Nói Dối
Ngày đó nhà nghèo Cha mất, Mẹ tần tảo nhưng không đủ ăn. Để con có bữa ngon, Mẹ
gởi con về giỗ họ. Giữa đám cúng đông vui, chẳng ai đoái hoài, con bơ vơ lạc
lõng… Về nhà Mẹ hỏi, con né tránh: “Dạ vui! Cô bác mừng con…!!!”.
Lớn lên, con đi làm xa, tạm gọi là thành đạt. Ngày giỗ họ con về cùng con trẻ, mọi người vui gặp gỡ, chăm sóc đủ điều, từ miếng ăn, chiếc bánh…
Về nhà nhìn ảnh Mẹ con thấy lòng rưng rưng.
Khóc
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa. Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ. Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói: "Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh."
Có Thể
Tôi đang ngồi cạnh một giỏ rác. Lòng tôi cũng chẳng khác gì chiếc giỏ ấy. Một phụ nữ mặc đồ công nhân đã bạc màu, tay đi găng cao su cũng đã bạc nhợt tiến tới gom rác.
Tôi hỏi:
- Tiền lương có khá không Chị?
Chị công nhân trả lời máy móc:
- Hốt rác mà, vài đồng bạc lẻ của thiên hạ thôi.
-Tôi sẽ trả cho Chị một khoản tiền kha khá, nếu chị hốt dùm tôi đám rác ngập ngụa đầy lòng?
- Ông hãy mở cửa lòng ông đi, nếu ông làm được, tôi sẽ biết cách lấy hết rác. Nghề của tôi mà.
Đằng sau câu nói là một nụ cười đẹp như bông hoa tím nở trong cỏ dại dưới chân chị.
Lớn lên, con đi làm xa, tạm gọi là thành đạt. Ngày giỗ họ con về cùng con trẻ, mọi người vui gặp gỡ, chăm sóc đủ điều, từ miếng ăn, chiếc bánh…
Về nhà nhìn ảnh Mẹ con thấy lòng rưng rưng.
Khóc
Vừa sinh ra đã vào trại mồ côi, trừ tiếng khóc chào đời, chồng tôi không hề khóc thêm lần nào nữa. Năm 20 tuổi, qua nhiều khó khăn anh tìm được mẹ, nhưng vì danh giá gia đình và hạnh phúc hiện tại, một lần nữa bà đành chối bỏ con. Anh ngạo nghễ ra đi, không rơi một giọt lệ. Hôm nay 40 tuổi, đọc tin mẹ đăng báo tìm con, anh chợt khóc. Hỏi tại sao khóc, anh nói: "Tội nghiệp mẹ, 40 năm qua chắc mẹ còn khổ tâm hơn anh."
Có Thể
Tôi đang ngồi cạnh một giỏ rác. Lòng tôi cũng chẳng khác gì chiếc giỏ ấy. Một phụ nữ mặc đồ công nhân đã bạc màu, tay đi găng cao su cũng đã bạc nhợt tiến tới gom rác.
Tôi hỏi:
- Tiền lương có khá không Chị?
Chị công nhân trả lời máy móc:
- Hốt rác mà, vài đồng bạc lẻ của thiên hạ thôi.
-Tôi sẽ trả cho Chị một khoản tiền kha khá, nếu chị hốt dùm tôi đám rác ngập ngụa đầy lòng?
- Ông hãy mở cửa lòng ông đi, nếu ông làm được, tôi sẽ biết cách lấy hết rác. Nghề của tôi mà.
Đằng sau câu nói là một nụ cười đẹp như bông hoa tím nở trong cỏ dại dưới chân chị.
Chó Chết
Bố mẹ mất để lại ngôi nhà và một ít gia sản chẳng lấy gì làm lớn. 5 người con xào xáo, tranh giành đòi bán để chia. Cậu Ut chưa vợ, bức xúc ra riêng, chỉ xin mang theo hai con chó từng gắn bó từ thời bố mẹ còn sinh tiền.
Chòi lá dựng tạm nơi đồng không mông quạnh- vùng đất còn thưa thớt dân cư; đêm đêm bản đồng ca ếch nhái đan xen tiếng chó tru trăng buồn não nuột.
3 tháng sau, một trong hai con chó đi biệt, cậu Út như mất một người bạn trung thành; con chó còn lại sau nhiều ngày thẫn thờ trông ngóng cũng bỏ ăn rồi chết. Chưa bao giờ cậu Út thấy nghĩa tình của vật nuôi- “Chó chết vì… chó!” lại thấm thía như lúc này.
Bố mẹ mất để lại ngôi nhà và một ít gia sản chẳng lấy gì làm lớn. 5 người con xào xáo, tranh giành đòi bán để chia. Cậu Ut chưa vợ, bức xúc ra riêng, chỉ xin mang theo hai con chó từng gắn bó từ thời bố mẹ còn sinh tiền.
Chòi lá dựng tạm nơi đồng không mông quạnh- vùng đất còn thưa thớt dân cư; đêm đêm bản đồng ca ếch nhái đan xen tiếng chó tru trăng buồn não nuột.
3 tháng sau, một trong hai con chó đi biệt, cậu Út như mất một người bạn trung thành; con chó còn lại sau nhiều ngày thẫn thờ trông ngóng cũng bỏ ăn rồi chết. Chưa bao giờ cậu Út thấy nghĩa tình của vật nuôi- “Chó chết vì… chó!” lại thấm thía như lúc này.
Năm tôi lên 13, mẹ bỏ nhà ra đi cùng gã đàn ông buôn vải. Bốn cha con tôi lăn lóc trên đồng ruộng quê nghèo, vật vã rau, cháo qua ngày. Thằng Tuân được ưu tiên đi học. Hai chị em tôi chỉ học hết cấp hai. Mẹ vẫn bặt tăm tích. Cha từ chối mấy đám mai mối, làm lụng nuôi chúng tôi lớn lên.
Tuân vào được đại học. Tôi và Hoa lấy chồng. Cuộc sống đỡ hơn. Càng đỡ hơn thì tôi lại càng thấy thương thằng Tuân hơn. Cứ mỗi mùa Vu Lan, nó lại ngơ ngác hỏi: Chị, mẹ bây giờ đang ở đâu, mẹ còn sống không chị. Những lần như vậy, cha tôi lại lảng đi, bờ vai rung rung.
Vu Lan năm nào, mấy chị em tôi cũng ôm nhau khóc. Cha ngồi bậu cửa, bờ vai mỗi ngày nhỏ lại, rung rung.
Vu Lan là của Cha, Cha ơi!
Hai Màu Tóc
Buổi cơm chiều. Một gìa, một trẻ lặng lẽ nhai .Cây bàng lá đỏ đứng buồn hiu trong nắng vàng hấp hối. Bên cửa sổ, cạnh ca trà nóng, điếu thuốc đốt chia hai, ly trà hớp từng ngụm nhỏ , vẩn vơ vài câu chuyện vặt.
Đêm về, người già nằm phơi tắm lưng gầy guộc, một trẻ xoa đầu, hai tay đấm bóp. Người trẻ mơ màng nghĩ tới cha, đôi bàn tay miệt mài không mệt mỏi.
Giật mình giữa đêm khuya, người trẻ tỉnh giấc thấy người già đang lặng lẽ đắp chăn cho mình . Người già nghĩ tới đứa con . Cả hai chợt nghe lòng ấm lại!
Tốt nghiệp Đại học Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:
- Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?
Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:
- Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!
Nói xong, chị Hai đứng dậy bỏ ăn, nhanh chân bước lên nhà trên. Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu :
- Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi !
Quà Của Ngoại
Từ quê, ngoại mang thùng mì lên thăm tôi. Tôi cười nói: "Mì ở đâu mà không có, ngoại mang lên đây làm gì?".
Mắt ngoại đỏ. Ngoại nghèo, lòng ngoại chỉ có bấy nhiêu.
Cuối tháng. Tiền đến muộn, mượn bạn bè không có. Bụng cồn cào, trong đầu cứ nghỉ miên man: không biết tìm đâu ra tiền để sống, chắc đành tạm biệt cái quần mới mua hôm Tết. Bất chợt, một tia sáng trong đầu lóe lên: Vẫn còn"quà của ngoại".
Ngày Xưa
Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Mỗi chiều, anh em tôi thường tụ lại bên nồi cơm độn khoai sắn, ríu rít như đàn chim về tổ. Thiếu thốn nhưng chúng tôi nhường nhau phần thức ăn ngon nhất, mẹ tôi rất vui lòng.
Khi chúng tôi khôn lớn, có gia đình riêng, ai cũng khá giả. Hôm giỗ ba, có mặt đông đủ, anh Hai tôi phàn nàn với mẹ cây xoài của anh Ba mọc chồm qua sân nhà anh. Chị Ba trách anh Tư đào ao lấn qua phần đất của chị hai tấc. Mẹ tôi trầm ngâm: "Mẹ ước gì được trở lại thời nghèo khó ngày xưa."
304Đen
- từ trang HNTN
No comments:
Post a Comment