PUTIN * STALINE * HITLER
ANTHONY
BEEVOR
[Tuần báo
Đức Der Spiegel phỏng vấn Anthony Beevor Apr 19, 2022. Sử gia Hồng Mao nầy xem
Nga như “tù nhân của quá khứ”. Những cuộc điều binh của Nga trong lịch sử ảnh
hưởng chiến thuật và chiến lược ngày nay của Putin]
Trước tiên xin nhớ rằng Nga
ngày nay của Putin không phải là tiếp nối nguyên trạng của Liên Xô và quân đội
Nga không phải là Hồng Quân. Nhưng cả hai đều bị ảnh hưởng sâu đậm bởi quá khứ.
Không có quốc gia nào thành tù nhân của quá khứ đến mức như Nga ngày nay. Putin
đã nhìn lịch sử qua một lăng kính cá nhân. Nỗi ám ảnh nơi ông về Chiến
tranh ái quốc to lớn của Staline chống Đức Quốc của Hitler đã chiếm
phần lớn lý do vì sao lập lại kỳ quái một sự sai lầm trong quá khứ.
Ám ảnh nầy không những đã gây
nhiều mâu thuẩn trong lập luận chính trị mà còn ảnh hưởng đến đường lối quân
sự. Ông vẫn còn xem xe tăng vừa là dấu hiệu sức mạnh vừa là vũ khí quan yếu của
thời Nga chiến thắng xa xưa; mặc dù xe tăng đã tỏ ra dễ bị tiêu diệt bởi drone
và các vũ khí chống thiết giáp như hiện đang xẩy ra tại Libya và trong cuộc
tranh chấp Nagorno-Karabakh 1988. Mặt khác những bài học các chiến trận
Stalingrad và Berlin không được đem ra tra cứu.
Tháng tư 1945, thống tướng Georgy
Zhukov, dưới áp lực của Staline, đã đưa đạo quân thiết giáp vào Berlin mà không
cần bộ binh yểm trợ. Ngày nay lực lượng của Putin không những phạm sai lầm
chiến thuật ấy mà còn sao chép sáng kiến xưa là bọc thêm một vỏ sắt quanh pháo
đài quay (turret) với kỳ vọng hỏa tiển đụng đến là nổ trước khi vào thân xe.
Điều nầy không giúp xe tăng tiến vào Kyiv, làm cho xe tăng to ra dễ thấy mà bắn
giống như SS Đức đã bắn xe tăng Nga đã làm tê liệt đơn vị Guard Tank nầy.
Điểm tương đồng kế tiếp, Nga hiện
nay ở Ukraine đã sử dụng vũ khí hạng nặng. Thời thế chiến 2, Hồng Quân khoa
trương sức mạnh của pháo binh và gọi là Chúa của Chiến Tranh (The God of War).
Trong cuộc hành quân Berlin, trọng pháo của Zhukov đã nả hơn ba triệu quả đạn,
nhiều hơn hỏa lực đồng minh oanh kích đã phá hủy hoàn toàn thủ đô nầy. Sự
tàn phá hai thành phố Grozny và Aleppo ở Syria cho thấy đường lối của Nga không
chút gì thay đổi từ 80 năm qua. Trong lúc ấy quân lực Tây Phương đã tiến bộ ví
như tái chiếm Mosul, Irak bằng cách phong tỏa và lục soát từng khu vực nhỏ thay
vì nả đạn tàn phá.
Trong cuộc xâm chiếm Tiệp Khắc 1968, lính Nga trước khi đi được cho biết
dân chúng sẽ đón tiếp như giải phóng quân nhưng thực tế không như vậy, cũng như
quân Nga ngày nay được bảo đảm dân chúng U sẽ vui mừng đón tiếp. Thực tế không
vậy mà còn thiếu tiếp tế lương thực.
Putin đối đải tàn bạo với chính
binh lính của mình chẳng khác Staline. Quân Nga hiện nay có những lò thiêu xác
lưu động để khỏi đem xác quân sĩ về dân chúng thấy. Sự khắc nghiệt Staline đã
đưa đến vài cuộc phản loạn nhỏ. Lính Nga đêm đêm phải ra các chiến trường
“không người”, không phải để thâu hồi xác đồng đội mà lấy quân phục cho các
lính mới bị bắt quân dịch đưa ra tiền tuyến điền thế.
Nga đã thắng Hitler và cho chiến
công nầy một ý nghĩa ý thức hệ là chống lại chủ thuyết Nazi. Ngày nay Putin ám
ảnh bởi chiến công nầy và cho cuộc xua quân vào U lý do tẩy trừ Nazi. Nhưng Nga
chuyên nghề lý thuyết, nhiều tác giả đưa ra những chương trình “cải tạo” U như
một cuộc tẩy não toàn diện, kể cả tập trung huấn luyện tư tưởng theo đường lối
cố hữu của CS từ thời Liên Xô mới ra đời.
Những chứng cớ tàn ác đã rõ nhưng
không thể nói Putin quan niệm một quân đội độc ác sẽ đem lại kết quả hữu hiệu.
Năm 1945, thống tướng Konstantin Rokossovsky yêu cầu quân sĩ căm thù địch đến
mức tuyệt đối.
Riêng về Putin, ông chỉ muốn được người ta sợ như Staline hay Hitler để
ông có thể tái lập đế quốc Nga như thời Staline. Thấy Tây Phương yếu và đang
xuống dốc, Putin đã dùng tối đa uy lực để thực hiện. Năm 1941, Hitler cũng suy
nghĩ như vậy khi nói: Chỉ đá vào cánh cửa thì cả ngôi nhà mục nát sẽ sụm xuống.
Nhưng đó là quan điểm của kẻ độc tài chứ giới nhà binh chuyên nghiệp không cao
hứng như vậy. Nga xưa và Putin nay không thể dùng bạo động buộc đối phương đầu
hàng.
Tôn Thất Tuệ lược
dịch
304Đen – llttm -Mt68
No comments:
Post a Comment