Hồn Sài Gòn
Từ đó, có nghĩa là từ
lúc “không
biết tự bao giờ” đó. Tất cả mọi thứ thị dân chạm vào đều có thể là
chất độc, chứa chất cấm, là “đồ Trung Quốc”. Ba chữ “đồ Trung Quốc” bây giờ cũng không
còn nghĩa vụ chỉ ra nơi xuất xứ của một món hàng nữa mà nó là một cách, một cụm
từ dùng để “vạch trần”. Hầu hết người Sài Gòn khi nói về thứ gì đó bẩn, độc,
hại đáng bỏ đi hoặc cực chẳng đã PHẢI DÙNG ÐỠ. Ði mua rau, trái cây, đồ gia dụng, đồ
điện tử, thậm chí đi ra/vào thẩm mỹ viện người ta cũng hỏi:
– Phải “đồ Trung Quốc” không?
Lúc quởn, đi ăn, uống cà phê đôi khi cũng len lén lật đít chén, đít ly lên coi thử xuất xứ. Dẫu biết chẳng để làm gì hay thay đổi được điều chi nhưng không biết từ bao giờ người Sài Gòn “bị nhiễm” thói quen này. Thấy hàng chữ “made in China” là nổi da gà.
(Cũng nhờ vậy) mà từ đó Sài Gòn lại hình thành xu hướng mới, xu hướng “quay về thời xưa”. Không chỉ những người già bồi hồi ngồi nhắc hoài niệm:
– Ðồ hồi xưa bền lắm, toàn của Pháp, Mỹ không, xài kỹ là dùng được mấy đời!
– Mấy thứ dỏm này giờ mắc mỏ chứ hồi xưa quẳng chó nhai…
Mà còn có cả tầng tầng, lớp lớp người trẻ tìm về những “ngày xửa ngày xưa” để tìm hiểu, để làm sống lại những hoài niệm của người già. Từ khóa “vintage” chưa bao giờ ngưng “hot” ở các trang mạng xã hội. Các quán cà phê, nhà hàng cũng chạy hối hả theo phong cách này để thu hút khách, những cái “ngày xửa ngày xưa” trong “ngày nảy ngày nay” mọc ra nhan nhản khắp mọi ngóc ngách của Sài Gòn.
– Phải “đồ Trung Quốc” không?
Lúc quởn, đi ăn, uống cà phê đôi khi cũng len lén lật đít chén, đít ly lên coi thử xuất xứ. Dẫu biết chẳng để làm gì hay thay đổi được điều chi nhưng không biết từ bao giờ người Sài Gòn “bị nhiễm” thói quen này. Thấy hàng chữ “made in China” là nổi da gà.
(Cũng nhờ vậy) mà từ đó Sài Gòn lại hình thành xu hướng mới, xu hướng “quay về thời xưa”. Không chỉ những người già bồi hồi ngồi nhắc hoài niệm:
– Ðồ hồi xưa bền lắm, toàn của Pháp, Mỹ không, xài kỹ là dùng được mấy đời!
– Mấy thứ dỏm này giờ mắc mỏ chứ hồi xưa quẳng chó nhai…
Mà còn có cả tầng tầng, lớp lớp người trẻ tìm về những “ngày xửa ngày xưa” để tìm hiểu, để làm sống lại những hoài niệm của người già. Từ khóa “vintage” chưa bao giờ ngưng “hot” ở các trang mạng xã hội. Các quán cà phê, nhà hàng cũng chạy hối hả theo phong cách này để thu hút khách, những cái “ngày xửa ngày xưa” trong “ngày nảy ngày nay” mọc ra nhan nhản khắp mọi ngóc ngách của Sài Gòn.
Từ ngoài vào trong
Nhưng rất ít người biết, có một Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa” chính cống đang âm thầm sống gần 80 năm giữa những Sài Gòn “ngày nảy ngày nay” giả cổ vài ba năm tuổi. Ðó là một nơi khó tìm ra “ba cái đồ Trung Quốc” vì từ cây vợt lược cà phê cũng có tuổi đời cao hơn cô chủ quán.
Bạn không đọc nhầm đâu, cà phê ở quán này đặc biệt không pha bằng phin, bằng máy hoặc tổ chức cho khách hàng nhìn thấy tận mắt một dây chuyền rang, xay, pha chế để thu hút khách kiểu “công nghiệp hóa” như bây giờ. Cà phê ở đây được xay ra, pha trong cái vợt và siêu đất cùng với nước đun sôi (nước này sau khi hứng ra từ vòi đã được trữ trong lu sành ba, bốn ngày cho lóng cặn và tinh khiết hơn, bay mùi thuốc khử trùng), sau vài lần lọc cà phê qua mấy cái vợt để chắc lọc hết tinh túy và “cốt” thì thành phẩm được bỏ vào siêu đất và ủ trên bếp than hồng đến khi được đưa lên tận… răng khách hàng. Cách pha chế thủ công này rất độc đáo, phổ biến ngày xưa nhưng bây giờ ở Sài Gòn chỉ còn 3 quán cà phê còn thực hiện. Nhưng tôi đã đi và thấy rằng, ở các quán khác chỉ làm qua loa chứ không bài bản và “đúng quy trình” như ở đây.
Pha chế cà phê “kho”
“Con có người giới thiệu hay đọc ở đâu mà biết quán vậy? Hay coi Youtube? Bữa có đứa sinh viên sân khấu điện ảnh chọn quán để quay phim tài liệu, làm bài tập luôn đó.”
“Quán mình có nhiều điều đặc biệt lắm con: một là nó xưa, có từ 1938 rồi, nhiều khách không cho sửa quán, họ bảo khi sửa xong rồi nó hết cái xưa cũ để hoài niệm mất, để vậy luôn; hai là cafe nguyên chất, nhiều người sành uống là ghiền lắm, cô lựa từng hạt cà phê mà con; ba là nhạc, cô lựa nhạc kỹ lắm, toàn nhạc xưa thôi. Cuối cùng là ở đây cái gì cũng… bền: khách ở đây toàn khách quen hàng chục năm, có gia đình mấy đời chỉ uống cà phê quán cô không đó con, bởi ai mới tới cô nhìn biết hết. Mà chỗ cung cấp cafe cho quán cũng 3 đời rồi….”
“Cô gốc Huế đó nghen, đáng ra cô là “Công Huyền Tôn Nữ…” mà sinh ở trong Nam nên là người trong này luôn rồi.”
Nhưng rất ít người biết, có một Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa” chính cống đang âm thầm sống gần 80 năm giữa những Sài Gòn “ngày nảy ngày nay” giả cổ vài ba năm tuổi. Ðó là một nơi khó tìm ra “ba cái đồ Trung Quốc” vì từ cây vợt lược cà phê cũng có tuổi đời cao hơn cô chủ quán.
Bạn không đọc nhầm đâu, cà phê ở quán này đặc biệt không pha bằng phin, bằng máy hoặc tổ chức cho khách hàng nhìn thấy tận mắt một dây chuyền rang, xay, pha chế để thu hút khách kiểu “công nghiệp hóa” như bây giờ. Cà phê ở đây được xay ra, pha trong cái vợt và siêu đất cùng với nước đun sôi (nước này sau khi hứng ra từ vòi đã được trữ trong lu sành ba, bốn ngày cho lóng cặn và tinh khiết hơn, bay mùi thuốc khử trùng), sau vài lần lọc cà phê qua mấy cái vợt để chắc lọc hết tinh túy và “cốt” thì thành phẩm được bỏ vào siêu đất và ủ trên bếp than hồng đến khi được đưa lên tận… răng khách hàng. Cách pha chế thủ công này rất độc đáo, phổ biến ngày xưa nhưng bây giờ ở Sài Gòn chỉ còn 3 quán cà phê còn thực hiện. Nhưng tôi đã đi và thấy rằng, ở các quán khác chỉ làm qua loa chứ không bài bản và “đúng quy trình” như ở đây.
Pha chế cà phê “kho”
“Con có người giới thiệu hay đọc ở đâu mà biết quán vậy? Hay coi Youtube? Bữa có đứa sinh viên sân khấu điện ảnh chọn quán để quay phim tài liệu, làm bài tập luôn đó.”
“Quán mình có nhiều điều đặc biệt lắm con: một là nó xưa, có từ 1938 rồi, nhiều khách không cho sửa quán, họ bảo khi sửa xong rồi nó hết cái xưa cũ để hoài niệm mất, để vậy luôn; hai là cafe nguyên chất, nhiều người sành uống là ghiền lắm, cô lựa từng hạt cà phê mà con; ba là nhạc, cô lựa nhạc kỹ lắm, toàn nhạc xưa thôi. Cuối cùng là ở đây cái gì cũng… bền: khách ở đây toàn khách quen hàng chục năm, có gia đình mấy đời chỉ uống cà phê quán cô không đó con, bởi ai mới tới cô nhìn biết hết. Mà chỗ cung cấp cafe cho quán cũng 3 đời rồi….”
“Cô gốc Huế đó nghen, đáng ra cô là “Công Huyền Tôn Nữ…” mà sinh ở trong Nam nên là người trong này luôn rồi.”
Quy trình pha chế
Cô Sương, là chủ quán kiêm nhân viên phục vụ duy nhất của quán cười phóng khoáng, nói chuyện duyên dáng với tất cả các vị khách, hầu như ai mới vô quán cũng đều được nghe cô giới thiệu những câu tương tự như vậy.
“Trước 1975, Cheo Leo nằm gần trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong), học sinh trường Chu Văn An, Kiến Thiết, cũng thường là khách của quán. Mấy ông khách ngồi đồng ở đây ngày xưa cũng là những công chức nhà nước, cảnh sát, sĩ quan vì nơi đây gần với ty cảnh sát cũ”.
Cô Sương, là chủ quán kiêm nhân viên phục vụ duy nhất của quán cười phóng khoáng, nói chuyện duyên dáng với tất cả các vị khách, hầu như ai mới vô quán cũng đều được nghe cô giới thiệu những câu tương tự như vậy.
“Trước 1975, Cheo Leo nằm gần trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong), học sinh trường Chu Văn An, Kiến Thiết, cũng thường là khách của quán. Mấy ông khách ngồi đồng ở đây ngày xưa cũng là những công chức nhà nước, cảnh sát, sĩ quan vì nơi đây gần với ty cảnh sát cũ”.
Gần một kios cũ trong khu
chợ Bàn Cờ, góc ngã tư đông đúc lại có mấy chú xe ôm dàn xe phía trước nên rất
khó để bạn tìm thấy quán “cafe cũ xì” này. Nhưng không sao, nó quá nổi tiếng
nên bạn có thể hỏi thăm, người Sài Gòn luôn sẵn sàng trả lời, có khi còn… nắm
tay dắt bạn đến trước cửa quán.
“Giờ vàng” của quán là tầm 6, 7 giờ, lúc ấy khách đông nhất. Bạn sẽ dễ nhầm nơi đây đang… họp tổ dân phố. Cả trẻ lẫn già ngồi với nhau chung bàn, không hề có khoảng cách vì… quán khá nhỏ và chật. Không gian quán nhỏ nên quán chỉ có chừng bốn năm cái bàn, lại nằm trong hẻm nên xe khách phải dựng hai bên nhà trong xóm, có hôm cô hàng xóm (của chủ quán) đứng ra bảo:
– Con cứ “dô” uống đi, cô ngó xe cho!
Khách đến cứ chỗ trống mà ngồi vào chẳng cần biết quen hay lạ, già hay trẻ. Ðúng kiểu cà phê cóc Sài Gòn.
“Ghiền Cheo Leo không chỉ vì vị cà phê độc đáo mà còn vì những dư vị xưa cũ ở đây thể hiện trong từng vết đen bám trên tường, cái kệ sách do ông chủ ngày xưa đóng, cái ghế cái bàn bạc màu cùng tháng năm, và nhất là những bản nhạc theo chủ đề được cô chủ lựa chọn kỹ lưỡng. Ðến Cheo Leo khoái nhất là “tám” với cô chủ quán. Hầu như chuyện gì trên trời dưới đất, trong nhà ngoài đời, chuyện xưa chuyện nay gì cổ cũng “tiếp’ mình được hết. Có hôm trời mưa ngồi trong quán uống cà phê, nghe nhạc chủ đề mưa rồi trò chuyện với cổ mà thấy cuộc đời trôi nhẹ như hương cà phê vậy.” Ðây là một tâm sự của vị khách ruột trẻ tuổi thường xuyên đến quán.
“Giờ vàng” của quán là tầm 6, 7 giờ, lúc ấy khách đông nhất. Bạn sẽ dễ nhầm nơi đây đang… họp tổ dân phố. Cả trẻ lẫn già ngồi với nhau chung bàn, không hề có khoảng cách vì… quán khá nhỏ và chật. Không gian quán nhỏ nên quán chỉ có chừng bốn năm cái bàn, lại nằm trong hẻm nên xe khách phải dựng hai bên nhà trong xóm, có hôm cô hàng xóm (của chủ quán) đứng ra bảo:
– Con cứ “dô” uống đi, cô ngó xe cho!
Khách đến cứ chỗ trống mà ngồi vào chẳng cần biết quen hay lạ, già hay trẻ. Ðúng kiểu cà phê cóc Sài Gòn.
“Ghiền Cheo Leo không chỉ vì vị cà phê độc đáo mà còn vì những dư vị xưa cũ ở đây thể hiện trong từng vết đen bám trên tường, cái kệ sách do ông chủ ngày xưa đóng, cái ghế cái bàn bạc màu cùng tháng năm, và nhất là những bản nhạc theo chủ đề được cô chủ lựa chọn kỹ lưỡng. Ðến Cheo Leo khoái nhất là “tám” với cô chủ quán. Hầu như chuyện gì trên trời dưới đất, trong nhà ngoài đời, chuyện xưa chuyện nay gì cổ cũng “tiếp’ mình được hết. Có hôm trời mưa ngồi trong quán uống cà phê, nghe nhạc chủ đề mưa rồi trò chuyện với cổ mà thấy cuộc đời trôi nhẹ như hương cà phê vậy.” Ðây là một tâm sự của vị khách ruột trẻ tuổi thường xuyên đến quán.
Khách nước ngoài thích thú thử pha chế cà phê “kho”
“Nói chung nghỉ làm rồi thì thay bà chị bán cho vui, duy trì truyền thống gia đình chứ cũng không đủ đâu vô đâu hết. Ðược cái quán này quán nhà không phải trả tiền thuê mướn gì cả. Bỏ qua vấn đề kinh tế mình bán là vì vui”.
Cô chủ quán cười đon đả, nói như vậy. Thật ra với 8000vnd cho một ly cà phê đá, khách hàng là người “lời” nhất ở đây chứ không phải chủ quán. Vì vừa được nghe những bản nhạc hay, những câu chuyện rất lịch sử thuộc về Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa”, được nói chuyện với cô chủ và học lén “bí kíp” pha cà phê “kho” lâu đời… Cái lời nhất là, ta hiểu thế nào là “hồn Sài Gòn”.
“Nói chung nghỉ làm rồi thì thay bà chị bán cho vui, duy trì truyền thống gia đình chứ cũng không đủ đâu vô đâu hết. Ðược cái quán này quán nhà không phải trả tiền thuê mướn gì cả. Bỏ qua vấn đề kinh tế mình bán là vì vui”.
Cô chủ quán cười đon đả, nói như vậy. Thật ra với 8000vnd cho một ly cà phê đá, khách hàng là người “lời” nhất ở đây chứ không phải chủ quán. Vì vừa được nghe những bản nhạc hay, những câu chuyện rất lịch sử thuộc về Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa”, được nói chuyện với cô chủ và học lén “bí kíp” pha cà phê “kho” lâu đời… Cái lời nhất là, ta hiểu thế nào là “hồn Sài Gòn”.
Quán rất nổi tiếng
Nó không nằm ở những làn khói thuốc bay ra từ ly cà phê đặc quánh, không nằm trong những vết sẹo thời gian trên cái tường vôi nứt nẻ, cái trần nhà ám đen mùi cà phê thoang thoảng… hồn Sài Gòn nằm trong những lời nói hòa hợp đủ giọng điệu các vùng miền, tầng lớp, tuổi tác. Từng câu đùa duyên từng tiếng chửi thề. Hồn Sài Gòn nằm trong tim những người thương yêu và nhung nhớ về nó, trong cái quán nhỏ Cheo Leo giữa thành phố đổi tên này.
Ngoài uống tại chỗ, quán còn thiết kế cả bao bì “take away” cho khách mang về. Cô chủ cũng rất “cập nhật thông tin” nên luôn xin addfriend facebook những vị khách của mình để “quảng cáo”, nhờ đó mà quán ngày càng đông khách trẻ, kể cả khách ngoại quốc cũng biết đến nơi này như một nơi phải đến khi ghé Sài Gòn. Các tờ báo lớn trong và ngoài nước cũng từng viết về nơi này như một “bảo tàng lịch sử”. Cả về con người lẫn hiện vật vì cô Sương còn giữ rất nhiều thứ “ngày xửa ngày xưa” để lại.
Nó không nằm ở những làn khói thuốc bay ra từ ly cà phê đặc quánh, không nằm trong những vết sẹo thời gian trên cái tường vôi nứt nẻ, cái trần nhà ám đen mùi cà phê thoang thoảng… hồn Sài Gòn nằm trong những lời nói hòa hợp đủ giọng điệu các vùng miền, tầng lớp, tuổi tác. Từng câu đùa duyên từng tiếng chửi thề. Hồn Sài Gòn nằm trong tim những người thương yêu và nhung nhớ về nó, trong cái quán nhỏ Cheo Leo giữa thành phố đổi tên này.
Ngoài uống tại chỗ, quán còn thiết kế cả bao bì “take away” cho khách mang về. Cô chủ cũng rất “cập nhật thông tin” nên luôn xin addfriend facebook những vị khách của mình để “quảng cáo”, nhờ đó mà quán ngày càng đông khách trẻ, kể cả khách ngoại quốc cũng biết đến nơi này như một nơi phải đến khi ghé Sài Gòn. Các tờ báo lớn trong và ngoài nước cũng từng viết về nơi này như một “bảo tàng lịch sử”. Cả về con người lẫn hiện vật vì cô Sương còn giữ rất nhiều thứ “ngày xửa ngày xưa” để lại.
Tay cầm miếng
giò-cháo-quẩy chấm vào ly bạc sỉu (cũng là “đặc sản” của quán, món này cũng
xuất xứ từ các quán cà phê vợt xưa, người ta cho sữa vào ly đã trụng sôi, cho
một ít cà phê vào và cuối cùng cho nước sôi lên), miệng vừa nhâm nhi thưởng
thức vị béo của sữa và bánh, mùi thơm của cà phê, tôi cùng các “bô lão” vểnh
tai nghe văng vẳng lời bài hát của cố nhạc sĩ Anh Bằng và nhà thơ Phan Thành
Tài:
“Anh còn nợ em /Chim về núi nhạn /Trời mờ mưa đêm /Trời mờ mưa đêm”
Bỗng có một bạn trẻ “gào” lên:
“Anh còn nợ em /Nguyên nhân cá chết /Nguyên nhân cá chết /Anh còn nợ em…”
Một bạn khác tiếp lời:
“Anh còn nợ em /Tàu bay đã rớt /Tàu bay đã rớt /Anh còn nợ em…”
Cả quán cười rần rần, hồn Sài Gòn ở đó chứ ở đâu?
“Anh còn nợ em /Chim về núi nhạn /Trời mờ mưa đêm /Trời mờ mưa đêm”
Bỗng có một bạn trẻ “gào” lên:
“Anh còn nợ em /Nguyên nhân cá chết /Nguyên nhân cá chết /Anh còn nợ em…”
Một bạn khác tiếp lời:
“Anh còn nợ em /Tàu bay đã rớt /Tàu bay đã rớt /Anh còn nợ em…”
Cả quán cười rần rần, hồn Sài Gòn ở đó chứ ở đâu?
Du Uyên
304Đen –
Llttm -tvvn
No comments:
Post a Comment