Cách Đặt
Tên Đường trước 1975
Có thể bạn chưa biết
Cách đặt tên đường của Sài Gòn trước
1975 rất hay, rất có dụng ý. Người đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, nếu
để ý sẽ thấy cả một ...chiều dài 4000 năm lịch sử của dân tộc trên từng bước chân.
+ Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm
Tử... Bến cảng lớn nhất thì đặt tên Bạch Đằng...
Hai con đường song song với Đại Lộ
Thống Nhứt được mang tên của hai danh nhân đã tạo ra chữ viết của Việt Nam là
Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes với hàm ý biết ơn sâu sắc...
Người chuyển bài – vhp Hạ Vũ
Giải-thích
tên gọi 5 điểm giao-thông nổi tiếng ở Sài-Gòn:
Ngã năm Chuồng Chó, ngã tư Hàng-Xanh, Bảy-Hiền... những tên gọi gần-gũi với nhiều thế-hệ người Sài-Gòn vốn xuất-phát từ tên
người hoặc sự-vật
điển-hình xưa.
Nút giao thông lớn thuộc phường 3 (quận Gò-Vấp), nay có tên gọi khác là Ngã Sáu Gò-Vấp. Đây là điểm giao nhau của đường Nguyễn-Kiệm, Nguyễn-Oanh, Quang-Trung, Phạm- Ngũ-Lão, Nguyễn-Văn-Nghi, Trần-Thị-Nghĩ.
|
Năm 1966, trường này được nâng-cấp thành Trung-tâm huấn-luyện và bổ-sung Quân khuyển với quy-mô mở rộng, kỹ-thuật huấn-luyện cũng được cập-nhật từ Mỹ. Các chú chó nghiệp-vụ này được luyện đánh hơi để kiêm thêm công-việc tuần-tiễu. Có thời, tất-cả các căn-cứ quân-sự của Mỹ tại Đông-Nam-Á đều sử-dụng Quân khuyển do nơi này huấn-luyện.
Ngã ba Ông Tạ
Địa-danh này được hình-thành từ những năm 40 của thế-kỷ trước và được lưu-truyền cho đến nay. Ngã ba là
giao-điểm giữa hai đường Cách-Mạng Tháng Tám và Phạm-Văn-Hai thuộc phường 5 (quận Tân-Bình). Cư-dân khu-vực Ngã ba Ông Tạ đa số người miền Bắc và phần lớn theo đạo Thiên-Chúa.
Khu-vực này vốn nổi tiếng bởi từng tồn-tại phòng khám của lương-y Nguyễn-Văn-Bi (thường được người dân gọi là ông Tạ). Với kiến-thức học được trên núi, ông đã dùng cây thuốc nam để chữa bệnh, đặc-biệt là cho trẻ con và phụ-nữ.
Tiếng lành đồn xa, bệnh-nhân đến cơ-sở chữa bệnh của ông Tạ ngày càng đông! Khu-vực này quy tụ thêm nhiều thầy thuốc đến lập-nghiệp, tạo nên khu-phố khám chữa bệnh và bán thuốc nam của Sài-Gòn xưa. Ngoài danh-truyền là một lương-y giỏi, ông Tạ còn được biết đến là một nhà hảo-tâm, luôn sẵn lòng cưu-mang và giúp-đỡ người nghèo quanh vùng.
Ngã tư Hành Xanh
Giải-thích về tên gọi Hàng Xanh, nhiều nhà nghiên-cứu cho rằng, trước năm 1945 khu-vực này trồng nhiều cây sanh, loại cây lớn cùng họ với đa, đề, si… Sanh được trồng dọc hai bên đường Bạch-Đằng ngày nay, kéo dài đến ngã tư này. Vì vậy mà ngày xưa đường Bạch-Đằng còn gọi là đường Hàng Sanh.
Theo bản-đồ Sài-Gòn những năm 60, đầu đường Bạch-Đằng được chú-thích là đường Hàng Sanh, và ngã tư ngay sát đó; được gọi là ngã tư Hàng Sanh. Người dân đọc từ Hàng Sanh nhiều năm thành Hàng Xanh.
Đây là nút giao-thông quan-trọng thuộc phường 4 (quận Tân-Bình), giao-điểm của 4 đường lớn gồm Trường-Chinh, Cách-Mạng Tháng Tám, Lý-Thường-Kiệt và Hoàng-Văn-Thụ.
Về tên gọi, theo Lê-Minh-Quốc trong sách "Người Quảng- Nam", Bảy Hiền là tên của ông già bán cà-phê "cóc" sinh thứ Bảy, tên Hiền. Người này cũng cai-quản các đồn-điền cao su của Nam-Phương hoàng-hậu, tức Nguyễn-Hữu-Thị-Lan / phu-nhân vua Bảo-Đại.
Khoảng năm 1940 người Sài-Gòn gọi "ngã tư ông Bảy Hiền" dần-dần từ "ông" mất chỉ còn "ngã tư Bảy Hiền". Sau này, nguyên khu vực quanh ngã tư được gọi thành "Bảy Hiền".
Trước năm 1954, khu-vực này vẫn còn là vùng ngoại ô của Sài-Gòn, bao gồm một đồn-điền cao-su và những cánh đồng lúa chạy theo con đường lên miệt Tây-Ninh. Một vài gia-đình sinh-sống bằng nghề làm ruộng và chăn nuôi ngựa.
Vùng Bảy Hiền nổi tiếng với làng dệt do những cư-dân Quảng-Nam vào đây lập-nghiệp (sau năm 1954). Trên đường Nguyễn-Bá-Tòng, thuộc phường 12 có một ngôi chợ chuyên bán các món ăn của xứ Quảng - chợ Bà Hoa.
Giao-lộ lớn thường-xuyên diễn ra việc kẹt xe vào giờ tan sở thuộc phường 3 (quận Gò-Vấp), gần công-viên Gia-Định. Đây là giao-điểm giữa các tuyến Nguyễn-Kiệm, Nguyễn- Thái-Sơn, Hoàng-Minh-Giám, Phạm-Văn-Đồng.
Theo một nhà nghiên-cứu, trước 1975, khu-vực này có một người Hoa tên Hía làm nghề thủ-công và có cửa hàng Bách-hoá lớn, nên người Sài-Gòn gọi khu-vực này thành ngã ba Chú Hía. Qua năm tháng, phát-âm này dần biến mất chỉ còn "Chú Ía" cho đến nay.
Hiện ngã ba Chú Ía mở rộng thành ngã 6 với tên gọi khác là Ngã Sáu Nguyễn-Thái-Sơn hay Vòng xoay Nguyễn-Thái- Sơn. Nhưng với nhiều người Sài-Gòn, họ vẫn quen với tên gọi ngã ba Chú Ía khi qua khu-vực này.
Ngoài ra, thành-phố còn nhiều địa-danh có xuất-phát từ đặc-trưng của khu-vực. Chẳng hạn Cát-Lái (quận 2) phát- sinh từ nơi quy-tụ tàu thuyền của các lái tàu, từ "Các Lái" dần bị đọc thành "Cát Lái". Vòng xoay Cây Gõ (quận 6) hình thành do khu-vực có nhiều cây gõ; chợ Bến-Thành vì có bến thuyền buôn-bán nằm sát bờ thành...
Người chuyển bài – vhp Hạ Vũ
No comments:
Post a Comment