BÀI THƠ TIẾNG THU: CỦA LƯ
HAY CỦA SARUMARU?
Có
một lần ở tại nhà trọ của Lư phố Hàm Long tôi cười hỏi Lưu Trọng Lư:
-Lư ơi, bài thơ Tiếng thu có phải thật của cậu không?
Có Nguyễn Xuân Huy ngồi đấy, Lư “cười như nắc nẻ”:
-Thằng này mơ mộng thật! Mi tưởng bài đó của Thế Lữ à?
Nguyễn
Vỹ
– Thế
Lữ làm gì nổi một bài thơ như thế.
–
Nhưng tao có đọc một bài thơ của một thi sĩ Nhật Bản, giống hệt bài thơ của
mày, và bài thơ Nhật cũng tựa đề là Tiếng thu.
Lưu
Trọng Lư ngó Xuân Huy:
–
Huy, mầy thấy thằng Vỹ nó điên không?
Huy
bảo tôi:
-Bài
thơ Nhật như thế nào?
– Mày
muốn chép, tao đọc cho chép. Đây là một bài Tanka nổi tiếng:
Oku
yama ni
Momoji fumi wake
Naku shika no
Koe kiku toki zo
Aki wa kanashiki
Tác giả là Sarumaru, thế kỉ VIII.
Bài
thơ này, Michel Revon có dịch ra Pháp văn trong quyển Anthologie des poètes japonais – (Ed. Hachette):
Combien
triste est l’automne
Quand j’entends la voix
Du cerf qui brame
En foulant et dispersant les feuilles des érables
Dans les profondeurs de la Montagne.
– Karl
Petit, trong quyển La poésie japonaise (Ed. Seghers) lại dịch đảo ngược lại,
nhưng đúng theo nguyên văn bài thơ Nhật:
Aux
profondeurs de la Montagne
Ecartant et foulant les feuilles d’érable
Le cerf brame
Et à l’entendre ainsi,
Ah! que l’automne m’est lourdement triste!
Dịch
đúng nghĩa ra Việt văn:
Trong núi rừng sâu
Ta nghe tiếng xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Ôi buồn làm sao!
Bài
Tiếng thu của Lưu Trọng Lư!
Em không nghe mùa thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Lưu
Trọng Lư cãi liền:
– Bài
của tao còn đoạn trên:
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ.
Tôi
cười:
– Cậu
làm bài thơ này hồi năm nào?
– Mới
đây.
– Mới
đây, và mấy năm nay trong nước mình làm gì có chiến tranh, có “kẻ chinh phu” có
“người cô phụ”? Tôi cho rằng cậu ghép thêm ba bốn câu đó vào bài thơ của
Saramaru để tương đối đôi chút, nhưng cậu lấy trọn vẹn bản chính của Saramaru.
Lưu
Trọng Lư không cãi nữa, nhưng Nguyễn Xuân Huy cười:
– Kết
luận: les grands esprits se rencontrent! (Những trí óc vĩ đại thường gặp nhau!)
Lưu
Trọng Lư cũng biết rằng Lư nổi tiếng là nhờ bài này, nên anh lấy tựa đề bài thơ
Tiếng thu làm nhan đề cho quyển thơ của anh.
Nhân
vụ này, tôi cũng cho Lưu Trọng Lư và Nguyễn Xuân Huy biết là câu thơ “Yêu là
chết trong lòng một tí” của Xuân Diệu, là lấy nguyên vẹn câu của nhà văn Pháp
Roland Dorgelès đề trên trang đầu quyển phóng sự hồi kí Sur la route mandarine:
Partir
c’est mourir un peu
(Đi, là chết trong lòng một tí).
Chỉ
đổi động từ Partir thành Yêu mà thôi.
Cũng
như tất cả những truyện ngắn của Đoàn Phú Tứ trong tập truyện Những bức thư
tình, đều dịch ra từ các truyện của các nhà văn Pháp: Jules Renard, Courteline,
P. Benoit, Secha Guitry.
Đoàn
Phú Tứ dịch hẳn ra Việt văn, chứ không phải phóng tác, hay “phỏng dịch”, mà anh
ta lờ luôn “xuất xứ”, tự đề tên tác giả là Đoàn Phú Tứ?
Cũng
hôm ấy, Nguyễn Xuân Huy và Lưu Trọng Lư bảo tôi viết một bài trong Hà Nội báo,
phê bình tập truyện của Đoàn Phú Tứ, với câu kết luận là “trả lại César cái gì
của César”. Bài đó có đăng hai trang Hà Nội báo của Lê Tràng Kiều.
Nguyễn
Vỹ
Nguồn:
Văn thi sĩ tiền chiến, Nguyễn Vỹ, NXB Khai Trí, 1969, trang 109-113
304Đen – Llttm -sgtc
No comments:
Post a Comment