2.Ở NHÀ ÔNG ĐÀM
Ông họ Đàm đặt chén rượu xuống vừa mỉm cười vừa lắc
đầu:
- Nguyễn tiên sinh nói lạ! Bao nhiêu chứng cớ hiển
nhiên còn đấy, ai dám bảo là không có, là huyễn hoặc? Chính tôi đây cũng không
ngờ vực nỗi gì.
- Thế thì nhân huynh cho là tôi đặt để ra sao?
Câu chuyện này là câu chuyện ẩn mưa trong chùa Đầm.
Khách nhân thấy ông bạn cứ thuật lại những việc yêu quái trong cái miễu mà ta
đã biết, bèn đem kể rành mạch từ lúc khách bước vào chùa trông thấy những tượng
bụt đổ vỡ cho đến lúc thấy con cáo và con rắn đuổi nhau cho ông họ Đàm nghe.
Ông họ Đàm thì cho là khách nhầm, chứ nhất quyết không tin việc Nguyễn công vào
ẩn mưa trong cái chùaquái gở.
- Một là Nguyễn tiên sinh vào đấv rồi không ra nữa,
hai là Nguyễn tiên sinh không bước chân vào bao giờ...
Ông họ Nguyễn thì lấy làm lạ quá. Bạn ông hẳn cũng
biết ông không đời nào nói dối, mà sao vẫn một mực cho là mình bịa đặt ra câu
chuyện ấy để làm kinh ngạc mọi người.
Lúc ấy vào khoảng giờ thìn (8 giờ sáng) hai ông bạn
ngồi đối diện uống rượu ở trên phản, ông họ Đàm người xương xương, nước da ngâm
đen nhưng không phải vì cháy nắng; búi tóc nhỏ, gò má cao, trán nhỏ, mắt bé sắc
xảo. Cách nhau đã hơn mười năm trời, kể từ ngày còn theo học hòa thượng Linh
tự, bây giờ mới lại gặp mà hai người nhận được nhau ngay. Hai ông vẫn giữ
nguyên cái nét mặt đặc biệt ngày trước. Ông Đàm thấy ông Nguyễn vẫn nước da
hồng đỏ, vẫn đôi mắt sáng và nghiêm trang, vẫn cái miệng rộng, măm mắm trên cái
hàm vuông của người chính trực quả quyết; nay chỉ thêm hoa râm cái bộ râu ba
chòm kia dài và đen, mà bạn học vẫn gọi đùa là bộ râu Trinh Tử.
Hai ông được gặp nhau xem chừng vui vẻ lắm và kể lại
những tích cũ lúc hai người đang ganh nhau luận sử đàm thi. Rồi sau khi hỏi
nhau về cuộc đời mười năm về trước, ông Đàm thở dài mà than trách cái thân thế
của mình. Nay ở thôn Bắc, ông chả thiết làm gì cả; cái công luyện tập đèn sách
đã tính đem ra răn bảo đàn sau, nhưng vì có nhiều điều bất đắc chí nên lại
thôi; việc nhà cửa phó mặc cho "bà nó" săn sóc. Bà là người đảm, thắt
lưng bó que làm lụng một tay chăm nuôi con cái và cung phụng đức ông chồng.
Ngày rộng tháng dài, ông chỉ ngâm vịnh thơ văn cho tiêu tán. Cái công danh sự
nghiệp khiến cho ông bao phen chìm nổi mà không có kết quả gì, thôi thì ông
cũng không cần nửa. Mặc kệ cho đời xoay vần, cho đời nó sóng gió, ông đã chán
lắm, ông chỉ ở kín một chỗ, ông ngâm nga thơ phú, ông châm chọc đời chơi.
Nhưng người chán đời để ẩn trong thú điền viên kia
lại quan tâm đến những việc lạ lùng trong nước. Ông không những không "dũ
áo" mặc kệ những việc ấy, lại còn đem ra thuật lại cho bạn cũ biết, và lấy
việc ông họ Nguyễn ẩn mưa trong miễu là một việc khó tin, ông lại nói rằng:
- Thế gian kể cũng nhiều điều kỳ lạ, song không kỳ lạ
bằng những chuyện này. Mấy năm nay, bên tai tôi không lúc nào ngơi những điều
quái đảm kinh hồn người ta kể lại. Trước tôi vẫn cho là việc bày đặt như bao
nhiêu chuyện ma quỷ khác, đến sau cùng phải tin. Vả "thế gian chẳng ít thì
nhiều", vạ gì bịa ra những điều người ta không trông thấy! Huống chi việc
xảy ra ngay gần đây, các người trong mấv thôn không ai không biết rõ, không ai
không lo sợ sẽ gặp phải những tai nạn không thường... Một người đặt để ra nói
còn có lẽ chứ có đâu mọi người trong châu huyện gần đây ai cũng nói đến những
điều không có để nạt nhau ư?... Ngô huynh ở xa đến đây, nghe thấy những điều kể
vừa rồi cho là lạ kỳ cũng phải. Nhưng lạ kỳ mà có thực... Có nhẽ lại thực hơn
cái việc ẩn mưa của ngô huynh.
Giọng nói với nét cười của ông Đàm nửa ra khôi hài,
nửa ra châm chọc. Ông Nguyễn không muốn cãi lại, ngồi lẳng lặng ngẫm nghĩ hồi
lâu. Có lẽ ông cũng hơi chột dạ; có lẽ ông đang nghĩ cái cớ vì sao ông không
phải làm con ma cụt đầu trong chùa Đầm. Nhưng ông đặt chén rượu xuống, thong
thả nói:
- Người ta vẫn bảo rằng ma quái chỉ đến nạt những
người yếu bóng vía, còn tôi thì tôi cho là những người ấy tự nát mình thì phải
hơn. Trời đất sinh ra người có thâm thiểm gì mà tạo ra những vật ấy để hại
người ta? Chẳng qua bụng mình bao giờ cũng chứa sẵn cái sợ, trong trí sẵn tưởng
có các vật linh thiêng, độc ác nó chỉ định ám ảnh mình. Bởi thế, một tiếng động
trong đám tối, một tiếng chim lạ trong lúc đêm khuya đều khiến cho mình tưởng
trông thấy những hình thù quái lạ. Trong một bọn người đi ngoài đồng ban đêm
thường có người kêu rú lên rằng thấy ma, mà những người kia nếu không khiếp sợ
thì chỉ lấy làm ngạc nhiên không thấy ma nào hết. Tôi thường đi tối với những
người như thế để хеm con ma của họ nó thế nào. Nhưng không bao giờ tôi được gặp
ma cả. Vậy thì ma ấy ở đâu? chẳng là ở cái nát đảm của người nhát, ta vẫn gọi
là yếu bóng vía, tưởng tượng ra trước mắt hay sao?
Ông Đàm:
- Trong trời đất có nhiều việc ta lấy ý tưởng mà
đoán xét mà cắt nghĩa được, song cũng có nhiều việc sâu nhiệm ta không thể lấy
tri thức nhà suy lường... Những điều lạ kỳ, những điều vô lý nhất, cũng có thể
có được. Việc oan hồn hiển hiện, việc yêu quái linh thiêng đời nào cũng có, đời
nào cũng lắm. Ngày xưa có những án kỳ lạ nếu không có những việc hiện hồn mách
bảo thì ai tra xét được ra? Mà những chuyện thần miếu, những hung thần tác
quái, như trong chuyện thần Xương cuông ăn thịt người trong cái miếu hãm hại
Bất Vi ngày xưa, có phải là những chuyện truyền khẩu đâu? Các việc đó điều chép
cả trong lịch sử. Không nói đâu xa lạ, nói ngay những điều tôi mắt thấy tai
nghe về cái miễu chùa Đầm đủ chứng rằng các ma quỉ là có thực. Tạo hóa dựng
nên, hay cho phép những linh vật ấy được vơ vẩn trên đất của người trần gian là
ý thế nào, bất tất phải gò tâm nghĩ đến những điều mầu nhiệm ấy vội... Hay là
có thể cho rằng các hung thần hay yêu quái được quyền đến chiếm cứ ở đấy, một
là để trừng phạt lũ lăng ni làm nhiều điều hắc ám trong nơi thanh tịnh mà tội
ác chỉ giấu được mắt người trần; hai là để hãm hại những kẻ gian tà, những
người đến sổ chết với những kẻ vô phúc lạc vào đó. Ví bằng việc sát hại này
không do ở lòng trời khiến ra, mà lại do ở tính quái ác của lũ yêu ma kia, thì
chỉ một lưỡi tầm sét đánh xuống là tan nát hết. - Một lẽ nữa là giống yêu quái
đó chắc hẳn là các vong hồn của người trần, các hồn đơn quỉ đói không ai cơm
cúng, phải tự họp ở đấy để tìm tòi các người tận số, hoặc phải chết vì nước
lửa, hoặc chết vì sấm sét, rắn rết hay vì cách nào, để dun rủi đến đấy mà chết.
Những người chết đó, xác thì bị các quỉ đói chia sẻ, còn hồn thì lại vẩn vơ
quanh cái miễu, lâu ngày cũng thành yêu tinh. Đó là những con tinh tóc xõa, áo
trắng lừ lừ đi trong những đêm mưa gió âm u mà thỉnh thoảng bọn thần đinh trông
thấy...
Ông Nguyễn vuốt râu cười nhạt:
- Tiếc thay, những bộ văn Trích quái không có nhưng
lý luận như tiên sinh vừa giải tôi nghe...
- Thế ra ngô huynh vẫn chưa tin lời tôi ư? Thì tôi
đã nói rằng chính tôi đây lúc mới nghe cũng không thể tin lời người ta thuật
được. Mãi về sau, vừa suy nghĩ, vừa xem xét, lúc chính mắt được thấy cái ánh
lửa xanh lè trong chùa với những yêu tinh quanh quất đấy, tôi mới không nghi
ngờ gì nữa.
Nguyễn công thấy ông Đàm nói quả quyết lắm, đã bắt
đầu kinh dị, cho là một việc lạ thường. Ông cau mày một lúc rồi nói:
- Quái lạ, thế sao đêm vừa rồi tôi không thấy gì?
Hay là vì tôi không nghi ngờ gì nên không bị cái nát đảm nó mê hoặc...
- Tiên sinh vẫn cứ nói đến mê hoặc mãi...! Nếu tiên
sinh có vô tình vào qua miễu ấy thực mà không việc gì thì đó chẳng qua là thần
minh còn che chở người ngay, nên phúc thần mới hộ vệ tiên sinh mà không cho lũ
yêu quái gần đến... chứ từ xưa đến nay, có ai dám bén mảng đến đấy đâu. Nhưng
tôi xin tiên sinh chớ có tin ở vẻ tầm thường của chùa Đầm theo như ý tiên sinh
nghĩ.
- Thế thì lạ thực! Trong trời đất lại có những việc
khác thường đến thế ư? Nếu vậv đêm nay tôi quyết vào đó rình xem...
- Tôi can ngô huynh đấy. Để mặt họ, hơi đâu mà trêu
họ cho mang vạ vào mình.
Nhưng Đàm tiên sinh khuyên bạn thế nào cũng không
được, ông Nguyễn cứ một mực rằng:
- Tôi vì nghi hoặc lắm, không đành tin một điều có
vẻ huyền hoặc như kia. Nếu có xảy ra điều gì bất lợi cho tôi, tôi cũng không
oán thán.
Cơm nước xong chuyện vãn một lúc lâu, rồi ông Đàm
chỉ lối cho ông Nguyễn đi lên Bắc thượng. Ông xin lỗi rằng không thể cùng đi
với bạn được và hẹn đến chiều sẽ lại hội diện ở nhà.
Chiều hồm ấy, ông Nguyễn ở Bắc thượng về,ông Đàm
liền hỏi đến chuyện đi tìm Cao sỹ, ông Nguyễn nói:
- Tôi lên núi, đến cửa không tự thì gặp một người
tiểu đồng đón hỏi rồi dẫn tôi vào... Cao sỹ tráng cốt cách như tiên, da hồng
tóc tuyết, cư chỉ tự nhiên lắm, tiếng người nói trong trẻo mà rất khoan thai
dõng dạc. Tôi đem mấy điều dự sẵn để thỉnh giáo, nhân lại hỏi đến việc ma quái
ở chùa Đầm. Nhưng người không nói nhiều, mà lời nói ý nghĩa cao thâm quá. Tôi
đoán chắc mới nhất kiến nên mình chưa xứng đáng được người dạy bảo cho. Tôi cáo
từ rồi lui xuống tìm vào thăm ông huyện Đào Đình Khê là một người tôi vẫn hâm
mộ.
- Phải ông ta là người lỗi lạc và thanh liêm lắm,
nhưng tôi không muốn giao tiếp, và nghĩ mình thì thanh bần...
Mâm rượu bưng lên, hai ông bạn lại vừa chén tạc chén
thù vừa nói chuyện. Ông Đàm ngỏ ý lưa bạn ở lại ít bữa nhưng ông Nguyễn xin từ
chối và nhất quyết đi khám phá những việc lạ trong chùa Đầm.
Cản ngăn thế nào cũng vô hiệu, đến khi mặt trời ngả
bóng, ông Đàm ngại ngùng đi tiễn bạn ra khỏi thôn. Lúc chia tay, Đàm tiên sinh
lại hết lời khuyên giải lần nữa. Ông Nguyễn phải bật cười lên mà rằng:
- Sao tiên sinh phải lo sợ quá như thế? Người xưa
dẫu phải bao phen nguy khổ cũng không ngại, miễn là tìm biết được điều hay. Đây
chả là một sự lạ đáng biết ư? Tôi muốn tin lời tiên sinh mà vẫn còn chưa hiểu
các việc kỳ dị, vậy tôi đi xem cho hiểu chứ sao?
- Nếu vậy, xin vĩnh biệt, thân người là trọng mà
tiên sinh không muốn giữ gìn, tôi cũng không dám can ngăn.
Nguyễn công thì mỉm cười lên đường, còn Đàm công
đứng trông theo, cau mày lẩm bẩm mấy câu rồi cũng trở vào.
Thế Lữ
No comments:
Post a Comment