KÝ GIẢ NẰM VÙNG
Tôi không biết chắc miền Nam trước 30 tháng 4/1975
có bao nhiêu ký giả nằm vùng cho cộng sản, tôi chỉ nhớ có mấy người. Có người
tôi quen thân, cũng có người tôi chỉ gặp một vài lần mà không quen.
Người tôi quen thân nhất là Nguyễn Ngọc Lương vì
Lương cùng làm đài phát thanh Saigon với tôi nhiều năm, lại cùng quê Nam Ðịnh.
Lương ở Hải Hậu, tôi ở ngay tỉnh lỵ. Vì tình đồng hương, chúng tôi dễ thân
nhau.
Hồi mới gặp Lương, tôi không ngờ ông lại là một cán bộ cộng sản được gài vào Nam theo cuộc di cư năm 1954. Ông có vẻ nhà quê và ít hiểu biết. Vào cuối thập niên 1950, thuốc chữa bệnh lao phổi rất hiệu nghiệm là Streptomycine, thế mà Lương không biết. Khi tôi sang thăm ông bên Thị Nghè, thấy ông gầy và xanh xao. Tôi ngạc nhiên hỏi ông có ốm đau gì không, thì ông cho biết bị lao phổi và đang uống thuốc Bắc. Tôi rất ngạc nhiên về sự kém hiểu biết của ông. Vậy mà cũng là biên tập viên phòng bình luận đài phát thanh Saigon. Tôi liền nói :
“Trời ơi, sao cậu lại uống thuốc Bắc ? Cậu phải đi bác sĩ hoặc vào nhà thương ngay. Thuốc Bắc làm sao chữa được ho lao.”
Hồi mới gặp Lương, tôi không ngờ ông lại là một cán bộ cộng sản được gài vào Nam theo cuộc di cư năm 1954. Ông có vẻ nhà quê và ít hiểu biết. Vào cuối thập niên 1950, thuốc chữa bệnh lao phổi rất hiệu nghiệm là Streptomycine, thế mà Lương không biết. Khi tôi sang thăm ông bên Thị Nghè, thấy ông gầy và xanh xao. Tôi ngạc nhiên hỏi ông có ốm đau gì không, thì ông cho biết bị lao phổi và đang uống thuốc Bắc. Tôi rất ngạc nhiên về sự kém hiểu biết của ông. Vậy mà cũng là biên tập viên phòng bình luận đài phát thanh Saigon. Tôi liền nói :
“Trời ơi, sao cậu lại uống thuốc Bắc ? Cậu phải đi bác sĩ hoặc vào nhà thương ngay. Thuốc Bắc làm sao chữa được ho lao.”
Quả nhiên sau một thời gian nằm bệnh viện Saint
Paul, Lương khỏi bệnh. Con người như thế, ai có thể ngờ là một cán bộ cộng sản
nằm vùng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, ông bị công an bắt. Không phải một
lần mà nhiều lần. Tôi không hiểu sao công an bắt rồi thả mà không giam giữ luôn
trong tù hoặc đưa ra tòa nếu biết chắc ông hoạt động cho cộng sản ? Không những
thế, ông tổng giám đốc Nha Vô Tuyến Truyến Thanh còn vào khám thăm Lương. Nhưng
rồi ông không làm đài phát thanh nữa mà ra mở báo riêng, một tờ nguyệt
san (tôi quên tên tờ nguyệt san này). Tòa báo ở đường Phạm Ngũ
Lão và bút hiệu ông là Nguyễn Nguyên. Như vậy, chính quyền miền Nam quá khoan
dung.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Lương lộ nguyên hình là
một cán bộ cộng sản trong lãnh vực báo chí. Ði đâu ông cũng ôm kè kè một chiếc
cặp da đầy các bài viết. Ông thường hôi thúc tôi viết cho ông, nhưng không nói
rõ sẽ đăng ở báo nào. Một hôm, Ông mở cặp lấy ra hai bài viết của hai tác giả
nổi tiếng miền Nam (tôi xin phép được dấu tên hai tác giả này vì một
người đã qua đời và một hiện sống ở Úc). Tôi tò mò đọc lướt qua hai
bài viết. Cả hai đều bị Lương sửa bằng bút đỏ, như thầy giáo sửa bài luận văn
của học trò. Thật ra, tôi cũng chưa bao giờ sửa bài học trò quá đáng như vậy.
Tôi rất ngạc nhiên về sự sửa chữa ấy. Dù sao họ cũng là những tác giả đã nổi
tiếng trước 1975.
Sau nhiều lần bị Lương hối thúc, tôi đành viết một
truyện ngắn, tên là “Tiếng Hát Trương Chi” với mục đích bênh
vực các nhà văn miền Nam cũ, cho rằng họ là những người có tài, nhưng bị chế độ
mới ruồng rẫy, ghét bỏ. Khi tôi viết xong, tìm Lương thì không thấy ông đâu. Có
người cho biết lúc đó ông phải về quê Hải Hậu, Nam Ðịnh, để xác nhận lại đảng
tịch và cấp bậc thượng tá. Khi tôi đưa các con tôi vượt biên thì ông vẫn chưa
trở lại Saigon.
Sau khi được định cư ở Mỹ, tôi lại liên lạc được với Lương qua những lá thư gửi bưu điện. Tôi biết tin ông không còn được đảng và nhà nước cộng sản trọng dụng nữa. Ông phải viết cho báo Tiếp Thị để tạm sống qua ngày. Mỗi lần về Nam Ðịnh thế nào ông cũng ghé thăm ông anh rể và bà chị ruột tôi. Bây giờ thì cả ba người đều không còn nữa. Trong môt bức thư khác ông cho biết vợ ông đã bỏ ông. Bà là em gái ông Ngô Vân, chủ nhiệm nhật báo Tia Sáng ở Hà Nội trước năm 1954. Bà làm cho sở Mỹ, đáng lẽ được Mỹ bốc ra khỏi Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng vì chồng bà là cán bộ cộng sản nên bà bị bỏ rơi.
Lương qua đời vì bệnh ung thư.
Sau khi được định cư ở Mỹ, tôi lại liên lạc được với Lương qua những lá thư gửi bưu điện. Tôi biết tin ông không còn được đảng và nhà nước cộng sản trọng dụng nữa. Ông phải viết cho báo Tiếp Thị để tạm sống qua ngày. Mỗi lần về Nam Ðịnh thế nào ông cũng ghé thăm ông anh rể và bà chị ruột tôi. Bây giờ thì cả ba người đều không còn nữa. Trong môt bức thư khác ông cho biết vợ ông đã bỏ ông. Bà là em gái ông Ngô Vân, chủ nhiệm nhật báo Tia Sáng ở Hà Nội trước năm 1954. Bà làm cho sở Mỹ, đáng lẽ được Mỹ bốc ra khỏi Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng vì chồng bà là cán bộ cộng sản nên bà bị bỏ rơi.
Lương qua đời vì bệnh ung thư.
Người thứ hai mang tiếng nằm vùng hay thân cộng là
Vũ Hạnh. Tôi quen Vũ Hạnh từ hồi cùng làm báo Ngày Nay của nhà văn Nguyễn Họat
tức Hiếu Chân, Rồi sau đó lại cùng dạy ở một trường tư. Vũ Hạnh tên thật là
Nguyễn Ðức Dũng, người Ðà Nẵng (hay Hội An ?). Theo ông Vũ Ký,
một giáo sư của trường Pétrus Ký, cũng là một nhà văn, cùng quê với Vũ Hạnh,
thì Hạnh đã bị chính quyền tỉnh Ðà Nẵng (hay Hội An ?) nọc ra
giữa sân tòa tỉnh trưởng để đánh đòn về tội thân cộng, rồi thả ra mà không bắt
giam. Quả thật tôi không biết chuyện này thực hư ra sao nhưng thắc mắc nếu đã
biết Hạnh là cộng sản nằm vùng mà không bắt giam, chỉ đánh đòn thôi ? Không lẽ
chính quyền miền Nam chống cộng một cách…ngây thơ như vậy ?
Dù nhiều người không ưa Vũ Hạnh, nhưng ai cũng phải
công nhận ông viết văn hay. Nhiều lần ông đề nghị ông và tôi xuất bản một tờ
báo lấy tên là “Ði Về Hướng Mặt Trời”. Tôi đứng tên chủ nhiệm,
ông chủ bút. Tôi hiểu thâm ý của ông nên cương quyết từ chối.
Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, chính quyền cộng
sản tổ chức một buổi họp mặt các văn nghệ sĩ Saigon ở tòa đại sứ cũ của Ðại
Hàn, Hạnh và mấy cán bộ nằm vùng, như Thái Bạch, Nguyễn Ngọc Lương đều đeo súng
lục bên hông. Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn nửa đùa nửa thật nói với Hạnh :”Anh em
văn nghệ sĩ chỉ quen dùng bút, chứ có biết chơi súng đâu.” Hạnh lườm
xéo Tuấn một cái rồi bỏ đi.
Nhưng mấy tháng sau đó, tôi tình cờ gặp Hạnh ở giữa
đường. Tôi chưa kịp hỏi thăm, ông đã lắc đầu nói nhỏ :”Totalement decu !”
(hoàn toàn thất vọng). Tôi không dám có ý kiến gì vì khi ở với cộng sản, ta
không thể tin bất cứ ai trừ những người thân trong gia đình. Ít lâu sau, một
người bạn giầu có của tôi cho biết anh cộng tác với Vũ hạnh để mở một gánh hát
cải lương. Tôi không quan tâm mấy nên không hỏi thêm điều gì, vì lúc đó vợ tôi
đang ốm nặng. Dường như gánh hát thất bại nên tôi lại nghe tin Hạnh lập xưởng
làm xà bông. Tất nhiên cũng phải có người bỏ vốn. Tôi thắc mắc tại sao Hạnh
thân cộng, nằm vùng mà sau khi chiếm được miền Nam cộng sản không dùng Hạnh khiến
ông long đong phải làm hết việc này đến việc khác để kiếm sống ? Bẵng đi một
thời gian khá lâu, khi tôi đang tìm đường vượt biên, một hôm tôi tình cờ gặp
Trần Phong Giao ở nhà bưu điện Saigon. Giao là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ nguyệt
san Văn trước năm 1975. Giao và tôi ngoài tình bạn văn nghệ còn có tình đồng
hương nữa. Chúng tôi cùng sinh trưởng ở Nam Ðịnh. Vì lâu không gặp nhau, chúng
tôi ngồi ngay xuống bậc thềm nhà bưu điện để nói chuyện. Chúng tôi nói đủ thứ
chuyện, cuối cùng, tôi thì thầm cho Giao biết tôi đang tìm đường vượt biên. Ông
liền hỏi tôi có biết Vũ Hạnh cũng đang tìm đường vượt biên không ?
Tôi ngạc nhiên hỏi :
– ”Nó mà cũng vượt biên ?”
Giao lắc đầu và cho biết Hạnh tìm đường cho các con Hạnh thôi. Rồi Giao cười, nửa đùa nửa thật :
– “Thằng ấy mà ra khỏi nước thế nào cũng bị người ta quẳng xuống biển.”
Rồi Giao nói thêm :
– “Ngay cả việc giới thiệu cho con nó đi thôi cũng không dám, lỡ nó tố cáo với công an tổ chức vượt biên thì mệt lắm.”
Có một điều rất ngạc nhiên là từ khi ra khỏi nước, sống ở hải ngoại, tôi không hề nghe ai nhắc tới Vũ Hạnh nữa, kể cả những bạn văn nghệ còn sống ở Việt Nam. Cho đến nay tôi không hiểu Hạnh còn sống hay đã chết ?
Tôi ngạc nhiên hỏi :
– ”Nó mà cũng vượt biên ?”
Giao lắc đầu và cho biết Hạnh tìm đường cho các con Hạnh thôi. Rồi Giao cười, nửa đùa nửa thật :
– “Thằng ấy mà ra khỏi nước thế nào cũng bị người ta quẳng xuống biển.”
Rồi Giao nói thêm :
– “Ngay cả việc giới thiệu cho con nó đi thôi cũng không dám, lỡ nó tố cáo với công an tổ chức vượt biên thì mệt lắm.”
Có một điều rất ngạc nhiên là từ khi ra khỏi nước, sống ở hải ngoại, tôi không hề nghe ai nhắc tới Vũ Hạnh nữa, kể cả những bạn văn nghệ còn sống ở Việt Nam. Cho đến nay tôi không hiểu Hạnh còn sống hay đã chết ?
Nhà
văn thứ ba bị coi là nằm vùng cho cộng sản là Ngọc Linh. Khi viết truyện cho
nhật báo Hòa Bình, cứ hai ba hôm tôi lại phải ghé tòa báo để đưa bài. Lần nào
tôi cũng gặp Ngọc Linh. Ông làm thường trực trong ban biên tập, đồng thời viết
cả truyện dài cho báo. Ông là một nhà văn có nhiều độc giả hâm mộ. Ông có
truyện đã được đưa lên sân khấu cải lương và quay thành phim, như truyện “Ðôi
Mắt Người Xưa”.
Một hôm tôi ghé tòa soạn Chính Luận để đưa bài, một
nhân viên tòa soạn hỏi tôi có biết Ngọc Linh là cộng sản nằm vùng không ? Tôi
hơi ngạc nhiên vì quả thật tôi không bao giờ nghĩ rằng Ngọc Linh lại có thể là
một cán bộ cộng sản. Ông có một cuộc sống rất sung túc và rất…tiểu tư sản. Ông
đi xe hơi Nhật mới toanh, là chủ một phòng tập dưỡng sinh (không rõ là
Tai chi hay Yoga ?) Truyện ông viết rất ướt át đầy tình cảm. Ông biết
rõ lập trường chống cộng của tôi mà vẫn thân mật với tôi. Ông đã giới thiệu nhà
xuất bản in sách của tôi.
Rồi
chỉ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông mới tỏ ra thân cộng. Ông tích cực họat
động cho hội Văn Nghệ Sĩ cộng sản. Một hôm, tôi tình cờ gặp ông giữa đường, lúc
đó ông không còn lái xe hơi nữa mà đi xe đạp, tôi vui vẻ chào ông mà ông ngoảnh
mặt làm ngơ như chưa từng biết tôi là ai. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng hiểu ra
ngay. Tôi không buồn mà cũng chẳng giận ông. Ít lâu sau thì nghe tin ông bị tai
biến mạch máu não và qua đời.
Trong
giới văn nghệ Saigon, người ta cũng đồn nhà văn Sơn Nam nằm vùng. Tôi không
thân với Sơn Nam, chỉ thỉnh thoảng gặp nhau ở tòa báo Chính Luận khi cùng đến
đưa bài. Chúng tôi lạnh nhạt chào nhau một cách xã giao. Sau khi cộng sản chiếm
miền Nam, tôi thấy ông cũng không có gì thay đổi.
Người
cuối cùng nằm vùng trong làng báo Saigon mà tôi biết là Thái Bạch. Tôi chỉ gặp
Thái Bạch có hai lần. Lần thứ nhất ở tòa báo Tự do vào năm 1955, rồi ông mất
tích luôn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, trong buổi họp các văn nghệ sĩ Saigon ở tòa
đại sứ Ðại Hàn cũ, ông xuất hiện và có đeo súng lục bên hông với vẻ mặt vênh
váo.
Tổng số những nhà văn nhà báo nằm vùng cho cộng sản
hay thân cộng, tôi chỉ biết có thế thôi. Nhưng tôi thắc mắc về hai chữ “nằm
vùng”. Theo tôi hiểu thì “nằm vùng” là có hoạt động cho
cộng sản, chống lại chính quyền quốc gia miền Nam. Ngay cả Nguyễn Ngọc Lương là
người được cộng sản gài theo dân Bắc di cư vào Nam và có cấp bậc thượng tá và
là đảng viên đảng cộng sản, tôi cũng không thấy có hoạt động gì có lợi cho cộng
sản. Không những thế, ông còn làm trong phòng bình luận của đài phát thanh
Saigon. Nhân viên của phòng này có nhiệm vụ viết những bài ca tụng hoặc giải
thích mọi việc làm của chính phủ. Một biên tập viên của chính phòng đó một hôm
nói đùa với tôi rằng họ làm công việc “mẹ hát con khen hay”. Lương
cũng phải viết những bài theo lập trường đó, không thể viết ngược lại được.
Người ta chỉ biết ông là cộng sản khi ông bị công an Saigon bắt mấy lần.
Ðối với những người “nằm vùng” hay
thân cộng, tôi không được đọc một bài viết chống chính phủ quốc gia hay ca tụng
cộng sản nào. Như vậy, có thật họ nằm vùng hay chỉ ngấm ngầm thân cộng thôi ?
Nếu chỉ là thân cộng hay có cảm tình với cộng sản thì tôi dám nói rằng trước 30
tháng 4 năm 1975, đa số người Nam có cảm tình với cộng sản vì nhiều gia đình có
thân nhân tập kết ra Bắc. Rồi chỉ sau khi cộng sản Bắc Việt chiếm miền Nam và
giải tán Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam họ mới vỡ mộng.
Vào cuối năm 1975, một hôm nhà văn Phan Nghị đến
thăm tôi. Khi tôi ra mở cửa, ông toe toét cười nói oang oang :
– “Mày biết không ? Bây giờ miền Nam hết người mù rồi.”
Tôi chưa hiểu ý ông định nói gì thì ông đã tiếp :
Tôi chưa hiểu ý ông định nói gì thì ông đã tiếp :
– “Chúng nó sáng mắt rồi, mày ạ.”
Người chuyển bài – Hồ Khánh Dũng
No comments:
Post a Comment