Bến Thành! Súp Lê vội thổi!
Nhà văn Sơn
Nam(1926-2008) có lần than phiền rằng: Mấy thằng Tây làm bản đồ nước Việt Nam
mà ghi mấy cái địa danh trật lất hết trơn!
Tây! Trật là phải rồi mà ngay cả người Việt mình, quê mình, mình còn trật huống hồ Tây?!
Chẳng hạn Sơn Nam cắt nghĩa Cần Thơ là ‘con cá sặt rằn’; thì mấy tay tỉnh ủy Cần Thơ đòi đưa ông ra gặp mấy ông tòa quan lớn vì tội ‘biêu xấu’ tỉnh nhà? Vì theo mấy giả, Cần Thơ là Cầm Thi, đất của thơ mới phải.
Thôi nó có súng thì nói gì hỏng được? He he!
Nhà văn Sơn Nam chắc cũng không thèm chấp mấy thằng vừa dốt, vừa ngu lại vừa hỗn ẩu nên ông chỉ khuyên mấy thằng em út văn nghệ, văn gừng của ông đang tập tễnh ‘bò’ vào đường văn học sử là: “Muốn viết văn cho hay là phải học Sử Địa !”
Mà Sử Địa nào mới được chớ ? Chớ cái Sử Địa ‘Tề Thiên dóc tổ’ mà học; thì thôi để tui đi nhậu lai rai với bạn văn sướng hơn nhiều ? !
Do đó mình cũng không lấy làm gì ngạc nhiên khi mấy đứa nhỏ bây giờ nghe tin bỏ môn Sử trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông đã ‘vui mừng vui quá vui’ xé đề cương môn Sử dỏm, từ trên lầu quăng xuống, bay lả tả đầy sân trường Nguyễn Hiền ở Sài Gòn như vừa mới xảy ra đây !
Người viết thì may mắn không phải đọc cái ‘Sử ruồi bu’ đó !
Nhưng phải học ‘Sử xịn’ chớ ! Dù là ‘Sử xịn’ nhưng đôi khi cũng có trường hợp ông nói gà mà bà nói vịt ? Mà mấy ông toàn là sư phụ , ‘danh trấn giang hồ’, mà mỗi ông lại hiểu một kiểu, ‘đá’ với nhau ‘chan chát’ thì em biết tin ai bây giờ ?
Chẳng hạn như ông Vương Hồng Sển (1902-1996) có chép câu ca dao :
"Mười giờ tàu lại Bến Thành,
"Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao"
Rồi ông cắt nghĩa là: Mười giờ có một chuyến xe lửa từ Mỹ Tho lên, đỗ ga "Bến Thành" thì kéo còi ....
Ông Vương Hồng Sển là người Sóc Trăng nhưng lại cắt nghĩa chữ tàu đây là tàu hỏa hay còn gọi là xe lửa theo tiếng miền Nam nên người viết không đồng ý … kiến ….Bèn lục tìm, kiếm thêm coi còn cái nào khả dĩ hợp lý hơn chăng ?
Mười giờ, lúc có đồng hồ, thì chắc câu ca dao này là thời Tây thuộc địa rồi. Nhưng động từ ‘lại Bến Thành’ để chỉ chiếc xe lửa vào ga thì nghe không có lý. ‘Lại’ chỉ chiếc tàu vô, cặp bến thì có lý hơn?!
Còn ‘súp lê’ theo ông Hồ Biểu Chánh (1884-1958) cắt nghĩa rất rõ và rất chi tiết rằng: Súp lê, ông viết bằng chữ ‘s’ thay vì chữ ‘x’ như ông Vương Hồng Sển.
“Síp lê (siffler: thổi còi xe lửa) ở chỗ nơi thoát hơi nước. Xe lửa không được phép cho hơi nước thoát xuyên qua ống khói vì sẽ gây ô nhiễm (bụi than) nên có âm thanh như tiếng huýt sáo; Tiếng Pháp siffler: thổi, hút gió, huýt sáo, còi. Ở đây: thổi còi bằng hơi nước, nghĩa là còi xe lửa”
“Súp lê (soufler: thổi còi tàu) khác với xe lửa, tàu được phép cho hơi nước thoát qua ống khói nên có âm thanh như thụt ống bễ .
Như vậy theo ông Hồ Biểu Chánh nên dùng ‘súp lê’ cho tàu, còn xe lửa thì là ‘síp lê’.
Thế nên theo ông Hồ Biểu Chánh thì lúc 10 giờ, tàu mới vừa cặp vô bến Bến Thành; thì chưa gì đã vội thổi súp lê, chuẩn bị tách bến; nên bộ hành lao xao hỏi sao kỳ vậy cà ?
Tây! Trật là phải rồi mà ngay cả người Việt mình, quê mình, mình còn trật huống hồ Tây?!
Chẳng hạn Sơn Nam cắt nghĩa Cần Thơ là ‘con cá sặt rằn’; thì mấy tay tỉnh ủy Cần Thơ đòi đưa ông ra gặp mấy ông tòa quan lớn vì tội ‘biêu xấu’ tỉnh nhà? Vì theo mấy giả, Cần Thơ là Cầm Thi, đất của thơ mới phải.
Thôi nó có súng thì nói gì hỏng được? He he!
Nhà văn Sơn Nam chắc cũng không thèm chấp mấy thằng vừa dốt, vừa ngu lại vừa hỗn ẩu nên ông chỉ khuyên mấy thằng em út văn nghệ, văn gừng của ông đang tập tễnh ‘bò’ vào đường văn học sử là: “Muốn viết văn cho hay là phải học Sử Địa !”
Mà Sử Địa nào mới được chớ ? Chớ cái Sử Địa ‘Tề Thiên dóc tổ’ mà học; thì thôi để tui đi nhậu lai rai với bạn văn sướng hơn nhiều ? !
Do đó mình cũng không lấy làm gì ngạc nhiên khi mấy đứa nhỏ bây giờ nghe tin bỏ môn Sử trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông đã ‘vui mừng vui quá vui’ xé đề cương môn Sử dỏm, từ trên lầu quăng xuống, bay lả tả đầy sân trường Nguyễn Hiền ở Sài Gòn như vừa mới xảy ra đây !
Người viết thì may mắn không phải đọc cái ‘Sử ruồi bu’ đó !
Nhưng phải học ‘Sử xịn’ chớ ! Dù là ‘Sử xịn’ nhưng đôi khi cũng có trường hợp ông nói gà mà bà nói vịt ? Mà mấy ông toàn là sư phụ , ‘danh trấn giang hồ’, mà mỗi ông lại hiểu một kiểu, ‘đá’ với nhau ‘chan chát’ thì em biết tin ai bây giờ ?
Chẳng hạn như ông Vương Hồng Sển (1902-1996) có chép câu ca dao :
"Mười giờ tàu lại Bến Thành,
"Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao"
Rồi ông cắt nghĩa là: Mười giờ có một chuyến xe lửa từ Mỹ Tho lên, đỗ ga "Bến Thành" thì kéo còi ....
Ông Vương Hồng Sển là người Sóc Trăng nhưng lại cắt nghĩa chữ tàu đây là tàu hỏa hay còn gọi là xe lửa theo tiếng miền Nam nên người viết không đồng ý … kiến ….Bèn lục tìm, kiếm thêm coi còn cái nào khả dĩ hợp lý hơn chăng ?
Mười giờ, lúc có đồng hồ, thì chắc câu ca dao này là thời Tây thuộc địa rồi. Nhưng động từ ‘lại Bến Thành’ để chỉ chiếc xe lửa vào ga thì nghe không có lý. ‘Lại’ chỉ chiếc tàu vô, cặp bến thì có lý hơn?!
Còn ‘súp lê’ theo ông Hồ Biểu Chánh (1884-1958) cắt nghĩa rất rõ và rất chi tiết rằng: Súp lê, ông viết bằng chữ ‘s’ thay vì chữ ‘x’ như ông Vương Hồng Sển.
“Síp lê (siffler: thổi còi xe lửa) ở chỗ nơi thoát hơi nước. Xe lửa không được phép cho hơi nước thoát xuyên qua ống khói vì sẽ gây ô nhiễm (bụi than) nên có âm thanh như tiếng huýt sáo; Tiếng Pháp siffler: thổi, hút gió, huýt sáo, còi. Ở đây: thổi còi bằng hơi nước, nghĩa là còi xe lửa”
“Súp lê (soufler: thổi còi tàu) khác với xe lửa, tàu được phép cho hơi nước thoát qua ống khói nên có âm thanh như thụt ống bễ .
Như vậy theo ông Hồ Biểu Chánh nên dùng ‘súp lê’ cho tàu, còn xe lửa thì là ‘síp lê’.
Thế nên theo ông Hồ Biểu Chánh thì lúc 10 giờ, tàu mới vừa cặp vô bến Bến Thành; thì chưa gì đã vội thổi súp lê, chuẩn bị tách bến; nên bộ hành lao xao hỏi sao kỳ vậy cà ?
Còn Bến Thành
cũng là tên một bến sông, một cái chợ, một ga xe lửa vì thế cho nên mình mới dễ
lẫn lộn.
Tuy nhiên “Bên dưới có sông; bên trên có chợ !
Ta với mình chồng vợ nên chăng?”
Để tiện giao thông, buôn bán hàng hóa, khi đường bộ còn chưa phát triển, thì đường thủy, đường sông là chọn lựa trước tiên?
Quả vậy ! theo các nhà Sử Địa cho biết về Bến Thành và Chợ Bến Thành như sau:
“Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái).
Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước.
Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy.
Sau khi đã vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ, năm 1860, người Pháp đã cho cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ (thời Việt Nam Cộng hòa là địa điểm Tổng Nha Ngân khố trên đường Nguyễn Huệ).
Ngôi chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa.
Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường lại làm một thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp (nay là Đại lộ Nguyễn Huệ). Khu chợ càng trở nên đông đúc với các cửa hiệu phần nhiều là của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp.
Tuy nhiên, khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh tai họa, người Pháp cũng lựa chọn một địa điểm khác để xây cất một khu chợ mới, lớn hơn để phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển.
Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.
Năm 1955 thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, bốn con đường này đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn, đường Phan Bội Châu và đường Phan Châu Trinh.
Do đó “Mười giờ tàu lại Bến Thành.
Súp lê vội thổi bộ hành lao xao” ...... là nên hiểu theo nghĩa là chiếc tàu (khách, tàu đò) cặp bến Bến Thành hơn là chiếc xe lửa vào ga Bến Thành ?!
Người viết thiệt trong bụng là hỏng dám cãi ông Vương Hồng Sển rồi. Nhưng không cãi nghe cũng tức ‘anh ách’ trong bụng làm sao đó ?!
Còn về chữ ‘súp lê’ người viết cũng tìm được thêm trong câu ca dao:
“Tàu súp lê một! Còn trông còn đợi !
Tàu súp lê hai! Còn đợi còn chờ !
Tàu súp lê ba! Tàu ra biển Bắc...
Tay anh vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng
Anh lấy khăn mu soa ra chậm.
Cái điệu vợ chồng ngàn dặm không quên !”
Thì lại nghe ông Toan Ánh (1916-2009) cắt nghĩa như vầy người viết cũng hỏng chịu luôn ?!
Ông viết rằng: “Pháp chiếm Việt Nam, một mặt dân Việt Nam căm hờn, một mặt một số cô gái Việt Nam kém ý thức, vì hoàn cảnh đã sánh duyên với Pháp trở thành me Tây. Lính Pháp lấy me trong thời gian ở đất Việt, rồi anh lính trở về Pháp, cô me Tây ở lại nước Việt lại lấy chồng, một anh lính khác .
Cuộc tiễn đưa ắt phải xảy ra tại bến tàu Saigon, và có anh chàng Tây đã thút thít vì phải xa vợ, anh bảo rằng ngàn dặm không quên, có thật hay chăng anh ra cửa bể như rồng lên mây ?
Sao có sự mâu thuẫn giữa hai câu thơ trên, hay ý tại ngôn ngoại, chỉ có sự mâu thuẫn trên hình thức, còn thực ra thì ngàn dặm có đời nào mà không quên đối với những lứa đôi dị chủng, nhất là trong cuộc chắp nối giang hồ.”
(Trích tác phẩm "Hương Nước Hồn Quê", tác giả Toan Ánh, NXB. Thanh Niên)
Tuy nhiên “Bên dưới có sông; bên trên có chợ !
Ta với mình chồng vợ nên chăng?”
Để tiện giao thông, buôn bán hàng hóa, khi đường bộ còn chưa phát triển, thì đường thủy, đường sông là chọn lựa trước tiên?
Quả vậy ! theo các nhà Sử Địa cho biết về Bến Thành và Chợ Bến Thành như sau:
“Nguyên thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái).
Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.
Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835), thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước.
Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau, các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy.
Sau khi đã vững chân trên mảnh đất Nam Kỳ, năm 1860, người Pháp đã cho cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ (thời Việt Nam Cộng hòa là địa điểm Tổng Nha Ngân khố trên đường Nguyễn Huệ).
Ngôi chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa.
Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường lại làm một thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp (nay là Đại lộ Nguyễn Huệ). Khu chợ càng trở nên đông đúc với các cửa hiệu phần nhiều là của người Hoa, người Ấn Độ và người Pháp.
Tuy nhiên, khoảng giữa năm 1911, ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh tai họa, người Pháp cũng lựa chọn một địa điểm khác để xây cất một khu chợ mới, lớn hơn để phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển.
Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là Bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay.
Năm 1955 thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, bốn con đường này đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn, đường Phan Bội Châu và đường Phan Châu Trinh.
Do đó “Mười giờ tàu lại Bến Thành.
Súp lê vội thổi bộ hành lao xao” ...... là nên hiểu theo nghĩa là chiếc tàu (khách, tàu đò) cặp bến Bến Thành hơn là chiếc xe lửa vào ga Bến Thành ?!
Người viết thiệt trong bụng là hỏng dám cãi ông Vương Hồng Sển rồi. Nhưng không cãi nghe cũng tức ‘anh ách’ trong bụng làm sao đó ?!
Còn về chữ ‘súp lê’ người viết cũng tìm được thêm trong câu ca dao:
“Tàu súp lê một! Còn trông còn đợi !
Tàu súp lê hai! Còn đợi còn chờ !
Tàu súp lê ba! Tàu ra biển Bắc...
Tay anh vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng
Anh lấy khăn mu soa ra chậm.
Cái điệu vợ chồng ngàn dặm không quên !”
Thì lại nghe ông Toan Ánh (1916-2009) cắt nghĩa như vầy người viết cũng hỏng chịu luôn ?!
Ông viết rằng: “Pháp chiếm Việt Nam, một mặt dân Việt Nam căm hờn, một mặt một số cô gái Việt Nam kém ý thức, vì hoàn cảnh đã sánh duyên với Pháp trở thành me Tây. Lính Pháp lấy me trong thời gian ở đất Việt, rồi anh lính trở về Pháp, cô me Tây ở lại nước Việt lại lấy chồng, một anh lính khác .
Cuộc tiễn đưa ắt phải xảy ra tại bến tàu Saigon, và có anh chàng Tây đã thút thít vì phải xa vợ, anh bảo rằng ngàn dặm không quên, có thật hay chăng anh ra cửa bể như rồng lên mây ?
Sao có sự mâu thuẫn giữa hai câu thơ trên, hay ý tại ngôn ngoại, chỉ có sự mâu thuẫn trên hình thức, còn thực ra thì ngàn dặm có đời nào mà không quên đối với những lứa đôi dị chủng, nhất là trong cuộc chắp nối giang hồ.”
(Trích tác phẩm "Hương Nước Hồn Quê", tác giả Toan Ánh, NXB. Thanh Niên)
Theo ông Toan Ánh là vậy; nhưng có ông bạn văn không đồng ý; vì nghĩ Tây thì làm ‘quái’ gì mà rành tiếng Việt quá vậy để có thể làm ra được một đoạn ca dao tuyệt vời như thế này?
Mà theo anh bạn văn này nói: Đây là của một anh chàng nông dân nghèo khổ,có con vợ mà lại bị bắt đi lính cho Tây trong đệ nhứt thế chiến (1914-1918).
Anh đọc cho người viết nghe một đoạn trong ‘Tuấn, Chàng Trai Nước Việt, chương 12, của ông Nguyễn Vỹ(1912-1971) để ủng hộ cho cái phản bác của mình .
“Tuấn đọc to lên cho cả làng nghe. Tờ ‘Trung Kỳ Bảo Hộ công báo’ là một tờ báo của Toà Khâm Sứ ở Huế gởi đi các tỉnh, tỉnh gởi về huyện, huyện gởi về các làng . Tờ báo đăng tin Nhà nước Bảo hộ Pháp-lang-sa đang đánh giặc với Đức, tức là nước Phổ-lô-si (phiên âm chữ Prusse, Đức phiên âm chữ Deutsch ).
Đức là một nước "dã man, tàn bạo", bị Pháp-lang-sa đánh cho liểng-xiểng, binh lính Đức chết vô số, có cả hàng ngàn, hàng vạn…v.v...
Nhưng trận giặc còn lâu dài, cho nên "dân An Nam nhờ nước Pháp-lang-sa bảo hộ, phải quyên tiền và đem binh lính sang Pháp để đánh lũ giặc Đức mọi rợ... v.v...
Dân làng, bất luận giàu, nghèo, đều phải góp tiền để mua Phiếu Quốc Trái.
Hơn nữa, làng phải mộ dân tình nguyện đi lính sang Pháp để ‘đánh đuổi giặc Đức’.
Sự thật, không có dân nào tình nguyện cả. Sau cùng làng xã phải bắt ép thanh niên khoẻ mạnh, gọi là tráng đinh đi lính. Hầu hết lớp "lính tình nguyện" nầy ở khắp xứ Trung Kỳ , Bắc Kỳ cũng như ở Nam Kỳ đều là thanh niên nho học từ 21, 22 đến 24, 25 tuổi.
Phong trào mộ thanh niên đi tùng chinh sang ‘Mẫu Quốc’ là một dịp cho các quan An Nam từ quan tỉnh xuống quan huyện , cho đến các ông hương , ông xã trong làng , đòi ăn hối lộ. Một số đông các ông này chơi ác, cứ nhè bắt bọn thanh niên trai tráng con nhà giàu, đi tùng chinh. Thế là các bậc cha mẹ phú hộ phải đem của tiền lo lót, cho con khỏi đi. Phải lo lót xã một phần, lên lo lót huyện một phần , rồi lo lót các cụ lớn trên tỉnh nữa.
Hối lộ gần như công khai. Nhà giàu đua nhau nhờ cậy chổ này chổ nọ, chạy chọt ông này ông kia, bán cả ruộng đất, nhất là con trai trưởng trong gia đình , khỏi bị bắt "tình nguyện" đi lính sang Pháp.
…Vì lớp thanh niên nhà giàu, hoặc nhà khá giả, hoặc con trai các vị hương chức đều nhờ hối lộ, và nhờ có quyền thế, đã được miễn tùng chinh. Sót lại chỉ có con nhà nghèo không có miếng đất cắm dùi, cho nên phải đi lính "tình nguyện" qua ‘mẫu quốc’ đánh giặc ‘Phổ Lổ Sĩ’.
Nói là qua ‘mẫu quốc’ đánh giặc, nhưng sự thật thì qua bên đó nhập vào một đơn vị gọi là ‘đoàn quân thuộc địa’ chỉ dùng riêng vào việc vận tải lương thực ở hậu tuyến mà thôi. Một số bị bắt ra mặt trận, nhưng cũng chỉ là khiêng vác các khẩu súng lớn, đẩy các cổ đại bác và đào hầm trú ẩn. Chẳng có một người "lính thuộc địa" nào, nhất là lính "Tirailleurs Annamites" được cầm súng đánh giặc cả.
Tất cả thanh niên tùng chinh đều được lịnh đến trình diện tại đồn lính Khố xanh ở các tỉnh, rồi từ tỉnh họ được chở đi tập trung lại, đợi tầu sang Pháp.”
Do đó bị bắt đi lính vì nghèo, phải xa vợ, xa con, xuống tàu đứng sau song sắt như bị ở tù, hỏng khóc sao được ? Xúc cảm như vậy mới làm được bài thơ não lòng, bi thiết ! Rồi bài thơ đó trải qua biết bao thử thách của thời gian mới được trở thành ca dao, thành tiếng hát ru cho thân phận những người cùng khốn.
Chứ không phải là lời của thằng Tây nào với em Me Tây nào ráo trọi như ông Toan Ánh nói đâu ?
Thưa quý độc giả thân mến ! Đối với những nhà văn tiền bối như Hồ Biểu Chánh, Vương Hồng Sển, Nguyễn Vỹ, Toan Ánh thì người viết đều kính phục cả , xin ngả nón cúi đầu; nhưng sỡ dỉ theo ông nầy; bỏ ông kia chẳng qua là chuyện chẳng đặng đừng ?!
Ca dao, hát ru là tiếng quê hương . Xa quê, viễn xứ, vẫn nhớ về quê cũ, lại nhớ tới ca dao . Em yêu sai: “Ru con ngủ cho em đi chợ!” , mà thằng nhỏ cứ khóc hoài?
Ru tới ru lui chỉ có hai bài làm thằng nhỏ chắc sẽ thuộc lòng như cháo ; mà lớn lên cắc cớ nó hỏi: “Tía ơi! Nghĩa nó là gì vậy?” Làm tía mà hỏng biết trả lời sao thì mất mặt ‘bầu cua’ lắm lắm ! Cho nên mới có bài viết nầy thưa quý độc giả thân mến !
Có gì sai, xin bỏ quá, và người viết cũng rất hân hạnh sẳn lòng nghe chỉ giáo của các bực cao minh … để mà được học hỏi thêm !
Đoàn xuân Thu
304Đen -
Llttm
No comments:
Post a Comment