong nhà tắm. Buổi chiều, con gái Giang là Lý Nạp đến bệnh viện
ký nhận giấy tử vong, và đồng ý không có bất cứ hình thức tang lễ nào. Không
một người thân nào của Mao hoặc Giang có mặt khi thi thể Giang được hoả táng 3
ngày sau đó.
Ba năm Đại
tiến vọt, cả nước có 37,55 triệu người chết đói tồn thất khoảng 120 tỉ NDT.
Mười năm Đại cách mạng văn hoá, theo Diệp Kiếm Anh tiết lộ tại lễ bế mạc Hội
nghị công tác Trung ương ngày 13-12-1978, có 20 triệu người chết, 100 triệu
người bị đấu tố, lãng phí 800 tỉ NDT.
Cộng thêm
thu nhập quốc dân tổn thất 500 tỉ NDT (báo cáo của Lý Tiên Niệm tại Hội nghị kế
hoạch toàn quốc 20-12-1977), thì lãng phí, và giảm thu tới 1.300 tỉ NDT. Từ khi
thành lập nước Trung Hoa mới năm 1949 đến khi Mao qua đời năm 1976, không có
nội chiến, không có thiên tai nghiêm trọng, mà số người chết không bình thường
lên tới trên 57,55 triệu, thiệt hại kinh tế 1.420 tỉ NDT, gấp hơn hai lần tổng
kim ngạch đầu tư xây dựng cơ bản trong 30 năm.
Theo tờ
“Kính báo” Hồng Công, mùa xuân 1992, một cơ quan tuyên truyền ở Bắc Kinh đã tổ
chức thăm dò dư luận về 10 nhà lãnh đạo đáng kính nhất ở Trung Quốc, theo
phương thức bỏ phiếu.
Kết quả như
sau:
1. Chu Ân
Lai 100% số phiếu bầu
2. Đặng
Tiểu Bình 97%
3. Đặng
Dĩnh Siêu 90%
4. Lưu
Thiếu Kỳ 88%
5. Chu Đức
84%
6. Vạn Lý
83%
7. Hồ Diệu
Bang 80%
8. Dương
Thượng Côn 78%
9. Giang
Trạch Dân 76%.
10. Bành
Chân 72%
Còn Mao
Trạch Đông được bao nhiêu? Không đến 2% (hai phần trăm). Nhân dân đã thức tỉnh.
Việc tiếp tục treo ảnh Mao trên Thiên An Môn, tiếp tục để thi hài Mao ở Nhà kỷ
niệm là lạc hậu so vai quần chúng rồi, cần xứ lý thoả đáng để đất nước ta triệt
để thoát khỏi bóng đen Mao Trạch Đông.
Cuộc thăm
dò dư luận này có một điểm đáng chú ý: quần chúng nhân dân không lẫn lộn giữa
Đảng cộng sản và Mao Trạch Đông, không vì uy tín của Mao tụt mạnh mà lung lay
niềm tin vào Đảng cộng sản. Mười nhà lãnh đạo đáng kính nhất được lựa chọn đều
là đảng viên cộng sản. Điều đó nói với chúng ta một chân lý: chớ gửi gắm tính
hợp pháp của Đảng cộng sản cầm quyền vào việc bảo vệ những sai lầm của Mao; sửa
đổi những sai lầm của Mao, Đảng cộng sản mới có tính hợp pháp cầm quyền, sửa
đổi càng nhiều, tính hợp pháp càng lớn, sửa đổi toàn bộ, trở lại Chủ nghĩa dân
chủ mới, đi con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ, là có tính hợp pháp hoàn toàn.
Tân Tử Lăng
No comments:
Post a Comment