Đường Đi Không Đến
Một đoạn trích từ cuốn “Đường Đi Không Đến” Của Xuân Vũ
Thiệt là ghê gớm
mà lại buồn cười. Bây giờ nhớ lại tôi còn rùng mình. Tôi không còn nhớ rõ hồi
đó trạng thái sinh lý của mình ra sao mà lại bị lôi cuốn một cách ghê gớm đến
thế. Tôi không nhớ mình đang sốt nữa. Nghe đến tiếng heo, gà, thức ăn là tôi cuống
cả lên, không giữ được bình tĩnh.
Tôi cần ăn quá. Các bạn chớ cười. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Tôi cần ăn tới mức độ thấy không cần thiết cái gì nữa cả.
Tôi và Việt đi ven theo bờ suối. Nước đổ ào ào. Nước trong như lọc. Những hòn đá mòn nhẵn đủ thứ hình hài nằm trải dưới chân tôi như những chữ đã gọt giũa của một trang thơ mênh mông.
Có những quãng cát mịn phẳng lặng trên đó in vài dấu chân người thật đẹp như những dấu chân in trên phiến đá của những truyện thần thoại nào, những dấu chân của một vì tiên nữ chẳng hạn, nghe chúng tôi đói rét bèn từ trên cảnh tiên bước xuống đây với chiếc bình vàng đựng cơm trên tay, sẵn sàng bố thí…
Tôi rất mừng vì tôi biết ở đây có sự sống, một cuộc sống hẻo lánh đìu hiu xa cách với mọi cuộc sống. Vậy mà con người vẫn sống, họ không muốn ai đụng tới. Bất cứ sự đụng chạm nào dù hay ho tới đâu cũng sẽ quấy rầy họ.
Đây là lần thứ hai sau hơn một tháng lội rừng vượt suối, tôi khao khát hơn bao giờ hết: gặp người! Hôm trước, khi đi bộ hơn tuần lễ, tôi cảm thấy mình lạc lõng vào chốn quá mông lung không biên giới. Bỗng nhiên tôi gặp giữa đường một cục phân heo và nghe tiếng gà gáy.
Tôi đinh ninh rằng sắp tới xóm làng, sau một thời gian cô đơn, mình sẽ được sưởi lòng với tình người dù những người đó không cùng dân tộc với mình. Nhưng hỡi ơi, càng đi càng thấy mình vẫn đi vào sa mạc.
Thì ra cục phân heo là phân heo rừng và tiếng gà gáy kia là tiếng gà…rừng nốt. Tôi thất vọng hoàn toàn nhưng không dám nói ra vì nếu tỏ ra những điều mình cảm nghĩ về con đường kỳ cục này thì ít nhất các cô gái sẽ oà lên khóc.
May sao sau đó ít lâu, chúng tôi lại gặp được một lũ người không rõ dân tộc nào, ngồi ở vệ đường mòn. Lần đó tôi còn ghi khắc trong lòng tôi như một kỷ niệm vô cùng sâu sắc.
Chúng tôi đổ dốc. Đến dưới chân dốc, cả đoàn chúng tôi tràn tới vây kín lấy họ, những người đi sau thấy không thể chen chân vào được nên bỏ đi.
Toán người thiểu số này có lẽ đã từng đổi đồ của khách qua đây, nên họ nhìn đoàn của tôi vây quanh mà họ không bỡ ngỡ. (Ở nhiều nơi, những người thiểu số trông thấy khách là chạy biến vô rừng.) Tất cả phẩm vật của họ đều do một người đàn bà có con mọn và một đứa con gái giữ trong một cái gùi bằng mây.
Người đàn ông ngồi bên cạnh, trên cái rễ cây đang hút thuốc. Vốn là tay nghiện nên Lâm hỏi anh ta có thuốc không? Anh ta lừ lừ nhìn Lâm. Lâm đưa tay vào miệng bập bập ra dấu. Anh ta gật gật đầu tỏ vẻ hiểu nhu cầu của Lâm.
Tóc anh ta phủ đến cổ, toàn thân trần trụi đen như một khối than hầm, không chỗ nào trắng hơn chỗ nào. Hai trái tai anh ta, hai cái khoen nứa, to bằng miệng chén chung nong ra mỏng dính như sợi chỉ. Lâm cởi ba-lô ném xuống trước mặt anh ta. Anh ta nhìn Lâm bằng cặp mắt trắng dã rồi có lẽ hiểu rằng người khách này muốn tìm thuốc hút, anh ta vội đưa cái ống điếu cho Lâm. Nhìn cái ống điếu, Lâm xua tay lắc đầu lia lịa.
Cái ống điếu to bằng cái bắp tay của Lâm. Nó đúng là một cái gốc tầm vông, chỗ nhét thuốc to bằng nắm tay. Toàn bộ chiếc ống điếu nổi nước láng bóng và khi chủ nó cần, nó có thể trở thành vũ khí.
Thấy Lâm từ chối, anh ta bèn móc ra một mớ thuốc để xuống đất. Lâm nhéo lấy ít sợi đưa lên ngửi. Lâm không nghĩ rằng Lâm có thể hút được thứ thuốc này. Anh ta thọc tay vào túi lấy một nắm khác dồn vào đầu ống điếu rồi cầm lấy một que củi, tưởng là củi thường chẳng ngờ anh ta chỉ gạt qua lớp tro đã thấy hòn than đỏ rực. Anh ta châm vào đầu điếu và kê mồm vào đuôi điếu, miết vào mà rít. Mắt anh ta dần dần nhắm, rồi nhắm nghiền lại. Má anh ta cóp dần, cóp hẳn vào . Gân cổ anh ta căng lên, khói hai bên mép anh ta tuôn ra cuồn cuộn.
Một tay anh ta vẫn nâng đầu ống điếu, một tay đưa hòn than chạy quanh châm lửa cho liều thuốc cháy đều. Bỗng que than tuột ra khỏi tay anh ta, hai tay anh ta ghì hẳn vào chiếc ống điếu đang run lên với cái đầu đỏ rực như mòng của con rắn thần. Mồm anh ta vẫn không rời đuôi điếu, má anh ta phùng ra và hóp vào liên tục, càng ngày càng gấp.
Mũi anh ta thở ra hai vòi khói cùng một lúc với hai bên mép khói vẫn trào ra. Cả làn khói ấy như bao kín anh ta vào một thế giới kỳ lạ và làm cho người xem sợ rằng máy bay có thể phát hiện mục tiêu. Anh ta vẫn rít liên tục, càng ngày càng nhanh, càng mạnh. Má anh ta hóp hẳn vào, và lần này không phùng ra nữa.”Bậc”! một cái, anh ta ngã quật sang một bên như bị kinh phong giật, nhưng tay vẫn nâng chiếc điếu lên như một dũng sĩ vẫn bám vũ khí trước khi ngã xuống… sa trường và không quên dâng vũ khí lại cho đồng đội.
Người đàn bà có lẽ đã quen thuộc cái cử chỉ đó, chị ta thản nhiên đưa tay ra, nhận chiếc điếu và đưa lên mồm, hít một hơi dài, một hơi dài nữa, nhấc mồm ra khỏi đuôi điếu, phun khói ra từng làn ngắn, rồi quay lại chúm mồm miết gọn vào đuôi điếu, rít một hơi tưởng không bao giờ dứt, tưởng chừng đôi vú chảy xuống đến rốn của chị ta cũng run lên trong hơi rít ấy.
Thằng nhỏ bị mẹ bỏ rơi nãy giờ tự tìm lấy vú rúc đầu vào ngực mẹ, trong lúc chị ta vẫn như không hay biết gì, cứ rít mãi, hai tay chị như muốn vặn nát chiếc điếu ra, tóc chị như muốn dựng đứng lên, cặp chân mày xếch ngược lên, và đôi mắt cứ trắng ra như mắt của người sắp nhảy dựng lên mà chết.
Tôi cần ăn quá. Các bạn chớ cười. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Tôi cần ăn tới mức độ thấy không cần thiết cái gì nữa cả.
Tôi và Việt đi ven theo bờ suối. Nước đổ ào ào. Nước trong như lọc. Những hòn đá mòn nhẵn đủ thứ hình hài nằm trải dưới chân tôi như những chữ đã gọt giũa của một trang thơ mênh mông.
Có những quãng cát mịn phẳng lặng trên đó in vài dấu chân người thật đẹp như những dấu chân in trên phiến đá của những truyện thần thoại nào, những dấu chân của một vì tiên nữ chẳng hạn, nghe chúng tôi đói rét bèn từ trên cảnh tiên bước xuống đây với chiếc bình vàng đựng cơm trên tay, sẵn sàng bố thí…
Tôi rất mừng vì tôi biết ở đây có sự sống, một cuộc sống hẻo lánh đìu hiu xa cách với mọi cuộc sống. Vậy mà con người vẫn sống, họ không muốn ai đụng tới. Bất cứ sự đụng chạm nào dù hay ho tới đâu cũng sẽ quấy rầy họ.
Đây là lần thứ hai sau hơn một tháng lội rừng vượt suối, tôi khao khát hơn bao giờ hết: gặp người! Hôm trước, khi đi bộ hơn tuần lễ, tôi cảm thấy mình lạc lõng vào chốn quá mông lung không biên giới. Bỗng nhiên tôi gặp giữa đường một cục phân heo và nghe tiếng gà gáy.
Tôi đinh ninh rằng sắp tới xóm làng, sau một thời gian cô đơn, mình sẽ được sưởi lòng với tình người dù những người đó không cùng dân tộc với mình. Nhưng hỡi ơi, càng đi càng thấy mình vẫn đi vào sa mạc.
Thì ra cục phân heo là phân heo rừng và tiếng gà gáy kia là tiếng gà…rừng nốt. Tôi thất vọng hoàn toàn nhưng không dám nói ra vì nếu tỏ ra những điều mình cảm nghĩ về con đường kỳ cục này thì ít nhất các cô gái sẽ oà lên khóc.
May sao sau đó ít lâu, chúng tôi lại gặp được một lũ người không rõ dân tộc nào, ngồi ở vệ đường mòn. Lần đó tôi còn ghi khắc trong lòng tôi như một kỷ niệm vô cùng sâu sắc.
Chúng tôi đổ dốc. Đến dưới chân dốc, cả đoàn chúng tôi tràn tới vây kín lấy họ, những người đi sau thấy không thể chen chân vào được nên bỏ đi.
Toán người thiểu số này có lẽ đã từng đổi đồ của khách qua đây, nên họ nhìn đoàn của tôi vây quanh mà họ không bỡ ngỡ. (Ở nhiều nơi, những người thiểu số trông thấy khách là chạy biến vô rừng.) Tất cả phẩm vật của họ đều do một người đàn bà có con mọn và một đứa con gái giữ trong một cái gùi bằng mây.
Người đàn ông ngồi bên cạnh, trên cái rễ cây đang hút thuốc. Vốn là tay nghiện nên Lâm hỏi anh ta có thuốc không? Anh ta lừ lừ nhìn Lâm. Lâm đưa tay vào miệng bập bập ra dấu. Anh ta gật gật đầu tỏ vẻ hiểu nhu cầu của Lâm.
Tóc anh ta phủ đến cổ, toàn thân trần trụi đen như một khối than hầm, không chỗ nào trắng hơn chỗ nào. Hai trái tai anh ta, hai cái khoen nứa, to bằng miệng chén chung nong ra mỏng dính như sợi chỉ. Lâm cởi ba-lô ném xuống trước mặt anh ta. Anh ta nhìn Lâm bằng cặp mắt trắng dã rồi có lẽ hiểu rằng người khách này muốn tìm thuốc hút, anh ta vội đưa cái ống điếu cho Lâm. Nhìn cái ống điếu, Lâm xua tay lắc đầu lia lịa.
Cái ống điếu to bằng cái bắp tay của Lâm. Nó đúng là một cái gốc tầm vông, chỗ nhét thuốc to bằng nắm tay. Toàn bộ chiếc ống điếu nổi nước láng bóng và khi chủ nó cần, nó có thể trở thành vũ khí.
Thấy Lâm từ chối, anh ta bèn móc ra một mớ thuốc để xuống đất. Lâm nhéo lấy ít sợi đưa lên ngửi. Lâm không nghĩ rằng Lâm có thể hút được thứ thuốc này. Anh ta thọc tay vào túi lấy một nắm khác dồn vào đầu ống điếu rồi cầm lấy một que củi, tưởng là củi thường chẳng ngờ anh ta chỉ gạt qua lớp tro đã thấy hòn than đỏ rực. Anh ta châm vào đầu điếu và kê mồm vào đuôi điếu, miết vào mà rít. Mắt anh ta dần dần nhắm, rồi nhắm nghiền lại. Má anh ta cóp dần, cóp hẳn vào . Gân cổ anh ta căng lên, khói hai bên mép anh ta tuôn ra cuồn cuộn.
Một tay anh ta vẫn nâng đầu ống điếu, một tay đưa hòn than chạy quanh châm lửa cho liều thuốc cháy đều. Bỗng que than tuột ra khỏi tay anh ta, hai tay anh ta ghì hẳn vào chiếc ống điếu đang run lên với cái đầu đỏ rực như mòng của con rắn thần. Mồm anh ta vẫn không rời đuôi điếu, má anh ta phùng ra và hóp vào liên tục, càng ngày càng gấp.
Mũi anh ta thở ra hai vòi khói cùng một lúc với hai bên mép khói vẫn trào ra. Cả làn khói ấy như bao kín anh ta vào một thế giới kỳ lạ và làm cho người xem sợ rằng máy bay có thể phát hiện mục tiêu. Anh ta vẫn rít liên tục, càng ngày càng nhanh, càng mạnh. Má anh ta hóp hẳn vào, và lần này không phùng ra nữa.”Bậc”! một cái, anh ta ngã quật sang một bên như bị kinh phong giật, nhưng tay vẫn nâng chiếc điếu lên như một dũng sĩ vẫn bám vũ khí trước khi ngã xuống… sa trường và không quên dâng vũ khí lại cho đồng đội.
Người đàn bà có lẽ đã quen thuộc cái cử chỉ đó, chị ta thản nhiên đưa tay ra, nhận chiếc điếu và đưa lên mồm, hít một hơi dài, một hơi dài nữa, nhấc mồm ra khỏi đuôi điếu, phun khói ra từng làn ngắn, rồi quay lại chúm mồm miết gọn vào đuôi điếu, rít một hơi tưởng không bao giờ dứt, tưởng chừng đôi vú chảy xuống đến rốn của chị ta cũng run lên trong hơi rít ấy.
Thằng nhỏ bị mẹ bỏ rơi nãy giờ tự tìm lấy vú rúc đầu vào ngực mẹ, trong lúc chị ta vẫn như không hay biết gì, cứ rít mãi, hai tay chị như muốn vặn nát chiếc điếu ra, tóc chị như muốn dựng đứng lên, cặp chân mày xếch ngược lên, và đôi mắt cứ trắng ra như mắt của người sắp nhảy dựng lên mà chết.
Thu cầm nải
chuối cứ nhìn chị trân trối, đợi cho chị tỉnh lại, Thu mới đưa cho chị xem mấy
món kim chỉ v.v… Chị gật đầu, chị vồ lấy, chị cầm cây kim với tất cả sự ngạc
nhiên thích thú. Chị đưa cây kim lên với tất cả sự cẩn thận mà nhìn. Cả đứa con
gái cũng chồm lên nhìn theo mẹ.
Chị ra dấu bảo Thu xỏ chỉ. Thu làm theo ý chị và trao lại cho chị. Chị cầm lấy sợi chỉ để luồng vào đít kim và rút qua rút lại. Hai mẹ con reo lên vì cái hiện tượng lạ lùng này.
Đứa con gái vụt thấy cái kim Tây cài trên túi áo tôi, nó chỉ chỏ vào chiếc kim tỏ ý ham thích. Tôi nhìn thấy trên cổ nó những chiếc kim Tây xâu vào nhau như một sợi dây chuyền.
Tôi lắc đầu, vì tôi chỉ còn có một chiếc. Tôi thấy xót thương nó quá, tôi mở ba lô lấy cho nó một sợi dây chuyền vàng. Đứa con gái reo lên, vồ lấy, nó đặt sợi dây chuyền trên lòng bàn tay rồi lại sang qua bàn tay kia. Mẹ nó chụp lấy đưa lên tận mắt. Hai mẹ con nói líu lo những câu gì không hiểu. Thằng bé con rời vú mẹ quay mặt ra, quơ quơ tay với lấy.
Người đàn ông như bị đánh thức dậy bởi những tiếng reo ngạc nhiên vừa rồi. Anh ta ngồi bật dậy và dán mặt vào sợi dây chuyền, anh ta cầm lên tay, để cho sợi dây chảy dài xuống, giơ nó lên cao quá đầu và niểng đầu qua mà nhìn lên. Đoạn anh ta quàng sợi dây chuyền vào cổ đứa con gái. Cả ba cùng nhìn cái vật màu vàng lấp lánh kia và dù chẳng hiểu gì về giá trị của nó, họ vẫn cười, nụ cười vừa sung sướng vừa ngỡ ngàng…
Người đàn ông trỏ cả gùi chuối chín, sắn và gùi thuốc của anh ta, tỏ vẻ ưng thuận đổi cả những thứ ấy với sợi dây chuyền vàng.
Chúng tôi chia nhau kẻ mang, người xách. Xong lại ra đi như vừa thu một món chiến lợi phẩm khổng lồ. Đi đã xa mà tôi còn ngoảnh lại, tôi muốn nhìn lại những nụ cười của những người rừng.
Tôi vừa bóc vỏ một khúc sắn, đưa lên miệng nhai rau ráu và nói:
– Sở dĩ mình biết cái mánh khoé là do một ông bạn từ trong Nam mới ra kể laị. Chậc! Mình tàn nhẫn thật. Đồ giả đem đổi lấy đồ thiệt của người ta. Vậy mà ăn ngon lành!
– Nhưng họ vẫn vui lòng! Điều quan trọng nhất là không ai ép buộc ai. – Lâm đáp và lại bóc vỏ một quả chuối, đưa lên miệng cắn nhai ngồm ngoàm.
Lâm suýt phun ra. Chuối toàn là hột và cay như có lẫn hạt tiêu, nhưng Lâm vui vẻ : nuốt cả không được thì ta nhai nuốt lấy cái nước. Dù sao cũng là vitamin C.
Lâm đang đi bỗng rẽ sang một bên. Lâm kêu to lên:
– Quăng xuống cho mình một nhánh với!
Tôi rẽ vào, thấy một cậu đang leo lên cây bứa và hái những lá non. Lâm không nói không rằng, cởi ba-lô ném xuống đất và leo một mạch lên cây. Rắc rắc rào rào. Lâm bẻ lia lịa quăng xuống đất:
– Tha hồ chiều nay nấu chua nêm bột ngọt!
– Nữa thôi?
– Còn khả năng thì cứ bẻ! Mai ăn!
Lại rắc rắc rào rào. Lâm leo chót vót ngọn cây, bẻ trụi hết những tược non quăng xuống. Lâm nói:
– Một cái đọt bứa này có thể giúp ta qua cả một bãi sa mạc.
Rồi chúng tôi lại đi. Tôi vừa đi vừa nhớ cặp vợ chồng anh thiểu số với sợi dây chuyền vàng giả. Tôi tự hỏi: Trang điểm với ai ở giữa rừng này?
Phải chăng con người trong lúc vươn lên muốn trang điểm cho mình một bộ mặt thật đẹp đẽ để hãnh diện vói cỏ cây, nhiều khi chỉ bằng đồ trang sức giả hoặc đồ trang sức giả mà họ không biết. Để đạt được mục đích này họ dùng tất cả những thủ đoạn, kể cả sự chế tạo ra những lý thuyết, những tà thuyết – và họ dùng những thuyết đó như những đồ nữ trang…
Bỗng nhiên tôi sực nhớ ở ngoài miền Xã Hội Chủ Nghĩa có một cặp vợ chồng bất đồng quan điểm trong cuộc sống. Bà vợ công tác trong cơ quan, nhưng anh chồng thấy chị vợ không “tiến bộ” nghĩa là chưa vô đảng. Một hôm anh chồng trong canh khuya gà gáy mới rỉ tai chị vợ rằng:
_ Sao mãi mà chưa thấy em được “chiếu cố”? (!)
Chị vợ đáp:
_ Em thấy không cần thiết!
Anh chồng hơi bực mình, nhưng dù sao cũng không thể trấn áp được cô nàng vì đó đâu phải là kẻ phản động, hơn nữa, đó lại là … nàng!
Nàng nói tiếp:
– Anh đừng tưởng ai cũng thích vào đảng!
Tóm tắt câu chuyện là vậy. Có lẽ câu chuyện này nên được viết ra và xuất bản bằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới và điều cần yếu nhất là các vị chủ tịch Đảng nên đọc!
Vì thế cho nên trước khi có ý định giải phóng Miền Nam thì những người bày đặt ra cái chuyện đó phải tự hỏi mình: “Miền Nam có cần giải phóng không?”
Giải phóng xong họ sẽ mang đến Miền Nam những gì, nếu không là phiếu đường, phiếu vải, nếu không là những cuộc họp liên miên và những nghị quyết, những chỉ thị như những cái nơm sắt chụp vào đầu thiên hạ, nếu không là một cuộc cải cách ruộng đất tái diễn mà kết quả không có gì khác hơn là một cuộc sửa sai, sửa những sai lầm không đời nào sửa được . Các vị ấy đã thua và sẽ thua trận vì bệnh chủ quan. Đó là điều chủ yếu!
Chị ra dấu bảo Thu xỏ chỉ. Thu làm theo ý chị và trao lại cho chị. Chị cầm lấy sợi chỉ để luồng vào đít kim và rút qua rút lại. Hai mẹ con reo lên vì cái hiện tượng lạ lùng này.
Đứa con gái vụt thấy cái kim Tây cài trên túi áo tôi, nó chỉ chỏ vào chiếc kim tỏ ý ham thích. Tôi nhìn thấy trên cổ nó những chiếc kim Tây xâu vào nhau như một sợi dây chuyền.
Tôi lắc đầu, vì tôi chỉ còn có một chiếc. Tôi thấy xót thương nó quá, tôi mở ba lô lấy cho nó một sợi dây chuyền vàng. Đứa con gái reo lên, vồ lấy, nó đặt sợi dây chuyền trên lòng bàn tay rồi lại sang qua bàn tay kia. Mẹ nó chụp lấy đưa lên tận mắt. Hai mẹ con nói líu lo những câu gì không hiểu. Thằng bé con rời vú mẹ quay mặt ra, quơ quơ tay với lấy.
Người đàn ông như bị đánh thức dậy bởi những tiếng reo ngạc nhiên vừa rồi. Anh ta ngồi bật dậy và dán mặt vào sợi dây chuyền, anh ta cầm lên tay, để cho sợi dây chảy dài xuống, giơ nó lên cao quá đầu và niểng đầu qua mà nhìn lên. Đoạn anh ta quàng sợi dây chuyền vào cổ đứa con gái. Cả ba cùng nhìn cái vật màu vàng lấp lánh kia và dù chẳng hiểu gì về giá trị của nó, họ vẫn cười, nụ cười vừa sung sướng vừa ngỡ ngàng…
Người đàn ông trỏ cả gùi chuối chín, sắn và gùi thuốc của anh ta, tỏ vẻ ưng thuận đổi cả những thứ ấy với sợi dây chuyền vàng.
Chúng tôi chia nhau kẻ mang, người xách. Xong lại ra đi như vừa thu một món chiến lợi phẩm khổng lồ. Đi đã xa mà tôi còn ngoảnh lại, tôi muốn nhìn lại những nụ cười của những người rừng.
Tôi vừa bóc vỏ một khúc sắn, đưa lên miệng nhai rau ráu và nói:
– Sở dĩ mình biết cái mánh khoé là do một ông bạn từ trong Nam mới ra kể laị. Chậc! Mình tàn nhẫn thật. Đồ giả đem đổi lấy đồ thiệt của người ta. Vậy mà ăn ngon lành!
– Nhưng họ vẫn vui lòng! Điều quan trọng nhất là không ai ép buộc ai. – Lâm đáp và lại bóc vỏ một quả chuối, đưa lên miệng cắn nhai ngồm ngoàm.
Lâm suýt phun ra. Chuối toàn là hột và cay như có lẫn hạt tiêu, nhưng Lâm vui vẻ : nuốt cả không được thì ta nhai nuốt lấy cái nước. Dù sao cũng là vitamin C.
Lâm đang đi bỗng rẽ sang một bên. Lâm kêu to lên:
– Quăng xuống cho mình một nhánh với!
Tôi rẽ vào, thấy một cậu đang leo lên cây bứa và hái những lá non. Lâm không nói không rằng, cởi ba-lô ném xuống đất và leo một mạch lên cây. Rắc rắc rào rào. Lâm bẻ lia lịa quăng xuống đất:
– Tha hồ chiều nay nấu chua nêm bột ngọt!
– Nữa thôi?
– Còn khả năng thì cứ bẻ! Mai ăn!
Lại rắc rắc rào rào. Lâm leo chót vót ngọn cây, bẻ trụi hết những tược non quăng xuống. Lâm nói:
– Một cái đọt bứa này có thể giúp ta qua cả một bãi sa mạc.
Rồi chúng tôi lại đi. Tôi vừa đi vừa nhớ cặp vợ chồng anh thiểu số với sợi dây chuyền vàng giả. Tôi tự hỏi: Trang điểm với ai ở giữa rừng này?
Phải chăng con người trong lúc vươn lên muốn trang điểm cho mình một bộ mặt thật đẹp đẽ để hãnh diện vói cỏ cây, nhiều khi chỉ bằng đồ trang sức giả hoặc đồ trang sức giả mà họ không biết. Để đạt được mục đích này họ dùng tất cả những thủ đoạn, kể cả sự chế tạo ra những lý thuyết, những tà thuyết – và họ dùng những thuyết đó như những đồ nữ trang…
Bỗng nhiên tôi sực nhớ ở ngoài miền Xã Hội Chủ Nghĩa có một cặp vợ chồng bất đồng quan điểm trong cuộc sống. Bà vợ công tác trong cơ quan, nhưng anh chồng thấy chị vợ không “tiến bộ” nghĩa là chưa vô đảng. Một hôm anh chồng trong canh khuya gà gáy mới rỉ tai chị vợ rằng:
_ Sao mãi mà chưa thấy em được “chiếu cố”? (!)
Chị vợ đáp:
_ Em thấy không cần thiết!
Anh chồng hơi bực mình, nhưng dù sao cũng không thể trấn áp được cô nàng vì đó đâu phải là kẻ phản động, hơn nữa, đó lại là … nàng!
Nàng nói tiếp:
– Anh đừng tưởng ai cũng thích vào đảng!
Tóm tắt câu chuyện là vậy. Có lẽ câu chuyện này nên được viết ra và xuất bản bằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới và điều cần yếu nhất là các vị chủ tịch Đảng nên đọc!
Vì thế cho nên trước khi có ý định giải phóng Miền Nam thì những người bày đặt ra cái chuyện đó phải tự hỏi mình: “Miền Nam có cần giải phóng không?”
Giải phóng xong họ sẽ mang đến Miền Nam những gì, nếu không là phiếu đường, phiếu vải, nếu không là những cuộc họp liên miên và những nghị quyết, những chỉ thị như những cái nơm sắt chụp vào đầu thiên hạ, nếu không là một cuộc cải cách ruộng đất tái diễn mà kết quả không có gì khác hơn là một cuộc sửa sai, sửa những sai lầm không đời nào sửa được . Các vị ấy đã thua và sẽ thua trận vì bệnh chủ quan. Đó là điều chủ yếu!
*Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến
Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đình nông dân từng học tại
trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến
chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của
Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc
ban đầu, ông Xuân Vũ đã đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950
ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc
vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với
Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai
người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", còn
Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào
vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam
và đã ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1968.
304Đen –
llttm - YD
No comments:
Post a Comment