Tình
Tan Vỡ
CẢM
NHẬN KHI ĐỌC BÀI THƠ “TAN VỠ” của Con Gà Què
Tình yêu là
đề tài bất tận tạo cảm hứng cho các thi sĩ sáng tác nhiều bài thơ trác tuyệt.
Trong cái nhìn chung ấy tôi bắt gặp đâu đây hình ảnh của hai người trẻ tuổi yêu
nhau, tiếc thay tình chưa trọn vòng tay mà đã vội chia xa. Đọc bài thơ “Tan Vỡ”
của CGQ tôi nhận thấy tình yêu chỉ mới bắt đầu sao lại có mầm tan vỡ? Xin ghi
lại bài thơ để chúng ta cùng thưởng thức và suy nghiệm.
TAN VỠ
Rượu tình chưa thấm
môi mềm
Đã nghe tan tác bên thềm dấu yêu
Dường như chân bước hai chiều
Quay lưng dáng đổ tiêu điều đời nhau
Một ly cạn chén thương sầu
Cạn thêm ly nữa, nói câu giã từ
Tình dường như thoáng phù du
Mà sao tiếng vỡ thiên thu dấu hằn
Lòng nghe từng tiếng trối trăn
Hồn ta lịm chết, vỡ tan hồn người !
Còn đây một nửa môi cười
Chít vành tang trắng chôn vùi đời nhau
Mai đây dù có kiếp sau
Tình ta vẫn mãi hát câu chia lìa !
Đã nghe tan tác bên thềm dấu yêu
Dường như chân bước hai chiều
Quay lưng dáng đổ tiêu điều đời nhau
Một ly cạn chén thương sầu
Cạn thêm ly nữa, nói câu giã từ
Tình dường như thoáng phù du
Mà sao tiếng vỡ thiên thu dấu hằn
Lòng nghe từng tiếng trối trăn
Hồn ta lịm chết, vỡ tan hồn người !
Còn đây một nửa môi cười
Chít vành tang trắng chôn vùi đời nhau
Mai đây dù có kiếp sau
Tình ta vẫn mãi hát câu chia lìa !
Con Gà Què
Rượu tình chưa thấm môi mềm
Đã nghe tan tác bên thềm dấu yêu.
Đã nghe tan tác bên thềm dấu yêu.
Khi tình yêu
lên ngôi, người ta thừơng trao cho nhau những nụ hôn nồng thắm. Ở đây tác
giả cho rằng cuộc tình của mình mới bắt đầu và những nụ hôn chưa thắm bờ môi
mềm tức chưa trao hết cho nhau. Từ “thấm” xử dụng rất đắc vị; chưa thấm tức
chưa sâu, chưa ngây ngất. Theo lẽ tình yêu nầy sẽ tiến triển tới mức tột đỉnh
để tiến tới hôn nhân nhưng không! nó có dấu hiệu tan vỡ, chia ly. Tại sao lại
có hiện tượng như vậy? Tác giả không giải thích, chỉ cảm nhận thấy mầm
mống chia xa mà chỉ những người trong cuộc mới biết mà thôi. Điều cảm nhận nầy
hẳn dựa trên cử chỉ, hành động, lời nói của người yêu. Sự chia ly được ví như
hai người đang bước trên con đường hai chiều ngược nhau. Một khi quay lưng bước
đi thì bóng dáng hai người đổ dài trên mặt đường chẳng khác nào tình yêu cũng
đổ theo, làm buồn đau khổ hận cho cả hai. Thôi thì:
Anh đi đường anh tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong xum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong xum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?
(Giây phút chạnh lòng/ Thế Lữ)
Nàng
ngậm ngùi cất bước, đi về đâu? Một ngã rẽ của tình yêu đang bắt đầu:
Dường như chân bước hai chiều
Quay lưng dáng đổ tiêu điều đời nhau.
Quay lưng dáng đổ tiêu điều đời nhau.
Nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ “yêu” cũng đã
thố lộ nỗi buồn khi mới yêu nhưng cảm thấy nó bấp bênh dễ vỡ:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc đựơc yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết.
Vì mấy khi yêu mà chắc đựơc yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết.
Hôm nay ngồì
đây em tự chuốc lấy ly rượu đầy, như uống nỗi cay đắng lẫn ngọt ngào của mối
tình chúng ta. Rồi uống hết một ly nữa để chia tay, từ biệt nhau không hẹn ngày
tái ngộ. Còn gì nữa đâu anh? Còn chăng là kỷ niệm buồn của một thời yêu và nhớ:
Một ly cạn chén thương sầu
Cạn thêm ly nữa, nói câu giã từ.
Cạn thêm ly nữa, nói câu giã từ.
Rồi như chợt
tỉnh cơn mê, tác giả nhân thấy cuộc đời hay cảnh sung sướng thật ngắn ngủi.
“Đời người như thể phù du/ Sớm còn tối mất công phu lỡ làng”( ca dao). Biết
vậy, nhưng sao âm thanh tiếng vỡ của tình yêu nó vang động trong tim, hằn in
vết sẹo, làm nhức nhối triền miên cho tới ngàn thu không dứt:
Tình dường như thoáng phù du
Mà sao tiếng vỡ thiên thu dấu hằn.
Mà sao tiếng vỡ thiên thu dấu hằn.
Có những lúc
ngồi cô đơn một mình, nghe tiếng gió thổi vi vu như lời nói ăn năn của người
yêu gọi về, nàng bàng hoàng ngất lịm. Tình yêu đã chết rồi, còn gì nữa đâu anh,
nói chi câu ăn năn, xin lỗi muộn màng? Hồn em đã chết thì hồn anh cũng cùng
chung số phận! Tất cả đã hết, còn gì mà mong, anh ơi! Lỗi tại em? Tại anh? Hay
tại chúng mình? Bây giờ em chỉ còn lại nửa cuộc đời dành cho riêng em, ôm cay
đắng vào lòng, ví bằng nửa môi cười thôi! ( phép ẩn dụ được xử dụng một lần
nữa). Nửa đời còn lại nầy em sẽ chít vành khăn tang trắng để chôn vùi mối tình
của hai chúng ta. Mối tình đầu cũng là mối tình cuối sẽ bị chôn lấp vĩnh viễn:
Lòng nghe từng tiếng trối trăn
Hồn ta lịm chết, vỡ tan hồn người !
Còn đây một nửa môi cười
Chít vành tang trắng chôn vùi đời nhau.
Hồn ta lịm chết, vỡ tan hồn người !
Còn đây một nửa môi cười
Chít vành tang trắng chôn vùi đời nhau.
Tình hận!
Chắc chắn nàng yêu nhiều mà bị phụ bạc nên cương quyết hy sinh mối tình đầu
khiến đời dang dở. Càng yêu nhiều thì càng hận nhiều khi bị người yêu phụ bạc,
nàng cương quyết chia tay và nếu có kiếp sau đầu thai làm ngừơi, nàng cũng
không chấp nhận tình yêu của anh. Nàng vẫn muôn đời ôm mối tình dang dở với một
người mà có một thời nàng yêu tha thiết:
Mai đây dù có kiếp sau
Tình ta vẫn mãi hát câu chia lìa !
Tình ta vẫn mãi hát câu chia lìa !
Bài thơ đã
dứt, cuộc tình cũng đã chia xa mà sao tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi thương xót cho
nàng thơ gặp cảnh không may trong chốn tình trường. Tính khí cương quyết, nhẹ
về tình cảm mà nặng về lý trí, phải chăng đã đưa nàng đến chỗ bế tắc? Dẫu sao
tôi vẫn thấy nàng có một điểm son mà ít người làm được đó là tính cương quyết,
giàu nghị lực để thành công trong cuộc sống.
Nguyễn Cang (28/8/2016)
THOÁT HỌA Ý:
TÌNH THOÁNG TAN
Rượu chữa mềm môi vội rả tan,
Tình đang say đắm lại nhanh tàn.
Tim nồng một nhịp sao hai lối?
Mắt đắm chung nhìn lại rẽ ngang.
Tiếng nói yêu thương mòn dấu tận,
Lòng mơ tình đậm thoáng phai tàn.
Môi cười một nửa lìa phân nửa,
Loáng thoáng đâu đây bước lở làng.
HỒ NGUYỄN (07-9-16)
No comments:
Post a Comment