Người Là
Ai?
Cảm tác lời nhạc trong DVD của Ca Sĩ Hoàng Tường)
… Họ là những anh hùng không tên
tuổi,
Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông
Lớp này vong, lớp khác tiến ngay lên…
Đó là chân dung người lính QLVNCH. Họ là những người trai trẻ, vì lý
tuởng, vì sự tồn vong của đất nước, mạnh dạn bước vào quân ngũ, khoác mầu áo
trận, vai mang ba lô với lời tuyên thệ “Vị Quốc Vong Thân“.
Từ quân trường, Anh được tôi luyện thành những chiến sĩ can trường, coi
thường mọi hiểm ngay trước lằn tên mũi đạn… Anh đã thực sự truởng thành để bước
ra mặt trận, tay cầm súng, chân mang giầy saut, giẫm mòn nửa vòng trái đất để
bảo vệ quê hương, nơi nào có giặc đỏ Bắc phương, có nón cối dép râu, có những
kẻ ngông cuồng vượt đường mòn muốn “Sinh Bắc Tử Nam” là nơi đó có Anh…
Hai mươi năm chiến tranh, quê hương điêu tàn trong khói lửa, 20 năm dài
hầu như Anh không hề có một giấc ngủ bình yên. Trừ những lần đơn vị về duỡng
quân, Anh mới có được những ngày phép ngắn ngủi về thăm gia đinh, cha mẹ, vợ
con, anh em bè bạn hoặc người yêu..
Bao nhiêu năm chinh chiến, là có bấy nhiêu ngàn ngày để Anh ra đi từ
sáng tinh mơ và cũng bấy nhiêu ngàn đêm để bóng Anh mịt mờ trong núi rừng giá
lạnh… Để đêm đêm nghe đại bác vang trời, mưa bom đạn réo bên tai, nhìn ánh hỏa
châu rơi mà thi vị hoá cuộc tình, tuởng chừng như ánh mắt người yêu dõi theo
Anh từng bước quân hành… Anh thương cho quê hương còn dầy đặc bóng quân thù và
cũng thương cho ai kia mòn mỏi đợi chờ… để rồi đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên
đầu điếu thuốc… Anh cũng đã từng có những ước mơ tuổi trẻ, ước mơ đất nước sớm
được thanh bình. Ngày về sẽ là những ngày hoa đăng, ngày cưới… Trong 20 năm
khói lửa điêu linh, tình hình chiến trường ngày càng sôi động, người lính cứ đi
và đi mãi. Chân Anh hầu như không biết mỏi… đầu đội nón sắt, vai mang ba lô lội
qua những vùng sình lầy, nước ngập ngang tầm ngực. Anh đã đi qua những địa danh
xa lạ: Ashau, A Lưới, Bồng Sơn, Tam Quan, hay Anh đã từng truy kích địch ở Cố
Đô Huế, chiếm lại từng tấc đất quê hương. Máu Anh đã tô thêm để ngọn cờ Vàng ba
sọc đỏ thân yêu, ngạo nghễ trên cổ thành Đinh Công Tráng năm nào. Người dân
hiền lành xứ Quảng vô cùng nhớ ơn Anh. Suốt chiều dài lịch sử, từ Bắc vô Nam,
dọc đến Cái Nước, Đầm Doi, Chương Thiện… Anh đã nằm xuống nơi đã từng in dấu
chân. Đạn pháo vô tình đã cướp đi hơi thở, niềm tin yêu, và tuổi trẻ của Anh.
Anh nằm xuống để cho miền Nam được tươi xanh luống mạ, thân xác Anh được
gói trọn trong tấm poncho, để che kín bầu trời miền Nam. Anh đi “Tổ Quốc Ghi
Ơn“, để cho hậu phương được yên lành no ấm…
Nói đến người dân miền Nam, những người yêu chuộng Tự Do, không bao giờ
muốn sống chung với cộng sản, họ luôn muốn bỏ chạy khi cộng sản đến. Họ
hoàn toàn trao trọng trách bảo vệ Quốc Gia, ngàn thù dẹp loạn cho của những
người cầm súng và họ cũng tự trấn an rằng lính của QLVNCH không bao giờ buông
súng và không bao giờ đầu hàng giặc. Mà thật vậy, lời ca của một ca sĩ nào đó
như còn văng vẳng:
Vì đâu Anh buông súng?
Chẳng phải Anh người chiến bại trước kẻ thù
Ngoài chiến trường xa còn đang say giết giặc
Thì lịnh đầu hàng, lịnh Tủi Nhục Ngàn Thu
Vì đâu Anh buông súng?
Lúc mà lòng Anh là viên đạn đã lên nòng
Họng súng “Tự Do” đang còn loang máu giặc
Thì lịnh ban truyền “Lịnh giao bán núi sông”
30/4 Ngày giao hàng của phường buôn
dân bán nước
30/4 Ngày tủi nhục của người vì Tự Do tranh đấu
Ngày Tổ Quốc quấn khăn tang
Ngày Việt Nam trong đêm đen
Ngày dẫn cuộc đời Anh đi vào nhà giam…
Mỗi lần đi làm về khuya, mở nghe nhạc đến bản này, người viết có cảm giác
như hồn tử sĩ đang ai oán, nức nở, khóc cho quê hương…
Trở lại thân phận người lính, đời lính gian khổ, tương lai và sự sống
đếm từng ngày trên đầu ngón tay. Lính là đồng nghĩa với nghèo. Mỗi lần về hậu
phương Anh cảm thấy lạc lõng, bơ vơ như người Thượng mới về Kinh. Thật là mỉa
mai thay, nào là ca tụng Anh trai tiền tuyến, Em gái hậu phương.
Những người vợ lính mới thật sự là những người đàn bà thầm lặng và bình
dị trong xã hội. Họ tất tả nuôi chồng ở các TTHL, về nhà họ vừa làm cha vừa làm
mẹ nuôi dậy con cái, chịu đựng và hy sinh để cho chồng an tâm chống giặc. Hạnh
phúc của họ thật mong manh, hằng đêm thức khuya lắng nghe tiếng đại bác để rồi
lo âu trằn trọc và nguyện cầu sự bình an cho chồng an tâm cầm súng.
Để rồi 30/4/75, ngày Cộng Sản phương Bắc ý đồ nhuộm đỏ miền Nam, Anh
bàng hoàng buông súng!!! Có thật không? Hai mươi năm chinh chiến để đổi
lấy hoà bình, đã kết thúc trong tủi nhục, đau thương!!! Có thật không? Anh đã
khóc nhiều cho chiến tranh, khóc khi đồng đội của Anh đã nằm xuống và có ai trong
chúng ta đã hơn một lần khóc thương cho người lính???
Lịch sử đã sang trang, đồng thời dân tộc Việt Nam cũng đi vào bước đường
cùng của trái đất, nào là hình ảnh những TPB dìu dắt nhau hốt hoảng rời bỏ
những Quân Y Viện… Và Anh người lính trong thời chiến, giờ đây trở thành tù
nhân trong thời bình. Anh lưu vong trong lòng dân tộc và chịu số phận lưu đầy
nơi chính quê hương của Anh, bởi cộng sản đã bắt đầu cuộc trả thù tàn bạo
và dã man nhất, đẩy Anh vào địa ngục của trần gian. Chúng ngụy tạo những mỹ từ
để mỵ dân nào là “lao động là vinh quang“, nào là “Chủ Nghĩa Cộng Sản đưa người
dân đến cơm no áo ấm…” Thế nào là “cơm no áo ấm” đây? Ăn bo bo, cũng no vậy,
mặc bao bố cũng ấm vậy? Chúng đã vắt cùng lực cạn sức lực Anh bên rừng sâu núi
thẳm, sỉ nhục Anh bên những hố xí tanh hôi.
Nhưng Anh đã vượt qua sự chết để đem ý nghĩa cho cuộc sống và nhân phẩm
của con người. Từ ngục tù Anh đã chứng minh, Anh và bọn chúng không bao giờ là
người đồng loại… Anh vì lý tuởng Tự Do mà chiến đấu, còn bọn chúng ngông cuồng
sát máu là con cờ thí của lũ vô thần cộng sản quốc tế mà thôi. Cuối cùng Anh
cũng đã trở về từ địa ngục, mà nơi đó cũng có biết bao bạn bè của Anh đã ngã
xuống. Họ đã trở thành những người thụ nạn trong thời bình.
Hơn 32 năm qua, hoà bình thật sự không đến với quê hương VN, họ chỉ lo
vơ vét tài sản của dân chúng, để làm của riêng mình; lại còn huênh hoang đánh
tư sản, chúng muốn bần cùng hoá dân. Còn đâu tuổi thơ dung dăng, dung dẻ cặp
sách đến trường, bởi vì cha mẹ không đủ tiền đóng niên liễm học kỳ cho con em.
Thôi thì đi lượm ve chai, giấy vụn phụ sinh kế với gia đinh, thậm chí còn có
những em gái thành niên, thấy cha mẹ già yếu, nghèo nàn đành hy sinh bản thân
chối bỏ tình yêu đầu đời, lấy chồng Hàn Quốc để có tiền gửi về giúp gia dình,
đôi khi phải tiếp nhận những người chồng bệnh hoạn, đáng tuổi cha chú của
mình!!!
Hôm nay ở nơi xứ người, mỗi lần có ai nhắc về quê hương, lòng tôi lại
dâng lên một niềm cảm xúc. Dù bọn CS có giựt sập chân dung oai hùng của người
lính QLVNCH, có cầy nát nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà thì hình ảnh oai hùng của
người lính vẫn ngạo nghễ trong lòng dân tộc. Anh đến rồi lại đi, âm thầm lặng
lẽ, nhưng Anh đã giữ gìn được ngọn lửa thiêng với tinh thần “Vị Quốc Vong
Thân“.
Thạch Thảo
Nguồn: Biệt Động Quân – https://hung-viet.org/p24a18566/nguoi-la-ai
304Đen –
Llttm - dsc
No comments:
Post a Comment