Sự tích Cái Gò Ỉa Quê Tôi
Quê tôi, ở phía đằng Tây làng, giáp chân núi
có cái gò, tên là Gò Ỉa, rộng chừng 120 hecta.
Nó tên là Gò Ỉa, vì cả làng trên xóm dưới đều đến đó ỉa.
Tôi còn nhớ thời hợp tác hợp te, không khí ỉa ở Gò Ỉa vui lắm. Mỗi sáng sớm, khi ông mặt trời thức dậy là người dân làng trên xóm dưới kéo nhau lên Gò Ỉa để ỉa. Mọi người cứ tụt quần phơi đít ra gió mà ỉa, vừa ỉa vừa nói chuyện râm ran. Từ chuyện nông gia đến chuyện nhà nước, từ chuyện dân đến chuyện quan, chuyện gì cũng có.
Nó tên là Gò Ỉa, vì cả làng trên xóm dưới đều đến đó ỉa.
Tôi còn nhớ thời hợp tác hợp te, không khí ỉa ở Gò Ỉa vui lắm. Mỗi sáng sớm, khi ông mặt trời thức dậy là người dân làng trên xóm dưới kéo nhau lên Gò Ỉa để ỉa. Mọi người cứ tụt quần phơi đít ra gió mà ỉa, vừa ỉa vừa nói chuyện râm ran. Từ chuyện nông gia đến chuyện nhà nước, từ chuyện dân đến chuyện quan, chuyện gì cũng có.
Đi
ỉa giống như đi hội vậy. Vì mỗi sáng sớm có đến cả mấy trăm người đi ỉa. Thường
thì phân chia cự ly cho mỗi người ỉa khoảng vài ba mét vuông, dân ở đây gọi là
lô ỉa. Nhưng giờ cao điểm thì có khi hai ba người phải ỉa chung một lô. Tất
nhiên, vẫn có chính sách ưu tiên cho ông to bà lớn, mỗi cặp vợ chồng được ngồi
chung trong một lô năm bảy mét vuông. Cái sự ỉa gò nó khác với ỉa ở nhà cầu.
Người ỉa phải di chuyển liên tục. Cứ down đít xuống ỉa ra một cục là phải up đít
lên tiến về phía trước rồi ỉa tiếp cục nữa. Người nào ăn to, ỉa đùn thì phải
down, up đến năm bảy lượt từ đầu lô đến cuối lô. Ỉa xong trịn lên mấy cục đá có
sẵn ở đó là xong.
Rất
nhiều người cố tình ỉa lâu để được chuyện trò, để được nhìn nhau, được hưởng
khoái lạc quận công.
Có lẽ cũng nhờ cái sự ỉa gò ấy mà quê tôi đẻ ra cả một di sản văn hóa dân gian độc đáo. Các ông nhà ta sau mỗi lần ỉa là khám phá ra ông này chim to, bà kia bướm lớn rồi bịa chuyện mua vui. Một kho tàng chuyện tiếu lâm ra đời xoay quanh toàn chuyện bướm với chim. Tiếc là chưa ai sưu tập thành sách...
Ngày tôi đưa vợ về quê sau khi cưới, hiển nhiên vợ tôi phải tham gia lễ hội ỉa gò. Nàng xấu hổ nên kiên quyết không đi vào buổi sáng. Chờ tối mịt nàng kêu đau ỉa và bắt tôi dẫn đi. Tôi bảo theo tục lệ là phải ra gò. Nhưng gò tối om, sợ ma lắm. Hơn nữa, trời tối mịt, ra đó có mà dẫm cứt rồi tha về nhà. Vậy là buộc nàng phải chờ đến sáng để cùng tham gia hội ỉa với mọi người.
Có lẽ cũng nhờ cái sự ỉa gò ấy mà quê tôi đẻ ra cả một di sản văn hóa dân gian độc đáo. Các ông nhà ta sau mỗi lần ỉa là khám phá ra ông này chim to, bà kia bướm lớn rồi bịa chuyện mua vui. Một kho tàng chuyện tiếu lâm ra đời xoay quanh toàn chuyện bướm với chim. Tiếc là chưa ai sưu tập thành sách...
Ngày tôi đưa vợ về quê sau khi cưới, hiển nhiên vợ tôi phải tham gia lễ hội ỉa gò. Nàng xấu hổ nên kiên quyết không đi vào buổi sáng. Chờ tối mịt nàng kêu đau ỉa và bắt tôi dẫn đi. Tôi bảo theo tục lệ là phải ra gò. Nhưng gò tối om, sợ ma lắm. Hơn nữa, trời tối mịt, ra đó có mà dẫm cứt rồi tha về nhà. Vậy là buộc nàng phải chờ đến sáng để cùng tham gia hội ỉa với mọi người.
Sáng hôm đó thấy vợ tôi người lạ từ thành thị về, nhiều quý ông quý bà xúm xít đến vây quanh và quyết ỉa chung cùng lô với vợ tôi. Vợ tôi ngượng đỏ mặt nhưng cũng phải ỉa, vừa ỉa vừa bụm hang vì sợ người ta nhìn. Nhưng đến khi nhìn thấy mọi người xung quanh trịn thì nàng… phát khóc. Cái đít nõn nà của nàng mà trịn lên đó thì còn gì là đít, dù các hòn trịn đó đã nhẵn thín từ bao đời. May mà tôi đã chuẩn bị cho nàng tờ giấy báo. Khổ thân cô vợ làm dâu xứ ỉa gò.
Sau
khi ăn sáng xong, nàng hỏi mẹ chồng:
- Sao nhà mình không làm cái nhà cầu mà phải ra gò ỉa vậy mẹ?
Mẹ tôi liếc qua ba tôi:
- Hỏi ba mày! Tao cũng chỉ là con dâu xứ này.
- Sao nhà mình không làm cái nhà cầu mà phải ra gò ỉa vậy mẹ?
Mẹ tôi liếc qua ba tôi:
- Hỏi ba mày! Tao cũng chỉ là con dâu xứ này.
Ba
tôi bắt đầu kể chuyện sự tích Gò Ỉa…
Gò Ỉa vốn là nghĩa trang cao cấp thời Chúa Nguyễn.
Năm 1767, quan thái phó Trương Phúc Loan lộng hành, thâu tóm quyền lực trong tay. Ông cho người thân tín nắm giữ hết các cảng ở vùng duyên hải miền Trung, khai thác vàng từ Quảng Nam đến tận Phú Yên, chỉ nộp công khố 2 phần, còn 8 phần bỏ vào túi riêng. Lại cho công khai mua quan bán chức, xua quân đến từng nhà dân bòn vét thuế như nhổ lông vịt. Đến mức Truông Mây không còn mây để xâu tiền vàng cho nhà họ Trương. Sự việc kéo dài cho đến khi chàng Lía chiếm giữ Truông Mây và khởi binh làm loạn.
Gò Ỉa vốn là nghĩa trang cao cấp thời Chúa Nguyễn.
Năm 1767, quan thái phó Trương Phúc Loan lộng hành, thâu tóm quyền lực trong tay. Ông cho người thân tín nắm giữ hết các cảng ở vùng duyên hải miền Trung, khai thác vàng từ Quảng Nam đến tận Phú Yên, chỉ nộp công khố 2 phần, còn 8 phần bỏ vào túi riêng. Lại cho công khai mua quan bán chức, xua quân đến từng nhà dân bòn vét thuế như nhổ lông vịt. Đến mức Truông Mây không còn mây để xâu tiền vàng cho nhà họ Trương. Sự việc kéo dài cho đến khi chàng Lía chiếm giữ Truông Mây và khởi binh làm loạn.
Lại
nói về cái Gò Ỉa vốn nằm trong lãnh địa của Châu gia. Sơ tổ nhà họ Châu là cụ
Châu Doãn Thành vào Nam phò chúa Nguyễn, có công khai khẩn vùng đất này và lập
ra mấy vạn chài và nông trang buôn ngựa. Thế đất thời đó khác bây giờ. Phía sau
lưng là núi cao, gọi là Đại Sơn, trước mặt là một loạt các bàu lớn: Bàu Sấu,
Bàu Cừ, Bàu Cạn. Chỗ nhà ta đang ở bây giờ một bên là Bàu Cừ và một bên là Bàu
Cạn. Giữa hai cái bàu là Gò Nổi, sau này đổi tên là Gò Ỉa.
Lần
thay vua đi kinh lý qua vùng Tuy Viễn, thái phó Trương Phúc Loan có ghé Châu
gia trang ăn ở mấy ngày. Họ Trương thích và nảy sinh ý định chiếm mảnh đất này
làm nghĩa trang của Trương gia. Biết là họ Trương có tham vọng chọn đất địa
linh để mưu đồ cơ nghiệp đế vương muôn đời, cho nên cụ Châu Doãn Thành không
đồng ý. Thương lượng không được, họ Trương về kinh trát lệnh thu hồi đất và
chuyển quyền sử dụng cho họ Trương. Châu Doãn Thành tập hợp gia nhân chống trả
quyết liệt và viết sớ tâu vua kêu oan. Tờ sớ khẳng khái vạch tội họ Trương:
“Việc đuổi người sống dành chỗ cho người chết là việc làm ngược ngạo, trái với
đạo lý, luân thường, xưa nay chưa từng có. Điều đó cũng trái với lẽ trời, vì
sống có thể bất bình đẳng nhưng chết rồi thì quan, dân đều bình đẳng. Đất là
nơi sinh ra con người và khi chết đi con người phải trả hình hài về cho đất, lẽ
nào chết rồi mà vẫn lạm dụng quyền hành giành đất to đất đẹp cho mình?…”
Sự
việc giằng co cả năm trời.
Cũng năm ấy, chàng Lía khởi binh ở Truông Mây. Lía vẫn thường ghé Châu gia trang xin lương thực nuôi quân. Châu gia thết đãi quân Lía như bậc trượng phu đối đãi với trượng phu. Không ngờ Trương thái phó biết được vu cho tội phản tặc và nửa đêm cho quân đánh úp. Người của Châu gia trang gần như bị giết sạch, chỉ còn sót ba anh em, một người trốn vào núi, một người chạy vào Phù Cát và một người chạy vào Phú Yên. Tàn sát xong, Trương thái phó cho người loan truyền Châu gia bị quân chàng Lía hãm hại. Đứa con út là Châu Văn Tiếp hận bọn phản tặc nên sau đó theo Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và trở thành danh tướng khai quốc công thần của triều Nguyễn Gia Long.
Sau khi tiêu diệt phong trào khởi nghĩa của chàng Lía, nghĩa trang cao cấp của họ Trương được thực thi cấp tốc bằng mọi giá. Dự án lên đến hàng ngàn tỉ, ngốn bao nhiêu tiền thuế của dân. Toàn bộ mộ phần mấy đời của họ Trương được quy tập về cái gò này. Một cái tháp cao ngất ghi danh công lao họ Trương mà bây giờ người ta còn thấy một đống đổ nát nằm giữa gò, cỏ đã mọc phủ bao lên nhiều lớp…
Cũng năm ấy, chàng Lía khởi binh ở Truông Mây. Lía vẫn thường ghé Châu gia trang xin lương thực nuôi quân. Châu gia thết đãi quân Lía như bậc trượng phu đối đãi với trượng phu. Không ngờ Trương thái phó biết được vu cho tội phản tặc và nửa đêm cho quân đánh úp. Người của Châu gia trang gần như bị giết sạch, chỉ còn sót ba anh em, một người trốn vào núi, một người chạy vào Phù Cát và một người chạy vào Phú Yên. Tàn sát xong, Trương thái phó cho người loan truyền Châu gia bị quân chàng Lía hãm hại. Đứa con út là Châu Văn Tiếp hận bọn phản tặc nên sau đó theo Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và trở thành danh tướng khai quốc công thần của triều Nguyễn Gia Long.
Sau khi tiêu diệt phong trào khởi nghĩa của chàng Lía, nghĩa trang cao cấp của họ Trương được thực thi cấp tốc bằng mọi giá. Dự án lên đến hàng ngàn tỉ, ngốn bao nhiêu tiền thuế của dân. Toàn bộ mộ phần mấy đời của họ Trương được quy tập về cái gò này. Một cái tháp cao ngất ghi danh công lao họ Trương mà bây giờ người ta còn thấy một đống đổ nát nằm giữa gò, cỏ đã mọc phủ bao lên nhiều lớp…
Thấy
chuyện hơi đi quá đà về bi kịch của Châu gia và cái nghĩa trang kệch cỡm kia,
tôi ngắt lời ba và hỏi:
- Vợ con nó hỏi chuyện ỉa gò. Ba giải thích vì sao có cái tục lệ ấy?
- Vợ con nó hỏi chuyện ỉa gò. Ba giải thích vì sao có cái tục lệ ấy?
Ba
đang chìm vào trong cái lịch sử xa xưa của dòng họ, bỗng như tỉnh hẳn. Ông
cười:
- Là bắt đầu từ triều Tây Sơn. Sau khi nắm quyền, hoàng đế Tây Sơn nhìn thấy cái nghĩa trang họ Trương nằm lừng lững nguy nga cả một vùng mà ngứa mắt, bèn cho quân đào lên ném hết xuống bàu. Lại cho dân làng trên xóm dưới biến gò đất này thành gò ỉa. Hàng ngày dân hả hê ỉa lên mồ mả họ Trương và thành tập tục cho đến bây giờ. Những cục đá mà dân ỉa xong rồi trịn lên đó vốn là những tấm bia ghi công nhà họ Trương đấy!
Ba tôi kết thúc câu chuyện bằng triết lý:
- Là bắt đầu từ triều Tây Sơn. Sau khi nắm quyền, hoàng đế Tây Sơn nhìn thấy cái nghĩa trang họ Trương nằm lừng lững nguy nga cả một vùng mà ngứa mắt, bèn cho quân đào lên ném hết xuống bàu. Lại cho dân làng trên xóm dưới biến gò đất này thành gò ỉa. Hàng ngày dân hả hê ỉa lên mồ mả họ Trương và thành tập tục cho đến bây giờ. Những cục đá mà dân ỉa xong rồi trịn lên đó vốn là những tấm bia ghi công nhà họ Trương đấy!
Ba tôi kết thúc câu chuyện bằng triết lý:
-
Đấy, các bậc vương quyền xưa khôn ngoan
thì chọn chỗ hẻo lánh, thậm chí bí mật mà làm nơi an nghỉ. Đến như Tần Thủy
Hoàng độc ác, Tào Tháo gian xảo còn biết sợ thế gian trả thù, đem thân xác của
mình giấu kín đến vô tăm tích. Chỉ có kẻ ngu dại tham lam như Trương Phúc Loan
mới ngạo nghễ phơi trần thân xác cả họ nhà mình giữa thanh thiên bạch nhật cho
thiên hạ ỉa…
Chu Mộng Long
304Đen – Llttm - HNTN
304Đen – Llttm - HNTN
No comments:
Post a Comment