“Bán nước là tội không thể dung tha”
Đọc báo chính luồng CSVN gần đây, chúng ta
thấy gì về môn sử trong giáo dục CSVN?
Báo VnExpress
ngày 12/7/2018 ghi nhận: Cả
nước chỉ có 2 thí sinh đạt điểm tuyệt đối môn Lịch sử và tiếp tục có rất nhiều…
điểm 0 môn Lịch sử.
Báo VietnamNet ngày 10/7/2018 thì nêu lên câu
hỏi: “Học sinh ghét môn lịch sử thì có nguyên nhân từ đâu?” Xem bài “Vì sao điểm môn Lịch sử thi THPT quốc gia thấp?”
Báo Pháp Luật Online ngày 10/7/2018 nơi mục
Giáo Dục cũng nêu lên thắc mắc “Vì sao hơn 80% bài thi môn Sử dưới điểm 5?”
Sách Hướng dẫn môn lịch sử
Nhớ năm 2011, chúng tôi bất ngờ nhận được một
gói quà từ đứa cháu: Cuốn sách “HƯỚNG DẪN ôn thi đại học & cao đẳng
MÔN LỊCH SỬ”.
Đứa cháu cám ơn tôi đã lì xì cho nó chút ít
tiền đầu năm học. Nó nói nó gửi tôi quyển sách để mong “chú chia sẻ với cháu về
nỗi niềm học sử” mà nó là đứa học trò nằm trong danh sách hàng ngàn thí sinh ăn
con số không môn sử thi tuyển vào cao đẳng và đại học Việt Nam.
Cuốn sách “HƯỚNG DẪN ôn thi đại học & cao
đẳng MÔN LỊCH SỬ” không biết đã xuất bản lần đầu vào năm nào, nhưng ấn bản năm
2004 được ghi là “tái bản lần thứ tư – có chỉnh lý, bổ sung”. Sách được
bảo trợ bởi “Hội Giáo Dục Lịch Sử Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội” và do Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm xuất bản.
Để thực hiện một quyển sách nhỏ loại sách
giáo khoa chỉ bốn trăm trang giấy, người ta đã huy động cả một lực lượng khoa
bảng hùng hậu đến 7 vị đạt học vị Tiến sĩ (TS) với chức danh Giáo sư (GS) hoặc
Phó Giáo sư (PGS): GS.TS Phạm Ngọc Liên; PGS.TS Trần Bá Đệ; PGS.TS Nguyễn Ngọc
Cơ; PGS.TS Trịnh Đình Tùng; PGS.TS Nguyễn Thị Côi; TS Đặng Thanh Toán và TS
Nguyễn Văn Trường
Ngoài trách nhiệm đồng biên soạn, hai vị Giáo
sư Tiến sĩ Phạm Ngọc Liên và Trần Bá Đệ lại cùng là chủ biên. Riêng chủ biên
Phạm Ngọc Liên còn được giới thiệu là Chủ Tịch Hội đồng bộ môn Lịch
sử thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiêm Chủ tịch Hội Giáo dục Lịch sử
thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Chưa đủ! Bên cạnh thành phần cốt cán trên
(chủ biên và đồng biên soạn), còn có sự “giúp đỡ” của PGS.TS Nguyễn Đình
Lễ và PGS.TS Trần Thị Vinh “đối với việc biên soạn và hoàn thành cuốn sách.”
(Lời Nói Đầu).
Như vậy, đến 10 nhân vật có học vị và chức
danh cao nhất nước đã cùng tham gia để chỉ thực hiện có mỗi một tập sách ôn
thi môn sử. Sách ôn thi chỉ dùng để học ôn bài mà quan trọng đến vậy,
thì chính sách GIÁO KHOA môn lịch sử còn quan trọng biết mấy?
Lời Nói Đầu của cuốn sách xác định “Môn
Lịch sử vốn có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục thế hệ trẻ”. Rõ
ràng đó là một mệnh lệnh có ý nhắn bảo học sinh sinh viên cả nước phải làu
thông “kinh sử” nhờ sự “Hướng dẫn” của cuốn sách như là Kim Chỉ Nam.
Một điều mỉa mai khác là Lời Nói Đầu cuốn
sách ấn bản 2004 nhìn nhận: “Trong nhiều năm, do điều kiện khách quan và chủ
quan [???] mà chất lượng bộ môn Lịch sử có những biểu hiện giảm sút
[???]”
Điều kiện nào gọi là điều kiện khách quan?
Điều kiện nào gọi là điều kiện chủ quan, không thấy các tác giả tạp sách nêu
lên.
Đã vậy, lập tức sau lời phân bua về “những
biểu hiện giảm sút”, nhóm chủ biên cuốn sách trên vội đưa ra hàng loạt cái
“với” đầy tự cao tự đại… để khoe mẽ: “Trong một số năm gần đây [nghĩa là
trước năm 2004], tình hình dạy, học Lịch sử đã có nhiều tiến bộ đáng kể.”
Lời chứng của một nhà sử học
Đáng kể thật! Rất ư đáng kể! Những “tiến bộ
đáng kể” ấy người ta đã khẳng định y từ năm 2004 kia! Vậy mà từ ấy đến nay, năm
2018 này, không năm nào báo chí (toàn là báo ‘lề phải’) không nói lên nỗi buồn
của sinh viên học sinh “học sử” và “thi sử!” Và rồi ngay kỳ thi tuyển sinh đại
học năm 2018 này, sự tiến bộ không còn là đáng kể nữa mà là vượt bậc, đạt tới
đỉnh cao trí tuệ loài người với… những con số không môn sử trong các kỳ thi!!!
Có tiến bộ thật không khi nhà sử học Hà Văn Thịnh nêu rõ: “Tôi nói thật với chị, lịch sử VN
hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là diều rất đau lòng. Ví dụ, dánh
nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà VN không thua trận nào là không thể chấp nhận
được. Hay như Lê Văn Tám ấy, châm lửa rồi chạy. Làm sao mà chạy được, 5m là gục
xuống liền. Hay Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo. Quả pháo nặng hang tấn, nó đè
cho dập nát, chèn thế nào được. Nhiều vô cùng những chuyện như thế, chị ạ. Sự
dối trá đó làm sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá!…”
(Một bài viết nóng nảy của thầy Hà Văn Thịnh – ĐH Khoa học Huế).
Sử phóng đại? Không! Phóng… uế!
Gs Hà Văn Thịnh chỉ mới nêu ra vài chuyện “sử
bịa”, “sử láo”, “sử lừa”, “sử phóng… đại” của CSVN thời chiến tranh trước năm
1975.
Còn bao nhiêu những “sử né”, “sử vòng vo”,
“sử phóng… uế” thời hậu chiến mà trong dòng chảy của nó có thứ môn sử, chúng
tôi tạm gọi là “sử chạy… không kịp cởi quần” là vì cách đây 10 năm (vào năm
2008), môn sử ấy đã được tung ra từ miệng lưỡi các quan chức CSVN, nhưng đến
nay nó đã co giò chạy trốn mất tiêu, bặt vô âm tín. Đó là Lịch Sử Biển Đảo VN,
Sử HOÀNG SA, TRƯỜNG SA mà các quan chức CSVN trịnh trọng “tuyên bố” như đinh
đóng cột sẽ đưa vào Giáo dục hầu “khơi dậy lòng yêu nước trong giới trẻ”.
Chúng tôi đã có ít nhất hai bài báo thách
thức nhà cầm quyền CSVN dám hay không thực hiện “quyết tâm” trên đây khi chúng
tôi vạch mặt trò hề bán nước của CSVN qua việc họ lập ra chức “Chủ tịch
huyện đảo Hoàng Sa” (ma) để viên Chủ tịch này cai quản Hoàng Sa… từ thành
phố Đà Nẵng, nơi có hai con đường mang tên Hoàng Sa, Trường Sa tràn ngập chữ
Tàu!
Ấy là chưa kể trò hề vô liêm sĩ của CSVN
trong việc chúng mang “hàng trăm bản đồ cùng tư liệu chứng minh Hoàng
Sa/Trường Sa là của Việt Nam” đi rao chào khắp nơi trong nước chỉ để lừa
phỉnh người dân Việt Nam về chủ quyền biển đảo “không thể đảo ngược” của
Việt Nam. Nhưng chúng lại không có một động tác nào cụ thể để bảo vệ biển
đảo của Tổ Quốc chống lại bá quyền Hán tộc ngoài những lời nói đầu môi chót
lưỡi soạn sẵn cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao CSVN đọc như vẹt. Khác nào móm
mồi cho bọn bá quyến Hán tộc gia tăng sức mạnh quân sự trên Biển Đông, không
ngừng bồi đắp “đảo nhân tạo”, xây dựng căn cứ quân sự hiện đại cũng như chuyển
các loại vũ khí hạng nặng tối tân lên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa!
Và rồi cái điệp khúc “tàu lạ”, “nước lạ” vẫn
cứ là lời biện bạch đầy gian trá của nhà cầm quyền CSVN trong khi tàu cá của
ngư dân Việt Nam không ngừng bị đánh phá, cướp bóc, bản thân ngư dân Việt Nam
bị sát hại dã man!
Ngư lôi Tàu… thất lạc bờ biển Việt Nam
Mới đây bỗng có tin “vật thể lạ của nước
ngoài lạc vào” vùng biển Việt Nam! (Tin báo CSVN: Ngư dân Nguyễn Văn Diện,
trú thôn Vinh Sơn, xã Quảng Trạch, phát hiện và vớt được “vật thể lạ”
nặng chừng 300kg này vào ngày 29/10/2018; rồi ngày 20/12/2018 lại có tin “vật
thể lạ” thứ hai, có vỏ bọc thân màu đen, đầu màu đỏ, “trôi lạc” vào vùng
biển Phú Yên…).
Thì ra đó là ngư lôi của Tàu Cộng, “trôi
lạc từ một nơi tập trận nào… rất xa bờ biển Việt Nam”, hơn 500 hải lý, phía
Trung Cộng lên tiếng nhìn nhận!
Theo tin BBC ngày 21/12/2018, “không như một
số suy đoán trên mạng xã hội Việt Nam về chuyện ‘hải quân Trung Quốc bắn
tập gần Cam Ranh’, giới chức Trung Quốc nói đây là ngư lôi ‘bị thất
lạc’ sau một cuộc huấn luyện ở phía Đông Bắc đảo Hải Nam.
BBC còn nêu: “Tuy không nói rõ hơn về chi
tiết sự kiện đó, bài trên Tân Hoa Xã nói cuộc diễn tập này xảy ra ‘ngay vùng
phụ cận đảo Hải Nam’. BBC cho biết thêm: vị́ trí của bờ biển Phú Yên,
nơi trái ngư lôi ‘được ngư dân Việt Nam tìm thấy’, nằm trên 500 hải lý về
‘phía Tây quần đảo Tây Sa’, tên Trung Quốc gọi thay cho Hoàng Sa” (BBC
21/12/2018: TQ nói ngư lôi Yu-6 chỉ để huấn luyện và ‘bị dòng biển đẩy tới
VN’. Được biết, phạm vi hoạt động của ngư lôi chỉ tầm 40-50 km. Như vậy, 2 cái
ngư lôi “lạc” vào bờ biển VN rõ ràng xuất phát từ môt tàu ngầm hoạt động rất
gần hay ngay trong vùng lãnh hải VN!
Lạ… nhưng không lạ
Nhưng mấu chốt của những “sự lạ” (mà không
lạ) trên đây chính là cái Công hàm 1958 do Phạm Văn Đồng ký gửi cho Đảng và Nhà
Nước CSTQ, vừa phủ nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng
Sa/Trường Sa, vừa nhìn nhận hai quần đảo ấy là Tam Sa/Nam Sa của Tàu Cộng!
Chính cái Công hàm này cùng với thái độ vô can im lặng hoàn toàn của cả tập
đoàn CS Bắc Việt khi quân xâm lược Trung Quốc xua quân đánh chiếm Hoàng Sa của
Việt Nam ngày 19/01/1974, giết chết 74 chiến sĩ VNCH đủ chứng minh hành tung
bán nước của CSVN.
Lại nữa, Hội nghị Thành Đô 1990 đến giờ vẫn
là tuyệt mật đối với người dân Việt Nam. Vì sao? Trong khi ảnh chụp các quan to
CSVN (gồm những Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Nước Đỗ Mười, Cố vấn Phạm
Văn Đồng (người ký Công hàm 1958) lù lù đó bên cạnh đám quan thầy Tàu cộng thì
làm sao CSVN dám đưa biến cố Hội nghị Thành Đô vào môn sử một cách trung thực?
Nếu CSVN cứ đóng trò “án binh bất động” trên
vùng biển đảo Việt Nam để mặc quân xâm lược Bắc phương hoành hành, thì cái Công
hàm 1958 của Phạm Văn Đồng kia chẳng phải là VĂN TỰ ĐOẠN MÃI BẤT ĐỘNG SẢN của
Tổ Quốc, được ấn ký và có tên kẻ trao người nhận sao?
Cũng vậy! Sờ sờ đó 4 tốt cùng 16 chữ vàng mà
CSVN đã trót nhận từ Hán triều mang về để tuyệt đối tuân thủ, thì làm sao CSVN
có thể đưa ra những trang sử chính danh và đúng đắn về chủ quyền đất nước và về
họa xâm lăng từ phía người anh em đồng chí lớn của mình?
Chủ nghĩa XH thất bại nặng nề, nhưng…
Mở cuốn sách “Hướng dẫn…” ra đọc, mấy câu
cuối trang 11 tới đầu trang 12 đập vào mắt: “Sự phát triển của phong trào
công sản, công nhân quốc tế và phong trào hòa bình dân chủ, mặc dù vào thập
niên cuối, chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào… có lúc
thất bại nặng nề (như sự tan vỡ của Liên xô, sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở
Đông Âu), nhưng nhất định… chủ nghĩa xã hội tất yếu sẽ thắng lợi
cũng như chủ nghĩa tư bản không tránh khỏi diệt vong.” Câu này ban
biên soạn ghi chú: Trích dẫn từ “C. Mác và Ph. Ănghen, Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản!”
Phải rồi! Câu trên đây đích thực là giáo điều
từ chủ thuyết Mác-Ănghen! Đã là giáo điều, nó phải được nhồi nhét vào đầu tuổi
trẻ phù hợp với sách luợc NHỒI SỌ, nên người đọc không lạ khi giáo điều ấy được
lặp lại ngay nơi trang 13 của cuốn sách: “Có thể có những nơi, những lúc lực
lượng cách mạng, tiến bộ bị đẩy lùi, thất bại, song nhất định chủ nghĩa xã
hội sẽ thắng lợi.”
Cháu tôi viết: “Chú ơi! Người ta rao giảng
tà đạo Engels-Karl Marx chứ đâu phải dạy sử! Tuổi chúng cháu còn non thật,
nhưng đầu óc chúng cháu đâu đến nỗi ngu muội không phân biệt nổi lịch sử với
tuyên truyền đầu độc!”
Tuổi trẻ VN bất mãn là vậy. Khoảng cách từ
bất mãn tới nổi loạn không xa. Nhưng vì sống trong chế độ Công an trị, giới trẻ
VN không thể làm gì hơn là bộc lộ tinh thần nổi loạn bằng hình thức tiêu cực…
qua hàng ngàn con số không môn sử trong các kỳ thi!
Thằng cháu tôi thắc mắc: “Một chủ
nghĩa được cho là vô địch bách chiến bách thắng thì làm gì có chuyện “thoái
trào… thất bại nặng nề”? Làm gì có sự ‘tan rã’ của cả một hệ thống toàn trị
cùng sự ‘sụp đổ’ của cái chủ nghĩa đẻ ra cơ chế toàn trị ấy! Đã thoái trào, đã
tan rã, đã sụp đổ… thì phép mầu nào biến hóa nổi những ‘thoái trào, thất bại
nặng nề’ thành “thắng lợi”?
Qua Lời Mở Đầu của cuốn Hướng dẫn…, chúng tôi
ngờ rằng ban biên soạn lẫn nhóm chủ biên cuốn sách “Hướng dẫn…”
vô tình hay cố ý “hướng dẫn” tuổi trẻ VN nhạo báng mỉa mai “đảng ta” chăng?
Thảo nào tuổi trẻ VN chấp nhận hàng ngàn con số không điểm sử!
Thiết tưởng mấy vị chủ biên và ban biên soạn
cuốn sách nên đọc và ngẫm lại lại lời nhắn nhủ của Hoàng Lại Giang, một nhà văn
tên tuổi trong nước và cũng là một trí thức từng là nô bộc của đảng.
Nô lệ đến mất nước… Tội đồ bán nước
Hoàng Lại Giang kêu gọi “Đừng tiếc nuối
những gì mà loài người đã loại bỏ đi!” Qua bài này, Hoàng Lại Giang
nhấn mạnh:
“Một số nhà lãnh đạo Cộng sản thuộc địa, như
Việt Nam, lại coi học thuyết Mác là bất di bất dịch, là kinh điển … ở mọi thời
đại! Chính căn bệnh giáo điều xơ cứng của không ít nhà lãnh đạo Việt Nam
ở thời hiện đại ấy đã dẫn dân tộc và đất nước vào thế giới của chủ nghĩa xã
hội bạo lực và giả tưởng … Và vì vậy sự hụt hẫng khi chủ nghĩa xã hội Liên
Xô và Đông Âu sụp đổ là có thật.”
Hoàng Lại Giang mạnh mẽ phê phán: “Nô
lệ về ý thức hệ mà đặt ý thức hệ trên quyền lợi dân tộc, thậm chí để mất cả đất
và nước, biển và đảo, thì đấy là tội đồ, là bán nước.”
Ông Giang chỉ ra một nhân vật “lãnh đạo”
đáng phỉ nhổ, đáng nguyền rủa như sau: “Có người còn bao che cho tội ác dã
man của lãnh đạo Trung Quốc ngang nhiên ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ trong
cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, nói rằng: ‘Song dù có bành trướng thế
nào đi chăng nữa thì Trung Quốc vẫn là nước XHCN’”.
Ông Giang thẳng thắn phê bình: “Nhà lãnh
đạo này [Giang không nêu đích danh] rõ ràng đã đặt quyền lợi dân tộc,
lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc xuống dưới ý thức hệ, và hậu quả là im lặng
trước Hoàng Sa bị chúng đánh chiếm năm 1974 và năm 1988 chúng đánh chiếm 7 hòn
đảo ở Trường Sa. Và bây giờ chúng ngang nghiên đưa tàu hải giám quấy phá
ngay trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền của ta, cắt cáp của tàu thăm dò dầu
khí của ta từ tháng 5 năm 2011.”
Đi từ nhận định chung chung sang phê bình một
nhân vật “lãnh đạo”, tác giả Hoàng Lại Giang dường như thấy chưa đủ, chưa định
rõ cơ cấu nào đang có những bước đi phiêu lưu phản bội dân tộc. Ông Giang đi xa
hơn, đánh thẳng vào chính quyền CSVN hiện nay: “Nhân dân bức xúc, bày tỏ
thái độ trước sự bành trướng của Trung quốc thì chính quyền tìm mọi cách
ngăn chặn, thậm chí dùng cả bạo lực đối với người biểu tình. Bây giờ hãy
còn quá sớm để quy đấy là tội bán nước, nhưng chắc chắn lịch sử rồi sẽ phán xét
công minh, rạch ròi…
Hoàng Lại Giang đưa ra một lời kết chắc nịch
về những điều ông đã trình bày: “Với người Việt Nam tội bán nước là tội
không thể dung tha”Lời kết ấy của ông, chúng tôi xin mượn để kết thúc bài viết của chúng tôi.
Lê Thiên
304Đen – Llttm - TD
No comments:
Post a Comment