Sài Gòn Quán Cà Phê & Tuổi Lang Lang (Phần Cuối)
4.
Hồi đã vào Thủ Đức tôi còn rất nhiều dịp để ngồi cà phê Hân, đường Đinh Tiên Hoàng.
Thật ra phải nói tôi bị bắt buộc phải ngồi ở đó vì thời gian trong quân trường , tôi thuộc loại con bà phước .
Gia đình ở xa, người yêu thì mặc dù đã quen từ thời còn ở tỉnh nhỏ quê nghèo , nhưng cũng vẫn chưa qua được giai đoạn “mặt ngoài còn e ” . Cuối cùng tôi chỉ còn bạn bè.
Hồi đó mỗi lần đi phép, xe quân trường sẽ thả xuống và đón về ở khu Mạc Đĩnh Chi, gần Hội Việt Mỹ.
Tuy nhiên dạo đó tình hình sôi động lắm, quân trường lúc cắm trại, lúc xả phép, không chắc lúc nào có thể về được .
Vì vậy tôi chỉ có thể nhắn chung chung là “đón tao ở Hân” phòng hờ có trục trặc gì thì bạn bè kể như đi uống cà phê chơi với nhau, đỡ sốt ruột .
Tôi thật sự vui mừng và cảm động, chưa bao giờ tôi đến Hân mà không có người chờ, cũng chưa bao giờ tôi chờ ở Hân mà không có người đến .
Bạn bè ! Biết nói sao cho đủ cái nghĩa đặc biệt của hai chữ ấy.
Hân là quán cà phê thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức.
Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất .
Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm . Nhìn cái cách người ta ăn mặc. Trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì .
Có lẽ cả thời sự chính trị, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy tốt lắm, đáng trân trọng lắm chứ. Tuy nhiên, dường như có một chút gì rất xa ... rất lạ với một người lính !!!
Thật tình tôi
chỉ là một người lính bất đắc dĩ, lệnh tổng động viên giới hạn tuổi ở đại học,
ông tướng Đạm không ký giấy hoãn dịch nữa thì trình diện .
Tôi rời Sài Gòn cũng chưa được bao lâu, ở Thủ Đức thì cũng chỉ mới là lính tập sự, lính sữa. Đã có tối nào nhìn toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn.
Đã có đêm nào trùm poncho ghìm súng ngồi dưới mưa giữa vòng vây quân địch đâu, mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hải .
Đã bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nhìn máu chảy cho đến hết đâu, mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng.
Vậy mà tôi đã tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa lạ, lạc lõng với Hân, với Sài Gon. Kỳ cục không?
Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm. Nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ, để phân tích điều gì, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh.
Sau này, nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Mười Ngày Phép Của Một Người Lính” Tôi đọc và thấy nhẹ nhàng thơ thới lắm.
Đại khái tác giả đã nhân danh một người lính mà đặt vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng.
Tôi nhẹ nhõm vì ông Thế Uyên đã nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.
Đoạn sau đây lẽ ra không có trong bài viết này, nhưng tôi vừa nhắc đến nhà văn Thế Uyên với một cách nói được hiểu như là một sự mến mộ vì vậy nên tôi xin phép nói thêm vài điều trong cái ngoặc đóng này.
Đúng, có một thời gian rất dài tôi mến mộ ông Thế Uyên. Tôi mê Thế Uyên từ truyện ngắn “Những Kẻ Thuộc Bài.”
Đại khái chuyện muốn nói là mỗi chúng ta đều học được từ sách vở, học đường, tôn giáo và nhiều nguồn giáo dục khác những điều tốt đẹp.
Thật đáng buồn, thực tế không giống như những gì ta được dạy.
Trong cuộc đời có quá nhiều những kẻ không thuộc bài, có quá nhiều những ngụy quân tử, nói rất đúng bài vở nhưng chính họ lại làm khác và Thế Uyên nhân danh một người thuộc bài, phê phán về điều đó.
Tôi đã từng có lúc bạo gan nghĩ là mình cũng thuộc loại thuộc bài nên hết sức thông cảm và chia xẻ nỗi buồn của Thế Uyên, ủng hộ Thế Uyên .
Về sau Thế Uyên lập nhà xuất bản Thái Độ, lại đúng nữa, xã hội của chúng ta quả là có nhiều vấn đề cần tỏ thái độ và tôi lại tiếp tục ủng hộ Thế Uyên dù tôi chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết gì với ông .
Tôi giữ một tình cảm rất đặc biệt về Thế Uyên cho đến năm 1979. Hồi đó các trại tù đã được thăm nuôi và tôi được bạn bè lén lút gởi cho tờ báo Đứng Dậy hay Đối Diện gì đó của nhóm Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan.
Trong tờ báo này có một bài viết của Thế Uyên, anh ta kể về một cái Tết ở trại giam Kà Tum .
Nhà văn lớn có khác, tả tết thì đúng là tết, có thịt cá bánh trái ê hề, có cà phê thuốc lá vui vẻ, có giọng nói tiếng cười “hồ hỡi phấn khởi” .
Có những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, có các cán bộ khoan hòa nhân ái như những nhà tu, đặc biệt là cảm tưởng sung sướng xúc động của tác giả khi được đứng nghiêm chào lá cờ máu trong ngày đầu năm .
Tôi đọc bài báo mà buồn lắm, buồn ghê gớm lắm. Tôi biết là trong hàng ngũ những kẻ không thuộc bài đã có thêm một người và tôi tự buộc mình phải quên hai chữ Thế Uyên đi, thật đau lòng nhưng phải quên, nhất định quên .
Tôi xin trở lại với cà phê Hân và xin làm ơn bỏ qua một bên cái cảm giác xa lạ của riêng tôi.
Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người.
Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà phê Duyên Anh (không biết nơi này có liên quan gì với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bởi một người chủ ái mộ nhà văn này).
Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Thống Nhất - Cường Để .
Và các anh em bên khu Đài Phát Thanh, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hướng Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mỉm cuời và sẽ thấy rất gần gũi, rất thân thiết .
Tôi rời Sài Gòn cũng chưa được bao lâu, ở Thủ Đức thì cũng chỉ mới là lính tập sự, lính sữa. Đã có tối nào nhìn toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn.
Đã có đêm nào trùm poncho ghìm súng ngồi dưới mưa giữa vòng vây quân địch đâu, mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hải .
Đã bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nhìn máu chảy cho đến hết đâu, mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng.
Vậy mà tôi đã tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa lạ, lạc lõng với Hân, với Sài Gon. Kỳ cục không?
Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm. Nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ, để phân tích điều gì, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh.
Sau này, nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Mười Ngày Phép Của Một Người Lính” Tôi đọc và thấy nhẹ nhàng thơ thới lắm.
Đại khái tác giả đã nhân danh một người lính mà đặt vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng.
Tôi nhẹ nhõm vì ông Thế Uyên đã nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.
Đoạn sau đây lẽ ra không có trong bài viết này, nhưng tôi vừa nhắc đến nhà văn Thế Uyên với một cách nói được hiểu như là một sự mến mộ vì vậy nên tôi xin phép nói thêm vài điều trong cái ngoặc đóng này.
Đúng, có một thời gian rất dài tôi mến mộ ông Thế Uyên. Tôi mê Thế Uyên từ truyện ngắn “Những Kẻ Thuộc Bài.”
Đại khái chuyện muốn nói là mỗi chúng ta đều học được từ sách vở, học đường, tôn giáo và nhiều nguồn giáo dục khác những điều tốt đẹp.
Thật đáng buồn, thực tế không giống như những gì ta được dạy.
Trong cuộc đời có quá nhiều những kẻ không thuộc bài, có quá nhiều những ngụy quân tử, nói rất đúng bài vở nhưng chính họ lại làm khác và Thế Uyên nhân danh một người thuộc bài, phê phán về điều đó.
Tôi đã từng có lúc bạo gan nghĩ là mình cũng thuộc loại thuộc bài nên hết sức thông cảm và chia xẻ nỗi buồn của Thế Uyên, ủng hộ Thế Uyên .
Về sau Thế Uyên lập nhà xuất bản Thái Độ, lại đúng nữa, xã hội của chúng ta quả là có nhiều vấn đề cần tỏ thái độ và tôi lại tiếp tục ủng hộ Thế Uyên dù tôi chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết gì với ông .
Tôi giữ một tình cảm rất đặc biệt về Thế Uyên cho đến năm 1979. Hồi đó các trại tù đã được thăm nuôi và tôi được bạn bè lén lút gởi cho tờ báo Đứng Dậy hay Đối Diện gì đó của nhóm Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan.
Trong tờ báo này có một bài viết của Thế Uyên, anh ta kể về một cái Tết ở trại giam Kà Tum .
Nhà văn lớn có khác, tả tết thì đúng là tết, có thịt cá bánh trái ê hề, có cà phê thuốc lá vui vẻ, có giọng nói tiếng cười “hồ hỡi phấn khởi” .
Có những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, có các cán bộ khoan hòa nhân ái như những nhà tu, đặc biệt là cảm tưởng sung sướng xúc động của tác giả khi được đứng nghiêm chào lá cờ máu trong ngày đầu năm .
Tôi đọc bài báo mà buồn lắm, buồn ghê gớm lắm. Tôi biết là trong hàng ngũ những kẻ không thuộc bài đã có thêm một người và tôi tự buộc mình phải quên hai chữ Thế Uyên đi, thật đau lòng nhưng phải quên, nhất định quên .
Tôi xin trở lại với cà phê Hân và xin làm ơn bỏ qua một bên cái cảm giác xa lạ của riêng tôi.
Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người.
Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà phê Duyên Anh (không biết nơi này có liên quan gì với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bởi một người chủ ái mộ nhà văn này).
Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Thống Nhất - Cường Để .
Và các anh em bên khu Đài Phát Thanh, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hướng Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mỉm cuời và sẽ thấy rất gần gũi, rất thân thiết .
Tôi vừa mời các
bạn đi thăm một vòng mấy quán cà phê mà chắc nhiều anh em trong chúng ta từng
quen biết, từng có những gắn bó thế này hay thế khác.
Tôi xin ngừng ở đây nhưng anh em có thể tiếp tục đến những nơi chốn kỷ niệm khác của riêng mình.
Tôi biết anh em đều là những người nặng tình cho nên tôi tin là mỗi hẻm nhỏ, mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi cổng trường đều thấp thoáng bóng hình của tuổi nhỏ, của quê xưa .
Tôi xin nhắc là anh em nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kiếng cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa .
Anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió .
Anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa . Ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối với nhau cũng rất đẹp.
Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ . Một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ.
Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, tặng tất cả những ai còn có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy ... dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở đâu đó ... nơi quê nhà .
Nguyễn Mạnh An Dân
Tôi xin ngừng ở đây nhưng anh em có thể tiếp tục đến những nơi chốn kỷ niệm khác của riêng mình.
Tôi biết anh em đều là những người nặng tình cho nên tôi tin là mỗi hẻm nhỏ, mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi cổng trường đều thấp thoáng bóng hình của tuổi nhỏ, của quê xưa .
Tôi xin nhắc là anh em nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kiếng cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa .
Anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió .
Anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa . Ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối với nhau cũng rất đẹp.
Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ . Một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ.
Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, tặng tất cả những ai còn có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy ... dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở đâu đó ... nơi quê nhà .
Nguyễn Mạnh An Dân
304Đen –
Llttm
(Tìm được tên tác giả bài viết này, xin cáo lỗi đã ghi "không đề tên tác giả" ở các phần đầu)
No comments:
Post a Comment