Saigon Quán Cà
Phê Và Tuổi Lang Thang
1.
Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nỗi tan tác chung của cả một dân tộc!
Anh em nào có ở Đại Học Xá Minh Mạng những năm 1966-67, đã từng lê la ngồi ngắm đất trời ở Ngã Sáu Chợ Lớn.
Chỗ quán cóc ngay góc đường Minh Mạng và Nguyễn Tri Phương, từng ít nhiều là thân chủ có ký sổ dài hạn với chú Tàu con phì lũ.
Xin nhận một lời nhắn : Hồi " đổi đời " mấy anh tứ tán muôn phương hết, ba bốn cuốn sổ đầy những con số em không lấy được đồng nào nhưng em không buồn.
Nhớ lại những ngày vui cũ mà rầu thúi ruột. Ước gì có được không khí hồi đó, con người hồi đó !!! Mấy anh đi ra đi vào, hớn hở kể chuyện tán đào, rầu rĩ ôm gối thất tình, nồng nhiệt tính chuyện lấp biển dời sông.
Bàn tán tính đường trốn lính, cái gì cũng ồn ào bộc trực, thoải mái tự nhiên, không màu mè rào đón, không kiểu cách đóng trò gì cả, sống đã thiệt !!! Vui kiểu đó em bán cà phê cho mấy anh ký sổ hoài cũng được .
Đầu năm 1980, giữa rừng già Bình Long tôi đã tình cờ gặp lại người chủ, người bạn nhỏ này.
Tôi là tù cải tạo, bạn khổ sai kinh tế mới, cả hai đều thảm như nhau nhưng đều có chút rộn ràng nhịp thở khi nhắc lại những chuyện mới đó nhưng như đã lâu lắm rồi.
Người bạn nhỏ đã nói với tôi những lời ấm áp, không nguyên văn thì cũng đúng ý như đã ghi ở trên và tôi muốn gởi những lời này đến các bạn như một kỷ niệm chung và tôi cũng muốn mượn dịp này để nói về cà phê Sài Gòn, ngày đó.
Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết mà, muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: cà phê sẽ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị .
Hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi. Muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không ?
Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị Rhum, thì Rhum. Bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Bretain vào.
Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà.
Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm lấy.
Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc. Bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan mới đã đời, thú vị phải không?
Thì đó, bạn đã có đủ hết những gì bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đòi đi uống cà phê tiệm, dị hợm không?
Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người cà phê.
“Uống” không khí và cảnh sắc cà phê. “Uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi.
Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.
Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài Gòn và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở mình to tát.
Những cơn lốc kinh hồn. Những bùng vỡ vượt mọi giới hạn. Những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.
Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố năm 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đã nhân danh một cuộc cách mạng
Nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lãnh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lý, tái chỉnh lý.
Chính quyền quân nhân. Chính quyền dân sự. Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung. Phong Trào Nhân Dân Tự Quyết ở Đà Nẵng. Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường. Thiên Chúa Giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác.Người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông, theo với nó là các Snack Bars, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lý và đạo đức.
Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực. Đủ thứ chiêu bài, đủ thứ lý thuyết mới mẻ và lôi cuốn được nhân danh, được nhắc đến…
Như vậy đó, miền Nam Việt Nam những năm giữa thập niên 60. Như vậy đó, tuổi trẻ Việt Nam lột xác: phải biết lớn ra, phải tự già đi trước tuổi của mình. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại.
Những mơ mộng hoa bướm tự nó đã thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên.
Khuôn mặt, dáng vẻ dường như tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không còn, cũng không thể vô tư nhởn nhơ được nữa.
Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên. Những ly cà phê đắng đầu tiên trong đời được nhấp vào và dù muốn hay không, tuổi trẻ đã thực sự bị chi phối, và phải thường xuyên đối diện với những bất hạnh của dân tộc mình.
Những thảm kịch của thân phận mình và quán cà phê trở thành cái nơi chốn hẹn hò để trải dài tâm tư, để trầm lắng suy gẫm.
Có một chút bức thiết, thật lòng. Có một chút làm dáng, thời thượng. Thông cảm giùm đi, tập làm người lớn mà.
Những ngày mới vào thủ đô, tôi ở Đại Học Xá Minh Mạng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm.
Trong suốt nhiều tuần lễ đầu tiên tôi đã dè dặt khi đi lại và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu “thần chú” bạn bè mớm cho: Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên và mường tượng ra một “lá bùa” như một thứ kim chỉ nam khả dụng.
Hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển.
Dĩ nhiên nếu tính từ đại học xá, Phan Thanh Giản được hiểu như bao gồm cả khúc Minh Mạng nối từ Ngã Bảy đến Ngã Sáu Chợ Lớn và Phan Đình Phùng phải cộng thêm khúc Lý Thái Tổ rẽ phải đến Ngã Bảy hay rẽ trái đến Trần Hoàng Quân để về Ngã Sáu.
Về sau, khi đã khá quen quen, lá bùa được vẽ lớn thêm ra: Từ Phan Thanh Giản , rẽ phải theo Lê Văn Duyệt sẽ đến phố chính Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, chợ Bến Thành, rẽ trái lên Hòa Hưng, Bảy Hiền.
Từ Phan Thanh Giản rẽ phải ở Hai Bà Trưng sẽ đến bến Bạch Đằng, rẽ trái sẽ qua cầu Kiệu, Ngã Tư Phú Nhuận. Cũng từ Phan Thanh Giản rẽ trái ở Đinh Tiên Hoàng sẽ đến rạp Casino Dakao, Lăng Ông Bà Chiểu và hướng ngược lại là trường Văn Khoa.
Cứ như thế, cái xe Gobel hai số cọc cạch, nổ bành bạch như máy xay lúa, trung thành như một người bạn thân thiết tha tôi đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Những ngày này tôi là khách thường trực của quán cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia.
Nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp.
Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong. Cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.
Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương.
Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó.
Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó, việc của bạn là uống vậy thì đừng táy máy đụng vào làm hư cà phê của tôi.
Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và chờ. Yên tâm đi, đừng nôn nóng gì cả, bạn sẽ có cà phê ngon để uống mà.
Ông chủ sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường cho bạn, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất.
Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương. Đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương.
Nhiều người mới đến lần đầu không biết, cà phê bưng tới là tự lo liệu cho mình đều bị chỉnh ngay: Ông nôn nóng mở phin lỏng như vậy nước chảy ào ào còn gì là Thu Hương !
Ông bỏ đường ngọt như ăn chè vậy còn gì là Thu Hương ! Ông khuấy cốp cốp kiểu đó cà phê sẽ chua lét là ông giết Thu Hương rồi !
“Thằng cha” này rắc rối thật nhưng là sự rắc rối có thể hiểu được, thông cảm được miễn là cà phê ngon. Mà cà phê Thu Hương ngon thiệt, ngon lắm.Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh. Có người dùng ánh sáng và trang trí. Có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên.
Có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công.
Khách đến với Thu Hương là ai ? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên.
Từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại. Từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Võ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Dakao cả mà.
Cũng có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm .
“Ông” nào “Bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng với nào là “Hố Thẳm Tư Tưởng” của Phạm Công Thiện, Cho Cây Rừng Còn Xanh Lâu của Nguyễn Ngọc Lan, Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh, v.v.
Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác. Tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà phê.
Thu Hương nổi tiếng như vậy. Ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ !
Lại còn phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, rì rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian.
Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó thì không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà!
Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với VCT, một người bạn đang học năm cuối ở trường Y Khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh .
Coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ.
Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo.
Hồi sinh viên LKSN "té lầu "chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát, thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm.
Người với người, chả lẽ không còn cách nào để có thể đối với nhau phải chăng hơn hay sao? Câu hỏi này theo anh rất lâu. Anh ra trường, làm y sĩ tiền tuyến, ở lại với thương bệnh binh ngày thành phố di tản và vào tù .
Đến lúc này anh đã có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.
Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur. Bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết Cà Phê Hồng ở đâu không ?
Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung Tâm Thực Nghiệm Y Khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý.
Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bảng hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả.
Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại.
Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá, một bình hoa tươi, một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than.
Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạn phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.
Cà Phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi.
Tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại.
Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cỡ như “Đại Bác Đêm Đêm…” hay “Đàn Bò Vào Thành Phố…” đã trở thành một cái “mốt,” một cơn dịch truyền lan khắp nơi , đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người.
Cà Phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán, những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút, đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly.Đến Hồng không chỉ có nghe nhạc về quê hương, chiến tranh và thân phận. Ở đây còn có thể đọc về những điều đó.
Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà Phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.
Hồi Nguyễn Đăng Trừng chuẩn bị ứng cử vào Tổng Hội Sinh Viên, ban tham mưu của anh ta thường gặp nhau ở Cà Phê Hồng và khi Trừng thành chủ tịch, Đặng Tấn Tới phụ trách tờ Nội San Sinh Viên .
Mặc dù lúc đó đã có trụ sở ở số 4 Duy Tân, rất nhiều anh em cũng vẫn thường kéo nhau đến Cà Phê Hồng.
Không đề tên tác giả
304Đen - LlttmAi có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nỗi tan tác chung của cả một dân tộc!
Anh em nào có ở Đại Học Xá Minh Mạng những năm 1966-67, đã từng lê la ngồi ngắm đất trời ở Ngã Sáu Chợ Lớn.
Chỗ quán cóc ngay góc đường Minh Mạng và Nguyễn Tri Phương, từng ít nhiều là thân chủ có ký sổ dài hạn với chú Tàu con phì lũ.
Xin nhận một lời nhắn : Hồi " đổi đời " mấy anh tứ tán muôn phương hết, ba bốn cuốn sổ đầy những con số em không lấy được đồng nào nhưng em không buồn.
Nhớ lại những ngày vui cũ mà rầu thúi ruột. Ước gì có được không khí hồi đó, con người hồi đó !!! Mấy anh đi ra đi vào, hớn hở kể chuyện tán đào, rầu rĩ ôm gối thất tình, nồng nhiệt tính chuyện lấp biển dời sông.
Bàn tán tính đường trốn lính, cái gì cũng ồn ào bộc trực, thoải mái tự nhiên, không màu mè rào đón, không kiểu cách đóng trò gì cả, sống đã thiệt !!! Vui kiểu đó em bán cà phê cho mấy anh ký sổ hoài cũng được .
Đầu năm 1980, giữa rừng già Bình Long tôi đã tình cờ gặp lại người chủ, người bạn nhỏ này.
Tôi là tù cải tạo, bạn khổ sai kinh tế mới, cả hai đều thảm như nhau nhưng đều có chút rộn ràng nhịp thở khi nhắc lại những chuyện mới đó nhưng như đã lâu lắm rồi.
Người bạn nhỏ đã nói với tôi những lời ấm áp, không nguyên văn thì cũng đúng ý như đã ghi ở trên và tôi muốn gởi những lời này đến các bạn như một kỷ niệm chung và tôi cũng muốn mượn dịp này để nói về cà phê Sài Gòn, ngày đó.
Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết mà, muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: cà phê sẽ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị .
Hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi. Muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không ?
Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị Rhum, thì Rhum. Bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Bretain vào.
Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà.
Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm lấy.
Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc. Bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan mới đã đời, thú vị phải không?
Thì đó, bạn đã có đủ hết những gì bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đòi đi uống cà phê tiệm, dị hợm không?
Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người cà phê.
“Uống” không khí và cảnh sắc cà phê. “Uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi.
Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.
Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài Gòn và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở mình to tát.
Những cơn lốc kinh hồn. Những bùng vỡ vượt mọi giới hạn. Những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.
Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố năm 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đã nhân danh một cuộc cách mạng
Nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lãnh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lý, tái chỉnh lý.
Chính quyền quân nhân. Chính quyền dân sự. Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung. Phong Trào Nhân Dân Tự Quyết ở Đà Nẵng. Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường. Thiên Chúa Giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác.Người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông, theo với nó là các Snack Bars, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lý và đạo đức.
Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực. Đủ thứ chiêu bài, đủ thứ lý thuyết mới mẻ và lôi cuốn được nhân danh, được nhắc đến…
Như vậy đó, miền Nam Việt Nam những năm giữa thập niên 60. Như vậy đó, tuổi trẻ Việt Nam lột xác: phải biết lớn ra, phải tự già đi trước tuổi của mình. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại.
Những mơ mộng hoa bướm tự nó đã thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên.
Khuôn mặt, dáng vẻ dường như tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không còn, cũng không thể vô tư nhởn nhơ được nữa.
Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên. Những ly cà phê đắng đầu tiên trong đời được nhấp vào và dù muốn hay không, tuổi trẻ đã thực sự bị chi phối, và phải thường xuyên đối diện với những bất hạnh của dân tộc mình.
Những thảm kịch của thân phận mình và quán cà phê trở thành cái nơi chốn hẹn hò để trải dài tâm tư, để trầm lắng suy gẫm.
Có một chút bức thiết, thật lòng. Có một chút làm dáng, thời thượng. Thông cảm giùm đi, tập làm người lớn mà.
Những ngày mới vào thủ đô, tôi ở Đại Học Xá Minh Mạng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm.
Trong suốt nhiều tuần lễ đầu tiên tôi đã dè dặt khi đi lại và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu “thần chú” bạn bè mớm cho: Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên và mường tượng ra một “lá bùa” như một thứ kim chỉ nam khả dụng.
Hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển.
Dĩ nhiên nếu tính từ đại học xá, Phan Thanh Giản được hiểu như bao gồm cả khúc Minh Mạng nối từ Ngã Bảy đến Ngã Sáu Chợ Lớn và Phan Đình Phùng phải cộng thêm khúc Lý Thái Tổ rẽ phải đến Ngã Bảy hay rẽ trái đến Trần Hoàng Quân để về Ngã Sáu.
Về sau, khi đã khá quen quen, lá bùa được vẽ lớn thêm ra: Từ Phan Thanh Giản , rẽ phải theo Lê Văn Duyệt sẽ đến phố chính Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, chợ Bến Thành, rẽ trái lên Hòa Hưng, Bảy Hiền.
Từ Phan Thanh Giản rẽ phải ở Hai Bà Trưng sẽ đến bến Bạch Đằng, rẽ trái sẽ qua cầu Kiệu, Ngã Tư Phú Nhuận. Cũng từ Phan Thanh Giản rẽ trái ở Đinh Tiên Hoàng sẽ đến rạp Casino Dakao, Lăng Ông Bà Chiểu và hướng ngược lại là trường Văn Khoa.
Cứ như thế, cái xe Gobel hai số cọc cạch, nổ bành bạch như máy xay lúa, trung thành như một người bạn thân thiết tha tôi đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Những ngày này tôi là khách thường trực của quán cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia.
Nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp.
Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong. Cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.
Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương.
Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó.
Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó, việc của bạn là uống vậy thì đừng táy máy đụng vào làm hư cà phê của tôi.
Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và chờ. Yên tâm đi, đừng nôn nóng gì cả, bạn sẽ có cà phê ngon để uống mà.
Ông chủ sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường cho bạn, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất.
Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương. Đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương.
Nhiều người mới đến lần đầu không biết, cà phê bưng tới là tự lo liệu cho mình đều bị chỉnh ngay: Ông nôn nóng mở phin lỏng như vậy nước chảy ào ào còn gì là Thu Hương !
Ông bỏ đường ngọt như ăn chè vậy còn gì là Thu Hương ! Ông khuấy cốp cốp kiểu đó cà phê sẽ chua lét là ông giết Thu Hương rồi !
“Thằng cha” này rắc rối thật nhưng là sự rắc rối có thể hiểu được, thông cảm được miễn là cà phê ngon. Mà cà phê Thu Hương ngon thiệt, ngon lắm.Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh. Có người dùng ánh sáng và trang trí. Có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên.
Có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công.
Khách đến với Thu Hương là ai ? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên.
Từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại. Từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Võ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Dakao cả mà.
Cũng có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm .
“Ông” nào “Bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng với nào là “Hố Thẳm Tư Tưởng” của Phạm Công Thiện, Cho Cây Rừng Còn Xanh Lâu của Nguyễn Ngọc Lan, Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh, v.v.
Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác. Tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà phê.
Thu Hương nổi tiếng như vậy. Ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ !
Lại còn phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, rì rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian.
Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó thì không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà!
Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với VCT, một người bạn đang học năm cuối ở trường Y Khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh .
Coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ.
Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo.
Hồi sinh viên LKSN "té lầu "chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát, thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm.
Người với người, chả lẽ không còn cách nào để có thể đối với nhau phải chăng hơn hay sao? Câu hỏi này theo anh rất lâu. Anh ra trường, làm y sĩ tiền tuyến, ở lại với thương bệnh binh ngày thành phố di tản và vào tù .
Đến lúc này anh đã có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.
Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur. Bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết Cà Phê Hồng ở đâu không ?
Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung Tâm Thực Nghiệm Y Khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý.
Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bảng hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả.
Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại.
Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá, một bình hoa tươi, một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than.
Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạn phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.
Cà Phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi.
Tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại.
Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cỡ như “Đại Bác Đêm Đêm…” hay “Đàn Bò Vào Thành Phố…” đã trở thành một cái “mốt,” một cơn dịch truyền lan khắp nơi , đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người.
Cà Phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán, những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút, đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly.Đến Hồng không chỉ có nghe nhạc về quê hương, chiến tranh và thân phận. Ở đây còn có thể đọc về những điều đó.
Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà Phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.
Hồi Nguyễn Đăng Trừng chuẩn bị ứng cử vào Tổng Hội Sinh Viên, ban tham mưu của anh ta thường gặp nhau ở Cà Phê Hồng và khi Trừng thành chủ tịch, Đặng Tấn Tới phụ trách tờ Nội San Sinh Viên .
Mặc dù lúc đó đã có trụ sở ở số 4 Duy Tân, rất nhiều anh em cũng vẫn thường kéo nhau đến Cà Phê Hồng.
Không đề tên tác giả
(Còn tiếp phần 2)
No comments:
Post a Comment