NHỮNG BÓNG RỢP GỢN SÓNG
Trên đoạn đường chưa đầy hai cây số từ nhà
tôi ra khu trung tâm Saigon, phải vượt qua ba chiếc “lô cốt” do những người đào
đường dựng lên. Từ lúc mới có, các lô cốt như vậy đã là nỗi ám ảnh khủng khiếp
cho người lưu thông. Hãy cứ tưởng tượng, giờ cao điểm, hàng nghìn người nhích từng
tấc đường, va quẹt, đụng chạm, càu nhàu, mắng chửi, mồ hôi nhễ nhại khi nắng
ráo và ướt lem nhem khi mưa dầm. Nhìn từ xa, từ trên cao, lượng người nhúc
nhích ở các lô cốt hệt như nghìn hạt đậu chuyển động siêu chậm men theo một làn
ranh bằng tôn - nghìn hạt đậu là nghìn chiếc mũ bảo hiểm lắc lư siêu chậm.
Chẳng có gì thi vị toát ra từ cảnh tượng ấy.
Nhưng bỗng dưng sáng nay, tôi tìm thấy một niềm vui khác thường khi “bò” men theo một trong những lô cốt.
Sáng nay, đường Saigon nắng vàng trải như một tấm lụa khổng lồ quấn quít từng vòng bánh xe, từng bàn chân bộ hành. Khi dừng xe chờ các xe tải nặng vượt lên, tôi bị ép sát vào thành lô cốt. Và bỗng dưng, tôi nhìn thấy nó.
Nó, là những vạt nắng xiên xiên chiếu xuống thành lô cốt lợp tôn, in xuống lòng đường thành những bóng rợp uốn lượn như sóng.
Ký ức niên thiếu ùa về như thác.
Bạn hãy tưởng tượng cùng tôi nhé: những bóng rợp lượn sóng ấy, chia mặt đường thành hai mảng rõ rệt; một bên là nắng hanh hao, bên kia râm mát. Nắng xuyên qua tán lá cao vẽ xuống phố các vệt lung linh. Bạn hình dung ra cái gì nào?
Với tôi, đấy là biểu tượng sinh động của những ngôi nhà Saigon thời thành phố chưa đông dân như bây giờ. Saigon của những năm bảy mươi thế kỷ trước. Quang cảnh tưởng như không bao giờ thấy lại, giờ hiện ra ở một hình thái bất ngờ. Hệt như ảo cảnh sa mạc.
Nếu bạn có dịp đi thật chậm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo chiều từ Sở Thú xuôi về vòng xoay gần Hàng Xanh, hãy để ý một vài căn nhà phía tay phải, những căn nhà cũ không tu sửa, không nâng cấp, bao nhiêu năm rồi cũng vậy. Bạn hãy để ý những vệt nắng loang trên vỉa hè các ngôi nhà đó, xem chúng có lượn sóng hay không.
Và hãy so sánh với đường lượn sóng lúc bạn đi cạnh một lô cốt.
Saigon mà tôi lưu giữ trong tâm khảm, có những căn nhà như vậy, những vệt nắng như vậy, những đường lượn sóng mái tôn như vậy.
Nhà Saigon, thời xưa, mái lợp tôn. Nó làm Saigon khác Hà Nội, khác Huế. Mái tôn, tường vôi vàng, bóng rợp cây xoài cây ổi, khoảng sân nhỏ, tiếng cải lương từ radio.
Ở một trong những ngôi nhà như vậy, mấy mươi năm trước, tôi đã ngồi yên lặng cả buổi chiều. Ngồi yên để ngắm những bóng rợp tàn cây, mái tôn. Để nhìn những gót nhỏ đi dạo trên hè. Để nghe tiếng đàn piano lấp lánh như gương bạc của người thiếu nữ ấy. Một người nữ gầy mảnh, không trang điểm, một chiếc áo đầm vải bông in hoa giản dị. Những nhạc khúc Chopin, Beethoven, Debussy. Những ngón tay măng. Những ánh nhìn vô tư lự. Saigon của tôi, đẹp như vẽ, Saigon của tôi ơi!
Ở một trong những ngôi nhà như vậy, tôi đã ăn những quả đầu mùa non nớt hái từ cây rợp lá trong sân. Bao lơn đúc xi măng nhô ra trên đầu tôi - đầu chúng tôi - đã cũ lắm, đã đóng đầy rêu và chỉ chực sụp xuống. Có hề gì, nó sụp thì chúng ta cùng chết, tôi đã bảo nàng như vậy.
Ở một trong những ngôi nhà, có người tôi yêu, một thuở. Nhưng thật ra tôi có yêu nàng không, hay chỉ thông qua hình bóng nàng, để yêu thành phố này, yêu những ngõ phố mù bụi, yêu những buổi sáng nắng lụa và buổi chiều mưa sa? Hay chỉ thông qua nàng, để yêu chính tôi, chính thời niên thiếu của tôi?
Dẫu sao, đấy vẫn là Tình Yêu.
Tình Yêu làm nên tâm hồn tôi, một mảnh hồn nhạy cảm đáng thương hại, một mảnh hồn rung lên không dứt như sợi dây đàn dương cầm ở chỗ những phím trầm.
Saigon làm nên niên thiếu tôi. Từ đó, tôi dấn thân vào một cuộc hành trình vô định. Của nghệ thuật, của âm nhạc, hay một cái gì không phải thế, thì có khác gì?
Vì Saigon đã làm nên niên thiếu và bảo bọc ký ức tôi, tôi biết ơn thành phố này.
Để sẵn sàng “tha thứ” cho nó mỗi khi nó đẩy tôi và hàng nghìn “hạt đậu” vào vùng kẹt xe vĩ đại tạo ra bởi các lô cốt.
Bạn nghĩ mà xem, chỉ nhân một lúc kẹt xe, mà tìm thấy cả một vùng ký ức thất lạc. Có diễm phúc nào hơn thế?
Chẳng có gì thi vị toát ra từ cảnh tượng ấy.
Nhưng bỗng dưng sáng nay, tôi tìm thấy một niềm vui khác thường khi “bò” men theo một trong những lô cốt.
Sáng nay, đường Saigon nắng vàng trải như một tấm lụa khổng lồ quấn quít từng vòng bánh xe, từng bàn chân bộ hành. Khi dừng xe chờ các xe tải nặng vượt lên, tôi bị ép sát vào thành lô cốt. Và bỗng dưng, tôi nhìn thấy nó.
Nó, là những vạt nắng xiên xiên chiếu xuống thành lô cốt lợp tôn, in xuống lòng đường thành những bóng rợp uốn lượn như sóng.
Ký ức niên thiếu ùa về như thác.
Bạn hãy tưởng tượng cùng tôi nhé: những bóng rợp lượn sóng ấy, chia mặt đường thành hai mảng rõ rệt; một bên là nắng hanh hao, bên kia râm mát. Nắng xuyên qua tán lá cao vẽ xuống phố các vệt lung linh. Bạn hình dung ra cái gì nào?
Với tôi, đấy là biểu tượng sinh động của những ngôi nhà Saigon thời thành phố chưa đông dân như bây giờ. Saigon của những năm bảy mươi thế kỷ trước. Quang cảnh tưởng như không bao giờ thấy lại, giờ hiện ra ở một hình thái bất ngờ. Hệt như ảo cảnh sa mạc.
Nếu bạn có dịp đi thật chậm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo chiều từ Sở Thú xuôi về vòng xoay gần Hàng Xanh, hãy để ý một vài căn nhà phía tay phải, những căn nhà cũ không tu sửa, không nâng cấp, bao nhiêu năm rồi cũng vậy. Bạn hãy để ý những vệt nắng loang trên vỉa hè các ngôi nhà đó, xem chúng có lượn sóng hay không.
Và hãy so sánh với đường lượn sóng lúc bạn đi cạnh một lô cốt.
Saigon mà tôi lưu giữ trong tâm khảm, có những căn nhà như vậy, những vệt nắng như vậy, những đường lượn sóng mái tôn như vậy.
Nhà Saigon, thời xưa, mái lợp tôn. Nó làm Saigon khác Hà Nội, khác Huế. Mái tôn, tường vôi vàng, bóng rợp cây xoài cây ổi, khoảng sân nhỏ, tiếng cải lương từ radio.
Ở một trong những ngôi nhà như vậy, mấy mươi năm trước, tôi đã ngồi yên lặng cả buổi chiều. Ngồi yên để ngắm những bóng rợp tàn cây, mái tôn. Để nhìn những gót nhỏ đi dạo trên hè. Để nghe tiếng đàn piano lấp lánh như gương bạc của người thiếu nữ ấy. Một người nữ gầy mảnh, không trang điểm, một chiếc áo đầm vải bông in hoa giản dị. Những nhạc khúc Chopin, Beethoven, Debussy. Những ngón tay măng. Những ánh nhìn vô tư lự. Saigon của tôi, đẹp như vẽ, Saigon của tôi ơi!
Ở một trong những ngôi nhà như vậy, tôi đã ăn những quả đầu mùa non nớt hái từ cây rợp lá trong sân. Bao lơn đúc xi măng nhô ra trên đầu tôi - đầu chúng tôi - đã cũ lắm, đã đóng đầy rêu và chỉ chực sụp xuống. Có hề gì, nó sụp thì chúng ta cùng chết, tôi đã bảo nàng như vậy.
Ở một trong những ngôi nhà, có người tôi yêu, một thuở. Nhưng thật ra tôi có yêu nàng không, hay chỉ thông qua hình bóng nàng, để yêu thành phố này, yêu những ngõ phố mù bụi, yêu những buổi sáng nắng lụa và buổi chiều mưa sa? Hay chỉ thông qua nàng, để yêu chính tôi, chính thời niên thiếu của tôi?
Dẫu sao, đấy vẫn là Tình Yêu.
Tình Yêu làm nên tâm hồn tôi, một mảnh hồn nhạy cảm đáng thương hại, một mảnh hồn rung lên không dứt như sợi dây đàn dương cầm ở chỗ những phím trầm.
Saigon làm nên niên thiếu tôi. Từ đó, tôi dấn thân vào một cuộc hành trình vô định. Của nghệ thuật, của âm nhạc, hay một cái gì không phải thế, thì có khác gì?
Vì Saigon đã làm nên niên thiếu và bảo bọc ký ức tôi, tôi biết ơn thành phố này.
Để sẵn sàng “tha thứ” cho nó mỗi khi nó đẩy tôi và hàng nghìn “hạt đậu” vào vùng kẹt xe vĩ đại tạo ra bởi các lô cốt.
Bạn nghĩ mà xem, chỉ nhân một lúc kẹt xe, mà tìm thấy cả một vùng ký ức thất lạc. Có diễm phúc nào hơn thế?
Mời đọc tiếp bài viết của
một người không đề tên, góp chút ý kiến về bài văn trên.
Theo tôi thì:
Kẻ trước người sau, người mới nhập cư thời hậu 75 cũng có cái luyến tiếc của một thời Sài gòn còn "tạm chiếm" . Tạm chiếm đây là VC tạm "tiếp thu", trước khi chiếm cố vĩnh viễn . Cái gì tôi có thể chia xẻ được với người viết trong bài "Nhũng Bóng Rợp Gợn Sóng" ?
Cái thuần Bắc và cái "đương đại" của người đến sau khi mà Sàigòn vừa đổi đời .
Ký ức của tác giả không thể là ký ức của người Saigòn trước 75 . Cái từ ngữ lô cốt làm tôi tưởng nhớ tới thời chiến, với chú lính Mỹ MP đứng gác cạnh anh Cảnh Sát VN bên các công sự phòng thủ của MACV...Người Sàigon sau này đã khéo léo châm biếm những hố đào trên mặt lộ là lô cốt . Nhưng với tôi, cái gì đã đập vào "não trạng" của tôi ? cái hình ảnh của mấy tên VC phơi thây bên lô cốt gần Tổng Nha Cảnh Sát trên dường Trần Hung Đạo , chứ còn gì nưa..
Khi VC tấn công đợt 2 sau Mậu Thân thì bọn SV chúng tôi được đoàn ngũ hoá lỏng lẽo, bi, gọi là lính bêbi-lắc, được phát súng carbin và quân phục kaki vàng, cho đi gác mấy cao ốc . Một buổi sáng tháng 4 từ sân thượng nhìn về đường Hồng Thập Tự khu đài phát thanh quân đội và sân vận động Hoa Lư, tôi đã thấy nhiều cụm khói cát nở lụp bụp như bông dù . Tiêng' nổ đi sau ngay khi đó, và tôi nhận ra ngay đó là pháo của Cộng quân, và ký ức này mãi mãi không phai mờ . Nếu VC pháo vào lúc chúng tôi tập trung tập quân sự ở sân Hoa Lư, thì những thằng lính sữa này đã tiêu đời rồi .
Saigon không chỉ có những ngày thơ mộng mà còn những ngày kinh hoàng . Nếu nhắc đến những mái tôn, vâng tôi cũng nhớ những mái tôn cong queo do đạn pháo, hoặc cháy sám một bên cây cột nhà còn lại . Một mái tôn lỗ chỗ vết nổ của đạn B-40 mà một thằng du kích nã vào khu gia binh của lính Cộng Hoà . Không biết mảng tôn kia có che được mạng người, để một ngày nào đó sau này cũng mọc lên được một cây xanh, một dàn mướp ?
Ngày đó chúng tôi chưa có từ ngữ "sao siêu", chỉ biết đến các tài tử VN, và mih tinh màn bạc Hollywood. Chúng tôi đứng trên balcon, tựa "lan can" nhìn trộm qua nhà hàng xóm mà nghe nàng ca vọng cổ ...dù là bắc kỳ di cư tôi vẫn không quen thuộc với từ ngữ "bao lơn" dù nó vẫn nhô ra trên tường vôi vàng . Người viết đã có cái lãng mạn vô tư, cái vô tư đáng yêu của người vị nghệ thuật , yêu Chopin, yêu Beethoven . Nhưng tôi thấy cái vô tư đó đáng ghét, vì vô tư mà không biết rằng trong ký ức của chúng tôi, những người mất SaiGon thì khác hẳn, chúng tôi nhớ đến anh lính kiểng Nhật Trường qua dòng nhạc " Dấu đạn thù còn sâu trên vách hao gầy.". Mặc dù biết đến cả Mozart, nhưng loại nhạc "giao hưởng" này nó không bám rễ trong lòng người , những người muốn sống và chết cho mảnh đất thân yêu . Không cần đến Chopin, vì "Người từ trăm năm về qua trường Luật " để " "Trả lại em yêu" mới là những giòng nhạc tiêu biểu cho một Sài Gòn, một thời để sống, một thời để yêu, và một thời để nhớ , và càng không có cái lãng mạng thời thượng của loại nhạc " thính phòng" -"giao hưởng" mang đến từ Mát cơ vạ
Đó mới là Sài Gòn , ký ức một thời .
Kẻ trước người sau, người mới nhập cư thời hậu 75 cũng có cái luyến tiếc của một thời Sài gòn còn "tạm chiếm" . Tạm chiếm đây là VC tạm "tiếp thu", trước khi chiếm cố vĩnh viễn . Cái gì tôi có thể chia xẻ được với người viết trong bài "Nhũng Bóng Rợp Gợn Sóng" ?
Cái thuần Bắc và cái "đương đại" của người đến sau khi mà Sàigòn vừa đổi đời .
Ký ức của tác giả không thể là ký ức của người Saigòn trước 75 . Cái từ ngữ lô cốt làm tôi tưởng nhớ tới thời chiến, với chú lính Mỹ MP đứng gác cạnh anh Cảnh Sát VN bên các công sự phòng thủ của MACV...Người Sàigon sau này đã khéo léo châm biếm những hố đào trên mặt lộ là lô cốt . Nhưng với tôi, cái gì đã đập vào "não trạng" của tôi ? cái hình ảnh của mấy tên VC phơi thây bên lô cốt gần Tổng Nha Cảnh Sát trên dường Trần Hung Đạo , chứ còn gì nưa..
Khi VC tấn công đợt 2 sau Mậu Thân thì bọn SV chúng tôi được đoàn ngũ hoá lỏng lẽo, bi, gọi là lính bêbi-lắc, được phát súng carbin và quân phục kaki vàng, cho đi gác mấy cao ốc . Một buổi sáng tháng 4 từ sân thượng nhìn về đường Hồng Thập Tự khu đài phát thanh quân đội và sân vận động Hoa Lư, tôi đã thấy nhiều cụm khói cát nở lụp bụp như bông dù . Tiêng' nổ đi sau ngay khi đó, và tôi nhận ra ngay đó là pháo của Cộng quân, và ký ức này mãi mãi không phai mờ . Nếu VC pháo vào lúc chúng tôi tập trung tập quân sự ở sân Hoa Lư, thì những thằng lính sữa này đã tiêu đời rồi .
Saigon không chỉ có những ngày thơ mộng mà còn những ngày kinh hoàng . Nếu nhắc đến những mái tôn, vâng tôi cũng nhớ những mái tôn cong queo do đạn pháo, hoặc cháy sám một bên cây cột nhà còn lại . Một mái tôn lỗ chỗ vết nổ của đạn B-40 mà một thằng du kích nã vào khu gia binh của lính Cộng Hoà . Không biết mảng tôn kia có che được mạng người, để một ngày nào đó sau này cũng mọc lên được một cây xanh, một dàn mướp ?
Ngày đó chúng tôi chưa có từ ngữ "sao siêu", chỉ biết đến các tài tử VN, và mih tinh màn bạc Hollywood. Chúng tôi đứng trên balcon, tựa "lan can" nhìn trộm qua nhà hàng xóm mà nghe nàng ca vọng cổ ...dù là bắc kỳ di cư tôi vẫn không quen thuộc với từ ngữ "bao lơn" dù nó vẫn nhô ra trên tường vôi vàng . Người viết đã có cái lãng mạn vô tư, cái vô tư đáng yêu của người vị nghệ thuật , yêu Chopin, yêu Beethoven . Nhưng tôi thấy cái vô tư đó đáng ghét, vì vô tư mà không biết rằng trong ký ức của chúng tôi, những người mất SaiGon thì khác hẳn, chúng tôi nhớ đến anh lính kiểng Nhật Trường qua dòng nhạc " Dấu đạn thù còn sâu trên vách hao gầy.". Mặc dù biết đến cả Mozart, nhưng loại nhạc "giao hưởng" này nó không bám rễ trong lòng người , những người muốn sống và chết cho mảnh đất thân yêu . Không cần đến Chopin, vì "Người từ trăm năm về qua trường Luật " để " "Trả lại em yêu" mới là những giòng nhạc tiêu biểu cho một Sài Gòn, một thời để sống, một thời để yêu, và một thời để nhớ , và càng không có cái lãng mạng thời thượng của loại nhạc " thính phòng" -"giao hưởng" mang đến từ Mát cơ vạ
Đó mới là Sài Gòn , ký ức một thời .
304Đen -
Llttm
No comments:
Post a Comment