Vui thế bao nhiêu, nhục bấy
nhiêu
Người mình xưa nay hâm mộ bóng đá, thấy đội nhà thua sẽ buồn, nếu thắng
sẽ mừng vui. Tuy nhiên thể hiện niềm vui vừa qua, vượt mức bình thường, không
khác gì bọn ngáo đá, đã bộc lộ bàn tay bí mật của đảng CS kích động, nhằm làm
lu lấp nỗi nhục mất nước về quân Tàu, và có cơ hội cờ máu ngập tràn, trong niềm
hân hoan chốc lát, người ta sẽ quên lá cờ của tỉnh Phúc Kiến, mà gọi là cờ
"tổ quốc." Thật sự như vậy, cho dù đội nhà có vô địch Á Châu, nỗi
mừng vui cũng không thể quá trớn như vừa rồi, nhất định đảng CS lồng vào làm
cho sự kiện lồng lộn lên chất ngất.
Bóng đá, hay túc cầu, có lạ gì với người miền Nam, 60 năm trước đội
tuyển VNCH từng vô địch Sea Games, từng lọt vào chung kết hai giải cup Á Châu
đầu tiên, ngoài ra năm 1959 còn đoạt huy chương vàng tại SEAP Games (SEA
games).
1966 vô địch giải bóng đá Merdeka lần thứ 10
(Kết quả: Hạ Tân Gia Ba 5-0, Nhật 3-0. Mã Lai Á 5-2, Đài Loan 6-1, thua
Ân Độ 0-1)
Hai lần huy chương bạc 1967 và 1973
Hai lần huy chương đồng 1965 - 1971, cùng năm 1971 quân đội VNCH đoạt
giải vô địch, tại Thái Lan.
Chừng đó thành tích vang lừng, lẽ ra đồng bào phải mừng vui tột đỉnh mới
phải, nhất là thời kỳ bóng đá còn phôi thai, nhưng niềm vui được bày tỏ một
cách tự nhiên, chừng mực, không quá lồng lộn vang trời như CS. Cùng thời điểm này bóng đá của CS miền Bắc
ở trình độ nào? Nếu so với VNCH đội CS miền Bắc ngang với một đứa con nít.
Nhìn cách mừng vui do CS kích động, làm người ta nhớ lại thời thuộc địa,
Lý Trưởng bắt dân phải đi xem bóng đá, mỗi làng phải đi mấy suất, người nào
không muốn bị bắt đi xem, phải mang trầu, rượu, hoặc lễ vật tới bẩm, van nài cụ
lý, có người phải trốn chui, trốn nhủi phải bị đòn roi...
Khi lạy lục, trốn tránh, khi mừng vui qúa độ, hai hình thức khác nhau
hoàn toàn, nhưng có điểm hao hao man rợ là giống nhau!
Một trận bóng đá, dù vô địch, người mình vẫn có thái độ đúng mực, huống
gì đang sống trong tủi nhục, đang cúi đầu, đang oằn mình dưới một tảng đá
"vừa hồng" vừa ngu, vừa nặng, đè lên đầu lên cổ gần một thế kỷ nay.
Thế giới chưa có một xứ sở nào phải câm nín, cho lãnh đạo muốn ăn bao nhiêu,
thì ăn, muốn xử bao nhiêu, tùy hỷ vào "bác tổng." Nhà đang ở, đất
ruộng đang canh tác, chúng chỉ hô "cưỡng chế", kể như trắng tay.
Thêm một chuyện qúa trớn.
Có một ông thầy giáo, dạy môn tiếng Anh, ông ta người Mỹ, tên là Daniel
Hauer, thấy người ta vui quá cỡ, nên lên tiếng, đại khái: "Chỉ là trận đấu
ở trung cấp thôi mà, có gì hớn hở quá đáng" ngoài ra ông Daniel Hauer có
một so sánh chiến thắng ngang tầm Võ Nguyên Giáp, chi tiết, nguyên văn không
được rõ, vì báo chí CS đăng lên nhưng xóa đoạn so sánh, nên người viết không
biết chính xác. Mấy hôm nay ông bị bọn Dư Luận Viên ném đá, Công An mời lên làm
việc, ông này bị quy tội: "Xúc phạm đến văn hóa, lịch sử Việt Nam" có
nguy cơ bị trục xuất, dù Daniel Hauer xin lỗi liên tục, còn đòi đến nhà VNG để
xin lỗi. Có thể ông này tưởng là mình "xúc phạm văn hóa lịch sử VN"
khi nói tới VNG, thật ra dù ông so sánh hoặc châm biếm VNG cũng không hề liên
quan gì tới "văn hóa lịch sử VN"
Sự thật: Võ Nguyên Giáp, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Hồ Chí Minh... xuất
phát từ sự dối trá, mị dân, nên muốn so sánh, muốn châm biếm thế nào cũng được,
người dân càng khoái, tự ông không biết đó thôi, đại đa số người dân chơn chất
biết ơn ông có một so sánh thông minh để CS tức giận.
Nghe nói ông có vợ Việt, chắc ông phải biết câu ca:
Khắp chợ, khắp nẻo đường người ta hát rân trời, thế nào vợ ông cũng
thuộc. Với CS xem VNG là anh hùng, nhưng với con mắt của người dân, hắn chỉ là
thằng cai đẻ loại xoàng, nếu thật sự anh "hùng Điện Biên" dễ gì Lê
Duẩn, Lê Đức Thọ dám đì hắn ta đi làm cai đẻ trơi đời thế gian, mong sao ông
Daniel Hauer, đọc mấy lời này, để thảnh thơi ăn tết, ông không hề "xúc
phạm văn hóa lịch sử Việt Nam." Trái lại cảm ơn ông có so sánh dí dỏm,
thông minh, khiến bọn CS tức giận.
CS định đem cái vui của tụi ngáo đá, xức ra hải ngoại.
Bên Úc có một tên du học sinh, ăn mất gấu, đem mấy bịch cớ máu Phúc
Kiến, ra tiệm café, định phát cho kiều bào tung hê mừng trận bóng, đồng hương
biết được, họ liền vây tiệm café tịch thu được mấy bịch, họ vày dưới chân, tước
ra làm muôn mảnh, vứt vào sọt rác.
Thời nô lệ, nhà cầm quyền Pháp, cũng bày lắm trò cho dân vui, cảm thán
trước niềm đau này, cụ Nguyễn Khuyến có bài Hội Tây, với hai câu kết:
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
Rất đúng với hoàn cảnh đất nước hiện nay, trong nhà có đại tang, người
ta thường kiêng cữ tới những chỗ vui, như hý trường, dạ hội, phim ảnh... thật
ra không kiêng cữ, cũng không còn lòng dạ nào tới những nơi này, chính báo CS
đã đăng tải: "Báo thế giới sửng sờ với mức độ đón đội nhà quá sức hoành
tráng." Chắc hẳn họ cũng ngạc nhiên với niềm vui "quá sức hoành
tráng."
Họ ngạc nhiên vì mình mất nước,
mà không biết buồn.
31/1/2018
304Đen – Llttm - DLB
No comments:
Post a Comment