Monday, December 3, 2018

Đọc Thơ Nguyễn Ức - Nguyễn Cang


ĐỌC THƠ NGUYỄN ỨC



 

Nguyễn Ức (阮億)là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông sanh và mất năm nào chưa được rõ chỉ biết ông là bạn của của Trần Quang Triều, làm quan đời nhà Trần (Trần Minh Tông). Ông từng giữ chức vụ ở Viện Hàn Lâm, có tham gia thi xã Bích Động. Tác phẩm còn lại 20 bài thơ trong Toàn Việt Thi Lục.

Bài 1 :

Bạc chu Ứng Phong đình ngẫu đề

 泊舟應豐亭偶題

 

繫纜江亭覓勝遊

前朝行殿已荒丘

鶯花不識興亡事

撩亂春光未肯休.

(阮億)

Phiên âm:

Bạc chu Ứng Phong đình ngẫu đề

 
Hệ lãm giang đình mịch thắng du,
Tiền triều hành điện dĩ hoang khâu,
Oanh hoa bất thức hưng vong sự,
Liêu loạn xuân quang vị khẳng hưu.

Nguyễn Ức

Chú thích từ ngữ:

bạc():ghé bến (thuyền). Ứng ():đáp lại

phong():đầy, thịnh, được mùa. Ứng phong(應豐):tên trạm nghĩ bên sông.

ngẫu ():tình cờ, thình lình. Đề ():viết bài thơ (lên vách). hệ():buộc. Lãm(): dây neo thuyền (bộ mịch bên trái, có nghĩa là dây tơ nhỏ, mịn). Mịch():tìm, kiếm. Thắng du(勝遊): thắng cảnh đi thăm viếng. Hành(): đi. Điện(殿): cung điện. Hành điện(行殿): cung điện để vua đến nghỉ khi đi chơi.

(): đã, đã trở thành. Khâu(): gò, đống. Oanh(): chim  hoàng anh. Thức(): biết, nhận biết. Hưng(): nổi lên, hưng thịnh lên. Liêu(): nắm lấy( có bộ thủ là tay), trêu ghẹo. Loạn(): lộn xộn, mất trật tự. Khẳng(): quyết chí, khẳng định, quyết tâm. Hưu(): thôi, nghỉ.

Dịch nghĩa:

Đậu thuyền bên đình Ứng Phong ngẫu hứng đề thơ

 
Buộc thuyền bên đình tìm chơi thắng cảnh,
Hành cung triều trước, đã thành gò hoang.
Chim oanh và hoa chẳng biết việc hưng phế,
Làm rối mãi nắng xuân chưa thôi!

Dịch thơ:

Đậu thuyền bên đình Ứng Phong ngẫu hứng đề thơ

Bản 1: V.Ng

Thuyền đậu giang đình vạch cỏ khâu
Hành cung nền cũ trắng hoa lau
Oanh nhi đâu biết trò dâu biển
Ríu rít chiều hôm rộn bãi dâu.

Bản 2: Nguyễn Cang
Thuyền buộc bên sông tìm thắng cảnh
Hành cung nền cũ dấu rêu mờ
Oanh-hoa hưng phế đâu màng biết
Làm rối ngày xuân dạ thẩn thờ.

 
Nhận xét :

Mặc dù số thơ của Nguyễn Ức còn lại không nhiều(20 bài), nhưng ông cùng với Trần Quang Triều và Nguyễn Sưởng họp thành một dòng thơ riêng biệt thời Trần. Họ là những con người mang trong lòng nỗi thất vọng sâu sắc về sự suy thoái của vương triều này. Ở Nguyễn Ức, ông không gắng gượng hoặc che giấu mình như người khác, trái lại ông thể hiện một cách trung thực nỗi thất vọng chán nản, tiêu cực. Đứng trước cảnh điêu tàn của một triều đại nổi tiếng uy nghi tự chủ, chống xăm lăng oanh liệt mà nay thời vàng son không còn nữa khiến ông bùi ngùi xúc đông. Cảnh hành cung trở thành gò đống dưới lớp bụi thời gian làm ông ngỡ ngàng luyến tiếc. Loài chim muôn như vàng anh, hoa cúc dại cũng không có cảm giác trước đau thương tàn lụi của triều đại khiến ông thêm ngậm ngùi chua xót. Tâm trạng nầy cũng giống tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi viếng cảnh thành Thăng Long xưa cũ. Mời bạn đọc thưởng thức lại vần thơ bất hủ đầy cảm xúc của bà qua bài Thăng Long Thành Hoài Cổ.

Về mặt nghệ thuật, ngòi bút của Nguyễn Ức cũng như bà Huyện Thanh Quan thật là lão luyện, biết cách làm cho câu thơ thêm buồn nặng trĩu, và thể hiện được những cảm giác cô đơn, xa vắng.

Thăng Long Thành Hoài Cổ

(Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật) .

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Ghi chú:


Bà Huyện Thanh Quan làm bài thơ này, sau năm 1802, khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu Gia Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long mất địa vị trung tâm của đất nước về chính trị và văn hóa.  Bài thơ tả cảnh ngụ tình. Cảnh thì tang thương. Tình thì hoài cổ. GS. Phạm Thế Ngũ viết: Bài này nói lên nỗi đoạn trường của tác giả trước cảnh hoang tàn của cố đô đất Bắc.

Bài 2 :

送人北行

都門回首樹蒼蒼

立馬頻斟勸客觴

一段離情禁不得

津頭折柳又斜陽.

(阮億)

Phiên âm :

Tống nhân bắc hành

Ðô môn hồi thủ thụ thương thương,
Lập mã tần châm khuyến khách thương,
Nhất đoạn ly tình câm bất đắc,
Tân đầu chiết liễu hựu tà dương.

(Nguyễn Ức)

 

Chú thích từ ngữ:

Tống (): đưa, tiễn. Bắc (): phía bắc, chỉ nước Tàu. Bắc hành (北行): đi về hướng bắc, chỉ việc đi sứ sang Tàu. Thụ (): cây. Thương ( ): xanh màu cỏ (có bộ thảo chỉ thảo mộc, cây cỏ). Thương thương (蒼蒼): xanh đậm. Lập mã (立馬): cho ngựa dừng lại. Tần  (): nhiều lần, bờ nước, nước Tần. Châm (): rót rượu mời khách. Khuyến ( ): khuyên, mời. Thương (): chén uống  rượu, trong chữ thương có bộ giác () nghĩa là sừng ( trâu, bò...) ta đoán ngày xưa người ta còn dùng sừng để làm chén uống rượu. Do cấu tạo khác nhau mà chữ "thương" ở đây khác nghĩa với chữ thương câu 1. Ly (): lìa ra, xa nhau. Tình (): tình cảm. Câm(): cấm, không cho phép, tránh. Đắc (): được. Câm bất đắc : cầm lòng không được. Tân ( ): bến (đò), bến (cảng), thấm nhuần, nước dãi. Chiết (): bẻ. Liễu (): cây liễu. Chiết liễu: bẻ cành liễu, ngày xưa khi đưa tiễn một người  đi xa người ta thường bẻ cành liều đưa cho bạn làm roi ngựa. (): nghiêng.

 Dịch nghĩa:

Tiễn người đi phương bắc

Ngoảnh lại cửa đô thành, cây xanh  ngắt
Dừng ngựa  rót rượu mời khách uống nhiều lần
Không sao ngăn nổi một khúc tình ly biệt,
Bên bến sông bẻ cành liễu trong bóng chiều tà.

Dịch thơ:

Tiễn người đi phương Bắc


Bản 1: V.Ng

Bẻ cành liễu chiều tà
Tặng người đi xứ Bắc
Trên dặm đường mưa tuyết
Hỏi người đi xa
Có nhớ ta?
Có nhớ ta?...

Bản 2: Nguyễn Cang

Cửa thành ngoảnh lại bóng cây lay
Nghiêng ngả đường xa chuốc rượu cay
Làm sao ngăn được sầu ly biệt
Bến nước đưa người nắng nhạt phai.


Lời bàn:

Tựa đề bài là Tiễn người đi phương Bắc, ta có thể hiểu được là tiễn người đi sứ sang Tàu. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt gồm 4 câu 28 chữ thật cô đọng nỗi niềm của một người đi sứ. Ngay câu đầu : ngoảnh mặt lại cửa thành chỉ thấy rừng cây xanh ngắt một mầu không còn thấy bóng dáng người thân  khiến lòng người tê tái, sau đó đi vào chốn xa xăm biền biệt không còn biết nơi nào là chỗ tạm dừng, cũng chẳng còn biết ngày nào trở lại ! Cái tâm trạng bàng hoàng lo lắng, chán nản pha lẫn nỗi khắc khoải khiến  tác giả nặng trĩu ưu tư, phó mặc cho định mệnh đưa đẩy về đâu . Tại sao đi sứ là một vinh dự mà tác giả lại lo lắng quá như vậy? Vì đây là một sứ mệnh hết sức quan trọng,  nhà vua trao phó nên phải ráng làm tròn nhiệm vụ mong được thành công tốt đẹp về tâu lại cho vua quan nghe. Ngoài ra trên đường đi còn phải đối phó với bao nhiêu nguy hiểm do cạm bẫy vô tình hay cố ý giăng sẵn mà chắc gì mình vượt qua được? Rồi khi tới nơi phải ăn nói làm sao với thiên triều , liệu có làm vừa lòng chủ nhân một nước lớn? v.v.

Nỗi lo cũng như nhiệm vụ của một quan đi sứ khác với nỗi lo của một chinh phụ trong "Chinh phụ ngâm" của bà Đoàn Thị Điểm nhưng lại giống nhau về khung cảnh và tình cảm: người chinh phụ tiễn người chồng trẻ mới thành hôn đi chinh chiến miền biên ải xa xôi không biết bao giờ trở lại . Chinh chiến kéo dài bao lâu , biết có còn mạng sống trở về? Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi  (Lương Châu Từ /Khúc bi ca thời chiến), từng đêm thương nhớ khôn nguôi . Đọc lại mấy vần thơ của Bà Đoàn Thị Điểm để chúng ta cùng thông cảm cho tâm trạng ngừơi chinh phụ lẫn kẻ đi  sứ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?…

(Chinh phụ ngâm khúc / Đoàn Thị Điểm)


Nguyễn Cang (24/11/2018)





 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments: