Tuesday, December 25, 2018

Tiệm Sách Của Anh Tôi - Topa (Hòa Lan)


Tiệm Sách Của Anh Tôi
 
 
 
Anh của tôi vốn người phong nhã nhưng tâm tính thì gần như không vừa lòng một chuyện gì cả. Anh làm có tiền nhưng tôi không biết anh làm công việc gì. Công việc của anh thường vắng nhà nên người yêu đầu đời của anh đành phải chia tay anh sau chỉ bốn tháng yêu nhau. Biết tính mình như vậy nên sau cuộc tình đầu tiên anh không còn muốn quen người phụ nữ nào nữa. Anh nói, mọi hứng thú trên đời anh không muốn nghĩ đến nữa. Tôi không tin chỉ vì anh mới hai mươi lăm tuổi. Đời của anh còn quá dài.

Anh nói với tôi anh được miễn đi lính vì thần kinh không được bình thường. Từ đó tôi thương anh nên những gì anh nhờ tôi tôi đều làm hết cho anh. Đầu năm 1973 anh đến Dalat mở một tiệm cho mướn sách trên con đường mà tôi không bao giờ ngờ đến. Con đường dài chưa đến hai cây số có cái dốc cao thật cao mà, trên dốc cao cũng là cuối con đường vì là khu rừng thông chưa được khai hoang. Nhưng, trong khu rừng thông này lại có ba hay bốn cái biệt thự của các quan lớn làm việc trong thành phố.

Con đường gì mà đìu hiu và vắng người qua lại quá. Có ngày tôi đếm được nhiều nhất là mười hai chiếc xe hơi chạy qua lại. Còn người ư? Họa hoằn lắm tôi mới nhìn thấy hai hay ba bà giúp việc trong các biệt thự của các quan đi bộ ngang qua tiệm. “Chỗ này vắng vẻ nhưng được cái là yên tĩnh. Một khi tiệm của mình nổi tiếng rồi thì tức khắc mọi người sẽ tìm đến tiệm mình thôi”. Anh nói vậy nhưng tôi không hỏi làm sao để tiệm của anh nổi tiếng trong khi ở trung tâm thành phố cũng có đến ba tiệm cho mướn sách rồi. Bây giờ thì tôi tin là thần kinh của anh không được bình thường. Nhưng, phận làm em, vả lại tôi chưa làm gì ra tiền nên không dám xen vào chuyện làm ăn của anh.

Cái tiệm cho mướn sách của anh tôi chán đến không thể nào chán hơn được nữa. Nó thuộc loại chán đến nỗi tôi không còn muốn ngồi cả ngày trông tiệm cho anh đi công việc. Không biết anh đi công việc gì mà ngày nào cũng đi. Mỗi lần đi là cả ngày, hoặc hai ba ngày mới về nhà rồi hôm sau lại đi tiếp. Cả ngày không có một người khách nào bước chân vô tiệm thì tôi không hiểu anh lấy tiền ở đâu ra để trả tiền mướn nhà và tiền điện nước. Nói nào ngay, tiệm của anh có rất nhiều sách và sách có đủ loại cho mọi lứa tuổi. Nhưng, những anh chàng hay cô nàng còn ăn bám vô gia đình thì làm gì có tiền để mướn sách. Phải chi anh bán sách thì may ra còn có người ra vô đọc cọp. Tôi cũng từng là “chuyên viên đọc sách cọp” tại nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi Saigon nên tôi rành sáu câu luôn. Còn người lớn thì ai lại từ thành phố đi vô đây mướn mà giá cả thì cũng chẳng rẻ hơn ngoài đó bao nhiêu.

Một hôm anh đứng nhìn ngắm tiệm một lúc thật lâu rồi anh nói với tôi: “Mình sẽ mở quán cà phê và cho khách đọc sách chùa thì tiệm sẽ có khách tới lui ngay. Ai uống cà phê thì có thể mượn sách đọc. Ai không uống mà chỉ muốn mướn sách thì mình lấy giá thật rẻ ”. Nói là làm. Mấy ngày sau anh mướn xe chở về bàn ghế và những vật linh tinh rồi bắt tay ngay vô công việc. Vì căn nhà khá dài nên phía nhà trước vẫn là bảy hàng kệ trưng bày hơn trăm quyển sách và cái quầy nhỏ để tôi ngồi ghi tên khách mượn hoặc mướn sách. Sợ tôi buồn nên anh cũng trang bị một cái máy hát đĩa cũ loại 33 tour mà tôi nghĩ có lẽ cũng từ thời… Bảo Đại. Hiện tại thì người ta không còn xài loại đĩa hát này nữa mà đã đổi qua tape  recorder. Thôi thì anh còn nghèo quá nên tôi cũng không dám đòi hỏi gì miễn có nghe còn hơn không. Từ giữa nhà ra đến gần cái bếp anh đặt năm cái bàn tròn mỗi bàn có bốn cái ghế. Anh tự trang trí và trang trí rất khéo. Đèn điện chiếu ngay bàn và đủ sáng cho khách ngồi đọc sách thoải mái. Anh tự làm những tờ quảng cáo rồi đích thân đem đi dán lên các thân cây ven đường khắp trong thành phố. Anh là người có tài xoay sở và tôi chưa bao giờ thấy anh lo lắng về tiền bạc.

Tiệm thay đổi được hai ngày thì bắt đầu lai rai có khách đến uống cà phê và mượn sách đọc. Mỗi người khách được mượn một quyển. Tôi ghi tựa sách cũng như tên người mượn vô quyển sổ lớn và dầy. Tôi mừng cho anh và cũng mừng cho tôi vì từ đây tôi kiêm luôn việc bán cà phê và các loại nước uống. Có thêm việc để làm tôi đã không còn chán nữa. Từ lúc có sự thay đổi thì anh không còn đi xa nhà lâu ngày nữa. Nhưng, cứ hai ba tối anh lại rủ mấy người bạn về nhậu cho tới khuya lắc khuya lơ. Có điều hay là tôi không thấy bạn của anh la lối hay say xỉn bao giờ. Bạn của anh cũng không ai mượn sách hay đem sách về nhà đọc.

Một ngày kia trời mưa khá lớn từ sáng sớm cho tới trưa vẫn chưa tạnh nên tiệm không có một người khách nào. Tôi ngồi nhìn ra đường và nhìn mưa rơi mà không biết làm gì cả. Tôi vốn lười đọc sách nên sách trên kệ đối với tôi không quan trọng. Nếu phải đọc thì tôi chỉ thích đọc sách viết về thắng cảnh các nước trên thế giới. Sách của anh thì toàn là tiểu thuyết dài và những quyển có giá trị dành cho người có học mà tôi đọc không vô.

Trời mưa mỗi lúc mỗi nặng hột hơn. Rồi chẳng biết tự bao giờ, một cô gái đi vô tiệm. Khi tôi biết có khách thì cô gái đang đứng quay lưng lại tôi và nhìn mấy kệ sách. Cô gái còn trẻ khoảng độ hai mươi ba hai mươi bốn tuổi. Mặt của cô sáng quắc nhưng không phải vì nhờ phấn son. Mặt của cô không thoa phấn và không tô môi son. Dáng dấp của cô ung dung thư thái và có vẻ trí thức lắm. Xem một lúc cô quay lại nói với tôi: “Hôm nay là thứ bảy cuối tuần mà anh để bản nhạc Chiều Cuối Tuần thì đúng quá.” Nghe cô gái nói tôi mới để ý đến bản nhạc mà vì không biết làm gì nên tôi để đại đĩa nhạc vô máy chứ nào tôi có chọn lựa gì đâu. Cô gái đi vô bàn trong cùng. Dáng đi của cô nhẹ nhàng và uyển chuyển như con mèo vậy. Tôi nghĩ cô là người khách mới chứ không phải khách từng đến đây. Tôi quen mặt khách gần như là tất cả. Tôi đi đến bên cô định hỏi cô uống gì thì cô lên tiếng trước: “Anh cho tôi ly ca cao nhé. Nếu bản nhạc hết thì anh cứ cho hát tiếp hoài vì tôi thích Thanh Thúy hát bản này lắm. Trời đang mưa và quán lại đang vắng khách thì anh cử mở lớn cho tôi nghe đến khi nào có khách thì anh bớt nhỏ để không làm phiền họ”. Tôi có chút bối rối nên chưa biết nói gì. Đối với tôi thì cô cũng là người có thần kinh không được bình thường như anh tôi thì còn biết nói gì bây giờ.

Ngoài đường mưa vẫn rơi làm cho khung cảnh đường phố và trong quán đầy vẻ u buồn chán nản. Bản nhạc dù có hay đến đâu mà cứ nghe đi nghe lại… Tôi đã cho bản nhạc hát lại đến lần thứ năm rồi.

Một người đàn ông bước vô tiệm. Tôi gật đầu và đồng thời cũng mỉm cười chào ông. Ông cởi cái áo mưa đầy nước ra và giũ mấy cái cho bớt nước. Người đàn ông có dáng cao ráo với gương mặt như… cô hồn. Thoạt nhìn tôi nghĩ ông  mà làm “cớm” thì bọn cướp và bọn du đãng phải chạy mặt hết.  Ông treo cái áo mưa ngay cửa ra vô rồi nhìn cô gái đang đi gần đến và mỉm cười: “Làm sao em biết chỗ này ?” – “Những tờ quảng cáo được dán đầy trên các cây to ngoài phố đã giới thiệu cho em biết chỗ này đó.” Bản nhạc vừa chấm dứt và tôi định thay dĩa khác thì người đàn ông nói: “Cuối tuần mà nghe Chiều Cuối Tuần với tiếng hát Thanh Thúy thì tuyệt cú mèo, phải không anh? Anh mở lại cho tôi nghe được không?”. Cô gái quay mặt nhìn tôi và nháy mắt với tôi như muốn nói: “Anh thấy không. Đâu phải một mình tôi thích Chiều Cuối Tuần và thích Thanh Thúy đâu”. Tôi mỉm cười. Tôi thích những người phụ nữ có thái độ như cô gái này.

Ông khách kêu ly cà phê đen rồi cùng cô gái quay mặt nhìn về ba kệ sách. Tôi vừa đổ nước sôi vô cái phin cà phê và chuẩn bị để ghi tên khách và tên sách vô sổ. Cô gái vói tay lên hàng sách trên cao và lấy một quyển tiểu thuyết có tựa đề: “Cuộc sống sa đọa của một thương gia giàu có người Hoa trong Chợ Lớn”. Cô gái mở quyển sách ra xem nhưng không theo thứ tự từng trang. Cô lật thật nhanh và đọc lướt qua thôi. Trong khi đó người đàn ông lấy gói thuốc và rút ra một điếu gắn lên môi. Còn nữ danh ca Thanh Thúy thì vẫn đang… lải nhải đến lần thứ tám bản Chiều Cuối Tuần đến nỗi tôi bực mình và quyết định sẽ không phát lại nữa dù ông… cô hồn có yêu cầu. Cô gái bỗng đưa quyển sách về phía người đàn ông và nói: “Anh đọc quyển này chưa?” Người đàn ông quay mặt nhìn quyển sách và nói: “Anh chưa đọc. Sao em lúc nào cũng sách với sách vậy. Đến chỗ nào cũng sách và sách là sao vậy?.” Cô gái hơi ngửa mặt lên và nói với người đàn ông mà tôi có cảm tưởng như là đang nói với tôi: “Thích đọc sách, thích văn chương là thú vui tinh thần tao nhã, anh có biết như vậy không? Trên mấy kệ sách này toàn là những sách hay và có giá trị… ngoại trừ quyển này. Đây là quyển tiểu thuyết hạ cấp và rẻ tiền. Quyển tiểu thuyết viết toàn chuyện dâm dục nhằm để câu khách… thì không xứng đáng được đứng trên các kệ sách ở đây vốn là nơi thường có các anh chị sinh viên lui tới. Đây, em đọc cho anh nghe một đoạn để anh thấy nó rẻ tiền nó hạ cấp đến thế nào nhé”. Cô gái liếc nhìn tôi xem tôi có để ý đến hai người không. Tôi giả bộ chăm chú nhìn vô quyển ghi tên mượn sách. Thấy tôi không để ý đến hai người, cô gái bắt đầu đọc cho người đàn ông nghe:  “Một cô gái trẻ – trẻ lắm – chỉ khoảng mười lăm mười sáu tuổi đang đưa tay lên cái chuông cửa và bấm. Cô gái lại nhìn vô tờ giấy đang cầm nơi tay một lần nữa để biết mình không lầm địa chỉ. Cô gái đọc lí nhí trong miệng tên và địa chỉ mà cô đang đứng trước nhà. Thương gia Lâm Ngọc Tửng. số nhà… Một bà giúp việc nhà đi ra cửa và hỏi: Cô tìm ai? – Dạ, tôi có hẹn với ông Lâm Ngọc Tửng…- Cô chờ một chút nghe. Một lát sau bà giúp việc quay trở ra chỗ cô gái và mở rộng cách cửa sắt nhỏ cho cô gái đi vô. Ông chủ tôi đang chờ cô. Nói rồi bà hơi cúi mặt nhìn xuống đất và kín đáo mỉm nụ cười như bà thường kín đáo mỉm cười mỗi khi có cô gái trẻ nào đó đến đây.

Ai giới thiệu cô đến đây? Ông Tửng có dáng người bệ phệ với cái bụng bự đầy mỡ mà người ta thường gọi là bụng nước lèo. Ông nhìn cô gái với con mắt thèm thuồng như muốn ăn tươi nuốt sống cô gái ngay. Ông hỏi cô gái như là hỏi cho có vậy thôi chứ trước đó ông đã biết sẽ có một cô gái trẻ đến hiến thân cho ông và nhận một số tiền đã thỏa thuận. Cô gái mắc cở mặt đỏ như trái gấc và nói lí nhí: Dạ, anh Thuận giới thiệu cho em… Cô gái chưa nói hết câu thì ông Tửng liền ôm và vật cô gái ra giường đồng thời hai tay của ông cũng lẹ làng cởi hết quần áo của cô gái và của ông ra. Ông nhanh tay nắm… thằng Tửng con và đút ngay vô… cái hố sâu tội lỗi. Tội nghiệp cô gái trẻ. Có lẽ vì bị đau quá nên cô  nhăn mặt tỏ vẻ đau đớn và hai hàm răng thì cắn chặt lại với nhau như cố chịu đựng nhưng đồng thời hai dòng lệ cũng bắt đầu chảy ra hai bên khóe mắt cô. Lần đầu tiên trong đời biết đến thân thể người đàn ông nhưng lại không được đối xử nhẹ nhàng với những cái vuốt ve âu yếm…”.

Cô gái ngừng đọc nhìn người đàn ông nói: “Anh thấy không. Đây là quyển sách viết rất hạ cấp không xứng đáng đứng cạnh bên những quyển sách trưng bày ở những cái kệ này. Quyển sách này theo em… phải quăng ngay vô thùng rác anh à”. Người đàn ông tỏ thái độ không vui: “Sao em lại nói thế? Sách hay hoặc dở thì cớ gì mà em phải bận tâm? Em không thích đọc nó nhưng người khác thích thì sao? ”  Cô gái không biết đã nghĩ gì mà liền xé toạc trang sách mà cô vừa đọc. Người đàn ông bỏ điếu thuốc hút hết phân nửa xuống đất và lấy gót giầy dí dí lên đó rồi nói: “Cả quyển sách mà em cho là viết chuyện dâm dục nhưng em lại chỉ xé đi một trang thì có là điều đáng làm không?” Cô gái bẽn lẽn cười và nhìn tôi nói: “Xin lỗi anh. Nhưng tôi nghĩ tôi làm đúng vì những quyển sách như thế này cần phải loại bỏ ngay. Tôi sẽ trả tiền quyển sách này. Chút nữa anh tính tiền chung với nước uống cho tôi nhé”. Cô gái liền đi đến thùng rác và quăng quyển sách vô đó. Vì là cô gái đẹp và trí thức nên tôi vẫn đang tự nhủ thầm: “Mày không nên tỏ thái độ bực mình với khách. Nhất là với người phụ nữ đẹp này. Hãy bình tĩnh xem cô ấy còn diễn trò gì nữa không”.

Không còn gì nghi ngờ nữa. Tôi nghĩ cô gái bị bệnh thần kinh thật. Sách của quán mà cô tự động xé rồi quăng vô thùng rác và rồi xin trả tiền. Theo thói quen buôn bán thì tôi phải lấy tiền quyển sách và như vậy cũng là điều hợp lý. Trước khi hai người đi đến chỗ ngồi, cô gái nói với người đàn ông: “Em nghĩ rồi đây em sẽ viết tiểu thuyết hay truyện ngắn. Chắc chắn một điều là em viết hay hơn nhiều tác giả mà em từng đọc. Ít nhất thì cũng hay hơn cái ông… nào đó viết quyển sách dâm dục và dở ẹc mà em vừa quăng vô thùng rác. Viết không khó đối với em vì em có chữ. Nếu em viết dở thì tức khắc độc giả cũng sẽ quăng sách vô thùng rác… như em vừa làm. Còn hay thì được họ làm gối để gối đầu giường. Sau hôm nay em sẽ bắt đầu viết”. Cô gái nói xong liền cười lên thật lớn nhưng người đàn ông thì vẫn im lặng và bình thản bước đi bên cạnh cô gái.



Tiệm vừa mở cửa thì một người đàn bà tuổi trung niên bước vô. Tôi nói chào bà nhưng bà chỉ gật đầu chào lại rồi đứng nhìn khắp tiệm như thể bà đến để thanh tra vệ sinh chứ không phải đến để dùng điểm tâm hay uống cà phê. Nhìn người đàn bà tôi thoáng giật mình. Bà không phải là khách quen nhưng gương mặt nhìn sao quen quá mà nhất thời tôi chưa nghĩ ra đã gặp ở đâu. Bà nhìn quanh một lúc rồi nói một mình mà như là nói với tôi. “Mấy mươi năm rồi tưởng đã quên mà không ngờ…”. Bà nhìn ngay tôi và nói làm cho tôi vô cùng sửng sốt: “Tôi biết ngày trước bên nhà có tiệm sách và cà phê tên Hùng Trương. Bây giờ ở đây có tiệm cà phê và cơm tấm nhưng cũng tên Hùng Trương”. Tôi còn đang há hốc cái miệng ra vì quá đỗi ngạc nhiên thì bà nói tiếp:  “Anh cho tôi ly ca cao và dĩa cơm tấm với bì chả? À… anh có bản nhạc Chiều Cuối Tuần với tiếng hát Thanh Thúy thì anh mở cho tôi nghe nha.”. Tôi suýt la lớn lên. Đây là người khách năm xưa ở thành phố Dalat trong một buổi trưa có nhiều mưa đã vô tiệm sách của anh tôi rồi xé và quăng quyển sách vô thùng rác đây mà. Nhưng… có một điều gì đó không bình thường ở người đàn bà nên làm cho tôi chưa mở được miệng để nói với bà câu nào. Bốn mươi lăm năm đã trôi qua thì… bà phải gần bảy mươi tuổi rồi chứ. Nhưng sao bà này trẻ quá. Nhìn chỉ khoảng bốn chín năm mươi tuổi thôi. Dù sao thì tôi cũng phải lên tiếng vì bà đang nhìn tôi như chờ xem tôi có nhận ra bà không. “Kính chào… chị. Tôi không ngờ gặp lại… chị ở đây. Chị và tôi có duyên lắm nên mới gặp lại nhau ở cái đất nước xa lạ này”. – “Ngày xưa anh gọi tôi là chị thì bây giờ cũng gọi chị thì đúng quá rồi chứ có gì mà anh phải ngập ngừng chứ.” – “Dạ, tại chị trẻ quá…Tôi không thể ngờ chị lại trẻ đến như vậy” – “Tôi sợ già nên tôi chịu tốn tiền để kéo thêm được bao lâu hay bấy lâu.  À, anh qua đây lâu chưa và mở quán bán cơm lâu chưa?” – “Quán cơm thì mở được hai năm. Còn qua đây thì gần bốn mươi năm rồi chị ạ. Mời chị ngồi. Hôm nay chị ăn uống sẽ khỏi trả tiền”. – “Chứ không phải… ngày mai ăn khỏi trả tiền hả?” Chị và tôi cùng cười thật lớn làm cho mấy người khách mới vô phải quay mặt nhìn.

Chị vừa ngồi vô bàn tôi liền nói: “Tiệm sách năm xưa là của anh tôi. Còn bảng hiệu Hùng Trương là anh tôi lấy tên của ông chủ nhà sách Khai Trí, ổng tên Nguyễn Hùng Trương. Để tưởng nhớ đến anh và ông chủ nhà sách Khai Trí tôi cũng đặt tên Hùng Trương cho quán này. Anh tôi bây giờ đã…”. Tôi nói chưa hết câu thì, một lần nữa chị lại nói ra điều làm cho tôi ngạc nhiên đến nỗi cứ trố mắt ra mà nhìn chị. Chị nói: “Anh của anh đã mất trong trại cải tạo… tôi biết mà.” Như muốn để cho tôi phải thắc mắc lâu nên chị cầm ly ca cao mà người phụ tiệm cơm vừa đem đến, rồi từ từ uống làm cho tôi sốt ruột quá. Một lúc thật lâu sau, có lẽ chị nghĩ hành hạ tôi như vậy cũng tạm đủ rồi nên chị đặt ly ca cao xuống bàn và chậm rãi nói: “Anh của anh cùng một ngành với ông xã tôi. Cái ông mà hôm đến tiệm của anh lúc tôi xé trang sách đó… vài tháng sau chúng tôi lấy nhau. Sau ngày mất nước anh của anh có đến nhà tôi để rồi cùng ông xã tôi đi trình diện. Cả hai đều là nhân viên an ninh tình báo. Anh của anh và chồng tôi đều bị xử bắn trong trại cải tạo”. Tôi ngạc nhiên quá đỗi: “Anh tôi mà là an ninh tình báo à? Vậy mà… tôi chẳng hay biết gì cả. Sau khi thành phố Dalat di tản thì ảnh cũng biệt tăm luôn cho đến khi tôi được tin từ bạn của ảnh cho biết ảnh đã chết trong trại” – “Chồng tôi kể lại là, Tết năm Mậu Thân 68 mấy cái biệt thự của mấy ông sĩ quan cao cấp ở Dalat suýt bị Việt Cộng chiếm. Nếu bị chiếm thì mấy gia đình ở đó đều bị giết hết rồi. May mà có một đại đội Biệt Động Quân đóng ở phi trường Cam Ly đã kịp thời đến giải vây. Sau này anh của anh được lệnh phải mở một cái quán gần đó để bảo vệ các vị sĩ quan và gia đình”.- “Hèn gì anh tôi mở cái quán ở chỗ gì mà vắng người qua lại, vắng như… Chùa Bà Đanh vậy. Bây giờ thì tôi hiểu hết rồi. Tiệm sách như là cái trạm để canh chừng và theo dõi. Ảnh đưa mấy người bạn của ảnh về nhà nhậu đến khuya ; đều là an ninh tình báo cả chứ chẳng phải bạn bình thường. À, ngày đó chị có nói là chị sẽ viết tiểu thuyết và truyện ngắn…” – “Anh nhớ dai thật. Đúng là tôi có viết,  nhưng tôi viết như là một nhu cầu cần giải tỏa những điều mình cần nói chứ chưa viết được quyển tiểu thuyết nào cả. Truyện ngắn thì… cũng lai rai thôi anh ạ”. – “Từ đó đến nay chị còn… quăng quyển sách nào vô thùng rác nữa không?”  Chị cười thật tươi khi nghe tôi nhắc lại chuyện cũ để rồi chị tiết lộ chuyện văn chương của chị cho tôi nghe. “Tôi kể anh nghe chuyện tôi đã quăng hai quyển sách vô thùng rác. Chuyện cũng… lý thú lắm anh. Vì chồng tôi là an ninh tình báo nên, một ngày kia tôi thấy chương trình… gì đó do hai nữ ca sĩ… của mình trước năm 1975 phụ trách. Hai nữ ca sĩ đó là Phương Hồng Quế và Trang Thanh Lan. Hai cô phỏng vấn những người từng là sĩ quan và viên chức của Việt Nam Cộng Hòa mình. Hôm đó hai “nàng” phỏng vấn một người tự xưng là nhân viên cao cấp Tòa Đại sứ Mỹ, mà, trong những tháng ngày sau cùng của cuộc chiến đã được chuyển qua phụ trách về tình báo. Nghe ông ấy nói mình là tình báo thì tôi chú ý lắng nghe vì… cùng ngành nghề với chồng tôi mà. Ông bị kẹt lại nên ông phải vô trại cải tạo và ở mút mùa Lệ Thủy luôn. Bây giờ ổng viết quyển sách với tựa là, “Những người tù cuối cùng”.  Nghĩa là ổng ở trại cải tạo bằng hoặc hơn các ông Tướng nữa. Tôi nghĩ quyển sách của ông sẽ hay lắm. Và, qua đó tôi sẽ được biết những nhân vật quan trọng của miền Nam Việt Nam sống ra sao trong trại tù… có giống như chồng tôi không. Chồng tôi và anh của anh tổ chức vượt trại nhưng không thành rồi còn giết chết mấy tên Việt Cộng nữa nên bị đánh hội đồng rồi bị xử bắn ngay tại trại. Hơn nữa ông này còn nói là, khi bị trong trại cải tạo thì chuyện hôn nhân của ông đã đỗ vỡ, tức là bị vợ bỏ. Tôi nghĩ, vợ bỏ rồi sao? Sống với ai và sống như thế nào? Có sống với cán bộ Việt Cộng không? Mấy cái thắc mắc đó làm cho tôi tò mò muốn biết người đàn bà nào mà tệ bạc vậy. Tôi viết mail liên lạc với tác giả. Tác giả quyển sách có cái tựa hấp dẫn đó họ Phạm. Ông cho biết là đang ra mắt quyển sách đó nhưng được viết bằng tiếng Anh. Nếu tôi cần quyển sách tiếng Anh để dành cho con cháu sau này tìm hiểu thì nên mua chung thì tiền cước sẽ nhẹ hơn. Tôi thì không có con cháu gì cả, nhưng tôi có cô bạn là Luật sư người bản xứ rất thích Việt Nam Cộng Hòa và không ưa Việt Cộng. Tôi đặt mua hai quyển. Tôi mong  chờ sách đến từng ngày. Và, cuối cùng thì sách cũng đến vào buổi sáng. Nhận sách là tôi mở ra đọc ngay. Đọc hết vài trang đầu tôi đã vô cùng thất vọng nhưng, tôi cố đọc tiếp thì… hỡi ôi. Tác giả viết gì mà… dở ẹc vậy. Tôi không gặp một nhân vật to lớn nào của miền Nam cả. Đầu đuôi quyển sách tôi đọc được nhiều lần câu… cộng sản ác ghê. Nhưng, có một câu làm cho tôi bị dị ứng nặng, đó là: Anh Trai…

Tôi gấp quyển sách lại và, anh biết tôi làm gì không?” – Tôi định nói thì chị quăng vô thùng rác chứ gì. Tính của chị là vậy mà. Nhưng, tôi không nói mà muốn để chị nói cho nên tôi lắc đầu. “Tôi cầm quyển sách tiếng Việt và quyển tiếng Anh rồi quăng ngay vô thùng rác. Tôi không muốn cô bạn Luật sư chê cười. Cũng may là trước đó tôi đã không nói về tác giả và quyển sách cho bạn nghe. Tôi viết mail cho tác giả. Thành thật mà nói tôi đã không nỡ làm cho ông ấy bị cụt hứng. Có lẽ ông ấy đang vui sướng nghĩ rằng, rồi đây biết đâu quyển sách của mình cũng sẽ được đề nghị nhận giải Nobel văn chương thì sao. Tôi viết: Ông viết cũng hay đấy. Nhưng, vì ông bị tù Việt Cộng lâu quá nên ông bị nhiễm những chữ của Việt Cộng mà tôi thấy thật là ngô nghê. Ông viết: “Anh trai…”.  Miền Nam mình không ai nói và viết như vậy vì, anh là giống đực tức là trai chứ không có anh gái. Miền Nam mình viết và nói anh ruột, anh họ anh rể anh bà con…vân vân. Tôi đọc báo trong nước thấy có nhà báo còn viết: Chị gái ruột. Tại sao lại phải thêm chữ gái vô đó làm gì? Chị tức là giống cái là gái nên chỉ cần viết chị ruột là đủ rồi”. Tiện đó tôi cũng gởi cho tác giả một truyện ngắn của tôi mà tôi được độc giả cho điểm đến năm sao. Ý của tôi muốn cho tác giả thấy là tôi chê chữ của Việt Cộng nên không bao giờ có những chữ ngô nghê và lai căng như: Hộ, hồ hởi, đăng ký, và… gì gì đó nhiều lắm.Thật bất ngờ đến… không ngờ khi ông ấy viết trả lời thư tôi:  “Chữ “anh trai” là của miền Nam vì chúng tôi nói, “em gái” để đối lại với anh trai. Đọc bài của chị tôi nghĩ chị là người miền Nam. Sau dấu chấm chị phải để spatie”. Ôi trời ơi, chẳng lẽ tôi lại viết để dạy ông này, em thì ai mà biết trai hay gái nên phải nói rõ em gái hoặc em trai chứ. Ông này muốn chê truyện của tôi nhưng không thể chê được nên… vạch lá tìm sâu bới lông tìm vết. Ông không bị vợ bỏ mới là chuyện lạ lắm đó anh ạ. Bà vợ của ông này chắc đau khổ khi sống với ổng vì ổng cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ”.

Tôi ngồi nghe chứ không dám có ý kiến vì, tôi biết gì về văn chương đâu mà có ý kiến ý cò. Mấy mươi năm qua tôi vẫn luôn nhớ đến một buổi trưa có mưa ngày nào trong tiệm sách và, tác giả nào đó đã viết câu chuyện trong đó có câu: “Nắm thằng Tửng con và đút ngay vô cái hố sâu tội lỗi” đã làm cho cô gái giận đến quăng cả quyển sách vô thùng rác.

Gặp chị tôi như được thấy lại cả một thời trai trẻ trên quê hương miền Nam tự do đầy tình người tuy đang bị chiến tranh xâm lăng bởi ý thức hệ từ miền Bắc. Dĩa cơm tấm và ly ca cao tôi mời chị như là người thân yêu lâu ngày tôi gặp lại. Tôi mời chị hôm nào đến tôi và ở lại vài ngày tôi sẽ đãi chị bất cứ món ăn nào mà chị muốn. Chị hứa sẽ mau trở lại gặp tôi và chị sẽ viết một truyện ngắn thật hay để tặng tôi.

Tôi sẽ luôn cầu nguyện cho chị được nhiều sức khỏe và may mắn. Biết đâu rồi cũng sẽ có ngày chị và tôi lại được về để nhìn lại thành phố xưa và con dốc cao với nhiều kỷ niệm./.

Topa (Hòa Lan)

304Đen – Llttm - VT

 

No comments: