Mùa thi đại học
Khác với mọi năm, mùa thi đại học năm nay chộn rộn hơn, phức tạp hơn
nhưng lại không để lại dấu ấn sâu đậm trong thí sinh cũng như các bậc phụ huynh
so với trước đây mặc dù nó được gộp cả hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học vào
cùng một lần. Bởi do nắng nóng, phần khác do điều kiện kinh kế cũng như mọi thứ
vật giá bất ổn và điều quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến không khí thi đại học
chính là giá trị của tấm bằng đại học cũng như tương lai của một sinh viên sau
khi ra trường.
Có lẽ chính vì những kinh nghiệm hết sức bẽ bàng của nhiều sinh viên đàn
anh đàn chị mà hầu hết các thi sinh dự thi đại học với tâm lý trả nợ cho gia
đình nhiều hơn là đi tìm cánh cửa bước vào vườn tri thức.
Mối lo mùa thi đại học
Một phụ huynh học sinh tên Phúc, ở thành phố Sài Gòn, đưa ra nhận xét:
“Bỏ cái phần thi trung học phổ thông quốc gia đi, 10 điểm mà cũng đậu đại học
thì làm sao mà ra trường làm việc được. Đầu vào luộm thuộm thì đầu ra cũng thế
thôi. Không biết họ cào bằng để có cái chuẩn gì đó hay sao í chứ sao lại tuyển
ồ ạt như vậy thì làm sao mà tin tưởng nổi. Không thể tin tưởng được!”.
Theo ông Phúc, việc cho con đi thi đại học hay dẫn con đi thi đại học
năm nay khác hẳn mọi năm từ cảm giác cho đến suy nghĩ cũng như động cơ. Nghĩa
là cảm giác hân hoan, lo lắng và hồi hộp theo dõi tình hình thi cử của con,
ngồi canh từng giờ từng phút buổi làm bài thi để đón con như trước đây không
còn nữa mà thay vào đó là bộn bề những suy tư về đất nước, về việc học hành, về
nền giáo dục cũng như tương lai con mình sẽ ra sao với tấm bằng đại học vốn dĩ
rẻ như bèo nhưng phải bỏ cả mồ hôi và nước mắt để có nó.
Và hơn nữa, cái cơ chế quản lý giáo dục như hiện tại chẳng những không
mang lại hạnh phúc cho phụ huynh khi có con thi đậu đại học mà đâu đó, giữa
những ngôi trường, những làng đại học mới mọc lên còn tiềm ẩn cả những rủi ro
và nguy hiểm cho các tân sinh viên. Khó mà nói cho hết nỗi lo lắng của cha mẹ
khi có con vào đại học.
Chỉ riêng việc thi đại học, nếu như trước đây dắt con lên thành phố thi
là một sự chia sẻ, đồng hành và động viên, giúp đỡ con cái trong môi trường lạ
từ chỗ ăn đến chỗ ngủ để con có thời gian mà nghỉ ngơi, yên tâm thi cử thì bây
giờ, động cơ dắt con vào thành phố thi hoàn toàn khác. Các học sinh bây giờ
không ngờ ngệch, khờ khạo như những học sinh thi đại học trước đây. Hầu hết các
em có đủ điều kiện tiền bạc để thuê phòng trọ, nếu không có nhiều tiền vẫn có
thể nhờ trọ ở chỗ các sinh viên đi trước trong chương trình “tiếp sức mùa thi”.
Nhưng nỗi lo lắng lớn nhất của bậc cha mẹ học sinh nằm ở chỗ có quá
nhiều cạm bẫy và tai họa cho con họ khi chúng vào thành phố thi một mình. Nạn
cướp giật, trộm cắp, xì ke ma túy, móc túi, tai nạn xe… thậm chí bắt cóc người
bán sang Trung Quốc luôn là nỗi ám ảnh của cha mẹ các thí sinh. Bên cạnh đó,
nạn chặt chém và thiếu vệ sinh ở các hàng quán, nhà trọ vào mùa thi cũng là mối
quan ngại lớn của các bậc phụ huynh.
Đó là sự cố phía ngoài phòng thi, còn sự cố phía trong phòng thi thì miễn bàn, mặc dù hình thức thi cử vẫn như nhiều năm trước, vẫn có hệ thống an ninh bảo vệ phòng thi, vẫn có nhiều giám thị và qui chế phòng thi. Nhưng bên trong hệ thống đó, từ nhân viên gác cổng cho đến giám thị không mang lại niềm tin cho người đi thi cũng như bậc phụ huynh của thí sinh bởi nó có quá nhiều vấn đề.
Đó là sự cố phía ngoài phòng thi, còn sự cố phía trong phòng thi thì miễn bàn, mặc dù hình thức thi cử vẫn như nhiều năm trước, vẫn có hệ thống an ninh bảo vệ phòng thi, vẫn có nhiều giám thị và qui chế phòng thi. Nhưng bên trong hệ thống đó, từ nhân viên gác cổng cho đến giám thị không mang lại niềm tin cho người đi thi cũng như bậc phụ huynh của thí sinh bởi nó có quá nhiều vấn đề.
Đặc biệt là hệ thống đề thi và người ra đề, tuy nói rằng đó là đề thi
của các chuyên viên giáo dục nhưng bản
thân các chuyên viên này cũng là các đảng viên, là những người có bằng tiến sĩ
xã hội chủ nghĩa và là những người điều chỉnh sách giáo khoa cả trăm lượt từ
trước tới giờ mà sách vẫn còn lỗi và chẳng đâu vào đâu. Đó là chưa muốn nói có
nhiều ông giáo, bà giáo dạy những môn như lịch sử, địa lý, giáo dục công dân,
lúc dạy thì lỏm bõm không đâu vào đâu, lại làm những chuyện phi pháp, bị kỉ
luật, đùng một cái được kéo lên làm chuyên viên sở giáo dục, thậm chí làm giám
đốc sở giáo dục.
Bởi tất cả các quan chức, những
kẻ đầu ngành giáo dục đều có vấn đề, nếu không đi lên bằng đầu gối thì cũng đi
lên bằng chăn gối. Và trình độ, tri thức của họ thì miễn bàn. Chính vì vậy,
mối lo của cha mẹ học sinh không phải là con mình có học được không và sẽ học
hành ra sao mà là con mình sẽ học được những gì trong môi trường đại học và khi
học xong, sẽ làm được trò trống gì. Trong khi đó, học phí hết sức tốn kém và khoản tiền đút lót để xin việc cũng không
nhỏ chút nào.
Tương lai đại học mịt mùng
Một người cha khác, tên Hùng, đưa con từ Quảng Nam vào Sài Gòn thi đại
học, chia sẻ: “Thì anh cũng lo âu cho con chứ răng. Nhưng mà rồi chừ mình cũng
chẳng biết làm gì, thôi kệ nó tới đâu hay tới đó. Giờ ra trường khó xin việc
lắm, một phần do kĩ năng các em sinh viên quá yếu, không đáp ứng nổi công việc.
Phần khác do vấn đề khó nói, tế nhị. Bây giờ xin việc khó lắm. Chỉ có một số ưu tiên của các tiêu chuẩn
chính sách thì ra trường là có việc ngay chứ còn dân trắng như mình thì khó lắm.
Đa phần học xong về đi làm công nhân. Mà con mình nó đi học xong về nó có cuốc
đất, mình không có tiền thì cũng vay cho nó đi học chứ răng chừ!”.
Theo ông Hùng, việc chờ kết quả thi đại học của con ông không mấy thú vị
bởi ông nhìn thấy quá nhiều thứ tiêu cực trong vấn đề giáo dục Việt Nam. Nỗi
khổ của người làm cha làm mẹ như ông là không cho con học đại học cũng tội cho
nó bởi đó là một thiệt thòi nhưng nếu cho nó học đại học, ông cũng không mấy tin
tưởng về tri thức nó đã học được trong môi trường đại học. Sở dĩ có chuyện tréo
ngoe như thế này là vì hai lý do: Hệ thống quan chức và; Niềm tin giáo dục.
Ở vấn đề hệ thống quan chức, có thể nói rằng chưa bao giờ tấm bằng đại
học, cao học lại trở nên tầm thường và bị rẻ rúng như hiện tại, bởi muốn sở hữu nó không quá khó, miễn là
có tiền và có quyền. Mọi sinh viên, trí thức khi làm việc trong hệ thống
các ngành nghề tại Việt Nam đều bị khống chế bởi những đảng viên. Mà với các đảng viên lãnh đạo có bằng cao học chưa
từng học và không biết gì mấy vấn đề tri thức và sáng tạo không quan trọng bằng
điều lệ đảng. Bởi chính thứ điều lệ chi phối và thao túng này đã biến những
trí thức thành tay sai cho cái dốt vì đồng lương, vì chén cơm manh áo và vì sợ
bị chụp mũ.
Với một hệ thống quan chức đầy
rẫy bằng tiến sĩ, thạc sĩ nhưng đầu óc đặc sệt những toan tính và thủ đoạn,
không có tri thức và lương tâm thì liệu có thể hy vọng vào tấm bằng đại học,
vào tương lai của con cái từ việc học? Và khi niềm tin giáo dục bị mất đi,
các trí thức trong ngành giáo dục cũng trở nên chểnh mãn, tiêu cực, mất hẳn
nhiệt huyết cống hiến. Chính vì vậy mà càng về sau, tấm bằng đại học lại càng
bị rẻ rúng và không có giá trị mặc dù người ta phải bỏ chi phí và công sức quá
cao để có nó.
Ông Hùng nói rằng, một mùa thi đại học đi qua không hề cho ông niềm hy
vọng cũng như niềm tin. Ngược lại, nó dự
báo một tương lai mờ cho con ông. Ông chỉ ước sao có nhiều tiền để cho con
du học tự túc, ít ra điều đó cũng mở mang tri thức và văn hóa cho con ông.
Nhưng đó chỉ là ước mơ, thực tại là nếu con ông vào đại học, ông phải vay tiền cho nó học mà lấy tấm
bằng, lấy để làm gì thì chưa biết, tri thức thì miễn bàn. Đó là điều rất thật
đang chờ mọi thí sinh ở phía tương lai.
Nhóm
phóng viên tường trình từ Việt Nam.
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment