Friday, July 22, 2022

Xóm Rạch Ông - Tế Bần - Sơn Nam

 

Xóm Rạch Ong – Tế Bần

 

Cách đây chừng hai tháng, ngồi buồn viết một truyện ngắn, tôi không biết nên kết thúc thế nào cho ổn. Suy đi nghỉ lại, tôi thấy biện pháp hay nhứt là gây cảm giác buồn buồn, mượn bối cảnh vùng Trại Tế Bần, bên kia cầu chữ Y : 

Sơn Nam

 


« Nhớ người bạn xưa đã chết, tôi muốn viết thữ vài câu Vọng Cồ ; trước khi chết, ông ta ao ước như thế. Nhưng bản vọng cổ từ lâu trỗi lên quá thừa thải rồi, thường trực trong tai, trước mắt như nụ cười buồn. Một nụ cười phải chỉnh phục mới rỡ được, trong bầu không khí lâng lâng nữa tươi nữa héo tại vùng Rạch Ong mà tôi đang cư ngụ. Từ bờ sông cầu ông Lãnh, rạch chảy cong queo vào đồng ruộng. Con lộ trải đá độc nhứt chạy theo bờ rạch, sớm mòn hơi đứt đoạt. Đó là đường Dương Bá Trạc, gọi nôm na là đường về trại Tế Bần, một nhà tù đặc biệt giam giữ bọn đâm thuê chém mướn, bọn trẻ con vô nghề nghiệp, lũ ăn mày cổ lì. Khu vực này theo luật đường rừng, do tướng Bảy Viễn hùng cứ thời chiến tranh Việt-Pháp. Ở bờ sông, còn vài gia đình sống về nghề nông tháng chạp là gặt bái, đập lúa trước sân, bên cạnh bãi bùn đầy Ô-rô, cóc kèa, tấp nập ghe xuồng dân tãn cư. Đầu canh hai, đâu đó yên lặng, ngỏ hẻm tối om như miền thung lũng vô danh chôn vùi những căn nhà nền thấp. Mùa nắng nhiều bụi, mùa mưa ếch nhái kêu vang. Sống giữa thiên nhiên, nhưng chỉ là xứ thiên thiên xấu xí, bịnh hoạn : chuột bọ, muỗi mòng, bùn lầy nước động. Cỏ hoang mọc xanh trên đống rác gồm giấy vụn, xác chó chết, lon sé, giẻ rách. Vài người lớn tuổi mang tật thức khuya uống rượu đế, bàn bạc tin chiến sự, nhắc chuyện buồn vui năm nào, khoe khoang nơi chôn nhau cắt rúa: miền Gò Công nước mặn gạo ngon, vùng Phụng Hiệp nhiều cá tôm nhiều muỗi, xứ Càn Long với câu “xong không xong, về Càn Long mà ở”. Tiếng mọt chê thỉnh thoảng khuấy động như quả đấm ngàn câu giáng xuống mái nhà lợp tôn. Hỏa châu trôi lơ lững, rọi qua vách lá, soi tỏ rõ từng cái chén, từng cọng lát gãy nát trong chiếc chiếu đen đúa. 

“Nhưng từ lâu rồi, nỗi niềm của đất nước đã vượt khỏi phạm vi tiêu sầu giải muộn” của bản Vọng cổ, trỗi lên bản trường ca phức tạp “quỉ khóc thần sầu rền vang thế giới, đến đổi kẽ vô tâm nhất cũng tự hỏi mình và thao thức cố tìm những câu trả lời không riêng gì cho mình”.

000

Vùng trại Tế Bần ở bên kia cầu chữ Y, phía Nam Sàigòn, không xa cho lắm. Thử lật bản đồ mà xem : nó nằm ở quận Tám, bên kia sông, đối diện với nhà đèn Chợ Quán. Nếu bắc thêm vài cây cầu thì người ở trại Tế Bần sẽ thong dong đi Sàigòn – đại để, đường gần hơn Bà chiểu hoặc Phú Nhuận. Lúc trước Tết, thay vì đi qua cầu chữ Y, người ta dùng đò máy, « đò ngang » qua cù lao Nguyễn văn Kiện, « đồ dọc » qua xóm Tế Bần. Trên bản đồ, chúng ta thấy nào là Kinh Tẻ Kinh Đôi nhưng dân địa phương chẳng hề nói đến tên.

Về địa lý, vùng này là rừng Sác – Cầu Giờ, nghĩa là từ thảo mộc, côn trùng đến khí hậu đều giống như ở Mũi C. Mau. Ra khỏi xóm, chúng ta thấy rặng cây xanh rì của Rừng Sác. Và nó giống với Cà Mau ở điểm có ong và mật. Rạch Ong được Đại Nam Nhứt Thống Chí ghi là Đại Phong Giang. Cách một đổi, theo đường Phạm Thế Hiển phía Chợ Lớn là Cầu Mật. Cầu Mật và Rạch Ong nay hãy còn bản đồ. Chúng tôi suy luận rằng khi tướng Trần Thắng Tài kéo đám dân bài Mãn phục Minh đến xứ Đồng Nai thì ông ta chê vùng Bến Nghé là hoang vu là rừng Sác, nên mới chọn cù lao Phố ở tận Biên Hòa, Cọp rừng Sác đã dám đến vùng Tân Kiểng khuấy rối dân chúng vào dịp Tết Nguyên-Đán, đầu hồi đời Gia-Long sau đó, cọp bị một nhà sư đánh chết tại trận. Chắc là cọp đã vượt qua vùng đất Rạch Ong và bến Phạm-thể-Hiễn !

Công việc khai hoang được xúc tiến và đến những năm đầu thể kỹ thứ 20 nầy, bến Rạch Ong trở thành nơi trù phú, đón nhận tất cả ghe buôn lúa gạo cá tôm từ Lục tỉnh chở về Saigon. Sự trù-phủ ấy đã ghi rõ trong… Quốc-Văn Giáo-Khoa Thư, lớp Sơ-đằng, với hình vẽ bến Rạch Ong và một bài tập đọc ngắn.

Cầu Rạch Ong bị sập từ trước Tết, kiễu cầu sắt khá cao. Nó đã sập, tu bồ lại rồi sập luôn. Ông bạn thi sĩ K.G. quan sát cây cầu ấy và tuy là không là kỹ-sư cầu cống cũng dám báo động :«Cầu sập đến nơi, rồi viết bài đăng báo, kêu nài với bộ Công-Chánh. Xe cộ vẫn tiếp tục qua cầu nhưng đôi ngày sau là cầu sập giữa ban ngày, may thay, trên cầu lúc ấy chỉ có một ông lão cỡi xe đạp, ông biết lội nêu thoát vào bờ, chiếc xe thì mất đạng.

Vùng chân cầu chữ Y chạy quanh đến trại Tế-Bần ở vào trình độ kém mở mang. Con lộ đá duy nhứt ấy quá sình sụp, đầy lỗ hang. Nghe đầu hồi năm 1906, mấy anh phu lục lộ đã trải đá thật nhanh để đơn rước một công chức cao cấp. Vài ngày sau và mưa dầm nên nước đọng vũng, đâu vào đấy. Đến nay thì hỡi ôi, gặp ngày mưa, bùn lầy ngập bốn năm phân tây, nhứt là ở khoảng chợ – chợ sáng và chợ chiều mỗi ngày họp hai hai phiên ở hai địa điểm khác nhau. Dọc theo đường, có một đình làng – đình Bình Long, và đoàn hát đến trình diễn nhưng dường như nỗi đêm chỉ thâu hoạch chừng ngàn bạc chẳng hòa vốn. Nên kễ thêm một tiệm thuốc Âu-Mỹ (mới lập hồi trước Tết) và một ông bác sĩ nhưng từ thất ông này quá to và ở trong vùng đất rộng, đối với bình dân thì thiệt là « cửa hầu như biển không rờ… Tuyệt nhiên, không thấy tiệm uốn tóc. Tiệm giặt ủi thì sống èo uột, một tiệm thôi. Xe lam chở đông khách vào những giờ đi làm việc hoặc giờ tan sở ; cỡ 10 giờ sáng, muốn đi thì chờ hàng 15 phút mới gặp một chuyến và tuy đường không xa thưng giá biểu đến 15 đồng, gọi là phụ cấp hao mòn võ ruột và hư gãy máy móc. Người Việt gốc Miên, người Việt gốc Chàm (Chà Châu Giang) chiếm tỷ lệ cao hơn người Việt gốc Hoa. Với y phục độc đáo Miên Chàm, họ gây được sự tin cậy của thân chủ khi bán lén lút vài đôi dép cao su hoặc dầu bá chứng “nhảy dù” từ biên giới Cao Miên ! Trật ra, đó là dép nội hoá với nhãn hiệu ngụy tạo

 

oOo

Sau cuộc biến loạn Tết Mậu Thân, dân chúng vùng trại Tế Bầu mừng khấp khởi vì cả xóm đều bình yên. Vài người quả quyết.

– Theo chiến lược, chiến thuật thì bãi chiến trường là bến Phạm Thế Hiển, phía Cầu Mật vì nó giáp ranh với vùng Cần Giuộc, Long An. Trại Tế Bần là cửa tử như cái túi.

Thế là dân trong xóm tha hồ thức khuya để đánh bài (những sòng bạc nho nhỏ thôi), để uống rượu — đi và về theo những con đường hẽm tối om. Người yếu bỏng vía, nhứt là người chưa hợp lệ tình trạng quân dịch ắt đau tim, đứt hơi từng chập khi nghe chó sủa rộ trong xóm, vào giờ thiết quân luật. Đó không phải là nhân viên công lực xét tờ khai gia đình hoặc « bên kia, lén về rãi truyền đơn, ám sát. Lúc đầu hơi ngán nhưng dần dà, nhờ vài anh bạn liên gia trưởng hướng dẫn, tôi làm quen với những cuộc dạ hành bất hợp pháp ấy. Mấy anh bạn bão rằng “hợp pháp vì ở đường hẽm , và người trong xóm đều hiền lành, biết mặt nhau, người nào hiền lành thì mới dám đi chơi đêm. Khi uống rượu say hoặc thua cờ bạc thì

các anh bạn “dạ hành” này bày ra nhiều trò giải trí như múa võ đề thị oai với bầy chó hung băng. Bị chó bao vây, vài anh nhảy lên cây mà ngồi rồi móc hai chân lên nhánh, thông đầu xuống như con dơi hoặc nằm dài bên lề đường, đưa hai chân lên như thước thợ. Có lẽ bầy chó hoãng sợ vì những động tác quái đản ấy nên chạy ra xa để sủa. Mấy bà lão trong xóm trù rủa không ngớt tiếng, các bạn bèn trả lời : “ Thì cũng như cha mẹ chửi con vậy thôi ! “. Đi chơi đêm, riết rồi thấy vui, thoải mái còn hơn nghe nhạc êm dịu Tây Phương. Thiết tưởng đó là lối thoát duy nhứt, lối giải trí lành mạnh trong lúc không đủ tiền để đến trà thất, vũ trường.

Nhờ đi la cà, nói tào lao mà tôi yêu mến xóm Tế Bần, thấy nó đáng được nghiên cứu, mỗi người trong xóm là một nhân vật. Nhiều ông lão đã từng làm ruộng khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh, làm tá điền cho… tướng Nguyễn Khánh, cho công tử Bạc Liêu hoặc ở đồn điền Pháp. Có người đã sống tận Biển Hồ Cao Miên, làm nghề «bạn biển». Hoặc đã nhảy dù xuống lòng chão Điện Biên Phủ. Rạch Ong là địa danh được các bạn ghe chài biết danh vì ở miền Nam này chỉ có ba nơi đóng ghe chài hạng trọng tải : Rạch Ong, Cần Giuộc, Chợ Mới (An-Giang). Mỗi chiếc ghe chài trị giá vài triệu bạc và sống bền vững muôn năm trên mặt nước, hư miếng be nầy thì thay miếng khác.

Một anh y-tá tiết lộ với tôi ! Xóm Tế-Bần là nơi kham khổ nhứt, so với những vùng ngoại ô khác mà anh đã cư ngụ. Theo bờ Rạch Ong, nhiều chiếc ghe nhỏ buộc vào bến, làm nơi cư trú cho gia-đình dân tản-cư. Nhiều khi anh y-tá được mời khâẩ-cấp xuống ghe đề săn sóc cho đứa bé hay ông lão hấp hối. Hỏi tại sao không chữa trị sớm hơn thì chủ ghe trả lời rằng không có tiền. Anh y-tá khuyên nên chữa trị, họ đưa bệnh nhân đến nhà anh y-tá nhưng đôi ba ngày sau là vắng mặt. Tưởng rằng họ tìm thầy khác nhưng dè đâu họ hết tiền. Thôi thì đành ra tay tế-độ, chờ năm ba tháng sau mới thanh toán tiền xong.

oOo

Ngày 5 tháng 5, cả xóm Tế-Bần nhốn nháo lên vì súng lại nổ bên phía Cầu Mật. Người ta tản cư lấy lệ với niềm hy vọng là trở về trong đôi ba ngày. Số đông thì ở lại, để giữ đồ đạc trong nhà. Nhưng tình thế thêm khẩn trương. Một buổi trưa, tôi muốn trở về nhưng xe thiết giáp chận ngay cầu, bên kia qua thì được, bên Saigon về thì không. Súng nổ khi xa khi gần. Người ta chen nhau đứng, đen nghẹt nơi chân cầu, đường Nguyễn Biểu, nhơn viên an ninh phải nổ súng chỉ thiên để giải tán từng chập. Lát sau, phi cơ đến rồi trực thăng đến. Súng nổ dòn hơn. Khói bốc lên, đen đúa, chạy dài theo chân trời. Ngồi trong quán, tôi uống ly cà-phê đá, cỡi hai ba cái nút áo ra mà mồ hôi cứ tuôn xuống từng chập. “Đi rồi” “Tiêu rồi” “Không xong rồi”. Ai nấy cứ than thở, nhăn mày nhíu mặt. Từ dốc cầu, có người chạy vào quán, ôm vai tôi :

– Thầy ơi ! Cháy hết rồi.

Tôi hỏi :

– Thấy nó cháy ngay nhà mình không ?

– Thì cháy rồi tôi mới chạy, chạy mình không !

Năm ba phút sau, tôi mới nhận ra đó là ông chủ quán nhậu ở gần bót Nguyễn văn Liên. Món nhậu ngon nhứt là thịt gà, do ông nuôi ở sau nhà. Sự đau khổ khiến ông thay hình đổi dạng, làm tôi tưởng là người xa lạ nào. Thời gian như nhãy vọt, trong khoảnh khắc mà sự vật đổi đời như đôi ba chục năm. Cầu chữ Y dài non một ngàn thước, bên này bên kia như là hai thế giới. Lửa cứ cháy ngùn ngụt, đến chạng vạng, đến canh một rồi canh hai. Đêm tản cư, tôi cứ thao thức. Nhà là nhà mướn, nhưng cháy thì đi mướn nơi nào ? Bao nhiêu sách vỡ chốc hóa ra tro rồi. Trong phút định thần, tôi ban cho tôi một niềm an-ủi. Sách là của quí, là rương vàng nhưng tôi đã tiêu thụ cấp thời rồi, sau khi mua. Vốn liếng làm ăn của tôi vẫn là con tim và bộ óc. Nếu có tài và có tình thì tôi viết ra một hay nhiều quyền sách mới. Tiếc làm gì những cuốn sách chữ Pháp ? Tôi được bình yên, sống nhăn. Tài sản nhỏ bé của tôi đâu quí giá bằng sanh mạng bao nhiêu thanh niên. Các bạn trẻ ấy dám chết, trong khi chưa hưởng lạc thú vật chất của cuộc đời. Luyến tiếc cái tủ sách là hèn. Từ lâu, tôi chẳng lo tạo lập nhà cửa vì ao ước rằng hể hết giặc là về quê xứ, đây là một chuyển du-lịch dai dẵng, ê chề ở Saigon. Nhưng suy đi nghĩ lại, tôi vẫn tiếc một vài quyền sách, nhứt là quyền Technique et Civilisation của Lewis Kumford, đọc lai rai ba bốn năm rồi mà chưa chán. Đại khái, ông này cho rằng giai đoạn văn minh đồ gỗ đạt mức tinh vi với cây vĩ-cầm. Những phát-minh về máy móc bắt nguồn từ việc chế tạo đồ chơi cho trẻ con. Kỹ thuật bắt đầu tiến lên từ khi con người biết dùng cái đồng hồ, đo lường thời khắc. Chiến-tranh gáng cho kỹ-thuật bước nhanh. Văn-nghệ lắm khi không chuyển mình theo sát thời đại văn minh kỹ-thuật nhưng đó là điểm lạc quan. Văn nghệ không nên theo đuôi văn minh cơ khí, trái lại nó cần nhắc nhở cho mọi người biết rằng văn-minh cơ khí lắm khi đưa con người vào nẽo phi-nhân, xem con người là con số trừu tượng đề dễ tổ-chức, khai-thác hiệu năng như khai thác cái máy.

Hai hôm sau, vì nóng ruột, tôi đến bên nầy cầu chữ Y, trình cái thẻ đoàn viên Nghiệp-Đoàn Ký-Giả Nam-Việt và được lên đến giữa cầu. Nơi đây, lính Mỹ bố trí mấy chiếc thiết-giáp. May thay, thẻ nầy có chữ Ăng-lê nên tôi được mời ngắm cảnh. Ngỡ tôi là phóng-viên chiến trường, anh lính chỉ về phía Cầu Mật. Hai bên đang xáp chiến giữa ban ngày. Thiết-giáp, trực thăng, trọng pháo, những cụm khói đen, tím bắn lên cao. Tôi yêu cầu được qua phía trại Tế-Bằn, anh lính Mỹ cau mày rồi cho phép.

Sát chân cầu, nhà cửa tiêu tan, gạch đỗ, mấy cây dừa chết thiêu, đen đúa với những cọng lá nhọn bén tua tủa. Trên nền, vài miếng “tôn”, móp méo, vài cái thùng « phuy ”. Thế thôi. Vài căn còn nguyên vẹn, vách ván, cột cây. Đến đầu đường Dương Bá Trạc, tôi gặp vài người quen, họ xác nhận rằng nhà tôi còn nguyên nhưng cửa thì mỡ toang. Tôi mừng quýnh : như vậy là được rồi. Xóm chợ hầu như không hầy hấn nhưng hỡi ôi, phía tay trái, gần bót Tể Bần thì “cháy luộc sạp, cháy láng tét, cháy bạch địa” tới sát mé sông, hàng ngàn căn nhà chớ nào ít. Vừa quẹo vô ngõ hẽm, tôi thấy cây dừa bên hè đã bay đầu, mái nhà gãy xuống như cái máng xối. Đại khái, tất cả sách báo Việt ngữ đều biến mất, nào đâu những quyền sách “bản đặc biệt, thân tặng… “, những tạp chí kính biểu..? Sách Tây còn lại thì rơi rớt trên nền, ướt mem. Tôi dọn dẹp sơ sài rồi tắm, xối nước ào ào. Bên cạnh tôi, bao nhiêu tiếng chửi rủa «tàu bè nào mà chở cho hết”. Người trong xóm đã nhận diện vài tên bất lương. Bọn này lùa heo, đem qua Sàigòn mà bán, bắt mấy con chó đem làm thịt. Bọn này thừa tước đục thả câu, và lén lút để rinh những gì rinh được ». Mấy thằng trong xóm chớ ai ! Sau khi quơ vài quyển sách, tôi ra khỏi nhà, nói chuyện vài câu với những nạn nhân đau khô bên kia đường. Cuộc biến loạn này làm nãy sanh ra bao nhiêu trường hợp khó xử về tình, về lý. Mua nhà, làm giấy tờ đàng hoàng, đặt tiền cọc xong nhưng rũi nhà cháy thì trả lại tiền cọc chăng? Ham mướn nhà rẽ bằng cách dằn tiền trước năm ba chục ngàn đồng, rủi nhà cháy hoặc bị sập một vách thì người mướn và người cho mưởn giải quyết ra sao ? Bà chủ hụi nọ than phiền rằng: Họ hốt hụi rồi, bây giờ mình kêu họ đóng, họ lại chửi. Nhà cháy, nhà không cháy đều thề không thèm đóng hụi, tới đâu thì tới. Lại còn vấn đề phóng lộ, phân lô, chẳng ai được phép xây cất trên nền cũ, chờ chỉnh trang. Nhưng vấn đề này hơi lạc đề đối với người cất nhà sàn gie ra trên bãi bùn. Nhà sàn cháy rụi thì đành chịu vì họ đâu có nền đất cứng mà lo.

Trong quán cà phê gần đường hẽm, hai người nọ cãi nhau ỏm cỏi vì một chuyện lãng nhách. Anh này khoe rằng mình chịu thiệt hại nhiều, suýt chết. Anh kia xưng rằng hồi Tết, anh gần cái chết hơn và bị hao tài nhiều hơn. Nghĩa là họ đang giành cái “huy chương vàng” về đau thương. Cãi nhau làm gì, các bạn hởi ! Thời bình thì giựt le, khoe từ cái áo, từ cái hộp quẹt máy, cho rằng mình giàu và hợp thời trang không thua ai, giờ đây thì muốn nhô đầu lên, khoe cái lạc thú đau thương… cũng để hợp thời trang, lúc trà dư tửu hậu. Đúng là những công dân xôi thịt. Ở nước nầy, đau thương là đau thương chung, to lớn, bất cứ thôn quê hay thành thị: Đơn vị về không gian là mảnh đất quê hương. Đơn vị về thời gian là một hay hai thế hệ bất chấp người tuổi Dần hay tuổi Sửu, Năm Tỵ, năm Mùi. 

Gần đến chân cầu, tôi dừng chân đề thăm viếng một anh bạn bị thiệt hại tài sản trăm phần trăm. Ve chai và kiếng thì bể hoặc móp méo. Cái tủ lạnh, cái máy ti-vi đều hóa thân, xấu xí vô cùng với cái ruột cong queo, còn chừng một nắm tay như cái lon sét. Máy may cháy sập giàn, đầu máy nằm trên gạch giống như.. con chó con rụng lông vì bọ chét. Đúng là đề tài cho họa sĩ vẽ tỉnh vật.

Vài phóng viên ngoại quốc lui cui quay phim. Theo ý tôi thì phim ảnh đều bất lực vì làm sao diễn tả cái khí hậu lạnh lẽo của trận mưa vừa dứt, cái mùi nồng nồng khét khét của than và sắt. Tôi đi thật nhanh, sau lưng tôi, bà lão già nua đang đắt đứa cháu đâu chừng bảy tám tuổi. Bà xách cái bếp “rề-sô”, cái nồi nhôm, thằng bé xách đôi dép Nhựt. Hỏi thử bà cho biết nhà cháy rồi, ở đùm ở đậu, dễ gì mượn cái chén đôi đũa. Tôi an ủi bà, với những lời gượng gạo : “Trời sanh voi sanh cỏ”, Bà đáp : Biết rồi ! Nhưng mà cậu nghe nói hội nghị hoà bình chừng nào xong…coi bộ khó quá. » Tôi đáp : « Vậy thì bà già hơn tôi. Bà trả lời rồi đó ». Thằng bé hơi nhăn mặt, chân bước tới, mắt nhìn dáo dác vì súng còn nồ ầm vài tiếng thậtto, không xa.

Sơn Nam

304Đen – llttm - sgtc

No comments: