Monday, December 25, 2017

Dịch Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Trãi, Bài "Loạn Hậu Đáo Côn Sơn Cảm Tác" - Nguyễn Cang



Dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi ( 阮廌), bài "LOẠN HẬU ĐÁO CÔN SƠN CẢM TÁC"

 
 


Nguyễn Trải(1380-1442) là một nhà thơ, nhà chánh trị, sống dưói thời nhà Hồ và nhà sơ Lê . Thi đậu Thái Học Sinh năm 1400, ra làm quan cho nhà Hồ. Khi nhà Minh sang xăm lăng nước ta, cha ông là Nguyễn Phi Khanh không đầu hàng giặc nên bị bắt giải về Tàu. Nguyễn Trãi đi theo tiễn cha đến ải Nam Quan thì cha ông khuyên ông trở về lo việc phục thù báo quốc. Khi quân Mình đặt nền cai trị lên đất nước Đại Ngu, Nguyễn Trãi theo phò Lê Lợi kháng chiến chống quân xăm lược, ông trở thành một nhà quân sư bày mưu tính kế đánh giặc đồng thời soạn thảo lời kêu gọi toàn dân nổi lên kháng chiến .  Ngoài ra ông còn soạn văn thư ngoại giao với quân Minh. Sau khi kháng chiến thành công , vì không chịu nổi bọn gian thần hãm hại, ông xin vua trừng trị bọn họ, vua không nghe , ông từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1442 toàn thể gia đình ông bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên.

Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn có công xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc. Trong bài thơ có nói tới giai đoạn 10 năm lưu lạc của ông ( từ sau năm 1407 cho tới lúc yết kiến Lê Lợi), vẫn còn là một câu hỏi. Cho tới nay cũng chưa có tài liệụ nào xác minh rõ thời gian đó ông ở đâu làm gì. Còn Nguyễn Trãi thì đề cập nhiều tới thời gian "Mười năm lưu lạc" nơi góc biển chân trời trong các sáng tác thơ văn, cho nên con số 10 năm coi như một biểu tượng có giá trị tương đối. Hình ảnh 10 năm phiêu bạt cũng được Nguyễn Du tiên sinh lập lại trong cuộc đời của mình bằng tên gọi là "10 năm gió bụi", từ 20 đến 30 tuổi(1786-1796). Gia phả và sách vở giáo khoa trăm năm qua lại viết 10 năm đó ông sống tại quê vợ.

 Theo TS. Phạm trọng Chánh thì Nguyễn Du có thời gian ba năm yêu cô hàng xóm Xuân Hương Hồ Phi Mai nơi Gác Tía cạnh đền Khán Xuân, rồi lại về Hồng Lĩnh, bị quận công Thận Tây Sơn giam 3 tháng vì toan vào Nam theo chúa Nguyễn Ánh. Nguyễn Du ra Thăng Long trong cuộc tình lỡ làng,người yêu đã đi lấy chồng anh Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du tìm đến nhà người bạn văn chương Đoàn Nguyễn Tuấn rồi mới về Quỳnh Hải, Thái Bình cưới vợ chấm dứt "10 năm gió bụi".

Sau đây là bài thơ của Nguyễn Trãi :

 

Nguyên tác:     Phiên âm Hán Việt:

亂後到崑山感作   Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác

一別家山恰十年   Nhất biệt gia sơn kháp thập niên,
歸來松匊半翛然   Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên.
林泉有約那堪負   Lâm tuyền hữu ước na kham phụ,
塵土低頭只自憐   Trần thổ đê đầu chỉ tự liên.
鄕里纔過如夢到   Hương lí tài qua như mộng đáo,
干戈未息幸身全   Can qua vị tức hạnh thân tuyền (toàn).
何時結屋雲峰下   Hà thời kết ốc vân phong hạ,
汲澗烹茶枕石眠.  Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên.


Chú thích :

(tuyền, âm nữa là toàn)

Côn Sơn:(theo Wikipedia): Một ngọn núi ở xã Chí Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Bắc Việt), trên núi có động Thanh Hư, dưới có cầu Thấu Ngọc, đều là thắng cảnh (theo sách Quảng Dư Chí). Đời Trần, Trúc Lâm thiền sư dựng am ở đây, và trạng nguyên Lý Đạo Tái (tức sư Huyền Quang) sau khi từ chức trở về nhập thiền và trụ trì chùa Ân Tứ ở núi này. Triều Trần, quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, thường ngâm thơ uống rượu ở núi Côn Sơn sau khi từ chức vì can gián Hồ Quý Ly chuyên quyền mà không được. Tác giả từng thừa hưởng cơ ngơi của ngoại tổ.

 

Dịch nghĩa :

  

Sau loạn về Côn Sơn cảm tác

 

1. Thời gian xa quê hương vừa đúng mười năm

2. Nay trở về, tùng cúc một nửa đã tiêu sơ

3. Đã có lời hẹn với rừng suối mà sao nỡ phụ

4. Trong cát bụi cúi đầu tự thương mình

5. Vừa qua làng, tưởng như giấc chiêm bao

6. Chiến tranh chưa dứt, may mắn được toàn thân

7. Biết đến bao giờ mới được làm nhà dưới núi mây

8. (để) Múc nước suối nấu trà, gối lên đá mà ngủ.

 

Dịch thơ :

   

Sau loạn về Côn Sơn cảm tác


Mười năm phiêu giạt kiếp long đong

Trở lại, cúc tùng úa héo bông

Đã hẹn suối rừng sao nỡ phụ

Thương mình cát bụi cúi đầu trông

Binh đao chưa dứt may còn sống

Làng cũ vừa qua tưởng mộng xong

Ước muốn dựng nhà mây phủ núi

Nấu trà, gối đá, ngủ bên sông.


Nguyễn Cang

 

 

No comments: