Từ tổ ong của ông Tư, tới nải chuối của
giáo sư Sơn
Cứ tưởng những luận điệu tuyên truyền ấu trĩ, ngu dân của Cộng Sản đã bị đẩy
lùi vào qúa khứ. Nhưng thật bất ngờ, mới đây báo CS đăng bài thành tích ong chống
Mỹ Ngụy, được viện bảo tàng quân Khu 9 trưng bày rất trang trọng, mô tả rất chi
li như…thiệt.
Ông tổ phát minh và huấn luyện ong vò vẽ chống địch hiệu qủa, là Nguyễn Văn Tư, có nới trú quán hẳn hoài: Huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre, cứ mỗi lần đi đâu thấy tổ ong vò vẽ, ông tìm cách bắt cho bằng được, đem về nuôi trong vườn, có hơn 50 tổ, khi cho ong ăn ông mặc quần áo bà ba đen, quấn khăn rằng, đồng thời treo gần tổ ong những mảnh vải trắng, hoặc đen, đồ thường mặc của bà con nhân dân, thời bấy giờ. Sau đó ông Tư làm những hình nộm, mặc cho hình nộm quân phục rằn ri, bố trí xung quanh tổ ong. Khi chọc tổ, ong túa ra cắn vào hình nộm mặc áo quần rằng ri, không cắn vào đồ bà ba!!
Sau khi đã huấn luyện thuần thục, ông Tư đem ong ra trận;
Trích: “Chông được sử dụng cùng tổ ong vò vẽ để tạo thành thế trận liên hoàn
Trong mỗi trận đánh, ông Tư và đồng đội xác định khu vực, tuyến đường địch sẽ hành quân qua. Trên cơ sở đó ông bố trí các tổ ong, chông đu, hầm chông, bãi mìn ở các vị trí hợp lý. Khi địch hành quân đến, vướng phải dây của chông đu, khiến chông đánh thẳng vào tổ ong vò vẽ, làm hàng ngàn con ong trong tổ bay ra, nhằm thẳng đội hình quân địch mặc đồ rằn ri mà đốt. Bị ong đốt, địch bỏ chạy, tiếp tục rơi xuống hầm chông, bãi mìn do ta bố trí sẵn, khiến địch bị thương vong đáng kể.
Đây là một trong những cách đánh bằng vũ khí tự tạo hiệu quả của quân, dân miền Tây Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sau này được nhân rộng và phát huy hiệu quả trên khắp các chiến trường.”
Điều đáng nói khi có học sinh đến tham quan, bị những người bộ đội đứng ra “giảng dạy” cho các em về thành tích kể trên.
Trước 30/4/1975 báo chí miền Nam tự do, không ai có thể bưng bít được, thế nhưng chẳng ai hay biết trong khi cách đánh này “được nhân rộng và phát huy hiệu quả trên khắp các chiến trường.” ?
Trên thế giới chắc cũng không có ai nghĩ tới cách dạy ong phân biệt giữa “ta và địch,” trừ những cái đầu mang bệnh hoang tưởng, trong cái đỉnh cao trí tuệ.
Phía CS tài ba đủ trò, thế nhưng cứ vài ba tháng moi lên một hố chôn bộ đội tập thể.
Trích báo CS đăng ngày 21/4; “Được biết, đêm 21 rạng sáng 22-11-1965, Trung đoàn 3 và các đơn vị khác của Sư đoàn 9 nhận mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Miền tấn công vào căn cứ của Ngụy ở làng 10 Dầu. Ngay sau khi ta giành được thắng lợi bước đầu, địch đã sử dụng nhiều xe tăng thiết giáp bất ngờ phản công. Do hỏa lực địch quá mạnh và bị phản công bất ngờ, hơn 100 chiến sĩ của ta hy sinh, trong đó tiểu đoàn 7 (thuộc trung đoàn 3 của Sư đoàn 9) hy sinh nhiều nhất.”
Thiết tưởng tình hình miền Nam từ sau tháng 11/1963 đến 1966, luôn luôn bị bất ổn, những kẻ đội lốt Phật Giáo và Sinh Viên liên tục xuống đường, chống chính quyền, chống Mỹ. Trong tình thế đen tối này QLVNCH vẫn ra sức giáng trả “giặc từ miền Bắc vô đây bàn tay nhuốm máu hận thù” những đòn trí mạng, đích đáng. Không biết lời nào xứng đáng, bày tỏ lòng ngưỡng mộ và thán phục những đơn vị đóng tại làng 10 Dầu, ngày đó.
Cứ theo lời tường thuật của báo CS, “Ngay sau khi ta giành được thắng lợi bước đầu” Nghĩa là đã làm chủ tình hình trận địa, nhưng với yếu tố bất ngờ QLVNCH phản công đẩy lùi cộng quân, khiến hàng trăm tên “sinh Bắc tử Nam,” mới phát hiện 100 tên, chứ chắc đâu đã hết, tấn công bằng lực luợng quân khu, lực lượng miền kia mà, (“trung đoàn 3 và các đơn vị khác của sư đoàn 9 Bắc Việt”) chết cả ngàn là may! Rõ ràng vị chỉ huy trận này qúa tài ba, dũng lược.
Niên trưởng “NGỤY” nào tham dự trận đánh nói trên? Hoặc ai biết về chiến trận này? Xin bổ sung để đàn em thêm lòng ngưỡng phục.
Tiếc qúa với tài sức này, giá như không bị cúp viện trợ, chẳng những QLVNCH giữ được miền Nam, còn giúp cho chế độ Hà Nội thoát ách nô lệ Tàu, nước Việt không phải trở lại thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3.
Nải chuối của Chu Phạm Ngọc Sơn: (CPNS)
Ông tổ phát minh và huấn luyện ong vò vẽ chống địch hiệu qủa, là Nguyễn Văn Tư, có nới trú quán hẳn hoài: Huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre, cứ mỗi lần đi đâu thấy tổ ong vò vẽ, ông tìm cách bắt cho bằng được, đem về nuôi trong vườn, có hơn 50 tổ, khi cho ong ăn ông mặc quần áo bà ba đen, quấn khăn rằng, đồng thời treo gần tổ ong những mảnh vải trắng, hoặc đen, đồ thường mặc của bà con nhân dân, thời bấy giờ. Sau đó ông Tư làm những hình nộm, mặc cho hình nộm quân phục rằn ri, bố trí xung quanh tổ ong. Khi chọc tổ, ong túa ra cắn vào hình nộm mặc áo quần rằng ri, không cắn vào đồ bà ba!!
Sau khi đã huấn luyện thuần thục, ông Tư đem ong ra trận;
Trích: “Chông được sử dụng cùng tổ ong vò vẽ để tạo thành thế trận liên hoàn
Trong mỗi trận đánh, ông Tư và đồng đội xác định khu vực, tuyến đường địch sẽ hành quân qua. Trên cơ sở đó ông bố trí các tổ ong, chông đu, hầm chông, bãi mìn ở các vị trí hợp lý. Khi địch hành quân đến, vướng phải dây của chông đu, khiến chông đánh thẳng vào tổ ong vò vẽ, làm hàng ngàn con ong trong tổ bay ra, nhằm thẳng đội hình quân địch mặc đồ rằn ri mà đốt. Bị ong đốt, địch bỏ chạy, tiếp tục rơi xuống hầm chông, bãi mìn do ta bố trí sẵn, khiến địch bị thương vong đáng kể.
Đây là một trong những cách đánh bằng vũ khí tự tạo hiệu quả của quân, dân miền Tây Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sau này được nhân rộng và phát huy hiệu quả trên khắp các chiến trường.”
Điều đáng nói khi có học sinh đến tham quan, bị những người bộ đội đứng ra “giảng dạy” cho các em về thành tích kể trên.
Trước 30/4/1975 báo chí miền Nam tự do, không ai có thể bưng bít được, thế nhưng chẳng ai hay biết trong khi cách đánh này “được nhân rộng và phát huy hiệu quả trên khắp các chiến trường.” ?
Trên thế giới chắc cũng không có ai nghĩ tới cách dạy ong phân biệt giữa “ta và địch,” trừ những cái đầu mang bệnh hoang tưởng, trong cái đỉnh cao trí tuệ.
Phía CS tài ba đủ trò, thế nhưng cứ vài ba tháng moi lên một hố chôn bộ đội tập thể.
Trích báo CS đăng ngày 21/4; “Được biết, đêm 21 rạng sáng 22-11-1965, Trung đoàn 3 và các đơn vị khác của Sư đoàn 9 nhận mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Miền tấn công vào căn cứ của Ngụy ở làng 10 Dầu. Ngay sau khi ta giành được thắng lợi bước đầu, địch đã sử dụng nhiều xe tăng thiết giáp bất ngờ phản công. Do hỏa lực địch quá mạnh và bị phản công bất ngờ, hơn 100 chiến sĩ của ta hy sinh, trong đó tiểu đoàn 7 (thuộc trung đoàn 3 của Sư đoàn 9) hy sinh nhiều nhất.”
Thiết tưởng tình hình miền Nam từ sau tháng 11/1963 đến 1966, luôn luôn bị bất ổn, những kẻ đội lốt Phật Giáo và Sinh Viên liên tục xuống đường, chống chính quyền, chống Mỹ. Trong tình thế đen tối này QLVNCH vẫn ra sức giáng trả “giặc từ miền Bắc vô đây bàn tay nhuốm máu hận thù” những đòn trí mạng, đích đáng. Không biết lời nào xứng đáng, bày tỏ lòng ngưỡng mộ và thán phục những đơn vị đóng tại làng 10 Dầu, ngày đó.
Cứ theo lời tường thuật của báo CS, “Ngay sau khi ta giành được thắng lợi bước đầu” Nghĩa là đã làm chủ tình hình trận địa, nhưng với yếu tố bất ngờ QLVNCH phản công đẩy lùi cộng quân, khiến hàng trăm tên “sinh Bắc tử Nam,” mới phát hiện 100 tên, chứ chắc đâu đã hết, tấn công bằng lực luợng quân khu, lực lượng miền kia mà, (“trung đoàn 3 và các đơn vị khác của sư đoàn 9 Bắc Việt”) chết cả ngàn là may! Rõ ràng vị chỉ huy trận này qúa tài ba, dũng lược.
Niên trưởng “NGỤY” nào tham dự trận đánh nói trên? Hoặc ai biết về chiến trận này? Xin bổ sung để đàn em thêm lòng ngưỡng phục.
Tiếc qúa với tài sức này, giá như không bị cúp viện trợ, chẳng những QLVNCH giữ được miền Nam, còn giúp cho chế độ Hà Nội thoát ách nô lệ Tàu, nước Việt không phải trở lại thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3.
Nải chuối của Chu Phạm Ngọc Sơn: (CPNS)
Trước 350 trí thức họp mặt tại tp Hồ Tập Chương, giáo sư CPNS kể rằng:
“Đặc biệt, tôi nhớ mãi nải chuối chín mọng, nải chuối giao duyên mà chính ông Sáu Dân tự tay ban đêm ra vườn chặt gửi lần đầu tiên vào hơn 9 giờ đêm để chúng tôi ăn đỡ đói khi biết chúng tôi còn làm việc tại phòng thí nghiệm của Trường ĐH Tổng hợp. Đó là những năm tháng không thể nào quên…”.
Hình như bất cứ tên CS nào cũng có một vài câu chuyện láo, để làm qùa trình lên thương cấp, từ anh nông dân ngu cu đen, tới trí thức đầy bằng cấp. Giống như câu chuyện Tạ Đình Đề, núp trên máng xối định ám sát bác, bác chẳng coi ra cái mẻ bể gì, bác còn bảo đồng chí cần vụ lấy thêm cho bác một cái chén, một đôi đũa, đồng chí cần vụ ngơ ngáo, hỏi: Thưa bác nhà ta đâu có khách? Bác khoát tay, bảo cứ lấy ra đây, chén đũa có đủ, bác mời: “Chú Đề xuống đây ăn cơm với bác”!?
Câu chuyên này kể khắp các trại tù cải tạo, kể từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi tới mạn ngược.
Ai tin được CS? Tại sao họ cứ kiên trì láo mãi? Chính họ có tin những gì đã tuyên truyền? Không lẽ nào cái đầu của họ thua đầu bò?
Lúc nào chặt chuối chẳng được, tại sao phải đợi 9 giờ đêm mới chặt? Đợi giờ tốt chăng? Hay giờ này chuối mới ngọt? Một giáo sư hóa học CPNS với 350 “trí thức XHCN” chắc không biết khi bụng đói ăn chuối, ruột sẽ cồn cào khó chịu? Có khi ói mửa không kịp.
Đã là CS phải nói láo, cứ láo không cần nghệ thuật, chỉ cần không biết mắc cỡ là nói được tuốt. Vì đã có Công An, có nhà tù, có côn đồ hỗ trợ, bố ai dám đối chất, sợ gì?
Hèn chi anh bạn trẻ Nah Sơn, hát rằng ĐMCS, đáng đời.
© Ông Bút
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment