Đất nước
của những điều vô lý được coi như là chân lý
Nếu ai hỏi Việt Nam có điều gì đặc biệt, Thùy
Linh sẽ trả lời rằng, Việt Nam là đất nước của những điều vô lý được coi như là
chân lý. Và những chuyện ngược đời được coi như là lẽ đương nhiên.
– Dân tộc ta có lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nhưng
phải đến thế kỷ 20 mới có một người được cho là “đẻ ra cả dân tộc.”
– Có một tổ chức tự phong cho mình là tổ chức duy nhất có thể lãnh đạo
được đất nước và bất kỳ ai không tin vào điều đó đều bị cho là “thế lực thù
địch.” [Thực tế, tổ chức này chỉ là một bè đảng cướp. Trước cướp chính quyền,
sau cướp tài sản, cướp đất đai, cướp nhà cửa của người dân.]
– Tổ chức này luôn tự nhận là trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê nhưng đến
cả một lý thuyết quan trọng vào loại bậc nhất của chủ nghĩa Mác-Lê họ cũng làm
ngược lại. Đó là “mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển” nhưng họ lại không
bao giờ chấp nhận một tổ chức nào đối lập với họ, có nghĩa là họ không chấp
nhận có sự mâu thuẫn.
– Họ luôn nói rằng giai cấp công nhân là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo.
Nhưng thực ra giai cấp công nhân ở Việt Nam đang lo đi làm tăng ca kiếm ăn từng
bữa nói gì đến lãnh đạo ai.
– Họ luôn tự hào khi nhận mình là đầy tớ của nhân dân. Chỉ tiếc là ở xã
hội này ông chủ thì đi xe Wave của Tàu và ở nhà cấp bốn. Còn đầy tớ thì ở biệt
thự và đi xe hơi. Mỗi lần ông chủ cần đầy tớ giúp việc gì thì phải làm đơn xin
xỏ, đút lót tiền bạc.
– Nghe nói lương công chức nhà nước ba cọc ba đồng. Nhưng người ta lại
đua nhau bỏ ra cả trăm triệu đồng để xin vào biên chế.
– Người dân còng lưng nộp thuế nuôi cán bộ nhưng mỗi khi cần cán bộ giúp
việc gì thì họ phải đi xin, nài nỉ, bôi trơn. Và họ coi đó là chuyện bình
thường.
– Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhưng người dân thì chẳng được
quyền lựa chọn người lãnh đạo.
– Muốn biết tin tức chính xác về tình hình trong nước thì phải đọc báo
chí của nước ngoài. Và muốn lên tiếng ủng hộ chủ quyền biển đảo thì hãy lên
mạng hô hào. Chớ dại ra đường biểu tình mà phải vào ngồi nhà đá.
– Công an thì ngày càng đông nhưng tội phạm thì ngày càng tăng. Người
dân bị mất trộm mà lên báo công an thì bị coi như kẻ đi ăn trộm vậy. Muốn được
giải quyết thì đừng nói nhiều nhé, tiền đâu đưa mau. Nhưng điều ngạc nhiên là
dân họ ngoan lắm, đưa tiền xong còn cảm ơn, giống như họ vừa được ban phát đặc
ân vậy.
– Pháp luật thì khắt khe nhưng khi dân phạm luật thì họ bỏ tiền ra để
chạy tội. Vậy thì tội gì mà không ban hành thật nhiều thứ luật khắt khe!
– Cứ chửi thời Pháp thuộc sưu cao thuế nặng, nhưng thời nay thuế má đâu
có kém. Ví dụ như mua một lít xăng là đóng hơn 10 ngàn tiền thuế đó.
– Suốt ngày tuyên bố chống tham nhũng. Nhưng càng chống, tham nhũng lại
càng tăng, càng tinh giản biên chế thì công chức lại càng đông.
– Bệnh viện, trường học thiếu thì không chịu xây mà suốt ngày đổ tiền
vào xây tượng đài, bảo tàng để làm cảnh. Công ty nhà nước nào cũng báo lỗ nhưng
lương lãnh đạo thì ở trên trời và đặc biệt chẳng bao giờ thấy phá sản.
– Suốt ngày chê bai các nước tư bản. Nhưng động tý là lại đi ngửa tay
xin tiền viện trợ.
– Nông sản ế phải đem đổ bỏ nhưng ở chợ thì bán tràn lan nông sản của
Tàu cộng. Kiểm lâm thì đi phá rừng. Hải quan tiếp tay cho buôn lậu.
– Sinh viên ra trường thất nghiệp, để nhường chỗ cho con cháu quan chức
dốt nát vào làm.
– Nhưng nghịch lý lớn nhất vẫn là, đất nước đói nghèo lạc hậu nhưng bè
đảng thì lại quang vinh muôn năm.
– Và cuối cùng là tuy có nhiều điều vô lý như thế, nhưng người dân vẫn
lặng im, họ cam chịu, họ sợ hãi.
Nguyễn Thùy Linh(Bảo Vệ Cờ Vàng)
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment