“Vua Ca
Vọng Cổ Út Trà Ôn” Và “Vua Viết Lời Vọng Cổ Viễn Châu”
Dù ghiền hay không ghiền vọng cổ, ở miền Nam hễ nhắc đến vọng cổ thì
người ta nghĩ ngay đến Tình Anh Bán Chiếu, tới Út Trà Ôn và tới Viễn Châu. Đây
là một bài ca ngoại hạng của làng vọng cổ, ngoại hạng vì nó được xem như bài
phổ biến nhất trong tất cả các bài vọng cổ, và đặc biệt là vì bài ca này đã đưa
hai người lên ngôi báu: “Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn” và “Vua viết lời vọng cổ
Viễn Châu”.
Soạn giả Viễn Châu tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh năm 1924 tại xã Đôn
Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ông thành thạo từ nhỏ đàn tranh và đàn
guitar phím lõm, đặc biệt tuyệt kỷ đàn tranh của ông đã được xem là độc nhất vô
nhị, và đến hiện tại chưa có người thế nổi. Nếu với nghệ danh Bảy Bá ông được
xem là nhạc sĩ bậc thầy, thì với nghệ danh Viễn Châu ông đã leo lên ngôi báu
với vương hiệu là “Vua viết lời vọng cổ”.
Vua viết lời vọng cổ Viễn Châu
Tài năng đo ni đóng giày của ông cũng xếp hàng thượng thừa, vì nhờ những bài vọng cổ của ông mà rất nhiều nghệ sĩ thời vàng son của cải lương đã thành danh như : Út Bạch Lan, Thanh Hương, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Minh Cảnh, Thanh Sang, Phương Quang, Minh Vương…
Viễn Châu là một soạn giả cổ nhạc hi hữu. Hi hữu vì đến hiện tại ông đã là tác giả của gần 70 vở cải lương lớn nhỏ và trên dưới 2 000 bài vọng cổ, lập kỷ lục chưa ai phá nổi trong làng sân khấu cải lương! Hi hữu là vì khán giả cải lương xưa nay có thói quen là chỉ quan tâm đến nghệ sĩ, tên tuồng hay tên bài ca mà ít quan tâm đến tên soạn giả, thậm chí nghệ sĩ biểu diễn có khi còn không biết mình đang ca bài của soạn giả nào, ấy vậy mà người mộ điệu cải lương Miền Nam từ già đến trẻ ai mà không biết soạn giả Viễn Châu!
Nếu soạn giả Viễn Châu là hi hữu thì bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu của ông lại càng hi hữu. Hi hữu vì Viễn Châu có đến 2000 bài vọng cổ, ấy thế mà khi nhắc đến Viễn Châu là người ta nghĩ ngay đến Tình Anh Bán chiếu. Hi hữu là vì bài ca này không chỉ làm bất tử tên tuổi của ông, mà còn đưa vào huyền thoại người được mệnh danh là “Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn”.
Lãng du cùng Tình Anh Bán Chiếu
Bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu có nội dung đơn giản. Bài ca là tâm sự của một thanh niên đến từ Cà Mau làm nghề bán chiếu, khi ghe chiếu anh cặp bến ở Ngã Bảy Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, anh được một cô gái đặt làm đôi chiếu, được cô dẫn vào tận phòng riêng để đo ni chiếc giường. Thời gian trôi qua, khi anh trở lại giao chiếu như giao hẹn thì cô gái đã sang ngang. Cô sang ngang mà có biết đâu anh bán chiếu đã thầm thương trộm nhớ, và anh cảm thấy tủi cho thân phận bán chiếu của mình.
Có nhiều câu chuyện được thêu dệt xung quanh chuyện tình anh bán chiếu. Có người còn mạnh dạng cho rằng, soạn giả Viễn Châu một lần nọ khi ghé qua Ngã Bảy Phụng Hiệp đã gặp anh bán chiếu thất tình, ông đến trò chuyện và biết được câu chuyện tình dở dang của anh nên đã viết nên bài ca Tình Anh Bán Chiếu. Thế nhưng, theo soạn giả Viễn Châu, thì vào năm 1959, nghệ sĩ Út Trà Ôn về ký hợp đồng với hãng dĩa Hồng Hoa. Bà chủ hãng đĩa mới đề nghị Viễn Châu viết gấp một bài đặc biệt cho Út Trà Ôn ca với mục đích là “làm náo động thị trường”.
Viễn Châu tìm trong trí nhớ và nhớ ra có một lần ông đi từ Bạc Liêu về Sài Gòn, tới khu chợ nổi Phụng Hiệp thì xe hơi bị chết máy, phải đậu lại sửa, khi ngồi nghỉ, Viễn Châu chợt thấy một anh chàng tay ôm đôi chiếu bông đứng mệt nhọc giữa trưa nắng như chờ ai trước một căn nhà đóng kín, xa xa lại có một đám cưới. Hình ảnh đó đã gây ấn tượng mạnh trong lòng một nghệ sĩ đầy cảm xúc như Viễn Châu và ông đã hóa thân thành anh bán chiếu nọ để được yêu, được tâm sự. Thế là bài ca Tình Anh Bán Chiếu đã ra đời.
Nội dung bài ca khá đơn giản. Có người còn cho rằng, khi nghe kỹ rõ ràng thấy tình tiết câu chuyện phi lý, vì anh bán chiếu có cớ gì để thất tình, anh và cô gái nọ chưa từng hò hẹn với nhau mà chỉ là quan hệ người bán chiếu và người đặt mua chiếu mà thôi. Thế thì tại sao bài ca lại đi sâu vào lòng người đến thế? Lại được người mộ điệu say mê đến thế? Đến mức trở thành bài vọng cổ được phổ biến nhất đến thế? Đến mức làm bất tử tên tuổi hai ông vua của làng cổ nhạc Miền Nam đến thế?
Câu trả lời có lẽ trước tiên nằm ở cái gọi là “tâm hồn nghệ sĩ”. Tình yêu vốn không có qui luật nên yêu đơn phương cũng không có quy luật, mà tình yêu của nghệ sĩ lại càng không có qui luật. Tâm hồn nghệ sĩ vốn dễ xao động và dễ đồng cảm với những cung bậc hỉ nộ ái ố của cuộc đời, huống chi đối với một nghệ sĩ lớn như Viễn Châu, với 2000 bài ca và được người mộ điệu yêu thích, thì thử hỏi cái tâm hồn nghệ sĩ đó ở Viễn Châu nó mới “mong manh” đến dường nào.
Còn nói về nội dung thì chính cái nội dung đơn giản của bài Tình Anh Bán Chiếu đã khiến nó dễ dàng đi vào lòng người, nhất là người miền sông nước Nam Bộ vốn mộc mạc và giàu tình cảm. Có một điều ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, một bài ca muốn được người mộ điệu yêu thương và ghi nhớ đòi hỏi trước hết phải “chạm” được cảm xúc của người mộ điệu, tức phải tìm được sự đồng cảm của người mộ điệu, nói cách khác là người nghe tìm được chính mình trong bài vọng cổ. Sự phổ biến “kỳ lạ” của Tình Anh Bán Chiếu suốt hơn nửa thế kỉ nay là một minh chứng hùng hồn rằng Viễn Châu đã “chạm” được cảm xúc của người Nam Bộ, tức đến cái tính mộc mạc trong cuộc sống đời thường nhưng không kém “sự dạt dào cảm xúc” trong tình yêu đôi lứa.
Vua ca vọng cổ – Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn
Út Trà Ôn sinh năm 1919 tại làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Ông là con thứ mười trong gia đình và cũng là cuối cùng, tức thứ Út theo cách gọi của người Nam Bộ. Năm 1937, ông được giới thiệu với đài phát thanh Sài Gòn và từ đó chính thức có nghệ danh là Út Trà Ôn, một kiểu lấy tên vừa để nhớ gia đình vừa để nhớ quê hương Trà Ôn của ông.
Xuất thân nhà nghèo nông thôn, Út Trà Ôn bắt đầu một sự nghiệp lẫy lừng trên sân khấu cải lương từ năm 18 tuổi. Cách diễn xuất của ông mộc mạc, chân phương, lại là người rất khó tính trong nghề, luôn có chí cầu tiến học hỏi, bởi vậy ông là một bậc thầy trong diễn xuất. Vỡ tuồng ghi đậm dấu ấn nhất trong lòng người mộ điệu là vỡ “Tuyệt Tình Ca” ông đóng cặp với Sầu nữ Út Bạch Lan, Bạch Tuyết và Thanh Sang thì đóng vai hai đứa con là Trường An và Long Hồ.
Lớp ca diễn để đời là lớp ông tái ngộ vợ hiền sau nhiều năm xa cách, Út Trà Ôn ca với Út Bạch Lan ba câu vọng cổ, đây là ba câu vọng cổ để đời của hai nghệ sĩ bậc thầy này. Út Trà Ôn mở đầu bằng 4 câu nói lối như sau: “Tôi đứng đây tưởng chừng như đứng trên bờ sông Mỹ Thuận, lúc mình quay xuồng trở lại với hai con. Bờ cây xa mờ nhuộm khói hoàng hôn, con nước lớn lục bình trôi rời rạc”, Cải lương chi bảo Bạch Tuyết nhận xét: khi nghe ông ngâm đoạn này, cô cảm thấy được ngay trước mắt cảnh rời rạc của lục bình trôi trên sông Mỹ Thuận. Quả thật như vậy, đúng là ông đã đưa trọn tình cảm và nghệ thuật ca cổ thượng thừa vào lời ca để nó trở nên truyền cảm một cách thần sầu đến như vậy.
Ấy thế nhưng khi nhắc đến Út Trà Ôn người mộ điệu nghĩ ngay đến cái tài ca vọng cổ của ông, một giọng ca và một cách ca mà đến hiện tại vẫn chưa có người kế tục xứng đáng. Năm 1960, ký giả Trần Tấn Quốc, người lập giải Thanh Tâm danh giá cho sân khấu cải lương, đã mở cuộc thăm dò ý kiến độc giả, và Út Trà Ôn đã được chọn là “Đệ nhất danh ca”. Báo chí, đồng nghiệp và người mộ điệu phong cho ông là “Vua ca vọng cổ”. Danh hiệu “đệ nhất danh ca” thì dù đã có đôi lần báo chí sau này tổ chức bầu chọn cho những nghệ sĩ thế hệ sau ông, nhưng đến hiện tại hễ nhắc đến “Đệ nhất danh ca” thì không hiểu sao người ta lại nghĩ ngay đến Út Trà Ôn.
Còn cương vị “Vua ca vọng cổ” thì hầu như vẫn nghiễm nhiên được người mộ điệu dành cho Út Trà Ôn.
Đi vào kỹ thuật ca, ta thấy Út Trà Ôn có giọng đồng, trầm. Kiểu ca và giọng ca của ông đã được xếp thành một trường phái ca vọng cổ riêng và luôn được xếp hàng đầu khi có người tìm hiểu về các trường phái ca vọng cổ. Ông được xếp đầu cũng đúng thôi vì trước Út Trà Ôn rõ ràng chưa có giọng ca nào được nổi danh như ông. Út Trà Ôn cũng chính là nghệ sĩ tiên phong trong việc phổ biến vọng cổ nhịp 32, một bài bản phổ biến nhất hiện nay.
Út Trà Ôn ca chân phương, mùi mẫn, hùng tráng, âm vực rộng, không ngân mà thường “hơ” đúng chất tài tử, phân nhịp độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa ca và diễn. Đây là trường phái ca mẫu mực, không lạng bẻ, kiểu cọ. Giọng ca này hoàn toàn tương thích với bản chất của bài vọng cổ là “tự sự”, là “chân phương hoa lá”. Nghe Út Trà Ôn ca ta không cần nhìn ông diễn cũng có thể cảm nhận được rõ ràng sắc thái tình cảm mà người viết gửi gắm, người nghe không còn chú ý đến nhịp nhàng tới câu mấy nữa, mà bị ru hồn bởi nội dung bài hát mà ông “tự sự” và bởi kỹ thuật ca điêu luyện, cách xấp chữ và ca chẻ nhịp độc nhất vô nhị.
Thế hệ sau cũng có nhiều người theo trường phái ca này, nhưng để gọi là kế thừa xứng đáng thì quả thật chưa có ai. Soạn giả Viễn Châu nhận xét về giọng ca Út Trà Ôn như sau: “Cách rèn giọng của anh được người trong nghề kính phục vì biết tạo âm vực đủ để khi phát âm được tròn vành rõ chữ. Anh còn có khiếu sắp văn chẻ nhịp….Nếu lắng nghe Út Trà Ôn ca và có óc phân tích, bạn sẽ nhận biết ngay thế mạnh của anh trong câu vọng cổ là chữ “hơ” điêu luyện và dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã chất chứa sự giàu có của làn hơi”.
Út Trà Ôn bất tử cùng Tình Anh Bán Chiếu
Nếu nhắc đến Vọng Cổ lập tức người yêu thích hay không yêu thích cổ nhạc đều nghĩ ngay đến bài Tình Anh Bán Chiếu, mà hễ nhắc đến Tình Anh Bán Chiếu thì lập tức nghĩ đến Út Trà Ôn và Viễn Châu. Tên tuổi Út Trà Ôn trước khi đến với bài Tình Anh Bán Chiếu cũng đã có tiếng rồi, thế nhưng với bài Tình Anh Bán Chiếu thâu ở hãng dĩa Hồng Hoa, giọng ca Út Trà Ôn đã thật sự làm chấn động làng cổ nhạc, và bài ca này đã làm bất tử tên tuổi của ông.
Sau Út Trà Ôn đã có nhiều nam nghệ sĩ thuộc hàng “đại gia” trong sân khấu cải lương ca lại bài Tình Anh Bán Chiếu, dù rằng mỗi người mỗi vẻ, mỗi người có cái hay riêng, thế nhưng không hiểu sao hễ nghe Út Trà Ôn ca Tình Anh Bán Chiếu thì người nghe mới thấy “đã cái lỗ tay”. Vì sao thế, có lẽ bởi vì giọng ca Út Trà Ôn là chân phương, buồn bả nên hoàn toàn thích hợp để thể hiện một bài vọng cổ chân phương buồn bả như Tình Anh Bán Chiếu, còn những kiểu ca lạng bẻ, kiểu cọ rõ ràng là không thích hợp với bài hát này. Nói cách khác, ta có thể tìm thấy tất cả những đặc trưng của giọng ca Út Trà Ôn qua Tình Anh Bán Chiếu.
Chiếu Cà Mau, Ngã Bảy Phụng Hiệp và Tình Anh Bán Chiếu
Chỉ một bài vọng cổ chưa đầy mười phút nhưng đã đưa hai người lên “ngôi báu”, đồng thời còn làm bất tử một “người” khác đó là “chiếu Cà Mau”. Mới mở đầu bài ca Viễn Châu đã viết : “Chiếu Cà Màu nhuộm màu tươi thắm, công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu, chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp tôi gối đầu mỗi đêm”. Ta bàn thêm một chút về “Chiếu Cà Mau” để hiểu rõ thêm bài Tình Anh Bán Chiếu.
Xưa kia, tại làng Tân Thành (nay là xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã hình thành làng chiếu Tân Thành, trải dài gần chục cây số dọc bờ sông Cái Nhúc bởi một số quân binh của vua Gia Long trên đường đi cầu Xiêm đã chán ghét chiến tranh, tìm đến lập nghiệp. Thời kỳ cực thịnh, chiếu Tân Thành đã vang danh khắp Nam kỳ lục tỉnh, ghe xuồng xuôi ngược trên dòng sông Cái Nhúc, lớp mang hàng ra chợ Cà Mau bỏ cho vựa, lớp xuôi về Ngã Bảy ra Phụng Hiệp, Phong Điền bán. Bởi vậy chiếu Tân Thành cũng là đại diện cho chiếu Cà Mau.
Nhờ Tình Anh Bán Chiếu mà vùng Ngã Bảy Phụng Hiệp cũng trở nên nổi tiếng ngoài sức tưởng tượng, đến mức mà một lãnh đạo của Huyện Phụng Hiệp thốt lên: “Nhờ bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu mà Ngã Bảy Phụng Hiệp được nổi danh khắn vùng Nam Bộ”. Ngã Bảy Phụng Hiệp là môt vùng kinh sáng thuộc huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Tại đây có Chợ Nổi Phụng Hiệp nổi tiếng được đề cập trong bài Tình Anh Bán Chiếu. Chợ Nổi Phụng Hiệp từng một thời là đầu mối giao thương lớn của miền cực nam, và hiện tại là một địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng đất này. Đây là một nơi giữa đồng quê sông nước đầy ấp phù sa dễ gây xúc cảm tâm hồn nghệ sĩ :
”Bảy sông dồn nước, cuồn cuộn nước
Phù sa lớp lớp, quyện phù sa”
(Ca dao)
Và nhờ có Viễn Châu và Út Trà Ôn mà miền đất này bên cạnh phù sa triễu nặng còn chất chứa thêm nỗi lòng của Tình Anh Bán Chiếu :
« Sông sâu bên lỡ bên bồi,
tình anh bán chiếu trọn đời không phai. »
(Hai câu kết bài Tình Anh Bán Chiếu)
Như vậy, ở Tình Anh Bán Chiếu, ta có thể tìm thấy trọn vẹn những tinh hoa trong làng hơi điêu luyện, cách ca chân phương với lối nhấn nhá chẻ nhịp thần sầu của Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn, tìm thấy trọn vẹn lối viết vọng cổ đảm bảo được cái hồn « tự sự » của bản vọng cổ với bố cục rõ ràng khúc chiết, lời văn rất nên thơ và rất «vô khuôn» của Vua viết lời vọng cổ Viễn Châu.
Một bài ca vọng cổ chỉ có 6 câu với chưa đầy 10 phút nhưng đã đưa người ca là nghệ sĩ Út Trà Ôn và người viết là soạn giả Viễn Châu lên « ngôi báu » và đã làm bất tử tên tuổi của hai ông cùng với nghề chiếu Cà Mau và Ngã Bảy Phụng Hiệp.
Cái « liên danh » Tình Anh Bán Chiếu-Út Trà Ôn-Viễn Châu-Chiếu Cà Mau-Ngã Bảy Phụng Hiệp đã trở nên bất tử trong lòng người mộ điệu cải lương nói chung và vọng cổ nói riêng. Bấy nhiêu thôi cũng đủ khằng định rằng, bài Tình Anh Bán Chiếu Xứng đáng là “Bài vọng cổ vua” của làng cổ nhạc Miền Nam.
Ngày nay, số lượng bài ca vọng cổ ra đời nhiều vô kể, thế mà đa phần đều làm thất vọng người nghe. Trong khi đó, đến hiện tại, người yêu cổ nhạc ai mà không mê Tình Anh Bán Chiếu và giọng ca Út Trà Ôn. Điều đó khẳng định rằng, nếu biết khai thác cái chất tự sự, mộc mạc và chân phương của bản vọng cổ thì bản vọng cổ vẫn luôn có sức hút phi thường.
Tài năng đo ni đóng giày của ông cũng xếp hàng thượng thừa, vì nhờ những bài vọng cổ của ông mà rất nhiều nghệ sĩ thời vàng son của cải lương đã thành danh như : Út Bạch Lan, Thanh Hương, Thanh Nga, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Minh Cảnh, Thanh Sang, Phương Quang, Minh Vương…
Viễn Châu là một soạn giả cổ nhạc hi hữu. Hi hữu vì đến hiện tại ông đã là tác giả của gần 70 vở cải lương lớn nhỏ và trên dưới 2 000 bài vọng cổ, lập kỷ lục chưa ai phá nổi trong làng sân khấu cải lương! Hi hữu là vì khán giả cải lương xưa nay có thói quen là chỉ quan tâm đến nghệ sĩ, tên tuồng hay tên bài ca mà ít quan tâm đến tên soạn giả, thậm chí nghệ sĩ biểu diễn có khi còn không biết mình đang ca bài của soạn giả nào, ấy vậy mà người mộ điệu cải lương Miền Nam từ già đến trẻ ai mà không biết soạn giả Viễn Châu!
Nếu soạn giả Viễn Châu là hi hữu thì bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu của ông lại càng hi hữu. Hi hữu vì Viễn Châu có đến 2000 bài vọng cổ, ấy thế mà khi nhắc đến Viễn Châu là người ta nghĩ ngay đến Tình Anh Bán chiếu. Hi hữu là vì bài ca này không chỉ làm bất tử tên tuổi của ông, mà còn đưa vào huyền thoại người được mệnh danh là “Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn”.
Lãng du cùng Tình Anh Bán Chiếu
Bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu có nội dung đơn giản. Bài ca là tâm sự của một thanh niên đến từ Cà Mau làm nghề bán chiếu, khi ghe chiếu anh cặp bến ở Ngã Bảy Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, anh được một cô gái đặt làm đôi chiếu, được cô dẫn vào tận phòng riêng để đo ni chiếc giường. Thời gian trôi qua, khi anh trở lại giao chiếu như giao hẹn thì cô gái đã sang ngang. Cô sang ngang mà có biết đâu anh bán chiếu đã thầm thương trộm nhớ, và anh cảm thấy tủi cho thân phận bán chiếu của mình.
Có nhiều câu chuyện được thêu dệt xung quanh chuyện tình anh bán chiếu. Có người còn mạnh dạng cho rằng, soạn giả Viễn Châu một lần nọ khi ghé qua Ngã Bảy Phụng Hiệp đã gặp anh bán chiếu thất tình, ông đến trò chuyện và biết được câu chuyện tình dở dang của anh nên đã viết nên bài ca Tình Anh Bán Chiếu. Thế nhưng, theo soạn giả Viễn Châu, thì vào năm 1959, nghệ sĩ Út Trà Ôn về ký hợp đồng với hãng dĩa Hồng Hoa. Bà chủ hãng đĩa mới đề nghị Viễn Châu viết gấp một bài đặc biệt cho Út Trà Ôn ca với mục đích là “làm náo động thị trường”.
Viễn Châu tìm trong trí nhớ và nhớ ra có một lần ông đi từ Bạc Liêu về Sài Gòn, tới khu chợ nổi Phụng Hiệp thì xe hơi bị chết máy, phải đậu lại sửa, khi ngồi nghỉ, Viễn Châu chợt thấy một anh chàng tay ôm đôi chiếu bông đứng mệt nhọc giữa trưa nắng như chờ ai trước một căn nhà đóng kín, xa xa lại có một đám cưới. Hình ảnh đó đã gây ấn tượng mạnh trong lòng một nghệ sĩ đầy cảm xúc như Viễn Châu và ông đã hóa thân thành anh bán chiếu nọ để được yêu, được tâm sự. Thế là bài ca Tình Anh Bán Chiếu đã ra đời.
Nội dung bài ca khá đơn giản. Có người còn cho rằng, khi nghe kỹ rõ ràng thấy tình tiết câu chuyện phi lý, vì anh bán chiếu có cớ gì để thất tình, anh và cô gái nọ chưa từng hò hẹn với nhau mà chỉ là quan hệ người bán chiếu và người đặt mua chiếu mà thôi. Thế thì tại sao bài ca lại đi sâu vào lòng người đến thế? Lại được người mộ điệu say mê đến thế? Đến mức trở thành bài vọng cổ được phổ biến nhất đến thế? Đến mức làm bất tử tên tuổi hai ông vua của làng cổ nhạc Miền Nam đến thế?
Câu trả lời có lẽ trước tiên nằm ở cái gọi là “tâm hồn nghệ sĩ”. Tình yêu vốn không có qui luật nên yêu đơn phương cũng không có quy luật, mà tình yêu của nghệ sĩ lại càng không có qui luật. Tâm hồn nghệ sĩ vốn dễ xao động và dễ đồng cảm với những cung bậc hỉ nộ ái ố của cuộc đời, huống chi đối với một nghệ sĩ lớn như Viễn Châu, với 2000 bài ca và được người mộ điệu yêu thích, thì thử hỏi cái tâm hồn nghệ sĩ đó ở Viễn Châu nó mới “mong manh” đến dường nào.
Còn nói về nội dung thì chính cái nội dung đơn giản của bài Tình Anh Bán Chiếu đã khiến nó dễ dàng đi vào lòng người, nhất là người miền sông nước Nam Bộ vốn mộc mạc và giàu tình cảm. Có một điều ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, một bài ca muốn được người mộ điệu yêu thương và ghi nhớ đòi hỏi trước hết phải “chạm” được cảm xúc của người mộ điệu, tức phải tìm được sự đồng cảm của người mộ điệu, nói cách khác là người nghe tìm được chính mình trong bài vọng cổ. Sự phổ biến “kỳ lạ” của Tình Anh Bán Chiếu suốt hơn nửa thế kỉ nay là một minh chứng hùng hồn rằng Viễn Châu đã “chạm” được cảm xúc của người Nam Bộ, tức đến cái tính mộc mạc trong cuộc sống đời thường nhưng không kém “sự dạt dào cảm xúc” trong tình yêu đôi lứa.
Vua ca vọng cổ – Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn
Út Trà Ôn sinh năm 1919 tại làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long. Ông là con thứ mười trong gia đình và cũng là cuối cùng, tức thứ Út theo cách gọi của người Nam Bộ. Năm 1937, ông được giới thiệu với đài phát thanh Sài Gòn và từ đó chính thức có nghệ danh là Út Trà Ôn, một kiểu lấy tên vừa để nhớ gia đình vừa để nhớ quê hương Trà Ôn của ông.
Xuất thân nhà nghèo nông thôn, Út Trà Ôn bắt đầu một sự nghiệp lẫy lừng trên sân khấu cải lương từ năm 18 tuổi. Cách diễn xuất của ông mộc mạc, chân phương, lại là người rất khó tính trong nghề, luôn có chí cầu tiến học hỏi, bởi vậy ông là một bậc thầy trong diễn xuất. Vỡ tuồng ghi đậm dấu ấn nhất trong lòng người mộ điệu là vỡ “Tuyệt Tình Ca” ông đóng cặp với Sầu nữ Út Bạch Lan, Bạch Tuyết và Thanh Sang thì đóng vai hai đứa con là Trường An và Long Hồ.
Lớp ca diễn để đời là lớp ông tái ngộ vợ hiền sau nhiều năm xa cách, Út Trà Ôn ca với Út Bạch Lan ba câu vọng cổ, đây là ba câu vọng cổ để đời của hai nghệ sĩ bậc thầy này. Út Trà Ôn mở đầu bằng 4 câu nói lối như sau: “Tôi đứng đây tưởng chừng như đứng trên bờ sông Mỹ Thuận, lúc mình quay xuồng trở lại với hai con. Bờ cây xa mờ nhuộm khói hoàng hôn, con nước lớn lục bình trôi rời rạc”, Cải lương chi bảo Bạch Tuyết nhận xét: khi nghe ông ngâm đoạn này, cô cảm thấy được ngay trước mắt cảnh rời rạc của lục bình trôi trên sông Mỹ Thuận. Quả thật như vậy, đúng là ông đã đưa trọn tình cảm và nghệ thuật ca cổ thượng thừa vào lời ca để nó trở nên truyền cảm một cách thần sầu đến như vậy.
Ấy thế nhưng khi nhắc đến Út Trà Ôn người mộ điệu nghĩ ngay đến cái tài ca vọng cổ của ông, một giọng ca và một cách ca mà đến hiện tại vẫn chưa có người kế tục xứng đáng. Năm 1960, ký giả Trần Tấn Quốc, người lập giải Thanh Tâm danh giá cho sân khấu cải lương, đã mở cuộc thăm dò ý kiến độc giả, và Út Trà Ôn đã được chọn là “Đệ nhất danh ca”. Báo chí, đồng nghiệp và người mộ điệu phong cho ông là “Vua ca vọng cổ”. Danh hiệu “đệ nhất danh ca” thì dù đã có đôi lần báo chí sau này tổ chức bầu chọn cho những nghệ sĩ thế hệ sau ông, nhưng đến hiện tại hễ nhắc đến “Đệ nhất danh ca” thì không hiểu sao người ta lại nghĩ ngay đến Út Trà Ôn.
Còn cương vị “Vua ca vọng cổ” thì hầu như vẫn nghiễm nhiên được người mộ điệu dành cho Út Trà Ôn.
Đi vào kỹ thuật ca, ta thấy Út Trà Ôn có giọng đồng, trầm. Kiểu ca và giọng ca của ông đã được xếp thành một trường phái ca vọng cổ riêng và luôn được xếp hàng đầu khi có người tìm hiểu về các trường phái ca vọng cổ. Ông được xếp đầu cũng đúng thôi vì trước Út Trà Ôn rõ ràng chưa có giọng ca nào được nổi danh như ông. Út Trà Ôn cũng chính là nghệ sĩ tiên phong trong việc phổ biến vọng cổ nhịp 32, một bài bản phổ biến nhất hiện nay.
Út Trà Ôn ca chân phương, mùi mẫn, hùng tráng, âm vực rộng, không ngân mà thường “hơ” đúng chất tài tử, phân nhịp độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa ca và diễn. Đây là trường phái ca mẫu mực, không lạng bẻ, kiểu cọ. Giọng ca này hoàn toàn tương thích với bản chất của bài vọng cổ là “tự sự”, là “chân phương hoa lá”. Nghe Út Trà Ôn ca ta không cần nhìn ông diễn cũng có thể cảm nhận được rõ ràng sắc thái tình cảm mà người viết gửi gắm, người nghe không còn chú ý đến nhịp nhàng tới câu mấy nữa, mà bị ru hồn bởi nội dung bài hát mà ông “tự sự” và bởi kỹ thuật ca điêu luyện, cách xấp chữ và ca chẻ nhịp độc nhất vô nhị.
Thế hệ sau cũng có nhiều người theo trường phái ca này, nhưng để gọi là kế thừa xứng đáng thì quả thật chưa có ai. Soạn giả Viễn Châu nhận xét về giọng ca Út Trà Ôn như sau: “Cách rèn giọng của anh được người trong nghề kính phục vì biết tạo âm vực đủ để khi phát âm được tròn vành rõ chữ. Anh còn có khiếu sắp văn chẻ nhịp….Nếu lắng nghe Út Trà Ôn ca và có óc phân tích, bạn sẽ nhận biết ngay thế mạnh của anh trong câu vọng cổ là chữ “hơ” điêu luyện và dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã chất chứa sự giàu có của làn hơi”.
Út Trà Ôn bất tử cùng Tình Anh Bán Chiếu
Nếu nhắc đến Vọng Cổ lập tức người yêu thích hay không yêu thích cổ nhạc đều nghĩ ngay đến bài Tình Anh Bán Chiếu, mà hễ nhắc đến Tình Anh Bán Chiếu thì lập tức nghĩ đến Út Trà Ôn và Viễn Châu. Tên tuổi Út Trà Ôn trước khi đến với bài Tình Anh Bán Chiếu cũng đã có tiếng rồi, thế nhưng với bài Tình Anh Bán Chiếu thâu ở hãng dĩa Hồng Hoa, giọng ca Út Trà Ôn đã thật sự làm chấn động làng cổ nhạc, và bài ca này đã làm bất tử tên tuổi của ông.
Sau Út Trà Ôn đã có nhiều nam nghệ sĩ thuộc hàng “đại gia” trong sân khấu cải lương ca lại bài Tình Anh Bán Chiếu, dù rằng mỗi người mỗi vẻ, mỗi người có cái hay riêng, thế nhưng không hiểu sao hễ nghe Út Trà Ôn ca Tình Anh Bán Chiếu thì người nghe mới thấy “đã cái lỗ tay”. Vì sao thế, có lẽ bởi vì giọng ca Út Trà Ôn là chân phương, buồn bả nên hoàn toàn thích hợp để thể hiện một bài vọng cổ chân phương buồn bả như Tình Anh Bán Chiếu, còn những kiểu ca lạng bẻ, kiểu cọ rõ ràng là không thích hợp với bài hát này. Nói cách khác, ta có thể tìm thấy tất cả những đặc trưng của giọng ca Út Trà Ôn qua Tình Anh Bán Chiếu.
Chiếu Cà Mau, Ngã Bảy Phụng Hiệp và Tình Anh Bán Chiếu
Chỉ một bài vọng cổ chưa đầy mười phút nhưng đã đưa hai người lên “ngôi báu”, đồng thời còn làm bất tử một “người” khác đó là “chiếu Cà Mau”. Mới mở đầu bài ca Viễn Châu đã viết : “Chiếu Cà Màu nhuộm màu tươi thắm, công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu, chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp tôi gối đầu mỗi đêm”. Ta bàn thêm một chút về “Chiếu Cà Mau” để hiểu rõ thêm bài Tình Anh Bán Chiếu.
Xưa kia, tại làng Tân Thành (nay là xã Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã hình thành làng chiếu Tân Thành, trải dài gần chục cây số dọc bờ sông Cái Nhúc bởi một số quân binh của vua Gia Long trên đường đi cầu Xiêm đã chán ghét chiến tranh, tìm đến lập nghiệp. Thời kỳ cực thịnh, chiếu Tân Thành đã vang danh khắp Nam kỳ lục tỉnh, ghe xuồng xuôi ngược trên dòng sông Cái Nhúc, lớp mang hàng ra chợ Cà Mau bỏ cho vựa, lớp xuôi về Ngã Bảy ra Phụng Hiệp, Phong Điền bán. Bởi vậy chiếu Tân Thành cũng là đại diện cho chiếu Cà Mau.
Nhờ Tình Anh Bán Chiếu mà vùng Ngã Bảy Phụng Hiệp cũng trở nên nổi tiếng ngoài sức tưởng tượng, đến mức mà một lãnh đạo của Huyện Phụng Hiệp thốt lên: “Nhờ bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu mà Ngã Bảy Phụng Hiệp được nổi danh khắn vùng Nam Bộ”. Ngã Bảy Phụng Hiệp là môt vùng kinh sáng thuộc huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang. Tại đây có Chợ Nổi Phụng Hiệp nổi tiếng được đề cập trong bài Tình Anh Bán Chiếu. Chợ Nổi Phụng Hiệp từng một thời là đầu mối giao thương lớn của miền cực nam, và hiện tại là một địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng đất này. Đây là một nơi giữa đồng quê sông nước đầy ấp phù sa dễ gây xúc cảm tâm hồn nghệ sĩ :
”Bảy sông dồn nước, cuồn cuộn nước
Phù sa lớp lớp, quyện phù sa”
(Ca dao)
Và nhờ có Viễn Châu và Út Trà Ôn mà miền đất này bên cạnh phù sa triễu nặng còn chất chứa thêm nỗi lòng của Tình Anh Bán Chiếu :
« Sông sâu bên lỡ bên bồi,
tình anh bán chiếu trọn đời không phai. »
(Hai câu kết bài Tình Anh Bán Chiếu)
Như vậy, ở Tình Anh Bán Chiếu, ta có thể tìm thấy trọn vẹn những tinh hoa trong làng hơi điêu luyện, cách ca chân phương với lối nhấn nhá chẻ nhịp thần sầu của Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn, tìm thấy trọn vẹn lối viết vọng cổ đảm bảo được cái hồn « tự sự » của bản vọng cổ với bố cục rõ ràng khúc chiết, lời văn rất nên thơ và rất «vô khuôn» của Vua viết lời vọng cổ Viễn Châu.
Một bài ca vọng cổ chỉ có 6 câu với chưa đầy 10 phút nhưng đã đưa người ca là nghệ sĩ Út Trà Ôn và người viết là soạn giả Viễn Châu lên « ngôi báu » và đã làm bất tử tên tuổi của hai ông cùng với nghề chiếu Cà Mau và Ngã Bảy Phụng Hiệp.
Cái « liên danh » Tình Anh Bán Chiếu-Út Trà Ôn-Viễn Châu-Chiếu Cà Mau-Ngã Bảy Phụng Hiệp đã trở nên bất tử trong lòng người mộ điệu cải lương nói chung và vọng cổ nói riêng. Bấy nhiêu thôi cũng đủ khằng định rằng, bài Tình Anh Bán Chiếu Xứng đáng là “Bài vọng cổ vua” của làng cổ nhạc Miền Nam.
Ngày nay, số lượng bài ca vọng cổ ra đời nhiều vô kể, thế mà đa phần đều làm thất vọng người nghe. Trong khi đó, đến hiện tại, người yêu cổ nhạc ai mà không mê Tình Anh Bán Chiếu và giọng ca Út Trà Ôn. Điều đó khẳng định rằng, nếu biết khai thác cái chất tự sự, mộc mạc và chân phương của bản vọng cổ thì bản vọng cổ vẫn luôn có sức hút phi thường.
Lê Phước
No comments:
Post a Comment