Bỏ nhà đi
vì đã làm em trai chết đuối, và sự thật được sáng tỏ sau 10 năm
Từ khi có em trai, Hoàng Mao cảm thấy
cha mẹ không còn yêu thương mình như trước nữa. Một ngày, trong lúc không tìm
thấy em, tưởng rằng em đã chết đuối, cô bé đã chạy trốn vì sợ hãi. Sau 10 năm
trở về, sự thật được sáng tỏ.
Trong thôn
tôi có luật nếu cặp vợ chồng nào có con đầu lòng là con gái thì được phép sinh
thêm con thứ hai. Mẹ tôi không muốn nhưng bố thì lại muốn có thêm em bé, và cho
đến năm tôi lên 5, mẹ tôi sinh thêm một đứa em trai, nó tên là Thổ Đàn.
Từ khi có em
trai, vị trí của tôi trong nhà, nhất là trong mắt bố mẹ không còn như trước
nữa. Có một lần, em trai ngủ say, tôi sà vào lòng mẹ và nói: “Mẹ ơi, mẹ ôm
Hoàng Mao đi, Hoàng Mao ngoan, Hoàng Mao là tài sản quý giá của mẹ…”. Mẹ
vừa nghe xong liền nhìn tôi lạnh lùng nói:
“Con
không thấy mẹ đang mệt hả? Nha đầu lớn như thế rồi còn đòi mẹ ôm? Con đi ra
giặt mấy cái tã cho em đi…” Tôi nước mắt rưng rưng nhưng vẫn đi giặt tã,
bởi tôi biết rằng, tôi không còn là tài sản quý giá của mẹ nữa.
Thổ Đàn dần
trưởng thành, tôi cũng rất thích đứa em trai này. Nhưng nó vô cùng nghịch ngợm,
mới tí tuổi đã xấu tính, làm chuyện xấu sau đó lại đổ tội cho tôi, nhưng bố mẹ
thì thường bênh vực nó và người cuối cùng bị đánh không ai khác ngoài tôi.
Có một lần,
nhà tôi có nuôi một đàn gà con, lúc bố mẹ không ở nhà, nó liền bắt gà để chơi,
tôi ngăn cản nhưng nó không nghe. Cuối cùng, nó bóp chết bốn con gà, bố mẹ về
nó bảo là tôi làm. Bố nổi giận phạt tôi quỳ trước cửa, tôi khóc và ánh mắt
hướng về phía mẹ để cầu cứu, nhưng mẹ lại nói một câu rằng: “Cho dù Thổ Đàn
có bóp chết gà đi nữa thì cũng là do con, ai bảo con không làm tốt vai trò của
người chị chứ…”. Tôi không biết nói gì chỉ biết khóc nức nở.
Thổ Đàn rất
thích nghịch nước, quanh nhà tôi lại đều có ao nên bố mẹ rất lo lắng, họ sợ nhỡ
may em trai tôi nghịch nước lại bị rơi xuống ao nên họ trông chừng em rất chặt.
Nhưng bố mẹ còn có việc phải làm nên không thể suốt ngày ở nhà trông em được,
vậy nên giao cho tôi trông.
Từ đó trở
đi, tôi phải luôn để mắt tới em, một phút cũng không được rời. Bố mẹ luôn miệng
cảnh báo tôi: “Hoàng Nha, con nhớ phải trông em cho cẩn thận, nếu em có mệnh
hệ gì, bố mẹ sẽ đánh chết con đấy!”. Tôi biết rõ trách nhiệm của mình nhưng
chuyện đáng sợ cuối cùng cũng xảy ra.
Mùa hè năm
đó, thời tiết nóng bức khó chịu, tôi luôn đi theo Thổ Đàn. Bố mẹ đưa cho tôi
một chiếc gậy tre và nói rằng nếu em trai không nghe lời ra ngoài nghịch nước
thì lấy gậy đó mà đánh.
Buổi chiều
hôm đó, trời nóng như lửa đốt, tôi được bạn bên nhà hàng xóm cho mượn một cuốn
truyện nhỏ. Vốn dự định để tối về đọc nhưng tôi không chờ được đến lúc đó. Thế
là, tôi liền bày ra trò cho em trai nghịch bùn, trò này trước giờ nó chưa từng
chơi nên vô cùng thích thú. Nhìn nó chơi không biết mệt nên tôi yên tâm đi đọc
sách, dần dần tôi bị cuốn hút bởi câu chuyện thú vị đó…
Lúc đọc xong
truyện, tôi giật mình ngẩng đầu lên thì đã không nhìn thấy em ở đâu nữa, tôi
vội vứt quyển truyện và chạy khắp nơi tìm em nhưng vô ích. Tôi lại chạy ra ao
và vô cùng hoảng loạn khi chỉ nhìn thấy đôi giày nhựa của em nổi lênh đênh trên
mặt nước, Thổ Đàn bị rơi xuống ao rồi.
“Thổ Đàn
ơi!…” Tôi hét lên
trong tuyệt vọng.
Cái ao đó
rất sâu, đừng nói là trẻ con, ngay cả người lớn rơi xuống đó cũng không bơi lên
được. Lúc đó, tôi hoảng loạn vô cùng, mọi người xung quanh thì đều ra ngoài làm
việc hết, nói rồi tôi vừa khóc vừa tìm cách chạy trốn: em trai rơi xuống ao lúc
nào tôi không biết, nó rơi như thế nào tôi cũng không biết, chắc chắn là nghịch
bùn xong nó liền ra ao rửa tay và bị rơi xuống ao, em trai chết đuối rồi! Em
trai chết đuối, chắc chắn bố mẹ sẽ đánh chết tôi. Nghĩ đến đó, đôi chân tôi như
mềm lại, không thể chạy được nữa, tôi phải làm thế nào đây, tôi không muốn bị
bố mẹ đánh chết. Để cứu sống mình, tôi cắm đầu cắm cổ chạy đi, cuối cùng chạy
đến một bến tàu, tôi không biết mình đang đi đâu nữa, lúc đó trong đầu tôi chỉ
có một ý nghĩ là tôi phải chạy đi thật xa, không được để bố mẹ tìm thấy, nếu
không thì tôi chết chắc…
Sau đó, tôi
đi đến một nơi rất xa và được một đôi vợ chồng cứu giúp. Họ hỏi tôi nhà ở đâu
để đưa về nhưng tôi chỉ khóc và không nói địa chỉ nhà. Rồi tôi được họ nhận làm
con nuôi, từ đó trở đi, tôi bắt đầu một cuộc sống mới, tôi có một cái tên mới
nhưng đêm nào tôi cũng nằm mơ thấy ác mộng, mơ thấy em trai tôi chết đuối, mơ
thấy bị bố mẹ đánh chết, không lúc nào tôi ngủ ngon được.
Thời gian cứ
thế trôi đi, tôi học xong cấp ba và thi đỗ vào một trường Đại học có danh
tiếng. Vào một ngày nọ, tôi tình cờ đọc được tin tức trên báo và trong lòng đan
xen lo lắng lẫn sợ hãi.
Tôi quyết
định về thăm bố mẹ đẻ, tôi khéo léo kể cho bố mẹ nuôi về thân thế của mình,
không ngờ bố mẹ nuôi lại nói rằng: “Nha đầu này, tại sao con không nói sớm
với bố mẹ? Mấy năm qua khổ cho con rồi. Cái chết của em trai là do lỗi của con
nhưng hổ dữ có ăn thịt con bao giờ đâu, làm sao có thể đánh chết con được?”.
Bố mẹ đồng ý để con trở về nhà nhưng sau này bất kể lúc nào rảnh con đều có thể
về đây, ở đây còn có bố, có mẹ,…”
Nghe được
những lời này, nước mắt tôi rơi như mưa, bố mẹ nuôi đối với tôi thật tốt. Cuối
cùng, tôi cũng lên xe về nhà. 10 năm trôi qua, cảnh vật trong thôn đã thay đổi
nhiều. Đến cổng làng, tôi nhìn thấy một ông cụ tóc bạc phơ đang nhìn chằm chằm
vào tôi, tôi có cảm giác người này rất quen nhưng nhìn không ra đó là ai.
Lúc đó, ông
lão ấy nhẹ nhàng hỏi: “Con, con là Hoàng Nha đầu ư?” Tôi ngạc nhiên rồi
vội hỏi: “Sao bác biết con là Hoàng Nha đầu ạ?”
Ông bước lại
gần rồi nắm chặt lấy tay tôi: “Hoàng Nha đầu à! Bố là bố con đây, con nhận
không ra à? Bố vừa nhìn đã biết là con rồi nhưng không dám nhận bởi con thay
đổi quá nhiều”.
“Trời ơi!
Trước mắt tôi là người bố to khỏe, tinh anh trước kia sao?” Nhìn kỹ thì
đúng là bố rồi! “Bố ơi!…” Tôi ôm chầm lấy bố vừa hét vừa nhảy lên, rồi
bố dắt tôi trở về nhà, vừa đi vừa gọi to: “Mẹ Thổ Đàn à, Hoàng Nha đầu về
rồi này,..”
Người mẹ mà
tôi ngày đêm mong nhớ đang đứng trước khoang cửa.
“Mẹ ơi!” Tôi bỏ ba lô xuống và gọi to.
Nhưng điều kỳ lạ là, mẹ không hoan nghênh tôi, ánh mắt ngờ nghệch, miệng luôn
lẩm bẩm không ngớt lời. Tôi chạy đến nắm tay mẹ rồi khóc: “Mẹ ơi, mẹ nhìn
con đi, con là Hoàng Nha đầu này, Hoàng Nha đầu của mẹ đây!” Bố tôi đứng
bên cạnh sốt ruột nói: “Mẹ Thổ Đàn à, Hoàng Nha quay về rồi này!”.
Mẹ lướt mắt
nhìn tôi, sau đó cười thảm: “Ở đâu ra một tên chết tiệt mạo nhận Hoàng Nha
của tôi chứ, nó đang ở nhà đây mà!”. Nói rồi, mẹ ôm lấy con búp bê rồi nói
nhỏ: “Đây mới là Hoàng Nha của tôi này!”. Tôi ngây người không biết
chuyện gì đang xảy ra.
Bố thở dài
rồi bắt đầu kể hết mọi chuyện cho tôi nghe, bố nói mẹ bị kích động mạnh nên hóa
điên, bà ấy bị thế hơn mười năm rồi. Chân tôi mềm nhũn ra và quỳ xuống dưới
chân mẹ: “Mẹ ơi, là con có lỗi với mẹ, năm đó nếu con trông em thật tốt thì
em đã không bị chết đuối, mẹ sẽ không bị kích động như thế này, là do con hại
Thổ Đàn,hại mẹ, hại cả gia đình ta…”
“Cái gì?
Con vừa nói cái gì?” Bố sốt ruột hỏi tôi.
Tôi khóc và
kể lại năm đó do mải mê đọc truyện nên để Thổ Đàn một mình nghịch bùn, cuối
cùng bị chết đuối, tôi vì sợ bị bố mẹ đánh chết nên mới chạy trốn thật xa.
Không đợi tôi kể xong, bố liền nói: “Hoàng Nha ơi là Hoàng Nha, sao con hồ
đồ thế! Em trai con vốn dĩ không bị chết đuối…”
Thì ra năm
đó, em trai nghịch bùn bẩn nên ra ao để rửa tay, lúc rửa không may để giày rơi
xuống nước, nó sợ tôi đánh nên trốn sau ngôi nhà khuất trong đám cỏ kia và ngủ
quên ở đó, còn tôi thì nhìn thấy đôi giày trôi trên mặt ao nên cứ tưởng nó bị
chết đuối.
Bố kể tiếp:
“Năm đó, mẹ con chạy tìm con khắp nơi, bà ấy như phát điên. Sau đó, mẹ con
nhìn thấy chiếc giày của em con trên mặt ao nên bà ấy nghĩ rằng vì cứu em nên
con đã bị chết đuối, bà ấy khóc đến chết đi sống lại. Nhưng bố đi mò cả ngày
trời cũng không thấy xác con, mẹ con hoảng loạn nhờ mọi người trong thôn tìm
kiếm nhưng kết quả vẫn là sống không thấy người, chết không thấy xác.
Mẹ con lại
nghi ngờ rằng con bị kẻ bắt cóc bắt đi, bà ấy liền dán cáo thị khắp nơi, bất kể
xa thế nào cũng chạy đi tìm bằng được con. Nhưng một lần tìm là một lần vô vọng,
thần kinh mẹ con dần dần có vấn đề, đang lúc nửa đêm thì gọi bố dậy rồi bảo
thấy con đang học, rồi bắt bố đi cứu con. Không phải là bố không cứu mà vấn đề
ở chỗ bố không biết đi đâu tìm con cả….Có một hôm, bà ấy từ ngoài vào và nói
rằng đã tìm được con, bố giật mình tưởng thật, nhưng khi nhìn thì đó không phải
con mà là một con búp bê.
Bà ấy thật
sự hóa điên rồi. Kể từ hôm đó, bà ấy suốt ngày ôm con búp bê, ai dám cướp nó
đi, bà ấy liền liều mạng với người đó. Nhất là vào mùa hè, bà ấy lại càng ôm
con búp bê chặt hơn…Mấy năm nay, ngoài việc tiếp tục tìm con, bố còn đi chữa
bệnh cho mẹ con, không biết đã khám bao nhiêu bác sỹ rồi nhưng vẫn không chẩn
đoán chính xác được căn bệnh. Em trai con rất hiểu chuyện, từ cấp hai năm
ngoái, nó không đi học nữa và đi theo những người trong làng đến miền Nam để
làm việc nhằm kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ con, đồng thời cũng là để tìm con
luôn…”
Nghe bố nói,
tôi khóc to thành tiếng, bố lau nước mắt cho tôi rồi an ủi: “Hoàng Nha à,
đừng khóc nữa, về nhà là tốt rồi, lần này bệnh của mẹ con có hi vọng rồi đấy.
Mẹ con nhớ con nên mới phát bệnh như vậy…”
Đúng vậy,
tâm bệnh phải dùng tâm để chữa. Việc tôi cần làm bây giờ là khơi gợi mẹ nhớ lại
hồi ức, giúp mẹ nhận ra tôi chính là Hoàng Nha. Tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch,
mẹ dần dần không xa lánh, đối đầu với tôi nữa mà cởi mở nói chuyện với tôi
nhiều hơn.
Bố động viên
tôi không được nản lòng, bệnh tình của mẹ không phải ngày một ngày hai mà là
mười mấy năm rồi. Chỉ cần còn một tia hi vọng, tôi cũng cố gắng hết sức.
Một hôm, tôi
nói với bố mua về mấy con gà con, mẹ tôi nhìn thấy liền vui vẻ như một đứa trẻ.
Nhân lúc mẹ không để ý, tôi bóp chết bốn con gà rồi nói với bố: “Bố còn nhớ
chuyện gà chết năm xưa không ạ, người bị gán tội bóp chết gà là con, sau đó bố
và mẹ phạt con phải quỳ ngoài cửa đấy ạ”.
“Nhớ chứ,
sao mà bố quên được, lần đó là bố mẹ đã trách nhầm con, con còn trách bố mẹ à?”
“Con làm
sao trách bố mẹ được, con muốn bố lại tức giận một lần nữa để con quỳ xuống
trước mặt mẹ..”
Bố tôi liền
làm theo yêu cầu của tôi, ném bốn con gà xuống đất và tức giận bắt tôi quỳ
xuống trước mặt mẹ. Thấy thế, mẹ tôi hốt hoảng và càng ôm chặt con búp bê vào
lòng hơn. Tôi hướng về phía mẹ cầu cứu, không nói một lời, nước mắt giàn giụa:
“Mẹ ơi, không phải con bóp chết gà đâu, là do em trai lấy làm đồ chơi nên
làm nó chết, bố mẹ đừng chỉ nghe em trai nói mà không nghe con chứ…Mẹ ơi, mẹ
tin con đi, con không hề nói dối, con luôn nghe lời mẹ, con là đứa con ngoan
mà,..”
Lúc đó, mẹ
bỗng quay người lại, hai đôi mắt ngấn lệ nhìn thẳng vào nhau, tay mẹ tôi buông
lỏng, con búp bê trong lòng rơi xuống đất. Tôi cứ quỳ như thế trước mặt mẹ, hai
tay ôm chặt lấy chân mẹ: “Mẹ ơi, mẹ hãy ôm con đi, con rất muốn nghe mẹ hát
“Hoàng Nha ngoan, Hoàng Nha là tài sản quý giá nhất của mẹ…”
Bỗng nhiên,
mẹ cúi người xuống, không phải để nhặt búp bê mà là ôm chặt lấy tôi.
“Mẹ!” Tôi
khóc trong niềm hạnh phúc.
Người chuyển
bài - vhp Hạ Vũ
No comments:
Post a Comment