VĂN
HỌC ĐỜI TRẦN: HAI BÀI THƠ MÙA XUÂN CỦA TRẦN NHÂN TÔNG
Bài thứ nhất: Xuân hiểu
春曉
Xuân hiểu
睡起啟窗扉 Thụy khởi khải song phi,
不知春已歸 Bất tri xuân dĩ quy.
一窗白蝴蝶 Nhất song bạch hồ điệp,
拍拍趁花飛. Phách phách sấn hoa phi.
(陳仁宗) (Trần Nhân Tông)
Chú thích từ ngữ:
hiểu (曉): sáng sớm, buổi sáng.
thụy(睡): ngủ
khải(啟): mở, bày ra, khải môn: mở cửa.
song(窗): cửa sổ
phi(扉) cánh cửa
tri(知): biết
dĩ(已): đã
qui(歸): về
song(歸): đôi, cặp
hồ điệp(蝴蝶): con bướm
phách(拍): vả, tát, vỗ tay, đánh nhịp
sấn(趁): đuổi theo, nhảy tới
phi(飛): bay
Đây là thơ ngũ ngôn tứ tuyệt của vua Trần Nhân Tông(1258-1308). Bài thơ gói trọn trong 4 câu, 20 chữ, bằng những nét chấm phá tuy đơn sơ mà đậm chất thi ca như một bức tranh thủy mặc đầy màu sắc tuyệt đẹp. Thi nhân đã đem chất thơ vào trong tranh họa (họa trung hữu thi). Trái lại cũng có nhà thơ đưa tranh họa vào trong thơ ( thi trung hữu họa). Đó là nét đặc sắc trong thơ văn cổ điển Việt Nam. Trong truyện Kiều có câu tả cảnh trời xanh mây nước một màu :
Long lanh đáy nước lưng trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Hay câu thơ khác của Nguyễn Du, tả cảnh mùa hè bằng nét chấm phá đặc sắc:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Nguyễn Du tiên sinh đã áp dụng triệt để qui tắc nêu trên mà ta thường gặp ý tưởng nầy trong suốt tập thơ truyện Kiều.
Dịch nghĩa:
Buổi sớm mùa xuân
Thức dậy mở cánh cửa sổ,
Không biết mùa xuân đã về.
Một đôi bướm trắng,
Phần phật đôi cánh, bay đến khóm hoa.
Dịch thơ:
睡起啟窗扉 Thụy khởi khải song phi,
不知春已歸 Bất tri xuân dĩ quy.
一窗白蝴蝶 Nhất song bạch hồ điệp,
拍拍趁花飛. Phách phách sấn hoa phi.
(陳仁宗) (Trần Nhân Tông)
Chú thích từ ngữ:
hiểu (曉): sáng sớm, buổi sáng.
thụy(睡): ngủ
khải(啟): mở, bày ra, khải môn: mở cửa.
song(窗): cửa sổ
phi(扉) cánh cửa
tri(知): biết
dĩ(已): đã
qui(歸): về
song(歸): đôi, cặp
hồ điệp(蝴蝶): con bướm
phách(拍): vả, tát, vỗ tay, đánh nhịp
sấn(趁): đuổi theo, nhảy tới
phi(飛): bay
Đây là thơ ngũ ngôn tứ tuyệt của vua Trần Nhân Tông(1258-1308). Bài thơ gói trọn trong 4 câu, 20 chữ, bằng những nét chấm phá tuy đơn sơ mà đậm chất thi ca như một bức tranh thủy mặc đầy màu sắc tuyệt đẹp. Thi nhân đã đem chất thơ vào trong tranh họa (họa trung hữu thi). Trái lại cũng có nhà thơ đưa tranh họa vào trong thơ ( thi trung hữu họa). Đó là nét đặc sắc trong thơ văn cổ điển Việt Nam. Trong truyện Kiều có câu tả cảnh trời xanh mây nước một màu :
Long lanh đáy nước lưng trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Hay câu thơ khác của Nguyễn Du, tả cảnh mùa hè bằng nét chấm phá đặc sắc:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
Nguyễn Du tiên sinh đã áp dụng triệt để qui tắc nêu trên mà ta thường gặp ý tưởng nầy trong suốt tập thơ truyện Kiều.
Dịch nghĩa:
Buổi sớm mùa xuân
Thức dậy mở cánh cửa sổ,
Không biết mùa xuân đã về.
Một đôi bướm trắng,
Phần phật đôi cánh, bay đến khóm hoa.
Dịch thơ:
Sáng mùa xuân
Thức dậy mở của
sổ
Mới hay xuân đã
về
Kìa một đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa mê.
Nguyễn Cang
Kìa một đôi bướm trắng
Phấp phới sấn hoa mê.
Nguyễn Cang
Bản
chữ Hán: Phiên âm:
春景
Xuân cảnh
楊柳花深鳥語遲 Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì,
畫堂簷影暮雲飛 Hoạ đường thiềm ảnh mộ vân phi.
客來不問人間事 Khách lai bất vấn nhân gian sự,
共倚欄杆看翠微. Cộng ỷ lan can khán thuý vi.
(陳仁宗) (Trần Nhân Tông)
Dịch nghĩa:
Trong khóm hoa dương liễu rậm, chim hót chậm rãi,
Mái nhà chạm vẽ (in) bóng, mây chiều lướt bay.
Khách đến chơi không hỏi chuyện nhân thế,
Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh núi mây.
Dịch thơ:
Cảnh xuân
Chim hót rầm rì khóm liễu xanh
Chiều buông mây phủ vẽ lầu tranh
Khách chơi chẳng hỏi đời nhân thế
Cùng ngắm mây xanh đứng tựa thành .
楊柳花深鳥語遲 Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì,
畫堂簷影暮雲飛 Hoạ đường thiềm ảnh mộ vân phi.
客來不問人間事 Khách lai bất vấn nhân gian sự,
共倚欄杆看翠微. Cộng ỷ lan can khán thuý vi.
(陳仁宗) (Trần Nhân Tông)
Dịch nghĩa:
Trong khóm hoa dương liễu rậm, chim hót chậm rãi,
Mái nhà chạm vẽ (in) bóng, mây chiều lướt bay.
Khách đến chơi không hỏi chuyện nhân thế,
Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh núi mây.
Dịch thơ:
Cảnh xuân
Chim hót rầm rì khóm liễu xanh
Chiều buông mây phủ vẽ lầu tranh
Khách chơi chẳng hỏi đời nhân thế
Cùng ngắm mây xanh đứng tựa thành .
(Nguyễn Cang)
Vua Trần Nhân
Tông vừa là vua vừa là một tướng quân văn võ song toàn. Trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông-Nguyên ông đã cùng cha ra sức chống giặc xăm lược cho tới khi
thành công. Nhắc tới ông ta không thể nào quên đựơc Hội nghị Diên hồng , do ông
triệu tập các bô lão để lấy ý kiến chống giặc. Lúc đó là năm 1284, khi
được tin quân Nguyên đem 50 vạn sang đánh nước ta, ông bèn phong cho Trần
Quốc Tuấn chức Quốc công thống lãnh toàn quân chống giặc. Nhờ có sự đoàn kết
của toàn dân và ý chí sắt đá của vua quan mà ta đã đánh tan quân thù bão
vệ độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ và nền tự chủ nước nhà .
No comments:
Post a Comment