Từ cái lon
đến cái lu
Cuộc
đời quá khổ và quá buồn, nên đôi khi chúng ta cần một vài phút “thư giãn,” để
giãn ra cái gì đang căng và thư thả lại cái gì đang gấp. Muốn được như vậy cứ
mở vào những trang báo Việt Nam là đủ. “Tuổi già hạt lệ như sương,” khóc thì
khó có nước mắt, nhưng cười thì hỉ hả, miễn là giữ lại hàm răng giả thật chặt.
“Cười ra nước mắt!” Ai than là tuổi già khô nước mắt để khóc, nhưng lúc cười
nước mắt lại tuôn, vậy cười hay khóc cũng giống nghĩa như nhau.
Tôi
nghĩ chưa lúc nào đất nước Việt Nam lại có những đầu óc siêu phàm như hôm nay,
đúng như thành ngữ người ta đã hoang tưởng dùng nó để tự ca tụng mình là “đỉnh
cao trí tuệ!” Không những đã được mang danh trí thức mà còn đầy những thứ khoa
bảng. Việt Nam hiện nay có hơn 24,000 tiến sĩ và mỗi năm có chỉ tiêu đào tạo
thêm khoảng 350 tiến sĩ, thống kê ra thì cứ hơn một ngày thì đất nước có thêm
một tiến sĩ? Trong hơn 72,000 giảng viên đại học Việt Nam, số thạc sĩ là
43,000, tiến sĩ là 16,500. Tin hay không tin là quyền của mỗi người.
Cứ
xét trình độ một nhân vật cầm quyền tiêu biểu ngớ ngẩn như Nguyễn Xuân Phúc với
trình độ cử nhân kinh tế, ngoại ngữ Anh văn B, Nga văn B, thì người ta cũng đã
thất vọng rồi! Nhìn xuống, thấy toàn là những thứ tiến sĩ, phó giáo sư nhưng
mỗi lần mở miệng thấy trình độ không hơn gì một đứa trẻ tiểu học trước đây. Bởi
vậy một em tốt nghiệp Tú Tài II thời xưa, cho biết em hiện nay, em đang sống dư
dả với nghề viết “luận án” cho các tiến sĩ ngày nay.
Những
giới chức như đại biểu nhân dân, giám đốc, khoa trưởng khi đã kiếm được chỗ
ngồi yên ấm, thì tốt hơn là nên “ngậm miệng ăn tiền” cho qua buổi, đàng này như
sợ người ta quên, hay không biết tới mình, nên đã cố gắng kiếm cơ hội để phát
biểu đôi câu “để đời,” không phải lưu danh muôn thuở mà tiếc thay lại “lưu xú
vạn niên!”
Gần
đây, cái thứ “anh hoa” này lại có phong trào “phát tiết” ra từ phe phụ nữ, mà
sao thời nay đàn bà lắm miệng nhiều đến thế? Hãy nghe một giáo sư-tiến sĩ là Vũ
Thị Nhung, chủ tịch Hội Phụ Sản TP.HCM, khuyến khích các bậc cha mẹ: “Để giúp
đời sống tình dục của con cái mình trong tương lai, cha mẹ hãy thể hiện cách
làm tình với nhau trước mặt bọn trẻ.”
Có lẽ
vì đang ám ảnh cái ấy và chuyện ấy, khi hãng Coca-Cola Việt Nam quảng cáo sản
phẩm của mình bằng slogan “Mở lon Việt Nam” thì bà khác là cục trưởng Cục Văn
Hóa Cơ Sở thuộc Bộ Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch, la toáng lên rằng: “Từ ‘lon’
đứng một mình, không gắn với từ Coca-Cola hay bia, có thể được hiểu theo rất
nhiều nghĩa; nếu bị thêm dấu, thêm mũ trong các quảng cáo ngoài trời sẽ rất
phản cảm!”
Cục
trưởng Cục Văn Hóa Cơ Sở cũng nói rõ: “Việc gắn chữ ‘lon’ như cách của
Coca-Cola mà không có danh từ, trạng từ ở phía sau như ‘ở Việt Nam,’ ‘tại Việt
Nam’… là phản cảm, thiếu thẩm mỹ… Hãy giả sử nếu người ta thêm dấu, thêm mũ vào
cho từ đó… Từ ‘lon Việt Nam’ có rất nhiều vấn đề!”
Hãng
nước ngọt này bị phạt tiền và bảng quảng cáo phải hạ xuống, bỗng chốc mà cái
tên Ninh Thị Thu Hương nổi lên như cồn. Quần chúng một mặt buồn cười cái ngớ
ngẩn, có quyền lực đang áp đặt một biện pháp lên một dòng chữ quảng cáo bình
thường không có gì phải lo sợ vì sự xỏ xiên, xuyên tạc của nó. Chỉ sợ rồi đây,
những đầu óc ngu và… ngoan (cố) thế này sẽ đi vào chỗ tăng trưởng quyền lực và
cấm đoán thêm cách dùng chữ nghĩa, bằng lối tư duy sợ… bỏ dấu nữa. Sẽ không còn
ai dám nói đến cái thứ mà Việt Nam chưa sản xuất nỗi là con “bu-lon,” Hồng Kông
nằm bên hông “Cho Lon,” và một loạt sinh hoạt “mung lon,” “gan lon,” “len lon,”
“rua lon” của các ông lính…
Nỗi
lo sợ của bà Cục Trưởng Ninh Thị Thu Hương là sợ thói quen “chụp mũ” của thiên
hạ, trong đó có cả chính quyền. Thiên hạ thì thích “chụp mũ,” “đội ô” lên những
chữ không có mũ, chính quyền công an thì thích chụp mũ lên những cá nhân không
có mũ, bằng những cái mũ “âm mưu lật đổ chính quyền,” “làm gián điệp ngoại
quốc,” “tổ chức Việt Tân…” được kèm theo với vài chục năm tù tội.
Dư
luận chưa hết bàn tán chuyện cái lon, thì tiếp đến là chuyện cái lu.
Chúng
ta đã biết, đối với người dân thành phố Sài Gòn thì chuyện ngập lụt mỗi khi
trời mưa là chuyện vô phương cứu chữa, bao nhiêu kế hoạch, công trình đề ra rồi
cũng không đi đến đâu, dân nghe chính quyền nói nhiều mà không thấy tình trạng
thay đổi. Nhà nước biện bạch: thứ nhất là thiếu tiền, thứ hai là nhân lực, thứ
ba là thời gian, với khối lượng như thế không thể làm trong thời gian ngắn
được.
Câu
chuyện cái lu bắt đầu từ chiều 12 Tháng Tư, 2019, tại phiên họp của Hội Đồng
Nhân Dân TP.HCM, đại biểu Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ Phan Thị Hồng Xuân, kiêm một lố
chức tước, chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam-Đông Nam Á, phó chủ tịch kiêm tổng
thư ký Hội Dân Tộc Học-Nhân Học TP.HCM, giảng viên tại Đại Học Khoa Học Xã Hội
và Nhân Văn TP.HCM, đã đưa ra ý kiến, mỗi nhà dân ở Sài Gòn nên có một cái lu
chứa nước để chống ngập mỗi khi có trời mưa.
Cả
nước đang cười ầm lên vì chuyện cái lu của Tiến Sĩ Hồng Xuân, thì bà phân bua
với báo chí: “Đây là giải pháp tôi rất tâm huyết, nghiên cứu kỹ lưỡng nên mới
đề xuất. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa (?).” Bà cũng nói chuyện
này bên Nhật, bên Phi người ta đã làm và không thấy bị ngập. Bà cũng chê người
dân “không đủ trình độ,” nghĩa là còn ngu, để hiểu giải pháp “trí tuệ” dùng lu
chống ngập của bà!
Người
dân phản bác rằng, dù có hàng triệu cái lu cũng không thể chống được úng ngập
khi nền xây dựng đô thị thấp, khi có nước sông dâng cao không thể chảy
thoát ra ngoài được. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là kỹ thuật thoát
nước và chống ngập úng không theo kịp với tốc độ phát triển đô thị. Hệ thống
thoát nước cũ, nhỏ dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu, trong khi người dân vẫn
đốn rừng, lấn chiếm, san lấp ao hồ, xả rác ra kênh rạch, làm tắc nghẽn hệ thống
thoát nước. Và nước mưa chảy xuống mỗi nhà đã có lu đựng, nước mưa chảy ngoài
đường, trên sông hồ, ngoài đồng ruộng, lu đâu đủ mà hứng và nước ấy chảy đi
đâu?
Có
người đùa cho rằng họ hàng nhà bà phó tiến sĩ, chắc quê quán ở Lái Thiêu, đang
có nghề sản xuất lu đựng nước! Báo Sài Gòn Giải Phóng còn bênh vực tối đa phát
minh của bà, so sánh bà với nhà khoa học thông thái là Galileo Galilei, vào thế
kỷ thứ XVI, đã tìm ra những định lý về khoa học, nhưng vào thời điểm đó, quan
điểm của ông không được chấp nhận và bị quản thúc tại gia cho đến chết.
Giải
pháp lấy lu chống ngập của Phan Thị Hồng Xuân không khác gì suy nghĩ phát xuất
từ đầu óc ngây ngô của một học sinh lớp Ba trường làng. Nhưng bà này hiện nay
là cấp cao của nhiều hội hè và lại là giáo sư Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân
Văn ở Sài Gòn, làm tôi đâm ra nghi ngờ, phải chăng đây một trong những giáo sư,
tiến sĩ, đặc trưng của loại khoa bảng “học giả-bằng mua?” và tiến thân nhờ
đảng?
Sau
chuyện cười “cái lon,” tiếp đến “cái lu,” rồi ra nay mai, sẽ là cái gì nữa đây,
xin vui lòng cho biết tiếp, thưa quý bà?
Huy
Phương
Người chuyển bài – HHM -USA
No comments:
Post a Comment