MỘT VỤ “ĐẦU THÚ”
ĐỜI THANH
Trong Xạ điêu anh hùng truyện của
Kim Dung có nhân vật Lục Thừa Phong. Số là chúa đảo Đào Hoa Hoàng Dược Sư mắc
dịch mắc gió sao đó nên lấy mỗi chữ Phong để đặt tên cho 7 đại đồ đệ. Cặp đôi
phản đồ Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong đánh cắp Cửu âm chân kinh khiến các
huynh đệ đồng môn bị vạ lây. Riêng Lục Thừa Phong sau khi bị sư phụ đánh gãy
hai chân, trục xuất khỏi Đào Hoa đảo, đã tạo dựng Quy Vân trang và trở thành
thủ lĩnh Thái hồ.
Levinhhuy
Một kẻ tàn phế thôi mà làm chúa trùm Thái hồ không phải chuyện giỡn
chơi. Hồ này nằm ở địa giới phân ranh hai tỉnh Giang, Chiết. Hồ có diện tích
mặt nước 2.338 cây số vuông, chiều dài hơn 400km với 48 hòn đảo lớn nhỏ. Quanh
hồ là các thành thị lớn: Tô Châu, Vô Tích, Thường Châu, Hồ Châu.
Thái hồ nay là danh thắng trọng điểm của Trung cộng, nhưng vào đời nhà
Thanh thì đây là chốn dung dưỡng thảo khấu. Vùng này mênh mông hơn vạn dặm nên
quan quân khó bề truy quét bọn giặc cướp giả dạng thường dân. Trong đám cuồng
phỉ Thái hồ đó có một tụi mệnh danh Ba Lăng trại, và Trịnh Tai Xanh là một tên
trong đám giặc này.
Đêm nọ, Ba Miếu trại đánh cướp một nhà hào phú ở Tô Châu. Chúng nghênh
ngang thắp đuốc tưng bừng phá cửa xông vào lục soát, vơ vét sạch mọi kim ngân
tài vật. Trong căn phòng nhỏ, chúng phát hiện ra con gái gia chủ. Cô bé mới 15,
16 mà xinh đẹp bội phần, dù nó đang khiếp đảm té đái và run rẩy trong chiếc mền
quấn chặt. Tên chúa đảng Nguyễn Lật Lọng bị dung nhan kiều diễm làm dấy động
lòng tà, liền sấn tới giật tung chiếc mền.
Trịnh Tai Xanh thấy vậy vội can ngăn: “Nè Tổng trại chủ, đạo lý của giặc
cướp bọn ta là hễ đã được tiền thì không giết người hiếp gái. Anh chớ làm càn
mà liên lụy cả đám nha nha!”
Nguyễn Lật Lọng trợn mắt quát: “Anh đây đang nứng, hơi đâu đếm xỉa đạo
nghĩa giang hồ. Cút con bà mầy đi!”
Tai Xanh liền để lại mọi vàng bạc châu báu, kể cả công trình cống hiến
bao năm lẫn sinh mệnh chính trị, phủi đít bỏ đi, ai can cũng không đặng.
Tới trấn Hải Ninh thuộc tỉnh Chiết Giang thì hay tin trong vùng có nhà
hào phú cũng vừa bị đánh cướp, Tai Xanh liền ra đầu thú tự nhận là thủ phạm. Y
cố ý mạo nhận vì vụ cướp ở Hải Ninh tuy xảy ra đồng thời nhưng không có hiếp
dâm giết người như vụ ở Tô Châu, tội trạng vì đó sẽ được nhẹ hơn phần nào. Khổ
nỗi Tai Xanh lại không thể khai ra chỗ cất giấu tang vật là vàng bạc của vụ
cướp, thành thử vụ án không thể kết liễu, và y ta bị giam đó hoài.
Bị giam lâu ngày, Trịnh Tai Xanh dần trở nên thân thiết với anh cai
ngục, hay còn gọi là “quản giáo”. Có lần anh quản giáo bị tố cáo nhận hối lộ. Anh
ta lo lắng, mặt mày bí xị. Hỏi ra thì được biết quản giáo lỡ nhận 400 lạng bạc,
mà lỡ xài xả láng sạch bà nó túi rồi. Tai Xanh bèn chỉ chỗ cho quản giáo tìm ra
400 lạng bạc trả lại người ta. Quan hệ hữu hảo giữa cán bộ trại giam với phạm
nhân từ đó ngày thêm gắn chặt.
Trong ngục, hai đứa thường bày mâm ăn nhậu với nhau. Trịnh Tai Xanh mới
thổ lộ nguyên nhân thực sự việc “đầu thú” của mình, nhân đó nhờ cai ngục dò la
manh mối vụ cướp ở Hải Ninh, hầu tìm ra tang vật đặng kết thúc hồ sơ vụ án.
Cai ngục nhận lời. Anh ta đến nhà lão hào phú bị cướp, nửa năn nỉ nửa đe
dọa ép lão khai báo với phủ huyện là vàng bạc bị cướp đã được thổ phỉ lén trả
lại. Vụ án vậy là kết thúc, nhưng mà Tai Xanh vẫn cứ bị giam.
Trở lại vụ cướp ở Tô Châu. Cô gái bị làm nhục treo cổ tự ải, khiến nên
nhà hào phú Tô Châu căm hận quên cả sợ hãi, đâm đơn cáo giác đồng thời chỉ điểm
sào huyệt Ba Đình, à lộn sào huyệt Ba Lăng, với quan phủ. Quan quân quét một mẻ
lưới hốt sạch 18 tên đầu đảng giặc cướp. Chừng tra khảo thì chúng lại khai ra Trịnh
Tai Xanh cũng có dính líu. Công văn từ Tô Châu đưa tới được quan phủ Hải Ninh
trả lại với lời phê: “Trong đêm đó thằng Tai Xanh phạm tội ở Hải Ninh, làm sao
có thể phạm tội cùng lúc ở Tô Châu là nơi cách xa hơn hai trăm dặm?”
Quan lại hai địa phương cũng chẳng hơi đâu tra cứu lòng vòng. Mười tám
tên đầu lĩnh Ba Lăng trại vậy là bị lôi ra chém đầu thị chúng. Cuối năm đó,
Trịnh Tai Xanh được thả. Vụ “đầu thú” hy hữu này được chép trong Thanh sử với
tên gọi “Nghĩa tặc đầu án” 義賊投案.
Levinhhuy
Nguồn: Levinhhuy
304Đen – llttm - sgtc
No comments:
Post a Comment