TÂM
SỰ KẺ ĐI SỨ: PHẠM TÔNG MẠI (范宗邁 )
Trong lịch sử Việt Nam, từ thời lập quốc cho tới các triều đại Đinh Lê Lý Trần... vua nước ta thường cử người đi sứ sang Tàu để triều cống hoặc nhận phong chức. Cuộc hành trình thật gian nan nguy hiểm mà kết quả thì thật khiêm tốn, mang về cho triều đình nước ta những sắc chỉ hoặc danh hiệu tên nước An Nam, thật tủi thân cho người đi sứ và đau buồn cho dân tộc Việt Nam. Sau đây ta hãy phân tích bài "Bắc Sứ Ngẫu Thành" của Phạm Tông Mại để hiểu thêm nỗi lòng của ông trong lần đi sứ đó:
野館曾經宿 Dã quán tằng kinh túc,
吟鞭故少留 Ngâm tiên cố thiểu lưu.
白雲當戶曉 Bạch vân đương hộ hiểu,
黃葉滿林秋 Hoàng diệp mãn lâm thu.
斷雁稀家信 Đoạn nhạn hy gia tín,
蹄猿自客愁 Đề viên tự khách sầu.
吟鞭故少留 Ngâm tiên cố thiểu lưu.
白雲當戶曉 Bạch vân đương hộ hiểu,
黃葉滿林秋 Hoàng diệp mãn lâm thu.
斷雁稀家信 Đoạn nhạn hy gia tín,
蹄猿自客愁 Đề viên tự khách sầu.
(范宗邁 ) (Phạm Tông Mại)
Chú thích từ ngữ:
ngẫu (偶):( bộ "nhân" bên trái): tình cờ,không tính trước.
Dã (野): đồng quê
tằng (曾): từng, đã trãi qua, đi qua.
tiên (鞭):( bộ "cách"革 bên trái): cây roi, lấy roi mà quất.
thiểu (少): ít, còn đọc là thiếu (nhỏ)
hiểu (曉): trời sáng, ban mai. Có bộ "nhật" bên trái chỉ mặt trời.
mãn (滿): (bộ "thủy" bên trái): đầy, ngập đầy, hết hạn.
đoạn (斷): đứt, dứt ( đoạn tình, đoạn nghĩa, đứt đoạn)
nhạn (雁): chim nhạn, vịt trời, (loài chim thường thiên di về mùa Thu khi sương
xuống để tìm nắng ấm,vì thế nhạn để chỉ người đưa tin)
viên (猿): (bộ "khuyển" 犬 bên trái): con vượn.
thử sinh (此生): đời nầy, kiếp nầy.
vấn (問): hỏi (bộ "khẩu" ở giữa nghĩa là cái miệng để nói).
hưu canh vấn (休更問): đừng hỏi nữa.
nhiệm(任): (còn đọc "nhậm") : nhận lãnh, gánh vác, mặc kệ.
du du (悠悠): xa xôi, mịt mù.
Sơ lược tiểu sử tác giả:
Ông làm quan dưới triều vua nhà Trần. Sanh và mất
năm nào chưa rõ, nguyên họ Chúc (祝)là một họ thiểu số nên
vua Trần Nhân Tông cho đổi thành họ Phạm lớn hơn. Tên cũ là cố (固) trùng với tên thầy học là Nguyễn Sĩ Cố (阮 士 固)nên vua cho đổi thành Mại(邁). Phạm Tông Mại(范 宗 邁) còn gọi tắt là Phạm Mại(范 邁),ông người làng Kính Chủ , huyện Giáp Sơn, phủ Tân Hưng, nay
là huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương; là anh em ruột với Phạm Ngộ. Dưới triều Trần
Minh Tông ông có đi sứ sang Trung Quốc cùng với Nguyễn Trung Ngạn. Trong vụ án
Trần Quốc Chẩn ông hết sức bênh vực cho ông nầy nhưng vua không nghe. Sau đó việc
lỡ dở chứng minh ông đúng nên được vua khen. Tác phẩm còn lại có 5 bài thơ và 1
bài phú.
Dịch nghĩa:
Đã từng (ngủ) qua đêm trong những quán trọ đồng
quê,
Chiếc roi quất gió, chỉ ghé tạm đây chốc lát.
Buổi sáng mây bay ngang trước cửa
Lá vàng (giờ) đã ngập rừng thu
(Trên trời, một) cánh nhạn lẽ loi, tin nhà thưa
thớt
Vượn kêu, lòng khách tự sầu
Cuộc đời nầy, thôi đừng hỏi nữa
Đi hay dừng, mặc cho số mệnh mịt mù.
Phân tích và nhũng lời bình của Nguyễn Cang:
Vấn đề đi sứ sang Trung Quốc của các quan ngày
xưa như thế nào, tài liệu lịch sử ghi lại rất ít hay rất sơ sài mà kết quả thật
ít ỏi, đôi khi người đi sứ còn bị mất mạng do thái độ hung hăng của một số vua
quan Trung Quốc. Những lời tường thuật của các quan đi sứ hầu hết bị thất lạc
nên ngày nay khó tìm được tài liệu có giá trị đầy đủ. Ta có thể kể vài trường hợp
tiêu biểu sau đây còn ghi lại trong sách vở như phái đoàn của Nguyễn Đăng Đạo
đi sứ kéo dài từ tháng giêng năm Đinh Sữu (1697) đến tháng tư mùa hạ năm Mậu Dần
(1698) đạt được kết quả là đem được quốc thư tới Yên Kinh nói rõ việc lộn xộn ở
biên giới với vua Thanh, để đòi lại vùng đất thuộc hai động Tuyên Quang và Hưng
Hóa bị quan thổ ty nhà Thanh chiếm trái phép, điều mà trước đây các sứ bộ khác
của nước ta không làm đựơc. Tiếp theo sau còn có nhiều cuộc đi sứ khác như phái
đoàn của Đinh Nho Hoàn và Nguyễn Công Hãn. Riêng Đinh Nho Hoàn thì có ghi chép
và làm thơ trên cuộc hành trình. Nội dung chỉ gởi gấm niềm tâm sự trung hiếu với
vua với nước và nỗi nhớ vợ con, cha mẹ già yếu mà không đề cập tới lịch trình
làm việc khi tiếp xúc với vua quan Trung Quốc. Cuộc hành trình xử dụng đường thủy
lẫn đường bộ qua nhiều vùng đất khác nhau rất hiểm trở nơi đất khách. Đại cương
đi sứ là như thế, bây giờ ta trở lại bài thơ Bắc Sứ Ngẫu Thành của Phạm Mại.
Hai câu 1-2:
Dã quán tằng kinh túc,
Ngâm tiên cố thiểu lưu.
Ngâm tiên cố thiểu lưu.
Mô tả cuộc hành trình hối hả trên đất khách nhưng không kém vất vả. Phái đoàn nhiều lần ngủ trọ trong các quán đồng quê hẻo lánh ở dọc đường nên lần nầy không dám dừng chân lâu sợ trễ nãi công việc. Hình ảnh "chiếc roi quất gió" cho ta thấy tác giả cầm roi vừa quất gió vừa ngâm thơ cho vơi bớt nỗi lo âu.
Hai câu 3-4:
Bạch vân đương hộ hiểu,
Hoàng diệp mãn lâm thu.
Hoàng diệp mãn lâm thu.
Tác giả đã vượt khỏi ải Nam Quan từ lâu, sang hẳn
bên đất Tàu rồi! Ngước nhìn trờì thấy mây bay ngang qua cửa sổ, ngó ra sân thấy
lá vàng ngập lối. Hình ảnh mây bay, lá vàng rơi ngập sân vào mùa thu là hình ảnh
quen thuộc trong thi ca Việt Nam, tạo nguồn cảm hứng cho thi nhân, chạnh lòng
nhớ nhà, nhớ quê hương. Nhà thơ Lưu Trọng Lư trong bài Tiếng Thu cũng đã mượn
hình ảnh mùa thu để nói lên nỗi buồn nhớ người yêu, tuy khác với Phạm Tông Mại
về hoàn cảnh và đối tượng nhưng có chung một tâm sự:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Hai câu 5-6:
Đoạn nhạn hy gia tín,
Đề viên tự khách sầu.
Đề viên tự khách sầu.
Tả nỗi buồn lữ thứ, giờ đã xa rồi, quê hương
chìm tong khói lam chiều nhà ai đó. Cánh nhạn lẻ loi, tượng trưng cho nỗi cô
đơn trong lòng người (ẩn dụ sâu sắc, tuyệt vời, gợi cảm xúc thương cho người đi. Cánh nhạn lẽ loi kia chính là
hình ảnh của tác giả bơ vơ lạc lõng giữa xứ người, mang trách nhiệm nặng nề
nhưng không biết thành bại ra sao? Sự cô đơn không đáng sợ bằng mạng sống của
mình, liệu có bảo toàn được hay không? Làm thân của một nước nhược tiểu, đi sứ
mà không có một luật lệ nào bảo vệ tánh mạng. Ôi! thật tộị nghiệp cho thân phận
kẻ đi sứ thời bấy giờ). Nỗi buồn càng quay quắt dâng cao khi vắng tin nhà, chốn
cũ không biết bây giờ ra sao? Ngàn trùng diệu vợi cách xa. Đêm đêm vọng lại tiếng
chim kêu, làm chùng lòng lữ khách, buồn hiu hắt! Lại thêm tiếng vượn hú nghe
như cắt da, đứt ruột. Trong ca dao Việt Nam có câu tả cảnh lấy chồng xa, nằm nghe
tiếng vượn hú mà chạnh lòng, thương cho thân gái dặm trường: Má ơi đừng gả con
xa/ Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?!
Trong bài thơ Đăng Cao của Đỗ Phủ
cũng có những cảm xúc tương tự khi mượn hình ảnh con vượn, trong mùa thu, cất
tiếng kêu trong đêm trường, gợi buồn khôn xiết:
渚清沙白鳥飛回
無邊落葉 蕭蕭下
不盡長江滾滾來
萬里悲秋常作客
百年多病獨登臺。
Phiên âm:
Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai,
Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi.
Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
Vạn lý bi thu thường tác khách,
Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Dịch
nghĩa:
Vũng nước trong, cát trắng, chim bay trở về.
Vô vàn lá rụng ào ào không dứt,
Sông dài nước cuồn cuộn chảy vô tận.
Xa nhà vạn dặm, vẻ thu hiu hắt, mãi làm khách xứ người,
Đau ốm suốt đời, một mình lên đài.
Thử sinh hưu cánh vấn,
Hành chỉ nhiệm du du.
Hành chỉ nhiệm du du.
Xa nhà nếu chỉ buồn không thôi thì không có gì đáng nói đằng nầy tác giả
lại than cho số phận của mình, chán nản tuyệt vọng, mặc cho dòng đời đưa đẩy.
Đi sứ là một vinh dự cũng là một trách nhiệm của một ông quan, nhưng tại sao
tác giả lại tỏ ra bi quan thất chí như đi vào hang hùm, ổ rắn? Vì vua Trung Hoa
tự cho mình là thiên tử, vua của vua, chẳng coi thiên hạ nước khác ra gì, thậm
chí còn cho là man di mọi rợ nữa. Đôi khi bị chạm tự ái họ có thể ra lịnh sát hại
tại chỗ. Điển hình là cuộc đi sứ của Mạc Đỉnh Chi. Ông nầy bị bọn quan lại, tôi
tớ nhà Nguyên bày đủ trò cạm bẫy để miệt thị ông và vua nước ta. Ỷ thế kẻ cả họ
làm điều sằng bậy. Phải kể thêm sứ thần Giang Văn Minh: Dưới đời vua Lê Thần
Tông (1619-1643), Giang Văn Minh được cử sang Trung Quốc để nạp cống và cầu
phong. Vì muốn làm nhục sứ thần và vua quan nước ta nên vua nhà Minh mới nhắc lại
việc Mã Viện dựng cột đồng ở Giao Chỉ, bằng một vế đối:
Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
(Cột đồng đến nay rêu đã phủ xanh)
Giang Văn Minh ứng khẩu tiếp vế sau:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
(Sông Bạch Đằng Giang từ xưa máu còn đỏ)
Giang Văn Minh muốn nhắc cho vua nhà Minh nhớ ba lần đi xăm lược nước ta đều bị thảm bại trên sông Bạch Đằng.
Vua nhà Minh lấy làm hỗ thẹn, tức giận ra lịnh giết Giang Văn Minh. Cả
triều đình nước Nam thương tiếc người anh hùng dám hy sinh mạng sống để bảo vệ
uy tín và danh dự vua quan nước Nam. Còn vua Thần Tông ca ngợi: "Đi sứ
không làm nhục quốc thể,thật anh hùng kim cổ".
Dịch
thơ:
Đi sứ Bắc ngẫu
nhiên làm thơ
Quán quê từng ngủ lại
Roi, thơ tạm dừng đây
Cửa sớm giăng mây bạc
Rừng thu lá ngập đầy
Nhạn lẽ loi, tin vắng
vượn hú sầu chơi vơi
Tương lai đừng hỏi nũa
Ra sao phó mặc đời!
(Nguyễn
Cang)
Bản dịch 2/
(của V.Ng)
Hành trình e trễ nãi;
Nơi đây tạm dừng cương,
Quất roi trong gió bãi
2.
Ngang đầu mây núi bay,
Rừng thu mưa lá úa,
Vượn hú sầu sớm mai,
Tin nhạn đâu không thấy.
3.
Ngàn trùng sao diệu vợi,
Yên kinh mờ thấy đâu.
Tử sinh sao số mệnh,
Bàn chi chuyện mai sau.
(V. Ng)
Nguyễn Cang,
25/8/2016
No comments:
Post a Comment