Đọc lại bài thơ “Nghỉ hè” của nhà thơ Xuân Tâm
viết năm 1941 để thấy thực sự những kỳ nghỉ hè như thế này đã chết lâu rồi
trong nền giáo dục của chúng ta. Thương cho con trẻ bây giờ không còn được
hưởng cái sự “sung sướng quá” khi đến kỳ nghỉ hè sau buổi học cuối cùng với bao
niềm vui vỡ oà trong tâm hồn những cô cậu học trò được tạm xa mái trường, rời
bỏ thành thị, về tắm mình trong cảnh làng mạc xóm thôn.
Không bao giờ còn nữa cảnh “Chín mươi ngày nhảy nhót ở vườn quê” đối với các
lớp học sinh từ đã lâu nay. Chúng chia tay nhau để lo học hè, và lời tạm biệt
là “Các bạn hỡi, trời mai đầy lo lắng”! Con người hiện đại đã bị tước mất niềm
vui sống hồn nhiên, bị cằn cỗi với thiên nhiên, ngay từ tuổi thơ, ngay từ tuổi
học đường, ngay từ kỳ nghỉ hè đầu tiên. Nhất là thời nay tất cả đều cắm mặt vào
chiếc điện thoại.
Sung
sướng quá, giờ cuối cùng đã hết,
Ðoàn trai non hớn hở rủ nhau về.
Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê,
Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ !
Một
nét mặt, trăm tiếng cười rộn rã
Lời trên môi, chen chúc nối nghìn câu
Chờ đêm nay, sáng sớm bước lên tàu
Ăn chẳng được, lòng nôn nao khó ngủ.
Trong
khoảnh khắc, sách bài là giấy cũ.
Nhớ làm chi, thầy mẹ đợi, em trông.
Trên đường làng huyết phượng nở thành bông,
Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.
Kiểm
soát kỹ có khi còn thiếu sót,
Rương chật rồi, khó nhốt cả niềm vui.
Tay bắt tay, hồn không chút bùi ngùi,
Các bạn hỡi, trời mai đầy ánh sáng.
Nhà thơ Xuân Tâm, tên thật là Phan Hạp (1916 –
2012), sinh tại làng Bảo An, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Điện
Quang, huyện Điện Bàn). Thuở nhỏ, ông học ở trường Quốc học Huế và đậu bằng
Thành Chung. Tập thơ đầu tay của ông “Lời tim non” xuất bản năm 1941. Bài thơ
“Nghỉ hè” được giải nhất cuộc thi thơ của báo “Bạn đường” và được nhà phê bình
Hoài thanh tuyển vào tập “Thi nhân Việt Nam” (1942).
Từ trang DĐQGHCUC
No comments:
Post a Comment