Sunday, September 4, 2016

Chuyện Trí Thức Miền Bắc XHCN - Không Đề Tên Tác Giả



Chuyện Trí Thức Miền Bắc XHCN

 


Sau khi cướp xong chính quyền . Trí thức miền Bắc quẳng súng cầm bút , đòi lại quyền được viết , quyền tự do tư tưởng của con người . Vâng của con người , vì con vật làm gì biết suy nghĩ mà ... mà tư với tưởng !

Phong trào Nhân văn Giai Phẩm ra đời . Bị đàn áp và trù đập đến mãi sai cả 1975 cũng chưa thả hết !! Xin được sơ lược vài dòng :

Thuỵ An, bị bắt trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm . “nữ sĩ Thuỵ An.” đã tự chọc mù một mắt ,sau 3 tháng bị Cộng Sản cầm tù với lời tuyên bố, “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng một con mắt ” Ôi, đúng là câu nói để đời, uy vũ có một không hai
, nữ sĩ Thuỵ An, vị anh thư bất hạnh, thân bại danh liệt, đã bị vùi giập, bị bôi bẩn thành một tội phạm suốt mấy mươi năm dưới chế độ cộng sản, mãi tới năm 1978, bà được thả ,sau khi được thả bà vào Saigon sống và chết ở đó nữ sĩ Thụy An, người nữ tù kiên cường, bất khuất, người đã hy sinh hạnh phúc riêng mình trong mưu cầu đòi hỏi tự do cho dân tộc.

Hữu Loan, tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa trong một gia đình nông dân nghèo. Sau khi đỗ tú tài, ông sinh sống bằng nghề dạy học. Từ những năm 1940, nhà thơ tham gia cách mạng và từng làm Phó chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn.
Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội làm biên tập viên báo Văn Nghệ, tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm... Đi tù....đến năm 1958, ông về quê, sống bằng nhiều nghề như: làm ruộng, đánh cá, thồ đá... cho đến lúc qua đời. Ôi,một kiếp tài hoa trong cái gọi là XHCNVN !!

Còn nhiều ... nhiều nữa . Trong lúc tìm cà phê , mời các vị thưởng thức , vừ
a nhâm nhi vừa nhớ lại SaiGon thửơ ấy , nhớ lại trí thức VN của một thời xa xưa ... và sau này . Diệt xong NVGP , trí thức VN còn lại chỉ rặt là một loài hoa vạn thọ !!! xin tạm post mấy dòng về nhân vật Lê Đạt :

Đào Phương Liên, con gái Lê Đạt, đã ghi lại bối cảnh gia đình, nhân ngày giỗ đầu của cha. Bài văn khơi động một cảnh sống mà người ngoại cuộc không thể hình dung nổi, chúng tôi xin trích lại ở đây:


(... Suốt tuổi thơ, con luôn trăn trở mãi trong lòng câu hỏi Bố là ai ? ...)
Nhưng con không dám hỏi Bố vì sao , sau những buổi vui vẻ ấy, Mẹ lại lo lắng nhắc Bố: “Ông đừng có nói to, cười lớn như thế!”. Bố thế nào cũng nổi cáu, quặc lại: “Tôi có làm gì khuất tất đâu mà không được cười to, nói to?”
Con đã bênh Bố vì nghĩ đó không phải là một tội nhưng lại thầm thắc mắc: “Vì sao nhỉ? Hay cười nói to thế là không lịch sự ?”
Rồi một hôm Mẹ đi làm về, nhỏ to thì thầm: “Bà vợ ông Văn Cao dặn tôi nhắc ông vẫn có người theo dõi đấy. Ông phải cẩn thận. Đừng có cười to, nói to. Người ta để ý đấy!’’
Con đã quá quen với lời nhắc nhở đó, giờ chỉ còn mỗi bận tâm: “ Văn Cao nào nhỉ? Làm sao mà Bố quen được với tác giả TIẾN QUÂN CA cơ chứ?”
Trên chiếc thùng gỗ tạp mà bề mặt xù xì dăm gỗ, chỉ rộng bằng tờ báo, kê dưới chiếc cửa sổ có chấn song nhỏ xíu của căn gác 3 như chuồng chim cu nhà ta, bố úp đáy làm bàn ngổn ngang giấy tờ, sách báo, Bố ngồi bệt dưới sàn, hý hoáy viết rồi gạch xóa.
Bố là nhà thơ, nhà văn ư? Con thoáng nghĩ đến cái nghề cao siêu đó. Con lén tìm đọc. Con chỉ thấy vài chữ nguệch ngoạc bên lề những mẩu báo, bên lề những bài kiểm tra của con hay ở mặt sau những tờ giấy đen xì nổi gai: "chi chi…chành chành, rồng rắn lên mây, cái đanh thổi lửa"

… Mà mỗi khi con hỏi bố tìm gì vì thấy bố hoảng hốt, cáu gắt loạn lên thì bố chỉ im im rồi thở dài. Bố đâu biết mẹ con con khi lau dọn tưởng là rác vứt đi rồi ! Con vội gạt đi ngay vì nhà mình không có một quyển truyện, một quyển thơ nào.
Và con lại trăn trở với câu hỏi: Bố là ai? Làm nghề gì?
Cho đến tận năm 1975, năm lớp 10 cuối cấp, một cậu bạn cùng phố, học từ thời vỡ lòng với con, con một cán bộ miền Nam tập kết cấp cỡ, đến lớp bô bô: “Bố cái Liên là phản động chúng mày ạ”.
Con nghe máu nóng bốc rát mặt nhưng cúi mặt vờ không nghe thấy. Một cậu bạn kế bên đế thêm: “Bố nó sỏ nhầm giầy à ?” Lúc đó, con chỉ muốn độn thổ vì sợ.
Về nhà, con len lén để ý xem Bố có đúng là “phản động” không? Con không dám hỏi vì sợ… đúng ???. Vì sợ… đụng phải nỗi đau cần phải che dấu của Bố dù con không hề tin !
Con đã tự trấn an mình bằng những kiến thức thu nạp được qua biết bao chuyện công an bắt gián điệp những tối thứ bẩy, qua những câu chuyện trong các tạp chí QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN, qua những nhân vật phản diện xấu xa trong các tác phẩm văn học.
Con vừa là công an theo dõi Bố, vừa là luật sư phản biện, bảo vệ Bố. Con chịu khó lục tìm mọi chứng cớ có lợi cho Bố.
Con tự lý giải : Nếu Bố là “phản động” thì Bố đã không khóc ngày Bác Hồ mất ! Nếu Bố “phản động” thì đã không có thẻ thương binh ! (Lúc đó con không biết đó là thẻ Bố được tặng?)
Rồi con không được xét vào Đoàn dù lần kết nạp nào con cũng được giới thiệu . ... Rồi con làm hồ sơ thi đại học, anh con bác hàng xóm cười khẩy: “Rồi em cũng như tụi anh thôi. Có giỏi mấy cũng chẳng vào được đại học. Cùng lắm là Sư phạm. Mà mày chưa Đoàn viên thì đừng mơ !”
Đem thắc mắc đó về hỏi, Bố cười gạt đi: “Làm gì có chuyện đó. Con cứ thi đi. Mà Bố thấy Sư phạm cũng tốt”.
Bố chợt trầm ngâm: “Chắc không có chuyện gì đâu. Bút danh của Bố là Lê Đạt cơ mà. Có phải Đào Công Đạt đâu mà lo?”.
Rồi Bố lo lắng hỏi lại: “Thế có thật không phải Đoàn viên thì không được vào Sư phạm không con?”. Và bố lại tất tả dắt xe đi…
Cho đến lúc ấy con mới được nghe từ Bố cái bút danh Lê Đạt nhưng quả thật không gây ấn tượng gì với con vì con chưa bao giờ nghe tới phong trào Nhân Văn Giai Phẩm .
Và Bố không biết đâu, ngay những ngày đầu của năm thứ nhất Sư phạm ngoại ngữ, trong một giờ văn học sử Pháp, thầy giáo không biết sao lại nhắc đến “bọn Nhân văn Trần Dần, Lê Đạt” với những câu “bôi xấu chế độ”.

"Tôi bước đi
Không thấy phố ,
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trên nền cờ đỏ"

Của bác Trần Dần

Và của Bố (Lê Đạt ) :

"Đặt bục công an giữa trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi theo chế độ".

Con đã cúi gằm mặt, người nổi gai vì ngỡ cả hội trường dồn mắt nhìn mình.
Cho tới ngày Bố "đi xa", cô chủ nhiệm của con mới móm mém : “tao đến khổ vì chuyện vào Đoàn của mày”. Con thật thà: “vì em chưa xứng đáng”. Cô vỗ vai: “vì cái lý lịch”

trích Bố ơi, những câu chuyện của con... của Đào Phương Liên

Không Đề Tên Tác Giả

304Đen - Llttm


No comments: