Ngôn Ngữ Sài Gòn
Những
chữ vay mượn từ tiếng Pháp
Sang đến thời kỳ “một trăm năm
đô hộ giặc Tây”. Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã trở thành thuộc địa
của Pháp. Cũng vì thế, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn
hóa, xã hội của người Việt. Tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ
của Chính phủ Bảo hộ và trong giảng dạy ở nhà trường, bên cạnh đó là các loại
sách báo thâm nhập đời sống thường ngày của người dân.
Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La năm 1651), với mục đích dùng ký tự Latinh làm nền tảng cho tiếng Việt. “Latinh hóa” chữ Việt ngày càng được phổ biến để trở thành Quốc ngữ, chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của ngôn ngữ Tây phương, nổi bật nhất là văn hóa Pháp.
Khi chiếm được ba tỉnh Nam Bộ,
người Pháp đã nắm trong tay một công cụ vô cùng hữu hiệu để truyền bá văn hoá
đồng thời chuyển văn hoá Nho giáo sang văn hoá Phương Tây. Tờ Gia Định Báo là
tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1865, khẳng định sự
phát triển và xu hướng của chữ Quốc Ngữ như là chữ viết chính thức của nước
Việt Nam sau này.
Đối với người bình dân, việc tiếp nhận tiếng Pháp đến một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nói “Cắt tóc, thui dê” để chỉ ngày Quốc khánh Pháp 14/7, Quatorze Juliet. Người ta có thể dùng tiếng Tây “bồi” nhưng lại không cảm thấy xấu hổ vì vốn liếng tiếng Pháp của mình vốn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Để tả con cọp, người ta có thể dài dòng văn tự: “tí ti giôn, tí ti noa, lủy xực me-xừ, lủy xực cả moi”. Diễn nôm câu này là một chút màu vàng (jaune), một chút màu đen (noir), nó ăn thịt ông (monsieur), nó ăn thịt cả tôi (moi).
Nhân đây cũng xin nói thêm về những đại danh từ nhân xưng như toa (anh, mày – toi), moa hay mỏa (tôi, tao – moi), en hay ẻn (cô ấy, chị ấy – elle), lúy hay lủy (anh ấy, hắn – lui), xừ hay me-xừ (ông, ngài – monsieur)… Học trò trường Tây, những nhà trí thức khoa bảng hay cả những kẻ tỏ ra “thời thượng” ngày xưa thường dùng những đại từ này. Cũng vì thế có một câu mang tính cách châm chọc: “Hôm qua moa đi xe lửa, buồn tiểu quá nên moa phải đái trên đầu toa” (toa ở đây có 2 nghĩa: toa xe lửa nhưng cũng có ý là toi (anh) trong tiếng Pháp).
Nói thêm về hỏa xa, người Pháp xây dựng đường xe lửa đầu tiên ở Việt Nam tại Sài Gòn từ năm 1881. Đây là đoạn đường ray (rail) từ Cột cờ Thủ Thiêm đến bến xe Chợ Lớn, dài 13km. Mãi đến năm 1885 chuyến xe lửa đầu tiên mới được khởi hành và một năm sau, tuyến đường Sài Gòn-Mỹ Tho dài 71km bắt đầu hoạt động. Sau đó, mạng lưới đường sắt được xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, dùng kỹ thuật của Pháp với khổ đường ray 1 mét. Tính đến năm 1975 miền Nam có khoảng 1.240km đường ray nhưng vì chiến cuộc nên chỉ được sử dụng khoảng 60%.
Đối với người bình dân, việc tiếp nhận tiếng Pháp đến một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nói “Cắt tóc, thui dê” để chỉ ngày Quốc khánh Pháp 14/7, Quatorze Juliet. Người ta có thể dùng tiếng Tây “bồi” nhưng lại không cảm thấy xấu hổ vì vốn liếng tiếng Pháp của mình vốn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Để tả con cọp, người ta có thể dài dòng văn tự: “tí ti giôn, tí ti noa, lủy xực me-xừ, lủy xực cả moi”. Diễn nôm câu này là một chút màu vàng (jaune), một chút màu đen (noir), nó ăn thịt ông (monsieur), nó ăn thịt cả tôi (moi).
Nhân đây cũng xin nói thêm về những đại danh từ nhân xưng như toa (anh, mày – toi), moa hay mỏa (tôi, tao – moi), en hay ẻn (cô ấy, chị ấy – elle), lúy hay lủy (anh ấy, hắn – lui), xừ hay me-xừ (ông, ngài – monsieur)… Học trò trường Tây, những nhà trí thức khoa bảng hay cả những kẻ tỏ ra “thời thượng” ngày xưa thường dùng những đại từ này. Cũng vì thế có một câu mang tính cách châm chọc: “Hôm qua moa đi xe lửa, buồn tiểu quá nên moa phải đái trên đầu toa” (toa ở đây có 2 nghĩa: toa xe lửa nhưng cũng có ý là toi (anh) trong tiếng Pháp).
Nói thêm về hỏa xa, người Pháp xây dựng đường xe lửa đầu tiên ở Việt Nam tại Sài Gòn từ năm 1881. Đây là đoạn đường ray (rail) từ Cột cờ Thủ Thiêm đến bến xe Chợ Lớn, dài 13km. Mãi đến năm 1885 chuyến xe lửa đầu tiên mới được khởi hành và một năm sau, tuyến đường Sài Gòn-Mỹ Tho dài 71km bắt đầu hoạt động. Sau đó, mạng lưới đường sắt được xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam, dùng kỹ thuật của Pháp với khổ đường ray 1 mét. Tính đến năm 1975 miền Nam có khoảng 1.240km đường ray nhưng vì chiến cuộc nên chỉ được sử dụng khoảng 60%.
Nhà ga cũng có xuất xứ từ
tiếng Pháp gare. Ga là công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hoả, tàu điện hay
máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hoá. Từ sự vay mượn này
ta có thêm những từ ngữ như sân ga, trưởng ga, ga chính, ga xép… Nhân nói về ga
tưởng cũng nên nhắc lại động từ bẻ ghi (aiguiller) tức là điều khiển ghi
(aiguille) cho xe lửa chuyển sang đường khác. Trong tiếng Việt, bẻ ghi còn có
nghĩa bóng là thay đổi đề tài, chuyển từ chuyện mình không thích sang một đề
tài khác.
Có những từ ngữ xuất xứ từ tiếng Pháp nhưng vì lâu ngày dùng quen nên người ta cứ tưởng chúng là những từ “thuần Việt”. Chẳng hạn như cao su (caoutchouc), một loại cây công nghiệp được người Pháp du nhập vào Việt Nam qua hình thức những đồn điền tại miền Nam. Ngôn ngữ tiếng Việt rất linh động trong cách dùng từ ngữ cao su qua các biến thể như giờ cao su (giờ giấc co dãn, không đúng giờ), kẹo cao su (chewing-gum), bao cao su (còn gọi là “áo mưa” dùng để tránh thai hoặc tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục)…
Nhà băng (banque) là một chữ quen dùng trong ngôn ngữ hàng ngày còn xà bông cũng là loại chữ dùng lâu ngày thành quen nên ít người để ý xuất xứ của nó là từ tiếng Pháp, savon. Ở miền Bắc, xà bông được cải biên thành xà phòng, là chất dùng để giặt rửa, chế tạo bằng cách cho một chất kiềm tác dụng với một chất béo. Nổi tiếng ở Sài Gòn xưa có xà bông Cô Ba của Trương Văn Bền, dùng dầu dừa làm nguyên liệu chính.
Chúng ta thấy ngôn ngữ Việt vay mượn từ tiếng Pháp trong rất nhiều lãnh vực. Về ẩm thực, tiếng Việt thường mượn cả cách phát âm đến tên của các món ăn có xuất xứ từ phương Tây. Vào nhà hàng, người phục vụ đưa ra mơ-nuy (thực đơn – menu) trong đó có những món như bít-tết (chữ bifteck của Pháp lại mượn từ nguyên thủy tiếng Anh – beefsteak), những thức uống như bia (rượu bia – bière, được chế biến từ cây hốt bố hay còn gọi là hoa bia – houblon), rượu vang (rượu nho – vin)…
Về thịt thì có xúc-xích (saucisse), pa-tê (paté), giăm-bông (jambon), thịt phi-lê (thịt thăn, thịt lườn – filet). Các món ăn thì có ra-gu (ragout), cà-ri (curry)… Khi ăn xong, khách xộp còn cho người phục vụ tiền puộc-boa (tiền thưởng – pourboire). Ngày nay từ boa hay bo được dùng phổ biến với ý nghĩa cho tiền thưởng, hay còn gọi là tiền phong bao hoặc tiền phục vụ.
Từ rất lâu, ở Sài Gòn xuất hiện các loại bánh mì theo kiểu Pháp, miền Bắc lại gọi là bánh tây với hàm ý du nhập từ Pháp. Có nhiều loại bánh đặc biệt như bánh mì ba-ghét (loại bánh mì nhỏ, dài – baguette), bánh pa-tê-sô (một loại bánh nhân thịt, ăn lúc nóng vừa dòn vừa ngon – pathé chaud), bánh croát-xăng (hay còn gọi là bánh sừng bò – croissant).
Người Sài Gòn thường ăn sáng
với bánh mì kèm theo nhiều kiểu chế biến trứng gà như ốp-la (trứng chỉ chiên
một mặt và để nguyên lòng đỏ – oeuf sur le plat), trứng ốp-lết (trứng tráng –
omelette) hoặc trứng la-cóc (trứng chụng nước sôi, khi ăn có người lại thích
thêm một chút muối tiêu – oeuf à la coque).Có những từ ngữ xuất xứ từ tiếng Pháp nhưng vì lâu ngày dùng quen nên người ta cứ tưởng chúng là những từ “thuần Việt”. Chẳng hạn như cao su (caoutchouc), một loại cây công nghiệp được người Pháp du nhập vào Việt Nam qua hình thức những đồn điền tại miền Nam. Ngôn ngữ tiếng Việt rất linh động trong cách dùng từ ngữ cao su qua các biến thể như giờ cao su (giờ giấc co dãn, không đúng giờ), kẹo cao su (chewing-gum), bao cao su (còn gọi là “áo mưa” dùng để tránh thai hoặc tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục)…
Nhà băng (banque) là một chữ quen dùng trong ngôn ngữ hàng ngày còn xà bông cũng là loại chữ dùng lâu ngày thành quen nên ít người để ý xuất xứ của nó là từ tiếng Pháp, savon. Ở miền Bắc, xà bông được cải biên thành xà phòng, là chất dùng để giặt rửa, chế tạo bằng cách cho một chất kiềm tác dụng với một chất béo. Nổi tiếng ở Sài Gòn xưa có xà bông Cô Ba của Trương Văn Bền, dùng dầu dừa làm nguyên liệu chính.
Chúng ta thấy ngôn ngữ Việt vay mượn từ tiếng Pháp trong rất nhiều lãnh vực. Về ẩm thực, tiếng Việt thường mượn cả cách phát âm đến tên của các món ăn có xuất xứ từ phương Tây. Vào nhà hàng, người phục vụ đưa ra mơ-nuy (thực đơn – menu) trong đó có những món như bít-tết (chữ bifteck của Pháp lại mượn từ nguyên thủy tiếng Anh – beefsteak), những thức uống như bia (rượu bia – bière, được chế biến từ cây hốt bố hay còn gọi là hoa bia – houblon), rượu vang (rượu nho – vin)…
Về thịt thì có xúc-xích (saucisse), pa-tê (paté), giăm-bông (jambon), thịt phi-lê (thịt thăn, thịt lườn – filet). Các món ăn thì có ra-gu (ragout), cà-ri (curry)… Khi ăn xong, khách xộp còn cho người phục vụ tiền puộc-boa (tiền thưởng – pourboire). Ngày nay từ boa hay bo được dùng phổ biến với ý nghĩa cho tiền thưởng, hay còn gọi là tiền phong bao hoặc tiền phục vụ.
Từ rất lâu, ở Sài Gòn xuất hiện các loại bánh mì theo kiểu Pháp, miền Bắc lại gọi là bánh tây với hàm ý du nhập từ Pháp. Có nhiều loại bánh đặc biệt như bánh mì ba-ghét (loại bánh mì nhỏ, dài – baguette), bánh pa-tê-sô (một loại bánh nhân thịt, ăn lúc nóng vừa dòn vừa ngon – pathé chaud), bánh croát-xăng (hay còn gọi là bánh sừng bò – croissant).
Món không thể thiếu trong bữa ăn sáng là cà phê (café). Cà phê phải được lọc từ cái phin (filtre à café) mới đúng điệu. Người miền Bắc ít uống cà phê nên sau năm 1975 vào Sài Gòn nhiều người đã mô tả cái phin cà phê một cách rất “gợi hình”: “cái nồi ngồi trên cái cốc”.
Ngôn ngữ về trang phục cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Pháp. Bình thường hàng ngày người ta mặc áo sơ-mi (chemise), cổ tay có cài khuy măng-sét (manchette). Khi đi tiệc tùng hoặc hội họp thì mặc áo vét (vest) hay bộ vét-tông (veston) kèm theo chiếc cà-vạt (cravate) trên cổ áo sơ mi. Trời hơi lạnh có thể mặc bên trong áo vét một chiếc gi-lê (gilet) và hai tay mang găng (gants) cho ấm.
Ngay cả quần áo lót bên trong cũng mượn từ tiếng Pháp. Phụ nữ trên thì mang xú-chiêng (nịt ngực – soutien-gorge) dưới thì có xì-líp (slip). Nam giới thì mặc áo may-ô (maillot) bên trong áo sơ-mi. Mặc quần thì phải có xanh-tuya (dây nịt – ceinture) và khi trời nóng thì mặc quần sóc (quần ngắn, tiếng Pháp là short được mượn từ tiếng Anh shorts).
Trang phục có thể được may từ các loại cô-tông (vải bông – coton) hoặc bằng len (làm từ lông cừu – laine). Trên đầu có mũ phớt (feutre, một loại mũ dạ), mũ be-rê (béret, một loại mũ nồi)… dưới chân là đôi dép săng-đan (sandales), sau này người Sài Gòn lại chế thêm dép sa-bô (sabot nguyên thủy tiếng Pháp là guốc).
Đi lính cho Tây thì được phát
đôi giày săng-đá (giày của lính – soldat). Loại lính nhảy dù, biệt kích (ngày
nay là đặc công) gọi là còm-măng-đô (commando). Một đoàn xe quân sự có hộ tống
được gọi là công-voa (convoi, trông cứ như con voi trong tiếng Việt!). Thuật
ngữ quân sự chỉ những công sự xây đắp thành khối vững chắc, dùng để phòng ngự,
cố thủ một nơi nào đó được gọi là lô-cốt có xuất xứ từ blockhaus. Ngày nay, chữ
lô cốt còn được dùng chỉ những nơi đào đường, thường được rào chắn, vây kín mặt
đường, cản trở lưu thông.Xưa kia cảnh sát được gọi qua nhiều tên: mã-tà (xuất
xứ từ tiếng Pháp matraque, có nghĩa là dùi cui), sen đầm (gendarme), phú-lít
(police), ông cò (commissaire)… Lực lượng thuế quan (ngày nay gọi là hải quan)
được gọi là đoan (douane), lính đoan còn có nhiệm vụ đi bắt rượu lậu là một mặt
hàng quốc cấm thời Pháp thuộc.Nông phẩm thì có đậu cô-ve (còn gọi tắt là đậu ve
– haricot vert), đậu pơ-tí-poa (đậu Hòa Lan có hột tròn màu xanh –
petits-pois), bắp sú (bắp cải – chou), súp-lơ (bông cải – chou-fleur), xà lách
(salade), cải xoong (còn gọi là xà lách xoong – cresson), cà-rốt (carotte),
ác-ti-sô (artichaut)…
Tiếng Tây cũng đi vào âm nhạc.
Từ điệu valse, tango… đến đàn piano (dương cầm), violon (vĩ cầm), kèn harmonica
(khẩu cầm)… Ở các đăng-xinh (khiêu vũ trường – dancing) luôn có ọc-két (ban nhạc
– orchestre) chơi nhạc và xuất hiện một nghề mới gọi là ca-ve (gái nhẩy –
cavalière). Ngày nay người ta dùng từ ngữ ca-ve với ý chỉ tất cả những cô gái
làm tiền, khác hẳn với ý nghĩa nguyên thủy của nó.
Người phương Tây dùng nhiều
sữa và các sản phẩm của sữa nên đã đưa vào ngôn ngữ tiếng Việt những từ ngữ như
bơ (beurre), pho-mát (fromage), kem (crème)… Nổi tiếng ở Sài Gòn có hai nhãn
hiệu sữa Ông Thọ (Longevity) và Con Chim (Nestlé) như đã nói ở phần trên.
Có người cắc cớ thắc mắc, đàn
ông mà lại là ông già thì làm sao có sữa? Xin thưa, hình tượng “Ông Thọ chống
gậy” trên hộp sữa chỉ muốn nói lên tuổi thọ (longévité) của người dùng sữa.
Trường hợp của Nestlé cũng vậy. Con Chim thì làm gì có sữa? Thực ra thì logo
của Nestlé là một tổ chim (gồm chim mẹ và 2 chim con) nhưng người Việt mình cứ
gọi là sữa Con Chim cho tiện.
Cũng vì thế mới có nhiều câu chuyện khôi hài về sữa Con Chim. Chú Ba
Tàu, chủ tiệm “chạp phô”, giải thích vì sao sữa Con Chim lại bán với giá mắc
hơn những sữa khác: “Sữa con bò vì có nhiều vú nên rẻ, sữa mẹ chỉ có 2 vú nên
đắt nhưng Con Chim nhỏ chút xíu, vắt được 1 lon sữa là quý lắm thì phải mắc
tiền nhất chớ!”.
Các ông lại giải thích một
cách hóm hỉnh khi các bà thắc mắc Con Chim làm gì có sữa: “Tại mấy bà không để
ý đấy thôi, con chim khi hứng chí cũng tiết ra một thứ sữa màu trắng đục, đó
không phải là sữa thì là gì?”.
Thế mạnh của Nestlé là các sản
phẩm sữa bò khác như Núi Trắng (Lait Mont-Blanc) và sữa bột Guigoz. Ngày xưa,
những gia đình trung lưu đều nuôi con bằng sữa bột Guigoz. Tôi vẫn còn nhớ cảm
giác khi ăn vụng một thìa Guigoz của em út: vừa bùi, vừa béo, những hạt sữa nhỏ
ly ty như tan ngay trong miệng.
Sữa bột Guigoz được chứa trong
một cái lon bằng nhôm, cao 15cm, có sọc ngang, bên trong lại có sẵn thìa để giúp
người pha dễ đo lường. Khi dùng hết bột, các bà nội trợ không vứt lon như những
loại sữa khác vì lon Guigoz có nắp đậy rất kín nên được “tái sử dụng” trong
việc đựng đường, muối, tiêu, bột ngọt…
Những người thiết kế lon
Guigoz chắc hẳn chưa bao giờ nghĩ cái lon lại có nhiều công dụng sau khi sữa
bột ở bên trong đã dùng hết. Lon Guigoz đã theo chân những tù nhân cải tạo như
một vật “bất ly thân”. Những người “tưởng đi học có 10 ngày” mang theo lon
Guigoz để đựng các vật dụng linh tinh như bàn chải, kem đánh răng, vài loại
thuốc cảm cúm, nhức đầu để phòng khi cần đến.
Lon Guigoz thường được chúng
tôi gọi tắt là “lon gô”. Học tập càng lâu lon gô càng tỏ ra “đa năng, đa hiệu”.
Muốn múc nước từ giếng lên thì dùng gô làm gàu, buổi sáng thức dậy dùng gô làm
ly đựng nước súc miệng, nhưng gô còn tỏ ra đặc biệt hữu ích khi dùng như một
cái nồi để nấu nước, thổi cơm, luộc măng (lấy ở trên rừng), luộc rau, luộc
khoai mỳ (“chôm chỉa” khi đi “tăng gia sản xuất”)… nghĩa là làm được tất cả mọi
công việc bếp núc.
Chúng tôi ở trong một căn cứ
cũ của Sư đoàn 25 tại Trảng Lớn (Tây Ninh) nên có cái may là còn rất nhiều vỏ
đạn 105 ly. Người cải tạo săn nhặt những vỏ đạn về và chế thành một cái lò “dã
chiến” và lon gô để vào trong lò vừa khít, tưởng như 2 nhà thiết kế vỏ đạn và
lon gô đã ăn ý với nhau “từng centimét” ngay từ khâu thiết kế ban đầu! Ai chưa
có lon gô thì nhắn gia đình tìm để đựng đồ ăn mỗi khi được vào trại “thăm
nuôi”.
Sau 30/4/75 lon gô trở nên hữu
dụng vì công nhân, sinh viên, học sinh dùng lon gô để đựng cơm và thức ăn cho
bữa trưa. Người Sài Gòn thường đeo một cái túi đựng lon gô khi đi làm, một hình
ảnh không thể nào quên của “thời điêu linh” sau 1975.
Tình cờ tôi bắt gặp trang web
(http://www.teslogos.com/ancienne_boite_de_lait_guigoz_collector_collection .html)
của Pháp quảng cáo bán lon sữa Guigoz cho những người sưu tầm, giá lên tới 15
euro cho một lon Guigoz xưa, dĩ nhiên là chỉ có lon không, không có sữa!
Người Pháp khi đến Việt Nam
mang theo cả chiếc ô-tô (xe hơi – auto, automobile). Xe xưa thì khởi động bằng
cách quay ma-ni-ven (manivelle) đặt ở đầu xe, sau này tân tiến hơn có bộ phận
đề-ma-rơ (khởi động – démarreur). Sau khi đề (demarrer), xe sẽ nổ máy, sốp-phơ
(người lái xe – chauffeur) sẽ cầm lấy vô-lăng (bánh lái – volant) để điều khiển
xe… Về cơ khí thì người Sài Gòn dùng các từ ngữ như cờ-lê (chìa vặn – clé),
mỏ-lết (molete), đinh vít (vis), tuốc-nơ-vít (cái vặn vít – tournevis), công-tơ
(thiết bị đồng hồ – compteur), công tắc (cầu dao – contact)…
Bây giờ nói qua chuyện xe đạp
cũng có nhiều điều lý thú. Chiếc xe đạp trong ngôn ngữ Việt mượn rất nhiều từ
tiếng Pháp. Trước hết, phía trước có guy-đông (thanh tay lái – guidon), dưới
chân có pê-đan (bàn đạp – pedale), săm (ruột bánh xe – chambre à air) và phía
sau là bọc-ba-ga (để chở hàng hóa – porte-bagages).
Chi tiết các bộ phận trong xe
đạp cũng… Tây rặc. Có dây sên (dây xích – chaine), có líp (bộ phận của xe đạp
gồm hai vành tròn kim loại lồng vào nhau, chỉ quay tự do được theo một chiều –
roue libre), rồi phanh (thắng – frein) ở cả bánh trước lẫn bánh sau. Thêm vào
đó còn có các bộ phận bảo vệ như gạc-đờ-bu (thanh chắn bùn – garde-boue) và
gạc-đờ-sên (thanh che dây xích – garde-chaine).
Mỗi chiếc xe đạp xưa còn trang
bị một ống bơm (pompe) để phòng khi lốp xe xuống hơi. Bên cạnh đó người ta gắn
một chiếc đy-na-mô (dynamo – bộ phận phát điện làm sáng đèn để đi vào ban đêm).
Tôi còn nhớ khi tháo tung một cái dynamo cũ thấy có một cục man châm gắn vào
một trục để khi trục quay sẽ sinh ra điện.
Hồi xửa hồi xưa, đi xe đạp
không đèn vào ban đêm rất dễ bị phú-lít thổi phạt nên nếu xe không đèn, người
lái phải cầm bó nhang thay đèn! Sài Gòn xưa có các nhãn hiệu xe đạp mổi tiếng
như Peugoet, Mercier, Marila, Follis, Sterling… Đó là những chiếc xe đã tạo nên
nền “văn minh xe đạp” của những thế hệ trước và một nền “văn hóa xe đạp” còn
lưu lại trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Sài Gòn xưa
Nguyễn Ngọc Chính
304Đen – Llttm
No comments:
Post a Comment